Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Sám Hối, Ăn Năn, Phát Lồ, Xưng Tội

03/11/201609:03(Xem: 5267)
Sám Hối, Ăn Năn, Phát Lồ, Xưng Tội


Phat thich ca 2b
SÁM HỐI - ĂN NĂN
PHÁT LỒ - XƯNG TỘI


 

Trên con đường tu tập, kể cả pháp hành Tôn giáo cũng như pháp hành tâm linh, "sám hối" là cách cơ bản giải quyết những sai phạm đã qua và ngăn ngừa sai quấy phạm phải sắp tới.Đôi khi, có người chọn cách "sám hối" làm pháp hành trì thường nhật để phát khởi lòng từ và thúc liễm thân tâm thường nhật.

Trong đời sống, không ai mà không từng phạm phải sai lầm, có những sai lầm nhẹ có thể khắc phục, sửa sai, có những sai lầm thuộc lãnh vực tư tưởng, quan điểm, đức tin, do đứng một góc độ riêng cộng thêm biên kiến, thiên kiến dẫn đến bảo thủ, sai lầm mà không biết. Trường hợp nầy thường xẩy đến trong một số người có óc suy luận vững nhưng chỉ ở một góc độ biên kiến, nhiệt tâm trong một phạm vi chuyên môn, thỏa mãn trong một chủ thuyết, học thuyết, giáo thuyết. Nơi đây chỉ xét trong lĩnh vực tư tưởng, ngoài ra, những sai lầm  mang tính xã hội nó có tính nhất thời, không đáng ngại.

Làm sao để thức tỉnh biết là mình đang sai lầm theo một quan điểm, một giáo thuyết, một chủ nghĩa...?

Khó mà xác quyết khi chính nhân thân phải thâm nhập một cách khách quan vào những lĩnh vực khác với lĩnh vực của mình đang say mê.Dùng trí tuệ phán đoán, vì vậy, nhà Phật đề cao trí tuệ mà không nhắc đến cảm tính.Thường, chúng ta sống, làm việc, nhận thức theo cảm tính  nhiều hơn lý trí.

Sự sai làm về chính trị, đưa  xã hội vào con đường khủng hoảng, bế tắt. Sự sai lầm về quan điểm giáo dục, nhiều thế hệ phải chịu hậu quả khó khăn, nhưng một giáo thuyết sai lầm thì chính nhân thân người chọn lựa cũng đã có sẵn một hậu quả khó tránh, huống nữa đem quan điểm sai lầm, biên kiến để dẫn dắt đồ chúng, miệng hố tội trọng đang kề bên sinh thân, liền sau đó, thân xác còn mang căn bệnh tương ứng với những lời dạy dỗ thiếu chính đáng. Bệnh tật là quả của nhân quá khứ, không thể nhìn bệnh lý mà xác quyết là hậu quả của việc sai lầm trong việc truyền bá giáo lý hay pháp hành; nhưng đôi khi, thay vì quả báo quá khứ chưa trổ, duyên hiện hành hỗ trợ thì quả sớm phát sanh. Nhân quả trùng trùng duyên khởi khó mà phân minh. Có những bệnh nan ý có thể khỏi hẳn mà không ngờ, do bệnh nhân đã thay đổi cách sống, hành xử thiện duyên quá nhiều và tư tưởng trong sáng, hướng thiện, lòng từ  thông qua hành động trợ giúp chúng sanh. Cũng không thiếu bệnh nhân, thay vì một thời gian lâu mới chết,lại đột tử không ngờ.Những bệnh như thế, có thể nhân quá khứ thuộc loại vô ký hoặc tác ý vô tâm.

Theo  nhà Phật, "Nhất thiết duy tâm tạo". tướng học cũng từng nói: - tướng tự tâm sinh, tướng tùng tâm diệt. Một tâm hồn đẹp, trong sáng, hiền lành đều có một gương mặt dễ nhìn, người độc ác nham hiểm, hiện tướng đáng sợ. Chính những nguyên nhân từ tâm niệm mà  có câu: "tội từ tâm khởi do tâm sám". Nhưng mấy ai ý thức bệnh mình đang thọ lãnh do hậu quả của tư tưởng nào đó có sức mạnh tác động để hạt giống phát triển nhanh.Cuộc sống luôn gặp trắc trở, hoạn nạn cũng là hiện báo của nhân quá khứ, có người bảo do thiếu phước, điều nầy khó xác định, vì có phước mới được thân người, đã có phước mới được thân gười, tại sao gặp tai họa bảo do thiếu phước? Phước có nhiều loại, thì nghiệp cũng có nhiều dạng; trong phước có họa, trong họa có phước, trùng trùng duyên khởi, khó mà có một thống kê tổng quát để kết luận một hiện tượng Trong cộng nghiệp vẫn có biệt nghiệp. Xã hội ngày nay lan nhanh mầm mống bệnh ung thư, nhưng không phải tất cả đều chịu chung số phận như nhau. có người đau đớn quằn quại trước khi chết, cũng có người ra đi êm nhẹ, và một số ít người được khỏi hẳn hoặc virus không phát tác.Cũng có một tín đồ Phật giáo, khi phát hiện ung thư, không thiết đến thuốc men, tình nguyện ăn chay, sống đời lương thiện, bố thí phóng sanh, tâm hồn an lạc thanh thản, gốc ung thư tự nhiên tiêu hủy.

Cũng có người theo sự hướng dẫn của tôn giáo phải ăn năn, sám hối, thành khẩn ngăn chừa thói hư tật xấu, giúp đỡ tha nhân. Mỗi tôn giáo có một phương cách sám hối khác nhau, nhưng mục đích giúp người có tội cảm thấy nhẹ nhàn, trút gánh nặng khỏi nội tâm, hướng đến việc thánh thiện để không còn tái phạm. Đây không chỉ là thủ tục thuộc lĩnh vực tôn giáo mà là điều căn bản cho những tín giả có một căn cơ cần đến tha lực. Ta tạm duyệt qua một số nghi thức của vài tôn giáo về cách sám hối, ăn năn như:

Mỗi tôn giáo đều có một phương pháp sám hối tội chướng quá khứ và ngăn ngừa tội lỗi trong hiện tại và tương lai, ví dụ Kito giáo quan niệm về việc xưng tội, mặc dù tội Tổ tông đã được xóa trong lúc rửa tội, còn lại,vì trong cuộc sống không ai không phạm tội, vì thế, việc xưng tội không chỉ đơn giản trình bày tội lỗi của mình mong cha cố lắng nghe và tha thứ; thật ra Linh mục giải tội không có quyền xóa tội mà chỉ là người lắng nghe và hướng dẫn hối nhân sống đúng luật giáo hội các điều răn của Chúa. Vì vậy, khi xưng tội, muốn được tha thứ, hối nhân phải:

1. Xưng tội - Xét mình: Phải xét các tội trong tư tưởng, lời nói, việc làm và những điều thiếu sót, căn cứ vào 10 điều răn của Thiên Chúa:

 

thứ nhât:  thờ phượng một Đưc Chúa Trời và kính mến Người trên hêt mọi sự.

thứ hai :    chớ kêu tên Đưc Chúa Trời vô cớ.

thứ ba :     giữ ngày Chúa Nhật.

thứ bốn :   thảo kính cha mẹ.

thứ năm :  chớ giêt người.

thứ sáu :    chớ làm sự dâm dục.

thứ bảy :   chớ lấy của người.

thứ tám :   chớ làm chứng dối.

thứ chín :  chớ muốn vợ chồng người.

thứ mười:  chớ tham của người.

 

Và 6 điều răn của Hội Thánh:

thứ nhât:   dự Lễ ngày Chúa nhật cùng các ngày lễ buộc.

thứ hai :    chớ làm việc xác ngày Chúa nhật cùng các ngày lễ buộc.

thứ ba :     xưng tội trong một năm it là một lần.

thứ bốn :   chịu Mình Thánh Đức Chúa Giêsu trong mùa Phục Sinh.

thứ năm :  giữ chay những ngày Hội thánh buộc.

thứ sáu :    kiêng thịt ngày Thứ sáu, cùng những ngày Hội Thánh dạy.

 

 

2.  Ăn năn tội:  Sau khi xét các tội đã phạm, hối nhân phải có lòng ăn năn, chê ghét các tội, vì tội xúc phạm đến Thiên Chúa là Đấng vô cùng tốt lành.

 

3. Quyết chí chừa tội:  Đã ăn năn, hối nhân còn phải thật lòng xa lánh tội, không phạm các tội đã phạm và các tội hối nhân chưa phạm bao giờ, nghĩa là, không như cái hiều của một số người bảo là: - cứ làm tội rồi đến  xưng tội với cha là xong, tiếp tục phạm tội khác...

Phát lồ còn gọi là phát lộ, nghĩa là trình bày rõ tội lỗi mình đã phạm, không dám che giấu.Dứt tội cũ, không tạo tội mới.Trình bày với ai? đối thú trước chư Tăng hoặc với người mà mình tôn kính, lúc lâm chung, có thể phát lộ với người thân cận mình để tâm hồn nhẹ nhàng cho thần thức ra đi.

Sám hối - theo định nghĩa của tự điển Phật Quang là: "ăn năn tội lỗi, xin được tha thứ". "Sám" nói cho đủ là Sám ma, có nghĩa là "nhẫn", tức cầu xin người khác tha tội. "Hối" là ăn năn hối hận  tội lỗi mình đã gây ra trong hiện tại cũng như trong quá khứ, nay đối trước Phật, Bồ Tát, sư trưởng, đại chúng nói ra hết, không giấu diếm, cầu mong đạt mục đích diệt tội.

Về phương pháp và tính chất sám hối được chia nhiều loại:

1.hai loại sám hối: - chế giáo sám và hóa giáo sám.

2. ba loại sám là: -tác pháp sám hối - thủ tướng sám hối - vô sinh sám hối.

3.năm loại sám là: - không chê bai Tam bảo cho đến tu lục niệm - hiếu dưỡng cha mẹ, cung kính sư trưởng - dùng chính pháp trị nước , khiến cho lòng người chân thật  ngay thẳng - vào 6 ngày trai không được giết hại - tin nhân quả, tin đạo nhất thực, tin Phật bất diệt.

4. Lục căn sám hối: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý.

Ngoài ra trong Vãng sanh lễ tán có nêu 3 pháp sám hối Quảng, yếu, lược: -yếu sám hối - quảng sám hối - lược sám hối.

Có người chưa hiểu tầm quan trọng việc tự sám, cho rằng, có tội khỏi cần  xưng tội với ai, không cần đối thú phát lồ, không ai có quyền tha tội  của mình, nhất là tội đó không phạm đối với người mình xưng. Nếu tự sám rồi ỷ lại tiếp tục sai phạm thì chả ai biết....

Ăn năn. theo tư diển tiếng Việt, ăn năn là cảm thấy đau xót, day dứt trong lòng về lỗi lầm của mình.

Tóm lại, rất nhiều cách tự hối lỗi, tự thống hối những sai phạm từ tâm niệm đến hành động, nhưng người thường không thấy mức độ trầm trọng của việc sai phạm nên tiếp tục hành xử theo bản năng. Là những Tôn giáo có khuynh hướng tâm linh, việc cải hoán tâm thức và chuyển hóa nghiệp thức là điều rất quan trọng.

Ví dụ, ai đó làm mình bực tức, hoặc nhục mạ, hoặc  vô tình xúc phạm, ta không dám bộc lộ sự bất mãn, trong tâm muốn cho kẻ đó gặp tai nạn, gặp rắc rối...vô tình tự ta gieo hạt giống ác trong tâm thức. Hạt giống bất thiện là hạt giống có sẵn trong tâm nhiều người, chưa có dịp bộc lộ, lâu ngày chày tháng cứ tiếp tục gieo thêm ác ý, có ngày sẽ phát ra hành động, lời nói, mà mình không kiểm soát được, sẽ biến mình thành kẻ ác.Tội không chỉ do hành động mà còn do ý tưởng và từ lời nói.Cũng thế, mình đứng góc độ bảo thủ, chỉ thấy pháp hành của mình là đúng, vội phê phán pháp khác là sai, chắc gì nghĩ như thế đã không phạm phải lỗi lầm sai lạc?

Chư Tổ  của Bắc truyền, rất giữ kẽ trong tứ oai nghi, luôn thúc liễm thân tâm từng giờ khắc. Cố Hòa Thượng T. Trí Thủ, mỗi khuya đều lạy sám hối. Một số đạo trang được hướng dẫn lạy Hồng danh; nhưng không khai trí cho đạo chúng ý nghĩa lạy Hồng danh, đôi khi biến thành hành động trả bài vô nghĩa.

Ngày xưa, Tổ Sư Thế Thân  sinh ra trong một gia đình Bà-la-môn, Sư học giáo lí Tiểu thừa  và soạn bộ A-tì-đạt-ma-câu-xá luận. Sau đó, Sư đi du phương và danh tiếng của Sư là một nhà biện luận xuất chúng vang dội. Khi gặp Vô Trước được người anh giảng giải giáo lí Đại thừa, Sư bỗng nhiên tỉnh ngộ, bắt đầu say mê nghiên cứu Đại thừa và viết luận về kinh điển hệ Đại. Sau khi nghe hết các bộ kinh và luận Đại Thừa đó, Thế Thân nhận ra Phật Giáo Đại Thừa thật ra rất thâm sâu cả về lý thuyết lẫn thực hành, chứ không phải chỉ lý thuyết suông như ngài hằng nghĩ trước kia. Hối hận vì xưa kia đã phỉ báng Đại Thừa, ngài muốn cắt lưỡi tự tử. Các đệ tử của Vô Trước vội khuyên can và khẩn thiết yêu cầu ngài tới thăm Vô Trước Thế Thân trở về Bá Lộ Sa gặp Vô Trước và trong cuộc đàm luận với người anh về Phật Giáo Đại Thừa, ngài đã nắm được các yếu chỉ của giáo lý Đại Thừa. Vô Trước khuyên Thế Thân không nên tự tử mà nên dùng tài uyên bác của mình để quảng bá giáo lý Đại Thừa hầu chuộc lại lỗi lầm phỉ báng Đại Thừa khi xưa. Từ đó về sau, Thế Thân chỉ chuyên tu trì, nghiên cứu, hoằng dương và trước tác các luận giải thuộc Đại Thừa mà thôi. Ngài trước tác trên 500 luận giải Đại Thừa, trong đó có các luận giải sau:

1. Chú giải về Trung Biên Phân Biệt Luận 
2. Duy Thức Nhị Thập Tụng và chú giải 
3. Đại Thừa Bách Pháp Minh Môn Luận 
4. Duy Thức Tam Thập Tụng 
5. Tam Tự Tánh 
6. Phật Tánh Luận.

Như vậy, hoán cải, sám hốii, ăn năn có nhiều cách, hoặc tự thân làm điều tốt, hoặc tự tâm thống hối ăn năn, hoặc giúp mọi người hướng về nẽo thiện.,Hoặc thiền định chuyển hóa nghiệp thức...

Tôn giáo là  nền giáo dục chuyển hóa cái ác của con người thành hạt giống thánh thiện, Mỗi tôn giáo có một phương cách hướng dẫn hóa giải khác nhau, ngoại trừ Tôn giáo không hướng đến tâm linh, đó là những đức tin mang tính xã hội, mang tính chính trị thì tập nhiễm nhiều tính ác mang tính cạnh tranh, oán thù chất chồng mà họ cho đó là thành quả, biến tín đồ thành những chiến binh thành đạt cho mục đích.

Trên thế giới có nhiều Tôn giáo, những Tôn giáo được biết nhiều là Phật giáo, Ki tô giáo, Tin Lành giáo, Hòa Hảo, Cao Đài,..là những Tôn giáo có khuynh hướng hướng thiện, mỗi Tôn giáo có mức độ thiên hướng tâm linh khác nhau. Tôn giáo Thần học thì hướng về đấng sáng tạo. Tôn giáo nhân bản thì hướng nội, hải đảo tự thân là đich để chuyển hóa nghiệp thức, thăng hoa tâm thức. Ngoài ra, một số trường phái không nhất thiết là Tôn giáo, như Yoga, Lão giáo và các hệ phái tại Ấn độ dùng Thiền định để nâng tâm thức vào cỏi siêu thức.Trong quá trình chuyển hóa tâm thức, tất cả những chủng tử Thiện và bất Thiện đều loại khỏi tâm thức. Tập trung năng lượng  dưỡng trí khai huệ thoát khỏi càn khôn vũ trụ; có nghĩa dùng chấn động lực nội thể để hòa hợp với năng lượng dương của chấn động lực vũ trụ siêu thoát khỏi âm lực của bao phủ chung quanh cuộc sống.

Tóm lại, muốn thoát khỏi nghiệp lực quá khứ và hiện tại, cần chọn pháp hành để sám hối, ăn năn, phát lồ..như trút bỏ gánh nặng trên đạo lộ tâm linh giải thoát.Sau đó mới chọn một pháp môn thích hợp căn cơ để tu tập.

 

MINH MẪN

31/10/2016

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
28/07/2012(Xem: 13988)
Cái gọi là Đường Lưỡi Bò Nghe thật lạ, không vô Cũng không phải dưới đất chui lên Cũng không phải trên trời rớt xuống...
28/07/2012(Xem: 14452)
Biển Đông dậy sóng Đang đe dọa Việt Nam cùng Đông Nam Á Đường Lưỡi Bò là lưỡi hái xâm lăng...
19/07/2012(Xem: 5191)
Chính nghiệp lực là nguyên nhân của sự phân chia các loài, các loại người và loại vật. Không nên so sánh con người và con vật. Tuy nhiên một điều dễ nhận thấy, là rất nhiều con vật được sống sạch sẽ và tươm tất hơn một số con người, lại cũng có số người sống không bằng kiếp vật. Do vậy tình thương của Đức Phật như dòng nước tràn về miền sa mạc, những chỗ thấp có thể ví như con người nước thấm trước hết, sau đó [nước từ bi] tràn lên và thấm nhuần hết thảy những chỗ nhô cao hơn (được ví như cõi vật và các loài khác).
15/07/2012(Xem: 6660)
Trong tạp chí Văn Hóa Phật Giáo số đặc biệt 144 - 145, ra ngày 1-1-2012, có đăng bài viết Cá nghe kinh của tác giả Trần Kiêm Đoàn, một bài viết có nhiều điểm liên quan đến vấn đề phiên dịch kinh điển. Với vai trò của một nhà nghiên cứu, dịch thuật kinh điển Phật giáo trong nhiều năm, tác giả Đào Nguyên đã nhận thấy bài viết Cá nghe kinh của tác giả Trần Kiêm Đoàn có một số điểm cẩn phải trao đổi. Nhân đây, xin trân trọng giới thiệu bài viết của tác giả Đào Nguyên đến quý bạn đọc.
10/07/2012(Xem: 5125)
Từ lâu, khi viết về các vương quốc ở Ấn Độ thời Phật, các học giả đã chú ý đến các yếu tố “dân chủ”trong chế độ các nưóc ấy. Tôi đọc, nhưng thú thực không hào hứng mấy, cứ nghĩ chuyện ấy đã thuộc quá khứ xa xăm. Lý thuyết mà không có thực tế diễn ra trước mắt thì chỉ thỏa mãn được cái đầu, không làm rung động trái tim. Máu tôi chỉ thực sự nóng lên từ khi tôi theo dõi cuộc tranh đấu cho dân chủ của bà Aung San Suu Kyi và sau đó tìm đọc những tác phẩm của bà. Bà đã làm sống lại lý thuyết, bà thở với lời Phật, tranh đấu với hồn Phật.
02/07/2012(Xem: 6604)
Cách đây khoảng 20 năm, phong trào học thiền Nhân Điện xuất hiện trong cộng đồng người Việt ở Mỹ rồi một thời gian sau đó truyền về Việt Nam mà người khởi đầu là ông Lương Minh Đáng, một người Việt di cư đến Mỹ năm 1985. Những người theo học được ông hoặc các người phụ tá giảng dạy khai mở luân xa, rồi sau đó có thể tự chữa lành bệnh cho mình và cho tha nhân, kể cả các căn bệnh như ung thư và tim mạch và có khả năng chữa bệnh cho bệnh nhân ở xa qua việc truyền nhân điện bằng điện thoại.
14/05/2012(Xem: 10158)
Đa số tiểu bang của Hoa Kỳ, hôn nhân vẫn được định nghĩa theo hiến pháp qui định là sự kết hợp giữa một người nam và một người nữ. Tính cho đến tháng 5 năm 2012, chỉ có sáu tiểu bang (Connecticut, Iowa, Massachusetts, Vermont, New York và New Hampshire), và thủ đô Washington DC, đã chấp thuận hôn nhân đồng tính (giữa một người nam với một người nam hoặc giữa một người nữ với một người nữ).
12/04/2012(Xem: 4561)
Bài viết này không đưa ra một đề xuất nào, đối với bất kỳ cơ quan nào, mà chỉ thử dự đoán những gì sẽ xảy ra nếu hiện tượng Duy Tuệ vẫn tiếp tục diễn biến. Việc dự đoán như sẽ được trình bày dưới đây là không mấy khó khăn khi căn cứ trên những gì đã diễn ra, với giấy trắng mực đen, rành rành trên những trang của quyển sách có nhan đề ““Ta là ai?” Thông tỏ sự hiều lầm sau hàng ngàn năm” (sau đây gọi tắt là “Ta là ai?”).
22/03/2012(Xem: 4703)
Những bức hình giúp bạn nhận ra triết lý cuộc sống.
19/03/2012(Xem: 6047)
*Chánh Pháp thời kỳ: là sau Phật diệt độ, mới bắt đầu 500 năm Chánh pháp.( Theo luận Tỳ bà sa Q18. Vì độ cho Nữ giới xuất gia, nên Chánh Pháp bị giảm còn 500) Chánh pháp, có nghĩa là ‘Chứng Pháp’. Thời kỳ này có pháp, có người tu, và có người chứng được pháp đã tu. Có đủ Giáo Hạnh. Chánh pháp tồn tại 500 năm, hết 500 năm là qua thời tượng pháp. *Tượng Pháp thời kỳ: , là sau Chánh pháp, Tượng pháp tồn tại được 1000 năm. Tượng có nghĩa là ‘vẫn giống’ như Chánh pháp, có giáo, có hạnh,có pháp để tu, nhưng ít người chứng ngộ. Hết 1000 năm Tượng-pháp, là vào thời kỳ mạt pháp. *Mạt Pháp thời kỳ : Là thời khởi đầu chuyển thành ‘vi mạt’, Pháp mạt tồn tại Mười Ngàn Năm (10.000). Chỉ có Giáo mà không còn Hạnh! Tệ hơn, nhỏ bé hơn, thời kỳ của hao mòn, teo tóp, suy vi, chánh tà lẫn lộn. Ngày nay, Tuợng pháp hết đã lâu. Mạt Pháp cũng đã trôi qua 1051 năm rồi, nhưng còn kéo dài 8.949 năm nữa thì “Mạt Pháp” chấm dứt.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]