Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Văn Nghệ Mừng Phật Đản mà như thế này sao ?

02/06/201814:22(Xem: 5379)
Văn Nghệ Mừng Phật Đản mà như thế này sao ?

VĂN NGHỆ  MỪNG PHẬT ĐẢN LÀ NHƯ THẾ NÀY SAO ?

 

                 Sáng ngày 30/5/2018 vừa qua, một vị Thượng Tọa đã rất bức xúc và gởi cho người viết đường link vể  cảnh múa và ăn mặc phản cảm của một vũ công  trên sân khấu  văn nghệ kính mừng Phật Đản ( “ Video: Làm lễ Phật Đản bằng màn nhảy nhót “hộp đêm” – VietBF).  Liên tục những ngày sau đó chúng tôi  tìm hiểu thêm chung quanh việc này nhưng  không kết quả. (Ảnh cắt ra từ Clip).

nhayhopdem

                Tệ trạng này một lần nữa nhắc lại những cảnh báo trước đây về sự dễ dãi cũng như khiếm khuyết về mặt am hiểu tổ chức sự kiện và sân khấu Phật giáo trong  các buồi lễ lớn ờ nhà chùa. Động cơ chủ yếu thúc đẩy cho tệ trạng này tồn tại còn nằm ở căn bệnh  ái mộ ngôi sao hoặc thích làm nổi của một bộ phận  các vị xuất gia có nhiệm vụ tổ chức chương trình cho nhà chùa. Thêm vào đó, tác động không nhỏ từ  bộ phận quần chúng Phật tử   nội bộ tiếp thêm sức mạnh cho  sở thích  lạc điệu ngày càng lây lan và tồn tại cho đến tận hôm nay. Chuyện rất thường nghe thấy ở ngay chính lời  phát ngôn  của vài vị  xuất gia rằng  ca sĩ A, nghệ sĩ Z là đệ tử tui đó! Thầy đã vậy thì trò càng  rôm rả hơn khi kháo nhau khắp xóm, thầy tui, chùa tui có  ca sĩ A, nghệ sĩ Z vào biểu diễn , là chuyện  không khó xảy ra.

                Chuyện là văn nghệ Phật giáo hiện tại không còn mang tính chuyên môn  và đậm chất ý nghĩa diễn ra. Dường như  đã là những cuộc chạy đua giữa các chùa, các đạo tràng và đương nhiên giữa  sự “quen biết rộng nghệ sĩ” của các vị xuất gia?

                Thế cho nên, trong nội dung các chương trình lớn, nhỏ, trong hay ngoài chùa,  khán giả  không còn ngạc nhiên khi thấy nghe ca sĩ, nghệ sĩ  hát một bài chẳng ăn nhập gì  ý nghĩa  nội dung đang diễn ra. Có những  màn gọi là “tấu hài” cũng  đường hoàng xuất hiện trên sân khấu này với nội dung nhàm chán mọi người đã thường được xem  trên các phương tiện  giải trí ngoài xã hội. Có những  vị xuất gia và phật tử bức xúc nói rằng “ Họ - tức các màn biểu diễn của  ca nhạc sĩ và nghệ sĩ này, đã biểu lộ khinh thường  chư tăng và phật tử nhà chùa chúng ta”. Điều này rất đúng ! Bởi làm sao họ không biết rằng các tiết mục  ấy  chì cấn một cái ấn nút là ai cũng có thể xem được, đâu phải cần đến sự “phát tâm cúng dường “ cũ rích đó! Hóa ra  vấn đề còn lại là dù có cũ mới ra sao, nhưng chùa tôi, thầy tôi đã mời được các ngôi sao  bằng xương bằng thịt đến đã quá hạnh phúc rồi, cần gì ý nghĩa  trong chùa hay ngoài chùa !

                Gần đây, trong giới  văn nghệ PG  hay  nói cho nhau nghe về một vài ca sĩ nổi tiếng, không ngần ngại đến biểu diễn ờ các ngôi chùa lớn nhỏ, nhưng khổ nỗi  lại không  có một vài bài ca  đúng nội dung PG  mà lại là các bài tủ như Bến sông chờ, Con sáo sang sông, Chiếu nay anh có đợi em, Mai em lấy chồng.v..v…Hoặc cũng có vài ca sĩ  nổi tiếng về tấm lòng  từ thiện , mở nhiều nhà hàng, quán cơm chay  để nuôi trẻ em cơ nhỡ. Vậy mà khi dẫn nhau đến chùa biểu diễn thì có cái gì ca cái đó, cũng mẹ mẹ, cha cha và cho đó là không sai. Nếu  hơn mười năm trước các  vị cho rằng chưa có bài nhạc PG nào  đắc ý để học thuộc , dằn túi  khi biểu diễn thì thời gian này đã quá dư cho một em bé từ lớp mẫu giáo đến tốt nghiệp phổ thông trung học rồi !

                 Ở đây, chúng ta luôn rất trân quý những thiện duyên  và  thiện tâm cúng dường của  các  nghệ sĩ , ca sĩ chân chính khác và dù có nhận cát-sê hay không  thì công đức ấy vẫn luôn được ghi nhận. Nhưng có lẽ các ca sĩ nghệ sĩ cũng đều hiểu rằng  không vì sự  phát tâm cúng dường ấy mà  mình muốn hát, biểu diễn  ra sao tùy ý ! Về lâu dài, trên con đường  hoằng hóa của  Phật giáo vẫn luôn cần có sự tiếp sức đúng nghĩa và rất trân trọng từ phía ca nhạc sĩ có tâm. Có rất nhiều ca sĩ đã tiếp cận các tác phẩm Phật giáo thật sự và biểu diễn  rất được  mọi người trân trọng. Hoặc có các ca nhạc sĩ tự đầu tư cho tác phẩm PG mình biều diễn và đã  thành công  hơn mong muốn. Đó mới chính là sự tiếp sức, cúng dường chân chánh, rất đẹp !

                Sáng hôm nay, 2/6/2018, bài viết này được viết tiếp khi thông tin về vụ  ăn mặc nhạy cảm biều diễn mừng Phật đản trên được  nguồn Trí Thức Trẻ cung cấp thêm thông tin “Vũ công ăn mặc hở hang nhày múa trong chương trình mừng lễ Phật Đản”. Qua đó người ta được biết ngôi chùa xảy ra sự cố   ở quận Ngũ Hành Sơn –Đà Nẵng, và vị trụ trì đã  nhận có sai sót (!)  Kèm theo đó một cái lý do  khá  buồn cười được đưa ra từ vị trụ trì này là thay vì tiết mục  em bé ra múa  nhạc Ấn Độ nhưng do trục trặc gì đó, nên bà mẹ của em bé múa ấy, cũng là vũ công trong Clip gây chướng mắt kia tự ý thay đổi và ra sân khấu múa trám vào,  nên  BTC trở tay không kịp ?

Xem clip chướng mắt này:
http://soha.vn/vu-cong-an-mac-ho-hang-nhay-mua-trong-chuong-trinh-mung-le-phat-dan-2018060114442372.htm

                Đây là  bài học tiêu biểu của sự  non kém trong  việc nhìn và hiểu   văn nghệ PG, một căn bệnh  tưởng là khó trị dứt điển của chúng ta, dẫn đến hệ quả  phàn cảm, gây ảnh hưởng lâu dài đến  những buồi  văn nghệ Phật giáo mai sau.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
26/04/2014(Xem: 13301)
Các tài liệu nghiên cứu cho biết chữ VẠN vốn không phải là văn tự, chữ viết (word), mà chỉ là ký hiệu (symbol). Nó xuất hiện rất sớm, có thể là từ thế kỷ thứ 8 trước công nguyên và đến thế kỷ thứ ba trước công nguyên mới được dùng trong kinh Phật. Nhưng ký hiệu này đã không thống nhất. Có chỗ viết theo mẫu (A), ngược chiều kim đồng hồ, có chỗ viết theo mẫu (B), thuận theo chiều kim đồng hồ, như hình vẽ trên. Từ đó có những lý luận cho rằng chữ VẠN của Phật giáo phải xoay hướng này thì đúng còn hướng kia thì sai.
28/03/2014(Xem: 6160)
Trong dòng chảy thời cuộc, con người ta luôn bị đặt trong tư thế ứng phó. Sự ứng phó đó có lúc là để thích nghi, có khi là giải pháp tình thế và thậm chí là để khẳng định thế đối lập. Thật khó tưởng tượng trước kết quả của các hiện tượng này và không thể khẳng định được việc nào đúng việc nào sai hay việc nào đi chệch đường, bởi vì tất cả đều có ẩn sâu trong đó một chủ đích.
22/03/2014(Xem: 8387)
Tam giác Bermuda nằm ở phía Tây Đại Tây Dương, gồm 3 đỉnh tam giác là quần đảo Bermuda ở phía Bắc; thành phố Miami, Florida ở Tây-Nam và đảo Puerto Rico ở phía Nam. Đối với người đi biển, cái tên này đủ để khiến tất cả khiếp sợ, bởi đơn giản đây là vùng biển của những hiện tượng thiên nhiên kì quái và mất tích bí ẩn.
10/03/2014(Xem: 9037)
Trước sự phát triển không ngừng của khoa học, của điện tử, của công nghệ thông tin… thế giới hiện đang đứng trước những thử thách lớn lao giữa hai giá trị tinh thần và vật chất. Nền văn minh đô thị đang từng bước tăng tốc đến chóng mặt, đáp ứng tất thảy mọi phương tiện, mọi nhu cầu hưởng thụ cần yếu mà cũng rất xa xỉ cho con người
18/02/2014(Xem: 5840)
Tịnh thất không tên, dùng đễ an dưỡng sau những phật sự đa đoan, thầy Chơn Trí trụ trì chùa Phước Trí ở Hốc Môn đã kiến tạo trên mãnh đất không lớn lắm, tọa lạc tại ấp 2, xã Đức Hòa Đông, huyện Đức Hòa , tỉnh Long An, giáp ranh Hốc Môn một ngôi thất tương đối sáng sủa; nằm giữa ruộng, cách mặt Tỉnh lộ 9 hơn 2 km;Tuy là tịnh thất, nhưng việc thờ phượng vẫn đầy đủ một ngôi Tam bảo.
18/02/2014(Xem: 7904)
Bài này nói lan man về những vấn đề nhiều khi thấy không ăn nhập gì với nhau, những lãnh vực mà mới nghe tên đã thấy "ngán", tuy nhiên người viết lại không phải là một "chuyên gia" trong bất cứ một lãnh vực nào được đề cập dưới đây, vậy mà dám gõ lọc cọc vào bàn phím để thành một cái bài dài mấy trang giấy thì cũng thật là cả gan. Vậy cái gì, cái thủ phạm nào đã xui khiến chuyện này vậy?
11/02/2014(Xem: 8876)
Hôm nay, 15.5.2012, qua mạng, người bạn gởi cho tôi bài “Thiền là sản phẩm của Chúa tạo ra?” Đọc mới biết lúc Sư cô Hương Nhũ được mời thuyết trình tại Trung tâm Mục vụ Tổng giáo phận TP. Hồ Chí Minh (19.3.2011),
11/02/2014(Xem: 7479)
Chấn hưng Phật giáo, suy cho cùng, là những hoạt động nhằm làm cho nhiều người hơn tin tưởng và hành trì Phật giáo, là mở rộng khu vực mà ánh sáng Phật giáo soi chiếu tới, là giữ gìn tín đồ Phật giáo trước những xâm hại của ngoại đạo, tà giáo; là củng cố và duy trì lâu dài thọ mạng Phật giáo.
12/01/2014(Xem: 16093)
Trên ngực các pho tượng Phật, trên những bìa sách hay trong những trang kinh sách Phật giáo, ta thường thấy hình chữ VẠN. Cách viết giống như hai chữ S bắt chéo thẳng góc với nhau, trông như cái chong chóng đồ chơi của trẻ em. Nhưng nếu để ý, ta sẽ thấy có hai lối viết khác hẳn nhau theo hướng từ ngoài nhìn vào:
25/12/2013(Xem: 5987)
Trong bản gợi ý cho các chủ đề Hội thảo của BHDPTTW, nhiều đề tài rất hấp dẫn và thiết thực. Tôi đắc ý nhất là ba vấn đề sau đây: - Vấn đề cải đạo - giải pháp nào bảo vệ tín tâm người Phật tử? - Phương thức giáo dục thanh thiếu nhi Phật tử. - Đổi mới phương thức sinh hoạt tu học của GĐPT hiện nay.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]