Tranh chấp quyền tác giả của tập thơ “Việt Nam thi sử hùng ca”
Ngày 7/9, TAND TPHCM mở phiên tòa xét xử vụ tranh chấp quyền tác giả, tác phẩm và bồi thường thiệt hại giữa nguyên đơn là ông Hồ Thanh Bửu (bút danh Mặc Giang) và Phạm Văn Xua (bút danh Nhật Thu), bị đơn là ông Trần Trí Trung.
Theo nội dung vụ án, tháng 12/2005, ông Bửu và ông Xua mang tác phẩm “Việt Nam thi sử hùng ca” đến nhà xuất bản Văn Nghệ TPHCM để xin phép xuất bản. Nhưng sau đó ông Bửu và Xua nhờ ông Trần Trí Trung mang bản thảo tập thơ này đến xin giấy phép tại nhà xuất bản Tổng Hợp TPHCM.
Một thời gian sau, nguyên đơn phát hiện tập thơ “Việt Nam thi sử hùng ca” đã được xuất bản và phát hành. Tuy nhiên, tác phẩm này lại ghi tên tác giả là Trần Trí Trung. Bản thảo tập thơ (xem nội dung)
Nguyên đơn đã khiếu nại tại nhà xuất bản Tổng Hợp TPHCM và chứng minh các câu thơ từ trang số 9 đến trang số 30 là của tác giả Mặc Giang, khoảng 900 câu thơ mở đầu trong tập thơ đã bị ông Trần Trí Trung hoán chuyển, thay thế đảo vị trí...
Ngày 13/4/2007, nhà xuất bản Tổng Hợp TPHCM có mời nguyên đơn đến đối chất trực tiếp với ông Trần Trí Trung. Tại buổi làm việc này, ông Trần Trí Trung đã thừa nhận có sử dụng tác phẩm của Mặc Giang và hứa sẽ xin lỗi bằng văn bản và bồi thường thiệt hại cho tác giả Mặc Giang.
Nhưng sau đó, vào ngày 24/4/2007, ông Trần Trí Trung làm bản tường trình gửi đến nhà xuất Bản Tổng Hợp TPHCM phủ nhận việc “đạo thơ” của Mặc Giang và lý giải vòng vo, không có thiện chí xin lỗi và bồi thường.
Sau đó, ông Bửu và ông Xua đã khởi kiện yêu cầu ông Trần Trí Trung. Nguyên đơn yêu cầu ông Trung phải thừa nhận tác phẩm “Việt Nam thi sử hùng ca” là của đồng tác giả Mặc Giang - Nhật Thu, đồng thời buộc bị đơn phải chấm dứt hành vi vi phạm quyền tác giả, tác phẩm đối với tác phẩm này.
Tại phiên tòa hôm nay, đại diện ủy quyền của nguyên đơn trình bày hàng loạt chứng cứ chính minh tập thơ “Việt Nam thi sử hùng ca” không phải của ông Trần Trí Trung.
Tại tờ khai lúc 8h30 ngày 17/4/2015, bà Doãn Thị Minh Trâm, đại diện Nhà xuất bản Tổng Hợp TPHCM, trình bày: “Năm 2006, theo hợp đồng liên kết xuất bản ký giữa nhà xuất bản với ông Trung, nhà xuất bản cấp giấy phép cho ấn phẩm “Việt Nam thi sử hùng ca” cho tác giả Mặc Giang, còn bản thảo gốc về tác phẩm của ông Mặc Giang sau 5 năm đã bị hủy theo quy định nên không có chứng cứ cung cấp cho tòa án”.
Sau khi xem xét toàn bộ nội dung vụ án, HĐXX quyết định chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn, công nhận tập thơ Việt Nam sư thi hùng ca đúng là của đồng tác giả Mặc Giang (Hồ Thanh Bửu) và Nhật Thu (Phạm Văn Xua). Đồng thời, tòa cũng tuyên buộc bị đơn chấm dứt hành vi xuất bản, tái bản, lưu hành bằng mọi hình thức tập thơ nói trên.
Xuân Duy - Hoài Nam
**
***
Lĩnh vực xuất bản ở Việt Nam: Sân chơi thiếu công bằng cho nhiều tác giả.
Hòa An
14/10/2017 07:01
Đó là ý kiến của luật sư Đậu Thị Quyên - đồng sáng lập và là CEO của Trung tâm Tư vấn quản trị tài sản trí tuệ Việt Nam (VIPMAC) - khi nhận định về hàng loạt vụ việc sử dụng không xin phép tác phẩm của người khác xảy ra trong lĩnh vực xuất bản thời gian gần đây.
Chuyện tác phẩm "Hoa cúc áo"
Gần đây, giới văn học xôn xao khi nhà văn Trần Đức Tiến lên tiếng về việc tác phẩm “Hoa cúc áo” của ông bị Công ty CP mỹ thuật và truyền thông - Nhà xuất bản (NXB) Giáo dục Việt Nam - sử dụng dưới tên một tác giả khác (Thu Hương) và chuyển thể sang truyện tranh mà không hề xin phép. Thậm chí, họ đã tái bản cuốn sách có tác phẩm này tới lần thứ tám mà ông không hay biết.
Tương tự, tác phẩm “Kỳ nhông trốn tìm” của ông cũng bị đơn vị này lấy in và tái bản mà không hỏi ý kiến tác giả, thậm chí còn tự ý thêm chữ “chơi” vào trong tiêu đề truyện.
Ngay sau khi biết được phản ứng của nhà văn, Công ty CP mỹ thuật và truyền thông đã gửi công văn đến Trung tâm Quyền tác giả văn học Việt Nam - đơn vị được ông Tiến ủy quyền - giải thích sự việc và đề xuất phương án bồi thường. Tuy nhiên, theo đánh giá của ông Tiến thì “họ không thẳng thắn thừa nhận sai lầm, không tích cực tìm cách sửa sai”.
Sau đó, Trung tâm Quyền tác giả văn học Việt Nam đã có công văn phản hồi nêu rõ, hành vi của công ty trên đã xâm phạm nghiêm trọng các quyền của tác giả theo quy định tại điều 28, Luật SHTT và yêu cầu bồi thường hơn 100 triệu đồng. Đến nay, công ty vẫn chưa có phản hồi.
Nhận định về sự việc trên, luật sư Đậu Thị Quyên nói: “Tôi không được tiếp xúc với hồ sơ mà chỉ biết thông tin qua báo chí nên không khẳng định Công ty CP mỹ thuật và truyền thông có vi phạm hay không và vi phạm những điều khoản nào của Luật SHTT. Dựa vào dữ liệu các bên trình bày được báo chí đăng tải, tôi cho rằng để giải quyết được tranh chấp, cần làm rõ tác phẩm “Hoa cúc áo” thuộc quyền sở hữu của ai, của nhà văn Trần Đức Tiến hay đơn vị tổ chức cuộc thi mà ông đã gửi tác phẩm tham dự vào năm 2005 - tức NXB Giáo dục Việt Nam. Nếu như điều lệ cuộc thi quy định rõ đơn vị tổ chức được toàn quyền sở hữu các tác phẩm dự thi (thông thường là như vậy) thì ông Tiến chỉ có quyền nhân thân (quy định ở điều 19 Luật SHTT) đối với tác phẩm “Hoa cúc áo” và chủ sở hữu - tức NXB - sẽ có quyền tài sản, quy định tại điều 20 Luật SHTT. Nếu hai bên không có thỏa thuận về quyền sở hữu thì mới xem xét vấn đề “Hành vi vi phạm quyền tác giả” ở điều 28 Luật SHTT mà Trung tâm Quyền tác giả văn học Việt Nam nêu ra trong công văn. Tôi được biết NXB cũng đã chú thích “Dựa theo truyện cùng tên của Đức Tiến” ở trang bìa lót”.
Tác giả cần thiết lập cuộc chơi
Vị luật sư này cũng cho biết: “Thực tế, bản quyền trong lĩnh vực xuất bản ở Việt Nam là một sân chơi thiếu công bằng cho nhiều tác giả và người sáng tạo. Các vi phạm điển hình thường đến từ phía NXB hoặc bên thứ ba mạo danh tác giả, không xin phép, không trả tiền nhuận bút, thù lao... Đơn cử, mới đây, nhà thơ Mặc Giang và Nhật Thu mang tác phẩm “Việt Nam thi sử hùng ca” do họ sáng tác đến nhờ ông Trần Trí Trung xin giấy phép xuất bản giúp. Tuy nhiên, khi tác phẩm này được in thì hai nhà thơ tá hỏa vì tên tác giả in trên tập thơ là... Trần Trí Trung!”.
Nhận xét về hành vi NXB không xin phép tác giả khi sử dụng tác phẩm của họ, ông Nguyễn Kiểm - Phó Chủ tịch thường trực Hội Xuất bản Việt Nam - cho rằng: “Không xin phép tác giả là hành vi vi phạm cả về pháp lý và đạo lý, không thể chấp nhận được. Đó cũng là một dạng trộm cắp tài sản, ở đây là tài sản trí tuệ”.
Theo luật sư Quyên, để hạn chế tình trạng bị dùng tác phẩm không phép, các tác giả cần thiết lập luật chơi ngay từ đầu: “Họ phải nắm rõ các quy định của Luật SHTT về quyền nhân thân, quyền tài sản để quyết định có bán đứa con tinh thần cho bên nào hay không, bán trong thời hạn bao lâu và trong phạm vi nào, để hai bên có cơ sở khai thác tác phẩm một cách rõ ràng. Đồng thời, các tác giả cũng cần lưu chứng tác phẩm gốc ngay sau khi sáng tạo để đảm bảo không phát sinh tranh chấp về bản quyền trong tương lai. Trong môi trường kỹ thuật số và văn hóa ứng xử với bản quyền chưa nghiêm minh như Việt Nam, các tác giả cần vận dụng tốt các biện pháp bảo vệ mình trong trường hợp xảy ra tranh chấp, như các biện pháp hành chính, dân sự... đã được quy định cụ thể trong luật” - luật sư Đậu Thị Quyên nói.
Sự xuất hiện của hành giả Thích Minh Tuệ đã tạo ra một biến động chưa từng có trong lịch sử Phật Giáo Việt Nam. Qua các triều đại Đinh, Lê, Lý Trần, Lê, Nguyễn và cận đại chúng ta có biết bao thánh tăng, danh tăng, thiền sư chứng đắc. tu hành cả đời, đã đóng góp vào sự hưng thịnh của đất nước đồng thời giữ gìn giềng mối đạo đức cho dân tộc. Thế nhưng chưa bao giờ có một khối người, có khi lên tới cả ngàn, tràn xuống đường, tung hô, bái lậy như bái lậy hành giả Thích Minh Tuệ. Họ coi đây như một vị thánh, một A La Hán, thậm chí một vị Phật Sống trong khi ông khẳng định mình chỉ là một công dân bình thường đang tụ tập theo lời dạy của Đức Phật.
Thuyết âm mưu không phải là vấn đề mới, nó vốn xảy ra từ xa xưa, bên Đông hay bên Tây đều có cả. Khi một thế lực chính trị hay một nhóm nào đó muốn thay đổi cán cân quyền lực thì việc đầu tiên là tạo ra những dư luận xấu cho đối phương và có lợi cho mình để lèo lái tư tưởng quần chúng. Tạo ra dư luận giả chính là thuyết âm mưu vậy. Thuyết âm mưu tác động nhân tâm, điều này sử sách gọi là “tâm công” nghĩa là đánh vào lòng người!
Gần đây trong việc học tập mới, người viết đã sử dụng Excel để làm một tờ lịch cho năm 2025 với những danh ngôn của các học giả uyên bác nhờ vậy mới chiêm nghiệm ra sự khác nhau quá xa giữa Tri Thức và Trí Tuệ trong đạo Phật.
Quả thật vậy, AI chỉ giúp ta lượm lặt những hiểu biết của người khác rồi từ đó nghiên cứu nghiền ngẫm suy tư một cách rộng rãi hơn qua nhiều lĩnh vực khác nhau ( triết học, nhân văn, khoa học) để phát minh nhiều sáng tạo mới rồi trở lại sử dụng với kiến thức mới, mà chưa thể giúp con người có khả năng phát khởi những thành tựu tiến bộ tâm linh trên con đường giải thoát thông qua tinh tấn nỗ lực.
Một buổi sáng thức dậy, bạn mở điện thoại lên, sẽ có nhiều những thông tin hiện ra trên một màn hình phẳng, đập vào mắt chúng ta sẽ là những dòng tin tức nóng hổi ở nhiều lĩnh vực, thể loại khác nhau, thông tin như một sa bàn, chằng chịt, đa dạng và dường như tiếp nối bất tận, có những thông tin thuộc về chính thống, có những thông tin trái chiều như cách người ta thường gọi và chia ra.
Dường như chúng ta đang bị trôi trong dòng thông tin đa chiều phức tạp ấy, đôi lúc hỗn loạn và mù mịt, mù mịt không phải vì thiếu thông tin mà mù mịt vì quá nhiều thông tin đổ dồn về một lúc, khiến người ta khó có thể phân biệt được cái gì là thật, cái gì là giả.
Con người cũng chia ra làm nhiều thái cực để tranh luận, phản biện, nhìn nhận vấn đề theo nhiều hướng khác nhau, mỗi nhóm tư duy sẽ bảo vệ lý lẽ, luận điểm cho mình và dường như khó tìm được một điểm chung đồng thuận. Như một quy luật tự nhiên, khi mặt đất bên dưới lớp nước bị dịch chuyển lên xuống đột ngột sẽ gây ra những đợt sóng
Hiện nay hiện tượng hành giả Minh Tuệ đã đi vào thời điểm bùng nổ quá độ không sao kiểm soát được nữa. Đã có một người đàn ông 47 tuổi, từ Mỹ về hối hả tham gia cuộc đi bộ với hành giả Minh Tuệ, say nắng, mệt lả và chết tại bệnh viện Quảng Trị. Rồi lại có những người quá ái mộ nói rằng hành giả Minh Tuệ đã thành Phật hay là một vị Phật sống. Có thật hành giả Minh Tuệ đã thành Phật rồi chăng?
Trong một thời gian, cộng đồng Khoa học đã đưa ra những cảnh báo nghiêm trọng, về tình trạng khẩn cấp bởi môi trường toàn cầu, dự đoán một cuộc khủng hoảng với bằng chứng không thể chối cãi, đã chồng chất trong nhiều thập kỷ. Đại dịch là một trường hợp bệnh lây truyền từ động vật sang người, hệ sinh thái toàn cầu sẽ sớm rối loạn và sụp đổ và hậu quả là nguy cơ an ninh lương thực toàn cầu, sự cạn kiệt tài nguyên vật chất và biến đổi khí hậu đã đặt chúng ta vào một kỷ nguyên chưa từng có trong lịch sử nhân loại. Mô hình kinh tế xã hội mà chúng ta đã đạt được, cá nhân và tập thể, buộc chúng ta phải lựa chọn giữa việc duy trì đặc quyền của mình hoặc tạo ra một hành tinh xanh, vì một không gian sinh tồn bền vững và hạnh phúc cho tất cả các thế hệ mai sau.
Năm 2023 có đến 22.000.000 bài văn của sinh viên do AI viết, tỷ lệ giáo viên, giáo sư dùng AI để chấm bài cũng tăng thêm 23%. Hiện nay AI đã và đang xâm nhập vào mọi mặt của đời sống con người, làm thay con người, trợ giúp và cả làm hại con người. AI có thể viết sách, vẽ tranh, chụp hình soạn nhạc, lái máy bay, tàu chiến để bỏ bom một cách chính xác và theo như số liệu tin tức vừa nói ở trên thì tương lai sắp đến học sinh – sinh viên sẽ không làm bài, không viết bài, không làm luận văn nữa, giáo sư cũng không cần phải đọc bài, chấm bài… tất cả dùng AI khỏi tốn công tốn sức.
Nếu cứ cái đà này thì con người không cần suy nghĩ, tư duy, động não. Con người chẳng cần cảm xúc, rung động từ tâm hồn hay trái tim nữa. AI làm thay tất cả cho người.
Những ngày gần đây, mạng xã hội tràn ngập hình ảnh một vị sư đầu trần chân đất, đắp một tấm y chắp vá từ nhiều mảnh vải được nhặt nhạnh từ đâu đó, và ôm bình bát tự chế bằng ruột nồi cơm điện, đi khất thực dọc theo chiều dài con đường quốc lộ mà không xác định điểm đến. Nhiều người nói rằng vị sư này đã đi như thế suốt chiều dài đất nước Việt Nam từ nhiều năm qua, cứ từ Nam ra Bắc rồi từ Bắc vào Nam… Nghe nói đã được 4 vòng ra vào như thế. Sư đi chỉ để mà đi, không cần điểm đến. Vị sư này là thầy Thích Minh Tuệ.
Thời gian qua, mạng xã hội tạo sự kiện quá hot về hiện tượng sư Minh Tuệ, từ đó, dư luận trái chiều liên tục phát sóng đa phần có khuynh hướng tôn kính hình ảnh khổ hạnh của một nhà sư bộ hành 6 năm qua một số tỉnh thành; tuy nhiên cũng có một vài phản ứng trái chiều bình phẩm không tốt về công hạnh của một công dân mang tên Lê Anh Tú với tên gọi Minh Tuệ.
Từ trước đến nay, câu chuyện về hiệu ứng đám đông vẫn luôn là một đề tài thu hút sự luận bàn trong xã hội, đám đông có thể mang thông điệp tích cực và cũng có thể mang đến sự tiêu cực, tùy vào mức độ hành vi và ngưỡng hoạt động của đám đông.
Hiệu ứng đám đông xuất hiện trong nhiều hình thái, lĩnh vực khác nhau, trong đó thường xuyên xảy ra ở trong môi trường giải trí, lĩnh vực chính trị xã hội, tôn giáo…
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường, nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.
May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland, Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below, may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma, the Land of Ultimate Bliss.
Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600 Website: http://www.quangduc.com
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.