Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Hãy có lòng trân trọng khi kinh doanh lời Phật dạy

04/05/201606:19(Xem: 5078)
Hãy có lòng trân trọng khi kinh doanh lời Phật dạy



Từ khi phương thức bán hàng trực tuyến (online) ra đời đã giúp ích và hỗ trợ rất nhiều thời gian cho những ai muốn mua sắm mà không có điều kiện đến tận siêu thị hay cửa hàng chuyên dụng. Đây là cách bán hàng hiệu quả nhất trong thời đại công nghệ tiên tiến, do đó đã có rất nhiều trang mạng kinh doanh theo phương thức này thi nhau ra đời, đáp ứng như cầu mua sắm của nhiều tầng lớp người tiêu dùng.

Về phần mình, văn hóa phẩm hay những vật dụng thiết yếu khác của Phật giáo đã không nhanh nhạy nắm bắt đúng lúc và kịp thời phương thức hữu hiệu này, nhường chỗ trống cho các nơi khác khai thác triệt để. Không phải là không có, có nhưng như muối bỏ biển, nhỏ giọt. Còn lại thì có vẻ chủ quan, cũng có một chút tâm lý ỷ lại, đó là các cửa hàng gọi là “Văn hóa phẩm Phật giáo” nằm khép mình trong một góc sân chùa, phục vụ hạn hẹp những vị khách đi chùa của mình với vài ba món hàng cũng “ăn theo” căn bệnh chủ quan. Chuỗi hạt, áo tràng, hình Phật, có nơi bày bán luôn “Phật địa mẫu”, Ông Địa và các “Bà mẹ sanh”! Đó là những món hàng đủ nói lên tư duy, giá trị và khả năng kinh doanh của một nơi nào đó chăng?

Khi Phật giáo đã bỏ ngõ, nhường hết thị phần cho người khác, kinh doanh luôn những mặt hàng mà lẽ ra là của mình và chỉ có mình mới xứng đáng làm công việc đó, thì những sai sót và méo mó, nhất là các sản phẩm văn hóa, thì không thể kiểm soát được, đành chịu thua! Ở đây cần nên nhắc lại rằng trong kinh doanh, việc chúng ta (Phật giáo) liên kết với cơ sở khác để làm nên sản phẩm, cung ứng cho thị trường những thành quả chất lượng là điều đương nhiên. Nhưng những sai sót đã xảy ra trong thời gian vừa qua chứng tỏ Phật giáo chưa xem trọng các yếu tố kinh doanh này, tỏ ra lép vế trước đòi hỏi ngày càng cao của người tiêu dùng.

Nhớ lại vào nửa cuối thập niên 80 thế kỷ trước, các nhà sách- trước các phòng phát hành các chùa rất nhiều- đã thấy có xuất hiện “Mười bốn điều răn của Phật” được in trên vải lụa vàng rất đẹp, phía dưới có chữ ký và con dấu của cố Hòa Thượng Kim Cương Tử (ảnh 1). Ngày đó, tuy chúng tôi rất không mấy vừa lòng với từ “răn”in trên tựa đề nhưng vì là sản phẩm mang tính thuần túy Phật giáo tiên phong có mặt ngoài thị trường, đi đầu trong công cuộc đổi mới toàn diện của đất nước, nên rất cảm ơn đơn vị nào đấy đã in và phát hành.

hay co long tran trong khi kinh doanh loi phat day 4

Giờ đây, trên thị trường đã đầy dẫy những sản phẩm Phật giáo mà không cần sự tư vấn hay vào cuộc của Phật giáo, không hiểu đó là tín hiệu vui hay buồn, nhưng nếu có buồn thì trước hết chúng ta nên nén buồn mà vui vì chính các đơn vị ngoài xã hội biết kinh doanh, biết nắm bắt thị trường, thị hiếu công chúng giúp đưa hình ảnh Phật giáo đi vào cuộc đời một cách ngoạn mục. Vì vậy sẽ khó lòng mà trách cứ người ta nếu có sai sót về nội dung chuyển tải trên sản phẩm. Thí dụ bức tranh “Mười bốn điều răn dạy của đức Phật” (chất liệu gỗ MDF Malaysia-35x50x0,9cm do thegioitranh sản xuất) chúng tôi mua theo đơn hàng số 344689362 ngày 7/4/2016 của Lazada. Từ tựa đề cho tới câu chữ so với bản in lụa những năm 80 nói trên bị sửa rất nhiều, ngay cả tên tác giả, Hòa Thượng Kim Cương Tử- người có công dịch thuật cũng bị bỏ mất.


Khi các đơn vị kinh doanh nhận thấy nhu cầu đã được mở rộng từ sản phẩm “Những điều răn “ đó liền tìm tòi và nắm bắt được nội dung khác cũng thu hút không kém, đó là MƯỜI ĐIỀU TÂM NIỆM. Tưởng cũng nên nói thêm rằng đây là bản kinh được mang tên nguyên thủy Tâm Ảnh Lục (Luận Bảo Vương Tam Muội) trích ra từ trang 222-224 do Hòa Thượng Thích Trí Quang diễn dịch rất hay (ảnh đen trắng).

hay co long tran trong khi kinh doanh loi phat day 3
Sau nhiều lần dò tìm các trang có in sản phẩm này, dù đã bị cắt ra hai phần, phần mười điều tâm niệm và phần diễn giải phía sau. Tuy nhiên ở nơi bán là Lazada lại có sản phẩm bị lỗi. Cụ thể ở vế hai của câu thứ ba lẽ ra phải là “Vì không khúc mắc thì sở học không thấu đáo” lại in nhầm vế hai của câu thứ tư (ảnh 3 bản cắt). Các đơn vị khác thì lại có bản in đúng cũng cùng một sản phẩm (ảnh 4 bản hoàn chỉnh), cùng một nơi sản xuất nhưng chúng tôi đăng ký mua mà không có phản hồi đành quyết định mua của Lazada với hy vọng mỏng manh hàng giao sẽ chính xác hơn sau khi có email góp ý truớc với nơi bán hàng trực tuyến này. Đây là đơn hàng số 3454548892 ngày 27/4/2016. Và khi chúng tôi nhận hàng là chính bản in sai đó. Quá thất vọng và vẫn tiếp tục email góp ý, nhưng không lần nào được bộ phận kinh doanh của Lazada có hồi âm.


hay co long tran trong khi kinh doanh loi phat day 1
hay co long tran trong khi kinh doanh loi phat day 2
Xem lại bản gốc “Mười Điều Tâm Niệm” đen trắng trên, chúng ta thấy từ chữ, từ những dấu chấm phẩy rất ý tứ mang hàm xúc nhiều ý đẹp, khi in bán hàng kinh doanh không rõ có sự tư vấn của các cán bộ văn hóa PG (rất nhiều) hay không mà sửa đổi tùy tiện quá nhiều. Vì vậy đây có thể quy trách nhiệm cho ai để hạn chế bớt những sai sót không kém phần nguy hiểm này? Vì là lời Phật dạy việc diễn dịch và giảng giải phải chính xác và nghiêm túc. Mong rằng các đơn vị kinh doanh ngoài Phật giáo, nếu vì sự nghiệp hoằng hóa, có lòng hỗ trợ Phật giáo bước xa vào lòng công chúng, thì cũng nên trân trọng và hết lòng vì sự nghiệp chung, đó cũng là bước thang củng cố giá trị cũng như sự thành công của một nhãn hiệu biết kinh doanh và biết trân trọng khách hàng.

DƯƠNG KINH THÀNH

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
28/07/2012(Xem: 14029)
Cái gọi là Đường Lưỡi Bò Nghe thật lạ, không vô Cũng không phải dưới đất chui lên Cũng không phải trên trời rớt xuống...
28/07/2012(Xem: 14508)
Biển Đông dậy sóng Đang đe dọa Việt Nam cùng Đông Nam Á Đường Lưỡi Bò là lưỡi hái xâm lăng...
19/07/2012(Xem: 5208)
Chính nghiệp lực là nguyên nhân của sự phân chia các loài, các loại người và loại vật. Không nên so sánh con người và con vật. Tuy nhiên một điều dễ nhận thấy, là rất nhiều con vật được sống sạch sẽ và tươm tất hơn một số con người, lại cũng có số người sống không bằng kiếp vật. Do vậy tình thương của Đức Phật như dòng nước tràn về miền sa mạc, những chỗ thấp có thể ví như con người nước thấm trước hết, sau đó [nước từ bi] tràn lên và thấm nhuần hết thảy những chỗ nhô cao hơn (được ví như cõi vật và các loài khác).
15/07/2012(Xem: 6695)
Trong tạp chí Văn Hóa Phật Giáo số đặc biệt 144 - 145, ra ngày 1-1-2012, có đăng bài viết Cá nghe kinh của tác giả Trần Kiêm Đoàn, một bài viết có nhiều điểm liên quan đến vấn đề phiên dịch kinh điển. Với vai trò của một nhà nghiên cứu, dịch thuật kinh điển Phật giáo trong nhiều năm, tác giả Đào Nguyên đã nhận thấy bài viết Cá nghe kinh của tác giả Trần Kiêm Đoàn có một số điểm cẩn phải trao đổi. Nhân đây, xin trân trọng giới thiệu bài viết của tác giả Đào Nguyên đến quý bạn đọc.
10/07/2012(Xem: 5134)
Từ lâu, khi viết về các vương quốc ở Ấn Độ thời Phật, các học giả đã chú ý đến các yếu tố “dân chủ”trong chế độ các nưóc ấy. Tôi đọc, nhưng thú thực không hào hứng mấy, cứ nghĩ chuyện ấy đã thuộc quá khứ xa xăm. Lý thuyết mà không có thực tế diễn ra trước mắt thì chỉ thỏa mãn được cái đầu, không làm rung động trái tim. Máu tôi chỉ thực sự nóng lên từ khi tôi theo dõi cuộc tranh đấu cho dân chủ của bà Aung San Suu Kyi và sau đó tìm đọc những tác phẩm của bà. Bà đã làm sống lại lý thuyết, bà thở với lời Phật, tranh đấu với hồn Phật.
02/07/2012(Xem: 6612)
Cách đây khoảng 20 năm, phong trào học thiền Nhân Điện xuất hiện trong cộng đồng người Việt ở Mỹ rồi một thời gian sau đó truyền về Việt Nam mà người khởi đầu là ông Lương Minh Đáng, một người Việt di cư đến Mỹ năm 1985. Những người theo học được ông hoặc các người phụ tá giảng dạy khai mở luân xa, rồi sau đó có thể tự chữa lành bệnh cho mình và cho tha nhân, kể cả các căn bệnh như ung thư và tim mạch và có khả năng chữa bệnh cho bệnh nhân ở xa qua việc truyền nhân điện bằng điện thoại.
14/05/2012(Xem: 10169)
Đa số tiểu bang của Hoa Kỳ, hôn nhân vẫn được định nghĩa theo hiến pháp qui định là sự kết hợp giữa một người nam và một người nữ. Tính cho đến tháng 5 năm 2012, chỉ có sáu tiểu bang (Connecticut, Iowa, Massachusetts, Vermont, New York và New Hampshire), và thủ đô Washington DC, đã chấp thuận hôn nhân đồng tính (giữa một người nam với một người nam hoặc giữa một người nữ với một người nữ).
12/04/2012(Xem: 4563)
Bài viết này không đưa ra một đề xuất nào, đối với bất kỳ cơ quan nào, mà chỉ thử dự đoán những gì sẽ xảy ra nếu hiện tượng Duy Tuệ vẫn tiếp tục diễn biến. Việc dự đoán như sẽ được trình bày dưới đây là không mấy khó khăn khi căn cứ trên những gì đã diễn ra, với giấy trắng mực đen, rành rành trên những trang của quyển sách có nhan đề ““Ta là ai?” Thông tỏ sự hiều lầm sau hàng ngàn năm” (sau đây gọi tắt là “Ta là ai?”).
22/03/2012(Xem: 4708)
Những bức hình giúp bạn nhận ra triết lý cuộc sống.
19/03/2012(Xem: 6056)
*Chánh Pháp thời kỳ: là sau Phật diệt độ, mới bắt đầu 500 năm Chánh pháp.( Theo luận Tỳ bà sa Q18. Vì độ cho Nữ giới xuất gia, nên Chánh Pháp bị giảm còn 500) Chánh pháp, có nghĩa là ‘Chứng Pháp’. Thời kỳ này có pháp, có người tu, và có người chứng được pháp đã tu. Có đủ Giáo Hạnh. Chánh pháp tồn tại 500 năm, hết 500 năm là qua thời tượng pháp. *Tượng Pháp thời kỳ: , là sau Chánh pháp, Tượng pháp tồn tại được 1000 năm. Tượng có nghĩa là ‘vẫn giống’ như Chánh pháp, có giáo, có hạnh,có pháp để tu, nhưng ít người chứng ngộ. Hết 1000 năm Tượng-pháp, là vào thời kỳ mạt pháp. *Mạt Pháp thời kỳ : Là thời khởi đầu chuyển thành ‘vi mạt’, Pháp mạt tồn tại Mười Ngàn Năm (10.000). Chỉ có Giáo mà không còn Hạnh! Tệ hơn, nhỏ bé hơn, thời kỳ của hao mòn, teo tóp, suy vi, chánh tà lẫn lộn. Ngày nay, Tuợng pháp hết đã lâu. Mạt Pháp cũng đã trôi qua 1051 năm rồi, nhưng còn kéo dài 8.949 năm nữa thì “Mạt Pháp” chấm dứt.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]