Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Lại thêm một trí thức ngày nay trong xã hội Việt Nam

07/10/201612:32(Xem: 4463)
Lại thêm một trí thức ngày nay trong xã hội Việt Nam

 ducphatthichca



LẠI THÊM MỘT
TRÍ THỨC NGÀY NAY TRONG XÃ HỘI
VIỆT NAM



Một giảng viên Đại học luật ở Hà nội, đứng lớp dạy cho sinh viên về các tôn giáo như: Phật giáo, Thiên chúa Giáo, Nho giáo, Đạo giáo, Bà La Môn, Đạo Hòa Hảo, Cao đài...không tôn giáo nào trúng hoàn toàn.

Phật giáo truyên vào Việt Nam vào thế kỷ thứ ba trước công nguyên theo truyện "Nhất Dạ Trạch" trong tập Lĩnh Nam trích quái kể lại việc Chử Đồng Tử được học đạo Phật với một nhà sư tên là Phật Quang.  Như vậy  chùa Dâu Bắc Ninh không phải là điểm khởi đầu đạo Phật được truyền nhập như bà giảng viên dạy cho sinh viên, mà là trung tâm Luy Lâu, nơi mà Phật giáo đã phát triển vào đầu công nguyên, tức sau 300 năm khi đạo Phật đã sanh sôi nẩy nở. Thế mà bà cho là ba tông phái của đạo Phật du nhập vào Việt Nam vào thời Bắc thuộc.( sử sách xác định Phật giáo truyền vào Việt Nam trước Trung hoa).

Riêng về Phật giáo, bà ta sai lầm những điều cơ bản như Bồ Đề Đạt Ma, Di Đà, Quan Âm, các tông phái như Tịnh Độ tông, Mật tông,Duy thức tông, Thiền tông...

Ba ta nói: -Bồ Đề Dạt Ma từ Ấn sang Trung quốc thành lập các tông phái như Thiền tông, Tịnh độ tông, Mật tông, Duy thức tông, Pháp tướng tông...

Truyền thuyết về Bồ Đề Đạt Ma, rất ít sử liệu chính xác, theo Trung quốc, ngài là con thứ ba của vua Pallava Tamil, từ Kanchipuram đến Trung hoa vào  triều đại Lưu Tống (420-479) hoặc vào đời nhà Lương (502-557).  Nhật thì bảo ngài đến từ nước Ba Tư. Ngài sáng lập Thiền tông, tổ đời thứ 28 kể từ Tổ Ca Diếp, sau khi Phật nhập diệt.

Truyền sử là như thế, nhưng bà giảng viên cho là ngài từ Ấn sang Trung quốc vào thế kỷ thứ 6 để thành lập Thiền tông, Tịnh độ tông, Mật tông, Duy thức tông, Pháp tướng tông...

Về Thiền tông, theo bà, là dành cho tầng lớp trí thức, còn Tịnh độ do một ông cai quản gọi là ông Di Đà, chỉ để giới lao động bình dân, siêng đi chùa và cầu khẩn hy vọng sẽ được sự giúp đỡ của ông ấy đón về cõi Niết Bàn.Điều đáng nói là bà cho rằng :-"ông Di Đà còn gọi là Quán thế Âm" (nói đến đây, có một sinh viên phản đối, bảo rằng hai vị nầy khác nhau).

Lịch sử, ai từng học hỏi giáo lý nhà Phật, cũng phải biết : - đức Di Đà là vị vua tên là Thế Nhiêu sau khi nghe đức Thế Gian Tự Tại Vương Như Lai thuyết pháp thì lập tức giác ngộ và từ bỏ ngai vàng mà đi theo đức Phật để quy y pháp danh là Pháp Tạng, sau đã thành Phật hiệu là A Di Đà trong các chùa được thờ chung với A-di-đà là hai Bồ Tát, đó là Quán Thế Âm đứng bên trái và Đại Thế Chí , đứng bên phải. Cũng có thuyết:

Phật A Di Đà, kiếp trước là con của Đức Đại Thông Trí Thắng Như Lai. Ngài nhờ công đức thường giảng kinh Pháp Hoa cho chúng sinh nghe, nên thành Phật hiệu là A Di Đà, ở cõi Tây phương Cực lạc.A Di Đà là dịch âm chữ Amita. Hán dịch nghĩa là Vô lượng Thọ và Vô lượngQuang. Vô lượng Thọ nghĩa là tuổi sống lâu không có số lượng; Vô lượng Quang, là Ngài có hào quang sáng suốt không lường.

Kinh Quán Phật Tam - Muội - Hải chép:"Đời quá khứ Ngài làm Tỳ kheo, chăm

lòng kính lễ quán tưởng tướng lông mày trắng của Đức Phật Không Vương, nên được thọ ký là Phật hiệu là A Di Đà".

 Kinh Bi Hoa chép:Đời quá khứ hằng hà sa kiếp trước, Ngài là vua Chuyển Luân tên là Vô Tránh Niệm. Ngài có một quan Đại thần tên là Bảo Hải, rất giàu lòng tín ngưỡng. Một hôm vua nghe Đức Phật Bảo Tạng đến thuyết pháp tại vườn Diêm Phù ở gần bên thành, Ngài với quan Đại thần Bảo Hải liền đến nghe và rất hài lòng. Vua phát tâm thỉnh Phật và đại chúng vào vương cung cúng dường trọn ba tháng để cầu phúc báu.Đức Phật khuyên vua nên phát Bồ đề tâm cầu đạo Vô thượng chánh đẳng chánh giác.

Khi đó Đức Phật Bảo Tạng liền phóng hào quang sáng ngời, soi khắp cả thế giới của như Phật mười phương, cho chúng hội đồng thấy. Bảo Hải đại thần liền tâu với vua Vô Tránh Niêm: "Nay Bệ hạ nhờ oai thần của Phật, được thấy các thế giới, vậy Bệ hạ muốn cầu lấy thế giới nào?".

Vua đảnh lễ Phật, quỳ gối chắp tay phát lời đại nguyện, cầu xin sau khi tu hành thành Phật, quốc độ và nhân dân của Ngài, đều được trang nghiêm thanh tịnh. Do nhân duyên ấy, sau Ngài thành Phật hiệu là A Di Đà ở cõi Tây phương Cực lạc.

Phật Thích Ca nói:

"Đời quá khứ lâu xa, cách hơn 10 kiếp, có một nước tên là Diệu Hỷ, vua cha là Nguyệt Thượng Luân Vương, mẹ là Thù Thắng Diệu Nhan. Vương hậu sanh ra ba người con: người con trưởng là Nhật Nguyệt Minh, người con thứ hai là Kiều Thi Ca, người con thứ ba là Nhật Đế Chúng. Khi ấy có Đức Phật ra đời hiệu là Thế Tự Tại Vương Như Lai. Kiều Thi Ca bỏ ngôi vinh quí theo Phật Thế Tự Tại xuất gia, thọ Kỳ kheo giới, Phật cho hiệu là Pháp Tạng Tỳ kheo. Ngài Pháp Tạng đối trước Phật, pháp 48 lời nguyện rộng lớn, độ khắp tất cả mười phương chúng sanh; nếu có một nguyện nào chẳng viên mãn, thì Ngài thề chẳng thành Phật. Khi ấy chư thiên rải hoa, tán thán, quả đất rúng động, giữa không trung có tiếng khen rằng:

"Pháp Tạng quyết định sẽ thành Phật hiệu là A Di Đà".

Như thế, chúng ta biết rằng, Đức Phật A Di Đà tiền thân là Thái tử Kiều Thi Ca, bỏ ngôi sang, xuất gia tu chứng thành quả Phật là A Di Đà.

 

Kinh Diệu Pháp Liên Hoa ở phẩm thí dụ, hóa thành có chép:"Đức Phật A Di Đà,kiếp trước là con của Đức Đại Thông Trí Thắng Như Lai. Ngài nhờ công

đức thường giảng kinh Pháp Hoa cho chúng sinh nghe, nên thành Phật hiệu là A Di

Đà, nơi cõi Tây phương Cực lạc".

Như thế, trãi qua vô số kiếp gieo duyên Phật pháp, ngài đã đạt thành ý nguyện lập cỏi Tịnh độ có đức Quan Âm và Đại Thế chí hầu cận hộ pháp, làm sao mà ngài vừa là Di Đà, vùa là Quán thế Âm như bà giảng viên Luật xác quyết như thế.

Riêng các tông phái, bà bảo Bồ Đề Đạt Ma thành lập nhiều tông như Thiền, Tịnh, Mật, Pháp tướng, Duy thức tông...

Thiền tông đã đành, Tịnh độ tông như đã nói ở trên, còn Mật tông bà cho là  kèm theo bùa chú, người chết gặp giờ chết xấu được  nhà chùa giải hạn, chùa ấy gọi là chùa Mật tông. Bà nói tiếp: - Thiền , Mật hay Tịnh đều có yếu tố mê tín dị đoan, vì người dân vốn ưa chuộng mê tín dị đoan. có yếu tố nầy thì sẽ được đông đảo thí chủ. và bây giờ đi chùa cũng là nghề kinh doanh. Giảng viên trí thức phán một câu chắc nịch như đinh đóng cột thế, có nghĩa toàn bộ Phật giáo là nghề kinh doanh???

Về Duy thức tông: Đây là một trong hai trường phái chính của Phật giáo Đại thừa do Đại sư Vô Trước và Thế Thân  sáng lập. Tương truyền rằng, chính Ứng thân của Bồ Tát Di-lặc khởi xướng trường phái này ở thế kỉ thứ 4 sau Công nguyên.Không có chứng liệu nào cho thấy Bồ Đề Đạt Ma sáng lập hay truyền bá Duy Thức - Pháp tướng tông như bà giảng viên đại học Luật truyền đạt cho sinh viên.

Bà bảo rằng ông Di Đà cai quản cỏi Tịnh Độ. Thật ra, Tịnh độ có nhiều cảnh giới chứ không riêng cỏi Cực lạc của đức Di Đà. Tịnh độ phía Đông là cõi Phật Dược Sư, có Tịnh độ  được gọi là Điều hỉ quốc  của Phật Bất Động . Phía Nam là Tịnh độ của Phật Bảo Sinh, phía Bắc là Tịnh độ của Phật Cổ Âm. Vị Phật tương lai  là vị đang giáo hoá ở cõi Đâu-suất sẽ tạo một Tịnh độ mới.Tự tánh của Tịnh độ là:- "Tịnh kỳ tâm, độ  kỳ thân".

Lão giáo, theo bà, có hai nhánh, một là phù thủy, hai là Tiên đạo. Phù thủy chuyên đồng bóng. Tiên đạo chuyên luyện linh đan cầu trường sanh bất tử, bà dẫn chứng An Kỳ Sinh đã đến núi Yên tử tu luyện tại đó.

Việc truyền nhập Thiên chúa giáo đã hơn 5 thế kỷ, nhưng bà giảng viên  xác định chỉ 4 thế kỷ; có nhiều thuyết khác nhau về sự có mặt của các Linh mục giòng Tên, Phan xi cô, đầu thế kỷ thứ 16, tại Ninh Cường đã có bàn chân các L.M dòng Đa Minh đến.Từ thế kỷ 17 trở lại, việc truyền giáo của của Kito khá ồ ạt.

 Tin Lành thường được dùng để chỉ một cộng đồng các giáo hội khởi phát từ cuộc cải cách tôn giáo bắt đầu vào thế kỷ 16 bởi Martin Luther. Là tu sĩ Dòng Augustine, mục tiêu ban đầu của Luther là kêu gọi cải cách từ bên trong Giáo hội Công giáo Rôma, không riêng Martin Luther, tại Âu châu cũng có nhiều người đồng quan điểm với Luther, tách ra khỏi  tổ chức Roma nên được gọi là Kháng cách giáo hay Tân giáo, Phản thệ giáo. Cơ Đốc giáo là từ gọi chung cho Tin lành, Công giáo Roma, Chính thống giáo Đông , Như thế Cơ đốc không phải là một nhánh trong ba nhánh thuộc Thần giáo như bà giảng viên nói. Bà còn nói Thiên chúa giáo là tôn giáo của giai cấp phong kiến và Tin lành thuộc giai cấp Tư sản.

Phật giáo, Khổng giáo, Lão giáo, Cơ đốc giáo, Bà La Môn giáo ..đều được bà gọi chung là ngoại lai, riêng Phật giáo Hòa Hảo do đức Thầy khai đạo vào ngày 18/5/1939 chứ không phải 1930 , bà nói: nó kết hợp bởi Phật giáo và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên.

Những tôn giáo được bà liệt kê, ít nhiều đều không tránh khỏi sai sót. Phật giáo mà ngày nay giới trẻ ít nhiều được biết, thế mà bà còn dám nói  "ông Di Đà cũng là Quan thế Âm", bị một học sinh phản bác, bà vẫn tiếp tục truyền đạt kiên thức "ăn xổi ở thì" như thế, thế hệ trí thức tương lai sẽ hiểu Tôn giáo như thế nào?
Chưa hết, để kết thúc phần giảng về Phật giáo cô đã nói "và bây giờ đi chùa đã thành một nghề kinh doanh", câu nói này là một sự quy chụp theo ý nghĩ chủ quan của cô giáo, một điều tối kỵ trong nguyên tắc đứng lớp.

Những trí thức hiện nay được phát hiện cái hiểu về Tôn giáo quá hời hợt như thế, được đào tạo từ đâu? Mong rằng, ngành sư phạm cũng như viện nghiên cứu tôn giáo giúp cho các nhà trí thức hiểu đúng về các Tôn giao về lịch sử cũng như giáo lý trước khi đứng trên bục giảng và đứng trước đài truyền hình khi được phỏng vấn.

MINH MẪN

06/10/2016

 

 

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
24/01/2017(Xem: 7829)
Sáng nay, Jan. 8.2017, tình cờ tôi đọc được trên Google bài [ Sách “Trương Vĩnh Ký, nỗi oan thế kỷ” bị cấm ra mắt tại Đường sách ...] (b). Quý vị có thể đọc thêm cuốn “Trương Vĩnh Ký, nỗi oan thế kỷ”, tác giả là ông Nguyễn Đình Đầu, người viết cẩu thả vô trách nhiệm, mà tôi đã từng biết qua một số bài ông ta viết về Đắc Lộ, Nguyễn Trường Tộ….trước đây. Nay lại được Giáo sư Sử học Phan Huy Lê (5.7.2016) trong Lời Giới Thiệu cuốn sách mới của ông Nguyễn Đình Đầu, đã thăng ông ta lên hàng “Học Giả”. thay vì cẩu thả vô trách nhiệm. Đó cũng là chuyện lạ của “Thế kỷ” nầy và của một Gs sử học có tên quen thuộc.
22/12/2016(Xem: 24487)
Tất cả chúng ta đều biết rằng lời Phật dạy trong 45 năm, sau khi Ngài đắc đạo dưới cội cây Bồ Đề tại Gaya ở Ấn Độ, đã để lại cho chúng ta một gia tài tâm linh đồ sộ qua khẩu truyền cũng như bằng văn tự. Kể từ đó đến nay, con Người vĩ đại ấy và giáo lý thậm thâm vi diệu của Ngài đã vượt ra khỏi không gian của xứ Ấn và thời gian trải dài suốt 26 thế kỷ từ Á sang Âu, từ Âu sang Mỹ, từ Mỹ sang Úc, Phi Châu v.v… Như vậy đủ để cho chúng ta thấy rằng giáo lý ấy đã khế hợp với căn cơ của mọi người, dầu tu theo truyền thống Nam truyền hay Bắc truyền và ngay cả Kim Cang Thừa đi nữa cũng là những cổ xe đang chuyên chở mọi người đi đến con đường giải thoát của sanh tử luân hồi.
14/12/2016(Xem: 4261)
Việc xử lý như thế cũng hợp tình hợp lý. Đây là lần đầu tiên GH có cách xử lý nghiêm túc, nhưng lại nghiêm túc đối với một tu sĩ vô danh, trong khi còn rất nhiều vụ nổi bậc không kém, một clip đưa hình ảnh tu sĩ mặc áo hậu vàng, tay cầm micro, tay cầm ly rượu hát chung thỉnh thoảng va chạm với cô gái, cũng có clip một vị mặc bộ đồ vàng ngắn hát bài"chim trắng mồ côi" lưu lại nhiều ưu tư cho quần chúng tín đồ, đến độ, mọi người cứ nghĩ - đó là hiện tượng như bao nhiêu hiện tượng xã hội, Phật giáo Việt Nam bây giờ là thế! Những năm trước, một tu si có pháp danh P.N cũng trình diễn nhạc phẩm của Trịnh Công Sơn trên diễn đàn công cộng tại Đà Lạt. Việc tu sĩ ngày nay có khuynh hướng âm nhạc không ít, nhưng phải xét đến nhiều khía cạnh để có thể chấp nhận, du di hay tuyệt cấm theo giáo luật.
14/12/2016(Xem: 4171)
Chuyện của thế gian, chuyện của ngoại đạo, người luôn tự nhận đang học đòi chánh pháp luôn biết phân biệt đúng sai, và nếu có hành động thì dùng chánh tri kiến Phật để quán tưởng. Nếu người đi trước có sai, kẻ hậu sinh ắt nhận ra ngay để còn biết tránh xa lối mòn ấy mà không giẫm bước thêm một lần thứ hai. Lòng tự trọng vẫn còn nguyên vẹn trong trái tim của một tầng lớp, chủng loại chúng sanh cao cấp có tư duy, còn biết đứng bằng hai chân.
03/11/2016(Xem: 4583)
Trên con đường tu tập, kể cả pháp hành Tôn giáo cũng như pháp hành tâm linh, "sám hối" là cách cơ bản giải quyết những sai phạm đã qua và ngăn ngừa sai quấy phạm phải sắp tới.Đôi khi, có người chọn cách "sám hối" làm pháp hành trì thường nhật để phát khởi lòng từ và thúc liễm thân tâm thường nhật.
03/11/2016(Xem: 3862)
Chỉ còn vài tháng nữa, bước qua 2017, là năm mà GHPGVN tổ chức Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ 8. BTS các Tỉnh Thành, quận Huyện đều tổ chức đại hội để hoàn chỉnh nhân sự trong nhiệm kỳ mới trước khi cử Đại biều ra Hà Nội tham dự. Thế nhưng, những năm gần đây, vấn đề bổ sung nhân sự tại một số địa phương từ cấp Tỉnh Thành đến quận huyện đều gặp phải một số vấn đề bất ổn. 1/ BTS cũ muốn lưu nhiệm nhân sự cũ. Một số BTS, tuy hàng giáo phẩm và chức sắc quá tuổi quy định, nhưng kinh nghiệm điều hành phật sự khá tốt, ngại lớp trẻ lên sẽ không đủ kinh nghiệm và không theo sự chỉ đạo cố vấn của các bậc thầy, nên không muốn thay đổi, cũng có thể không ngoài việc tham quyền cố vị.Từ đó, lục đục nội bộ không thể tránh khỏi.
15/10/2016(Xem: 5164)
Theo thống kê mới nhất của Tổ chức Di dân Quốc tế (IOM), mỗi năm, Việt Nam có trung bình hơn 100 ngàn người di cư và Việt Nam đang nằm trong top 10 quốc gia có số du học sinh nhiều nhất thế giới.
11/10/2016(Xem: 4126)
Trong cách nhìn của một bộ phận xã hội, có một thực tế ai cũng phải công nhận rằng giới tăng sĩ là những thành phần "đi tu" có lý do, buộc phải khổ hạnh, ép xác, vừa đáng kính vừa chừng mực chỉ để gật đầu chào qua đường; khác với cách nhìn và hiểu của những Phật tửng có cầu học là kính trọng vì là một trong ba ngôi báu do chính đức Phật truyền để lại. Như vậy có hai cách nhìn bài viết này xin được tạm gọi là cách nhìn thứ nhất và cách nhìn thứ hai.
27/09/2016(Xem: 16207)
Việc giải tỏa chùa Liên Trì vừa qua đã tạo nên những làn sóng trái chiều. Tuy sự việc đã rồi, cũng cần nêu lên những nhận định tương phản trong quần chúng để xã hội nắm được tính chất của vấn đề. Trên 10 năm nay, kế hoạch nhà nước xây dựng khu đô thị mới tại quận 2 đã gặp nhiều trở ngại đối với quần chúng và Tôn giáo. Quận 2 được thành lập ngày 01 tháng 4 năm 1997 trên cơ sở tách ra từ 05 xã Bình Trưng, Thạnh Mỹ Lợi, Cát Lái, An Khánh, An Phú thuộc huyện Thủ Đức theo Nghị định số 03/NĐ-CP ngày 06/01/1997 của Chính phủ. Quận 2 nằm ở phía Đông của thành phố Hồ Chí Minh, trên tả ngạn sông Sài Gòn.
22/09/2016(Xem: 5559)
NHẬN XÉT VỀ BÀI TRỞ VỀ ĐẠO PHẬT NGUYÊN CHẤT ĐỂ PHỤNG SỰ NHÂN SINH CỦA THƯỢNG TỌA Thích Nhật Từ (Trả lời vấn đáp trong mùa An cư tại Tịnh xá Trung Tâm, ngày 27/5/2014) Toàn Không (Tiếp theo)
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567