Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Hãy có lòng trân trọng khi kinh doanh lời Phật dạy

04/05/201606:19(Xem: 4502)
Hãy có lòng trân trọng khi kinh doanh lời Phật dạy



Từ khi phương thức bán hàng trực tuyến (online) ra đời đã giúp ích và hỗ trợ rất nhiều thời gian cho những ai muốn mua sắm mà không có điều kiện đến tận siêu thị hay cửa hàng chuyên dụng. Đây là cách bán hàng hiệu quả nhất trong thời đại công nghệ tiên tiến, do đó đã có rất nhiều trang mạng kinh doanh theo phương thức này thi nhau ra đời, đáp ứng như cầu mua sắm của nhiều tầng lớp người tiêu dùng.

Về phần mình, văn hóa phẩm hay những vật dụng thiết yếu khác của Phật giáo đã không nhanh nhạy nắm bắt đúng lúc và kịp thời phương thức hữu hiệu này, nhường chỗ trống cho các nơi khác khai thác triệt để. Không phải là không có, có nhưng như muối bỏ biển, nhỏ giọt. Còn lại thì có vẻ chủ quan, cũng có một chút tâm lý ỷ lại, đó là các cửa hàng gọi là “Văn hóa phẩm Phật giáo” nằm khép mình trong một góc sân chùa, phục vụ hạn hẹp những vị khách đi chùa của mình với vài ba món hàng cũng “ăn theo” căn bệnh chủ quan. Chuỗi hạt, áo tràng, hình Phật, có nơi bày bán luôn “Phật địa mẫu”, Ông Địa và các “Bà mẹ sanh”! Đó là những món hàng đủ nói lên tư duy, giá trị và khả năng kinh doanh của một nơi nào đó chăng?

Khi Phật giáo đã bỏ ngõ, nhường hết thị phần cho người khác, kinh doanh luôn những mặt hàng mà lẽ ra là của mình và chỉ có mình mới xứng đáng làm công việc đó, thì những sai sót và méo mó, nhất là các sản phẩm văn hóa, thì không thể kiểm soát được, đành chịu thua! Ở đây cần nên nhắc lại rằng trong kinh doanh, việc chúng ta (Phật giáo) liên kết với cơ sở khác để làm nên sản phẩm, cung ứng cho thị trường những thành quả chất lượng là điều đương nhiên. Nhưng những sai sót đã xảy ra trong thời gian vừa qua chứng tỏ Phật giáo chưa xem trọng các yếu tố kinh doanh này, tỏ ra lép vế trước đòi hỏi ngày càng cao của người tiêu dùng.

Nhớ lại vào nửa cuối thập niên 80 thế kỷ trước, các nhà sách- trước các phòng phát hành các chùa rất nhiều- đã thấy có xuất hiện “Mười bốn điều răn của Phật” được in trên vải lụa vàng rất đẹp, phía dưới có chữ ký và con dấu của cố Hòa Thượng Kim Cương Tử (ảnh 1). Ngày đó, tuy chúng tôi rất không mấy vừa lòng với từ “răn”in trên tựa đề nhưng vì là sản phẩm mang tính thuần túy Phật giáo tiên phong có mặt ngoài thị trường, đi đầu trong công cuộc đổi mới toàn diện của đất nước, nên rất cảm ơn đơn vị nào đấy đã in và phát hành.

hay co long tran trong khi kinh doanh loi phat day 4

Giờ đây, trên thị trường đã đầy dẫy những sản phẩm Phật giáo mà không cần sự tư vấn hay vào cuộc của Phật giáo, không hiểu đó là tín hiệu vui hay buồn, nhưng nếu có buồn thì trước hết chúng ta nên nén buồn mà vui vì chính các đơn vị ngoài xã hội biết kinh doanh, biết nắm bắt thị trường, thị hiếu công chúng giúp đưa hình ảnh Phật giáo đi vào cuộc đời một cách ngoạn mục. Vì vậy sẽ khó lòng mà trách cứ người ta nếu có sai sót về nội dung chuyển tải trên sản phẩm. Thí dụ bức tranh “Mười bốn điều răn dạy của đức Phật” (chất liệu gỗ MDF Malaysia-35x50x0,9cm do thegioitranh sản xuất) chúng tôi mua theo đơn hàng số 344689362 ngày 7/4/2016 của Lazada. Từ tựa đề cho tới câu chữ so với bản in lụa những năm 80 nói trên bị sửa rất nhiều, ngay cả tên tác giả, Hòa Thượng Kim Cương Tử- người có công dịch thuật cũng bị bỏ mất.


Khi các đơn vị kinh doanh nhận thấy nhu cầu đã được mở rộng từ sản phẩm “Những điều răn “ đó liền tìm tòi và nắm bắt được nội dung khác cũng thu hút không kém, đó là MƯỜI ĐIỀU TÂM NIỆM. Tưởng cũng nên nói thêm rằng đây là bản kinh được mang tên nguyên thủy Tâm Ảnh Lục (Luận Bảo Vương Tam Muội) trích ra từ trang 222-224 do Hòa Thượng Thích Trí Quang diễn dịch rất hay (ảnh đen trắng).

hay co long tran trong khi kinh doanh loi phat day 3
Sau nhiều lần dò tìm các trang có in sản phẩm này, dù đã bị cắt ra hai phần, phần mười điều tâm niệm và phần diễn giải phía sau. Tuy nhiên ở nơi bán là Lazada lại có sản phẩm bị lỗi. Cụ thể ở vế hai của câu thứ ba lẽ ra phải là “Vì không khúc mắc thì sở học không thấu đáo” lại in nhầm vế hai của câu thứ tư (ảnh 3 bản cắt). Các đơn vị khác thì lại có bản in đúng cũng cùng một sản phẩm (ảnh 4 bản hoàn chỉnh), cùng một nơi sản xuất nhưng chúng tôi đăng ký mua mà không có phản hồi đành quyết định mua của Lazada với hy vọng mỏng manh hàng giao sẽ chính xác hơn sau khi có email góp ý truớc với nơi bán hàng trực tuyến này. Đây là đơn hàng số 3454548892 ngày 27/4/2016. Và khi chúng tôi nhận hàng là chính bản in sai đó. Quá thất vọng và vẫn tiếp tục email góp ý, nhưng không lần nào được bộ phận kinh doanh của Lazada có hồi âm.


hay co long tran trong khi kinh doanh loi phat day 1
hay co long tran trong khi kinh doanh loi phat day 2
Xem lại bản gốc “Mười Điều Tâm Niệm” đen trắng trên, chúng ta thấy từ chữ, từ những dấu chấm phẩy rất ý tứ mang hàm xúc nhiều ý đẹp, khi in bán hàng kinh doanh không rõ có sự tư vấn của các cán bộ văn hóa PG (rất nhiều) hay không mà sửa đổi tùy tiện quá nhiều. Vì vậy đây có thể quy trách nhiệm cho ai để hạn chế bớt những sai sót không kém phần nguy hiểm này? Vì là lời Phật dạy việc diễn dịch và giảng giải phải chính xác và nghiêm túc. Mong rằng các đơn vị kinh doanh ngoài Phật giáo, nếu vì sự nghiệp hoằng hóa, có lòng hỗ trợ Phật giáo bước xa vào lòng công chúng, thì cũng nên trân trọng và hết lòng vì sự nghiệp chung, đó cũng là bước thang củng cố giá trị cũng như sự thành công của một nhãn hiệu biết kinh doanh và biết trân trọng khách hàng.

DƯƠNG KINH THÀNH

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/08/2013(Xem: 5555)
Theo thông lệ, sứ mạng của giảng sư là nói, là diễn thuyết giáo lý hay vấn đề được ấn định; còn vai trò của thính chúng là nghe, là tiếp thu và nhận định nội dung biện thuyết. Hằng ngày, chúng ta nghe thấy rất nhiều loại thông tin trên đài hay trên màn ảnh truyền hình, như văn học nghệ thuật, quảng cáo tiếp thị, chiến tranh hòa bình, y tế giáo dục, tôn giáo tín ngưỡng, thế giới đó đây v.v…, nhưng làm thế nào để có một bài thuyết giảng hấp dẫn, đượm tính thuyết phục trước thính chúng? Đây là vấn đề dày công rèn luyện, liên quan trực tiếp đến quá trình chuẩn bị bài giảng, kỹ năng diễn thuyết và đặc điểm hàm tàng của giảng sư trên pháp tòa.
06/08/2013(Xem: 6586)
Gần đây, trên mạng truyền thông Phật giáo cảnh báo nhiều facebook giả mục đích triệt hạ uy tín của một số tu sĩ nổi tiếng; cũng có những FB vì ngưỡng mộ đã sử dụng tên của một vài vị, hoặc có kẻ mượn tên của vài vị nổi tiếng để làm tiền các fan ái mộ. Nhưng có một người lấy tên Thích Giác Quang có lời lẽ mạt sát HT T. Thanh Từ và môn phái Trúc Lâm Yên Tử để gây chia rẽ giữa HT Thanh Từ và sư bà Diệu Giác tông phái Quan Âm Tu Viện (Tịnh Độ Non Bồng).
06/08/2013(Xem: 4538)
Facebook cũng như Google, Yahoo... là những phương tiện truyền đạt toàn cầu giúp cho những thông tin, kiến thức bổ ích đến với quần chúng biết online. Thế nhưng, xã hội và thời đại nào cũng có kẻ xấu lợi dụng mọi tiện nghi để thực hiện ác tâm của mình. Ngoài xã hội kẻ xấu dùng mạng liên thông toàn cầu để xâm nhập đời tư kẻ khác, để thâm nhập vào cơ quan bí mật đối phương, thậm chí một sinh viên len lỏi vào ngân hàng cách nửa vòng trái đất để rút tiền phi pháp. Nghĩa là cuộc sống có bao nhiêu tâm hồn tốt đẹp phụng sự tha nhân thì cũng không thiếu những kẻ luôn làm hại người khác vì mục đích nham hiểm xấu xa.
05/08/2013(Xem: 8691)
Trên tay tôi là một cuốn sách mỏng, 59 trang, có nhan đề “Khu đô thị mới Thủ Thiêm”. Phần phía trên sách, thường dành cho thông tin tác giả, có ghi: “Ban Quản lý đầu tư-xây dựng Khu Đô thị mới Thủ Thiêm”. Quyển sách tập họp thông tin về quy hoạch Khu Đô thị mới Thủ Thiêm một cách chi khá chi tiết. Theo nội dung phần “Giới thiệu” (trang 3), thì “Khu Đô thị mới Thủ Thiêm tọa lạc bên bờ Đông sông Sài Gòn đối diện quận 1, với tổng diện tích 657 ha. Khu Đô thị mới Thủ Thiêm được quy hoạch là một trung tâm mới, hiện đại và mở rộng của thành phố Hồ Chí Minh, với các chức năng chính là trung tâm tài chính, thương mại, dịch vụ cao cấp của thành phố, khu vực và có vị trí quốc tế, là trung tâm văn hóa, nghỉ nghơi, giải trí mà Trung tâm thành phố hiện hữu còn thiếu và hạn chế phát triển”.
05/08/2013(Xem: 7288)
Trước đây khá lâu, nhận được thông tin từ Phật tử, rằng một số chùa buộc người lễ Phật phải có áo tràng hoặc hình thức tương tự mới cho vào chánh điện; một số chùa cũng ràng buộc tương tự cho Phật tử ghi danh tham dự khóa tu, tôi đã định viết bài về việc này, đề cương đã sẵn sàng.
05/08/2013(Xem: 6455)
Trong hoạt động truyền thông, dùng những người nổi tiếng, những ca sĩ thành công đặc biệt, được công chúng biết đến, ngưỡng mộ, để minh chứng, thuyết phục cho một nội dung truyền thông nào đó, là một kỹ thuật quen thuộc trong hoạt động truyền thông. Những người làm việc trong lãnh vực truyền thông không thể xa lạ với kỹ thuật này.
05/08/2013(Xem: 6593)
“Bụi đời Chợ Lớn” là một bộ phim hành động của các đạo diễn Charlie Nguyễn và Johnny Trí Nguyễn. Phim này đang thu hút sự quan tâm cao độ của khán giả điện ảnh hiện nay, có lẽ đến mức chưa từng có. Một phần vì phim đã được quảng cáo với cường độ cao. Phần khác, vì phim bị cấm chiếu sau một cuộc duyệt nhiều tranh luận, rồi bị ai đó tung lên mạng bản nháp. Bản được tung lên mạng đã thu hút số người xem kỷ lục ở nhiều trang web. Dĩa phim in lậu cũng được phát hành mạnh, càng nâng cao số lượng khán giả.
01/08/2013(Xem: 9082)
Mấy năm gần đây, nhất là trong năm đánh dấu 50 năm pháp nạn Phật Giáo Việt Nam, 1963-2013, một hiện tượng xấu ác xảy ra khi một vài người chuyên môn ném hỏa mù vào biến cố lịch sử này bằng những bài viết tung lên các diễn đàn và gửi email đi khắp nơi. Mục đích của số người này là gây hoang mang, ngộ nhận, hiểu lầm về biến cố lịch sử pháp nạn 1963 để qua đó chạy tội cho chế độ nhà Ngô và chụp mũ Phật Giáo Việt Nam
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567