Tranh chấp quyền tác giả của tập thơ “Việt Nam thi sử hùng ca”
Ngày 7/9, TAND TPHCM mở phiên tòa xét xử vụ tranh chấp quyền tác giả, tác phẩm và bồi thường thiệt hại giữa nguyên đơn là ông Hồ Thanh Bửu (bút danh Mặc Giang) và Phạm Văn Xua (bút danh Nhật Thu), bị đơn là ông Trần Trí Trung.
Theo nội dung vụ án, tháng 12/2005, ông Bửu và ông Xua mang tác phẩm “Việt Nam thi sử hùng ca” đến nhà xuất bản Văn Nghệ TPHCM để xin phép xuất bản. Nhưng sau đó ông Bửu và Xua nhờ ông Trần Trí Trung mang bản thảo tập thơ này đến xin giấy phép tại nhà xuất bản Tổng Hợp TPHCM.
Một thời gian sau, nguyên đơn phát hiện tập thơ “Việt Nam thi sử hùng ca” đã được xuất bản và phát hành. Tuy nhiên, tác phẩm này lại ghi tên tác giả là Trần Trí Trung. Bản thảo tập thơ (xem nội dung)
Nguyên đơn đã khiếu nại tại nhà xuất bản Tổng Hợp TPHCM và chứng minh các câu thơ từ trang số 9 đến trang số 30 là của tác giả Mặc Giang, khoảng 900 câu thơ mở đầu trong tập thơ đã bị ông Trần Trí Trung hoán chuyển, thay thế đảo vị trí...
Ngày 13/4/2007, nhà xuất bản Tổng Hợp TPHCM có mời nguyên đơn đến đối chất trực tiếp với ông Trần Trí Trung. Tại buổi làm việc này, ông Trần Trí Trung đã thừa nhận có sử dụng tác phẩm của Mặc Giang và hứa sẽ xin lỗi bằng văn bản và bồi thường thiệt hại cho tác giả Mặc Giang.
Nhưng sau đó, vào ngày 24/4/2007, ông Trần Trí Trung làm bản tường trình gửi đến nhà xuất Bản Tổng Hợp TPHCM phủ nhận việc “đạo thơ” của Mặc Giang và lý giải vòng vo, không có thiện chí xin lỗi và bồi thường.
Sau đó, ông Bửu và ông Xua đã khởi kiện yêu cầu ông Trần Trí Trung. Nguyên đơn yêu cầu ông Trung phải thừa nhận tác phẩm “Việt Nam thi sử hùng ca” là của đồng tác giả Mặc Giang - Nhật Thu, đồng thời buộc bị đơn phải chấm dứt hành vi vi phạm quyền tác giả, tác phẩm đối với tác phẩm này.
Tại phiên tòa hôm nay, đại diện ủy quyền của nguyên đơn trình bày hàng loạt chứng cứ chính minh tập thơ “Việt Nam thi sử hùng ca” không phải của ông Trần Trí Trung.
Tại tờ khai lúc 8h30 ngày 17/4/2015, bà Doãn Thị Minh Trâm, đại diện Nhà xuất bản Tổng Hợp TPHCM, trình bày: “Năm 2006, theo hợp đồng liên kết xuất bản ký giữa nhà xuất bản với ông Trung, nhà xuất bản cấp giấy phép cho ấn phẩm “Việt Nam thi sử hùng ca” cho tác giả Mặc Giang, còn bản thảo gốc về tác phẩm của ông Mặc Giang sau 5 năm đã bị hủy theo quy định nên không có chứng cứ cung cấp cho tòa án”.
Sau khi xem xét toàn bộ nội dung vụ án, HĐXX quyết định chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn, công nhận tập thơ Việt Nam sư thi hùng ca đúng là của đồng tác giả Mặc Giang (Hồ Thanh Bửu) và Nhật Thu (Phạm Văn Xua). Đồng thời, tòa cũng tuyên buộc bị đơn chấm dứt hành vi xuất bản, tái bản, lưu hành bằng mọi hình thức tập thơ nói trên.
Xuân Duy - Hoài Nam
**
***
Lĩnh vực xuất bản ở Việt Nam: Sân chơi thiếu công bằng cho nhiều tác giả.
Hòa An
14/10/2017 07:01
Đó là ý kiến của luật sư Đậu Thị Quyên - đồng sáng lập và là CEO của Trung tâm Tư vấn quản trị tài sản trí tuệ Việt Nam (VIPMAC) - khi nhận định về hàng loạt vụ việc sử dụng không xin phép tác phẩm của người khác xảy ra trong lĩnh vực xuất bản thời gian gần đây.
Chuyện tác phẩm "Hoa cúc áo"
Gần đây, giới văn học xôn xao khi nhà văn Trần Đức Tiến lên tiếng về việc tác phẩm “Hoa cúc áo” của ông bị Công ty CP mỹ thuật và truyền thông - Nhà xuất bản (NXB) Giáo dục Việt Nam - sử dụng dưới tên một tác giả khác (Thu Hương) và chuyển thể sang truyện tranh mà không hề xin phép. Thậm chí, họ đã tái bản cuốn sách có tác phẩm này tới lần thứ tám mà ông không hay biết.
Tương tự, tác phẩm “Kỳ nhông trốn tìm” của ông cũng bị đơn vị này lấy in và tái bản mà không hỏi ý kiến tác giả, thậm chí còn tự ý thêm chữ “chơi” vào trong tiêu đề truyện.
Ngay sau khi biết được phản ứng của nhà văn, Công ty CP mỹ thuật và truyền thông đã gửi công văn đến Trung tâm Quyền tác giả văn học Việt Nam - đơn vị được ông Tiến ủy quyền - giải thích sự việc và đề xuất phương án bồi thường. Tuy nhiên, theo đánh giá của ông Tiến thì “họ không thẳng thắn thừa nhận sai lầm, không tích cực tìm cách sửa sai”.
Sau đó, Trung tâm Quyền tác giả văn học Việt Nam đã có công văn phản hồi nêu rõ, hành vi của công ty trên đã xâm phạm nghiêm trọng các quyền của tác giả theo quy định tại điều 28, Luật SHTT và yêu cầu bồi thường hơn 100 triệu đồng. Đến nay, công ty vẫn chưa có phản hồi.
Nhận định về sự việc trên, luật sư Đậu Thị Quyên nói: “Tôi không được tiếp xúc với hồ sơ mà chỉ biết thông tin qua báo chí nên không khẳng định Công ty CP mỹ thuật và truyền thông có vi phạm hay không và vi phạm những điều khoản nào của Luật SHTT. Dựa vào dữ liệu các bên trình bày được báo chí đăng tải, tôi cho rằng để giải quyết được tranh chấp, cần làm rõ tác phẩm “Hoa cúc áo” thuộc quyền sở hữu của ai, của nhà văn Trần Đức Tiến hay đơn vị tổ chức cuộc thi mà ông đã gửi tác phẩm tham dự vào năm 2005 - tức NXB Giáo dục Việt Nam. Nếu như điều lệ cuộc thi quy định rõ đơn vị tổ chức được toàn quyền sở hữu các tác phẩm dự thi (thông thường là như vậy) thì ông Tiến chỉ có quyền nhân thân (quy định ở điều 19 Luật SHTT) đối với tác phẩm “Hoa cúc áo” và chủ sở hữu - tức NXB - sẽ có quyền tài sản, quy định tại điều 20 Luật SHTT. Nếu hai bên không có thỏa thuận về quyền sở hữu thì mới xem xét vấn đề “Hành vi vi phạm quyền tác giả” ở điều 28 Luật SHTT mà Trung tâm Quyền tác giả văn học Việt Nam nêu ra trong công văn. Tôi được biết NXB cũng đã chú thích “Dựa theo truyện cùng tên của Đức Tiến” ở trang bìa lót”.
Tác giả cần thiết lập cuộc chơi
Vị luật sư này cũng cho biết: “Thực tế, bản quyền trong lĩnh vực xuất bản ở Việt Nam là một sân chơi thiếu công bằng cho nhiều tác giả và người sáng tạo. Các vi phạm điển hình thường đến từ phía NXB hoặc bên thứ ba mạo danh tác giả, không xin phép, không trả tiền nhuận bút, thù lao... Đơn cử, mới đây, nhà thơ Mặc Giang và Nhật Thu mang tác phẩm “Việt Nam thi sử hùng ca” do họ sáng tác đến nhờ ông Trần Trí Trung xin giấy phép xuất bản giúp. Tuy nhiên, khi tác phẩm này được in thì hai nhà thơ tá hỏa vì tên tác giả in trên tập thơ là... Trần Trí Trung!”.
Nhận xét về hành vi NXB không xin phép tác giả khi sử dụng tác phẩm của họ, ông Nguyễn Kiểm - Phó Chủ tịch thường trực Hội Xuất bản Việt Nam - cho rằng: “Không xin phép tác giả là hành vi vi phạm cả về pháp lý và đạo lý, không thể chấp nhận được. Đó cũng là một dạng trộm cắp tài sản, ở đây là tài sản trí tuệ”.
Theo luật sư Quyên, để hạn chế tình trạng bị dùng tác phẩm không phép, các tác giả cần thiết lập luật chơi ngay từ đầu: “Họ phải nắm rõ các quy định của Luật SHTT về quyền nhân thân, quyền tài sản để quyết định có bán đứa con tinh thần cho bên nào hay không, bán trong thời hạn bao lâu và trong phạm vi nào, để hai bên có cơ sở khai thác tác phẩm một cách rõ ràng. Đồng thời, các tác giả cũng cần lưu chứng tác phẩm gốc ngay sau khi sáng tạo để đảm bảo không phát sinh tranh chấp về bản quyền trong tương lai. Trong môi trường kỹ thuật số và văn hóa ứng xử với bản quyền chưa nghiêm minh như Việt Nam, các tác giả cần vận dụng tốt các biện pháp bảo vệ mình trong trường hợp xảy ra tranh chấp, như các biện pháp hành chính, dân sự... đã được quy định cụ thể trong luật” - luật sư Đậu Thị Quyên nói.
Tôi đến Úc giữa năm 1998, không theo diện du học mà được bảo lãnh theo diện nhà truyền giáo (Minister of Religion). Mình hiện là phó trụ trì tu viện Quảng Đức tại Melbourne, nơi có khoảng 50.000 người Việt định cư.
Ngoài công tác chuyên môn của một Tăng sĩ, hiện tại mình đang theo học năm thứ 2 cử nhân ngành social work tại Đại học Latrobe (http://www.latrobe.edu.au. Sau khi tốt nghiệp ngành này, có thể làm việc cho các bộ, sở Chính phủ (Government Departments), bệnh viện và trung tâm sức khỏe cộng đồng (Public Hospitals and Community Health Centres) cơ sở tôn giáo và trung tâm phúc lợi xã hội (Religious and Community Welfare Agencies); chính quyền địa phương (Local Government).....
Qua thời gian lâu dài, Thích Trí Quang vẫn là một trong những nhân vật gây nhiều tranh cãi nhất trong lịch sử Chiến tranh Việt Nam. Học giả bên cánh hữu thì cho rằng Trí Quang chắc chắn là tay sai cộng sản hoạt động theo chỉ thị của Hà Nội. Học giả bên cánh tả thì lí luận rằng Trí Quang là một lãnh đạo tôn giáo ôn hoà dấn thân cho dân chủ và quyết tâm đòi chấm dứt chiến cuộc nhanh chóng. Bài viết này cho rằng cả hai lối lí giải ấy đều không có tính thuyết phục. Như nhiều giới chức Hoa Kì đã kết luận đúng đắn ngay trong thời gian cuộc chiến còn diễn ra, không ai có bằng chứng vững chắc để nói được rằng Trí Quang là một công cụ của cộng sản hay chí ít là có thiện cảm với những mục tiêu của Hà Nội hay Mặt trận Dân tộc Gỉải phóng Miền Nam (MTDTGPMN). Nếu căn cứ vào những bằng chứng được lưu trữ qua các cuộc đàm thoại của Trí Quang với giới chức Mĩ thì rõ ràng là, Trí Quang thực sự có thái độ chống cộng mạnh mẽ và hoàn toàn chấp nhận việc Mĩ dùng sức mạnh quân sự đối với Bắc Việt và Trung Q
Ngày 30-4-2011 vừa qua, Thời Đại Mới có mở một cuộc đàm thoại nội bộ về nhu cầu nghiên cứu các phong trào tranh đấu ở các đô thị miền Nam trước đây. Sau buổi đàm thoại, chúng tôi có yêu cầu anh Ngô Vĩnh Long viết lại những ý kiến của anh thành bài và yêu cầu anh Cao Huy Thuần tóm tắt quan điểm mà anh đã phát biểu. Dưới đây là tóm tắt đàm thoại của anh Cao Huy Thuần.
1. Người Nhật thà thích người da đen, chứ nhất định không chịu thích chúng ta, vì người Trung Quốc mất tinh thần lâu rồi.
2. Mọi người đều cười người Nga, nhưng tôi biết nước Nga sau này sẽ phát triển, vì ở đó người ta dù bị đói 2 ngày thì vẫn xếp hàng, còn chúng ta dù chỉ có 2 người thì cũng chen lấn đến mức không thể đóng cửa xe bus.
Duy Tuệ đẩy mức độ công kích Phật giáo lên rất cao so với Bà Thanh Hải, cực đoan hơn, quá khích hơn. Ông Duy Tuệ không chỉ muốn leo lên mức “minh sư thời đại” như bà Thanh Hải, mà muốn “thông tỏ sự hiểu lầm sau hàng ngàn năm”, bôi đen quá khứ, phỉ nhổ truyền thống, phủ nhận Phật giáo cả trong hiện tại lẫn lịch sử.
Bất kỳ tôn giáo, giáo phái, hay học thuyết nào xuất hiện trên đời, cũng đều có lập trường, tư tưởng và mục đích riêng. Mỗi trường phái đều có nhận xét, đánh giá của mình về các trường phái khác. Ở đây, bằng cái nhìn của một người theo đạo Phật, chúng ta thử phân tích đường lối hành đạo của giáo phái Thanh Hải. Điều đầu tiên chúng ta nên tìm hiểu là Pháp Môn Quán Âm của họ.
Tác phẩm "The Buddhist Conquest of China", xuất bản từ năm 1959, cũng đủ chứng tỏ tác giả, Erik Zurcher, là một trong vài sử gia sáng giá nhất của Tây phưông về Phật giáo, nhất là về Phật giáo Trung Quốc. Dưới đây là một bài tham luận của ông tại hội nghị chuyên đề được tổ chức bởi Pháp Quốc Học hội (Collège de France) (*2), ngày 23 và 25.2.1988 (*3).
Bị chinh phục bởi kiến thức quảng bác và cách so sánh rất tinh tế của tác giả, giúp thấy được những khác biệt nền tảng trong quá trình phổ biến và phát triển của Phật giáo và của Catô giáo tại Trung Quốc, nên dịch ra đây với hy vọng người đọc sẽ rút ra được những điều bổ ích.
Đây là bản hiệu chính của bản dịch tháng 5.1993 (đã đăng trên Bông Sen Âu châu, tháng 6.1993).
Thế giới đang chuyển mình để bước vào thế kỷ 21. Giáo hội Thiên Chúa La Mã cũng đang chuyển mình để Bước qua ngưỡng cửa hy vọng.
Sự chuyển mình của Giáo Hội La Mã đã khởi sự từ đầu thập niên 60 dưới triều đại Giáo Hoàng John 23 bằng Đại hội Công Đồng Vatican 2 vào ngày 11 tháng 10 năm 1962. Giáo Hoàng này là một người có tinh thần canh tân và là người nhìn xa trông rộng. Ngài được bầu lên thay Giáo Hoàng Pius 12 vào ngày 28 tháng 10 năm 1958 khi đó đã 76 tuổi. Đúng ba tháng sau ngày nhậm chức, vào ngày 25-1-1959 Ngài công bố ba quyết định lớn:
1- Mở một hội nghị của giáo khu La Mã thuộc Tòa thánh.
2- Mở một cuộc hội nghị Công Giáo toàn thế giới (Công Đồng Vatican 2).
3- Tổng xét lại các nghi thức phụng vụ.
Sự ra đời đạo Tin lành
Sự phân liệt lần thứ hai của đạo Kitô vào đầu thế kỷ XVI dẫn đến sự ra đời của đạo Tin lành. Cuộc cải cách này gắn liền với tên tuổi hai đại biểu la Máctin Luthơ (1483 – 1546) và Giăng Canvanh (1509 – 1546).
Thế kỷ XVI là thế kỷ mở đầu cho các cuộc cách mạng tư sản châu Âu. Máctin Luthơ chịu ảnh hưởng của tư tưởng tự do tư sản, phản kháng lại những quy định khắc nghiệt của của Công giáo. Ông thừa nhận Thánh kinh nhưng phủ nhận truyền thống của nhà thờ, bãi bỏ những nghi lễ phiền toái, cải cách lại ngày phục sinh của chúa, chủ trương cho phép các mục sư lấy vợ... Những tư tưởng cải cách này đã dẫn tới xung đột gay gắt quyết liệt với Toà thánh Vaticăng và dẫn đến việc ra đời một tôn giáo mới : đạo Tin Lành.
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường, nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.
May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland, Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below, may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma, the Land of Ultimate Bliss.
Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600 Website: http://www.quangduc.com
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.