Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Đạo Phật dấn thân là gì

05/03/201608:27(Xem: 5901)
Đạo Phật dấn thân là gì

Bàn tròn "đạo Phật dấn thân"

tại Trúc Lâm Thiền Viện, Villebon Sur Yvette,

ngày chủ nhật 10/1/2016

***

Mở đầu: ý nghĩa của " đạo Phật dấn thân "

___________________________________________

 

Bài này xin chia làm 2 phần :

- Định nghĩa của " đạo Phật dấn thân "

- Dấn thân " xưa " và " nay "; những lãnh vực và hình thái của sự dấn thân.

1) Định nghĩa của " đạo Phật dấn thân "

Đầu tiên, chúng ta phải nhận định ngay rằng thật ra không có đạo Phật dấn thân, mà chỉ có người Phật tử dấn thân. Đạo Phật là một khái niệm trừu tượng, trong khi đó người Phật tử (đi theo đạo Phật như một triết lý hay một tôn giáo) mới thực sự là chủ thể của sự dấn thân.

Như vậy, dấn thân là gì? Dấn thân tiếng Pháp là s'engager. Đạo Phật dấn thân  là " bouddhisme engagé, engaged  buddhism ".

Dấn thân, s'engager bao hàm ý nghĩa đi tới (với préfixe en), một cách tự nguyện, để hành động theo một mục đích, một chủ trương nhất định.

Trong đời sống xã hội, có vô số thí dụ dấn thân, chẳng hạn như cưới hỏi, nhận con nuôi, nhập ngũ tự nguyện, đăng ký học, gia nhập hội, mua nợ, làm việc từ thiện, đi tu, v.v. tất cả có thể được xem như là những hành động dấn thân.

Một từ khác thường được dùng trong đạo Phật là nhập thế: nhập thế tức là đi vào cuộc đời, ngược lại với xuất thế, tức là đi ra ngoài cuộc đời.

Tuy nhiên, khái niệm này có vẻ rộng và mơ hồ hơn. Khi thái tử Siddharta rời bỏ gia đình và cung điện để đi vào rừng sâu tìm chân lý, hành động của ngài là một hành động xuất gia (rời bỏ gia đình) hay xuất thế (rời bỏ thế gian). Sau khi giác ngộ thành Phật rồi, ngài trở về giảng dậy giáo lý của ngài cho mọi người, đó là một hành động nhập thế (đi vào thế gian). Đối với PG Đại Thừa, đạo Phật không cần nhập thế bởi vì nó chưa bao giờ rời khỏi thế gian, cũng như câu " Phật pháp bất ly thế gian giác " (không thể tuệ giác được ngoài thế gian).

Do đó, từ dấn thân có lẽ nên dùng hơn là nhập thế, bởi vì nó rõ ràng và ít gây tranh cãi hơn.

2) Dấn thân " xưa " và " nay ". Những lãnh vực và hình thái của sự dấn thân 

Dấn thân là một khái niệm mới, xuất hiện từ thập niên 1960, nhưng hiểu một cách khác cũng là một khái niệm .

- Đầu tiên là sự dấn thân cá nhân.

Tất cả những ai xin làm đệ tử của đức Phật, nguyện theo Tam quy, Ngũ giới, đều là những người dấn thân. Dấn thân theo nghĩa bước tới, tự nguyện đi theo con đường giải thoát vạch ra bởi đức Phật. Từ những đệ tử đầu tiên của đức Phật cho đến chúng ta ngày hôm nay, đặc biệt là các vị xuất gia, đều là những người dấn thân.

- Sau đó là sự dấn thân cho đoàn thể, cho Tam Bảo.

Sự phát triển, truyền bá đạo Phật trên thế giới, qua bao nhiêu thế kỷ, gặp bao nhiêu nền văn hóa, cũng trải qua nhiều khó khăn, va chạm và đòi hỏi ở các thế hệ Phật tử nhiều cố gắng dấn thân, hy sinh, vất vả.

Và mỗi khi Phật giáo bị Pháp nạn, lâm nguy hay bị đàn áp, ở mọi nơi và trong mọi thời đại, thì các Phật tử cũng bắt buộc phải dấn thân để bảo vệ nó. Dấn thân ở đây có nghĩa là đứng lên tranh đấu cho sự sống còn của đạo Phật, bằng những phương tiện ôn hòa, bất bạo động.

- Dấn thân cũng có mục đích là chấn hưng, cải cách đạo Phật.

Ngay từ khoảng 1-2 trăm năm sau khi đức Phật diệt độ tại Ấn Độ, đã có một sự tranh chấp nẩy ra giữa hai phe bảo thủ và cấp tiến, đưa tới sự xuất hiện của Đại Chúng Bộ rồi Đại Thừa, phân chia đạo Phật ra làm nhiều trường phái khác nhau. Sự dấn thân của các thế hệ Phật tử đó vừa đứng ở bên phía những nhà cấp tiến, tác giả của các Kinh Đại Thừa, vừa đứng ở bên phía những người bảo vệ giáo lý ban đầu của đức Phật. Nhờ đó, đạo Phật mới giữ được tính chất nguyên thủy, đồng thời trở thành phong phú, đa dạng như ngày hôm nay.

Vào tiền bán thế kỷ 20, bắt đầu xuất hiện một số phong trào canh tân đạo Phật :

-  phong trào tranh đấu cho bình đẳng xã hội của ông Bhimrao Ambedkar tại Ấn Độ, chống lại sự kỳ thị tầng lớp " không được chạm tới " (intouchable hay dalit), dẫn tới sự cải đạo hàng triệu người dalits theo đạo Phật và khơi dậy đạo Phật nơi đây.

- phong trào chấn hưng đạo Phật, khởi xướng tại Trung Hoa bởi Thái Hư đại sư, nhằm cách mạng " giáo lý, giáo chế và giáo sản ", và tại Việt Nam, bởi Sư Thiện Chiếu, và các cư sĩ Lê Đình ThámThiều Chửu.

- Sự dấn thân trong xã hội ngày hôm nay

Từ hậu bán thế kỷ 20, do sự gia tăng chiến tranh và những biến đổi chính trị, xã hội, môi trường, cùng với sự toàn cầu hóa, đã có một dạng dấn thân mới xuất hiện, với những nhân vật nổi tiếng như đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14, thiền sư Thích Nhất Hạnh, Trưởng lão Maha Ghosananda, ông Sulak Sivaraksa, thiền sư Bernard Glassman

Phong trào dấn thân này còn được gọi là đạo Phật dấn thân trong xã hội (bouddhisme socialement engagé), đưa tới sự thành lập của những hội đoàn quốc tế, như " Ái hữu Hòa bình Phật tử " tại Mỹ, và " Mạng Quốc tế Phật tử Dấn thân " tại Á châu.

Nói chung, sự dấn thân trong xã hội này gặp nhau ở một số mục đích chung :

- vận động cho hòa bình, kêu gọi ngừng chiến

- chủ trương đối thoại và cảm thông giữa những con người, thuộc quốc gia, dân tộc, truyền thống, tôn giáo khác nhau

- tranh đấu cho sự bình đẳng giữa các dân tộc, giới tính, tầng lớp xã hội, cho tự do, nhân quyền

- chủ trương bảo vệ, gìn giữ môi trường

- xiển dương những giá trị đạo đức, tâm linh

Và tất cả mọi hành động đều theo tinh thần bất bạo động.

 

Dĩ nhiên, tùy theo mỗi cá nhân và thời cuộc, các nhân vật Phật tử dấn thân trong xã hội này sẽ đặc biệt đặt trọng tâm vào một khía cạnh này hơn một khía cạnh khác.

Có người chủ yếu hoạt động cứu trợ xã hội; có người hoạt động chính trị, lập đảng phái và tham gia vào chính phủ; có người chỉ gây ảnh hưởng lên chính trị, xã hội, bằng lời phát biểu hoặc tác phẩm của mình; có người chỉ đóng vai trò lãnh đạo tâm linh, mặc dầu có những hành động cụ thể, như hướng dẫn những chuyến đi bộ cho hòa bình.

Tuy họ nhận được nhiều sự ủng hộ từ mọi nơi, nhưng cũng có một số chỉ trích đã được đưa ra, cho rằng mục đích đấu tranh của họ, lý do dấn thân của họ, chỉ là một điều không tưởng (utopie), vì không bao giờ đạt được. Bằng chứng là: chiến tranh, khủng bố, đàn áp, bất công, ô nhiễm, vẫn không ngừng gia tăng…

Dĩ nhiên, càng hi vọng nhiều, thì lại càng có thể thất vọng nhiều. Và kỳ vọng ở con người có thể là một điều không tưởng. Tuy nhiên, người Phật tử dấn thân không lấy kết quả làm điều kiện cho cuộc tranh đấu của họ. Họ thanh thản vững tiến trên con đường vạch ra bởi đức Phật.

Và vì có nhiều lãnh vực, hình thái của sự dấn thân, cho nên ai cũng có thể dấn thân được bằng những hành động nhỏ bé hàng ngày, đóng góp vào công trình xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn.

                                                         

Trịnh Đình Hỷ

10/1/2016

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
12/11/2018(Xem: 9335)
Đối với tình trạng không mấy tốt đẹp cho tinh thần và sức lực chống Cộng, không được hòa hợp trong những ngày gần đây trên nước Úc. Phải chăng do BCH CĐNVTD NSW tự xóa bỏ ngày hẹn tái họp vào thứ năm kế tiếp với Ban Điều Hành GHPGVNTN HN UDL-TTL? Cái tự quyết riêng đó của BCH CĐNVTD NSW, làm thiếu tính lưỡng toàn nên không hòa hợp xác định sự Tưởng Niệm.
30/09/2018(Xem: 7522)
1/ Việc kết thúc tất cả các vai trò tại công ty Sen Việt đến thời điểm này vẫn còn những thông tin rằng lúc ra đi cô đã ôm tiền của công ty đi “du hí” và để lại khoản nợ cho công ty? - Dạ, chị có thấy ai “gây nợ, ôm tiền, chạy trốn” nhưng chính là người đứng ra yêu cầu luật sư giải quyết mọi vấn đề không ạ?( mĩm cười nhẹ nhàng) - Giai đoạn tôi ra đi, tiền bạc thì đầu tư hết vào văn phòng mới ở Phổ Quang, chất xám xây dựng các chương trình &phim ảnh bao năm tạo ra đều để lại Sen Việt hoạt động. Toàn bộ máy móc, trang thiết bị và kể cả xe Ôtô là phương tiện di chuyển..tôi cũng đã để lại hết. Trong mọi vấn đề, tôi chọn cách buông đẹp để trả cho những điều không đẹp!
28/09/2018(Xem: 6152)
Trong cuộc vận động chính giới liên bang tại Tòa Nhà Quốc Hội ở Thủ đô Canberra hồi cuối tháng 9 vừa qua, Hòa Thượng Thích Bảo Lạc, Hội Chủ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hải Ngoại tại Úc Đại Lợi-Tân Tây Lan (Giáo Hội) đã kêu gọi chính phủ và nhân dân Úc Châu yểm trợ nỗ lực tranh đấu ôn hòa của xã hội dân sự tại Việt Nam, đồng thời hợp tác chặt chẽ với cộng đồng người Việt ở nước ngoài, đồng hành cùng đồng bào trong nước trong sứ mạng phát huy tự do dân chủ nhân quyền, bảo vệ độc lập và sự toàn vẹn lãnh thổ của tổ quốc Việt Nam thân yêu.
15/09/2018(Xem: 4874)
V/V: Phát biểu về vđ nhân quyền và tự do tôn giáo tại VN của HT Thích Bảo Lạc, Hội chủ GHPGVNTN Hải Ngoại tại UĐL – TTL trong cuộc họp báo của CĐNVTD liên bang Úc Châu tại Canberra ngày 19/9/18 Hầu bổ túc thêm cho tuyên cáo chung của Cộng Đồng Việt Nam và các vị lãnh đạo tinh thần tôn giáo, tôi xin phép có vài lời sau đây, nhân danh GHPGVNTN Hải Ngoại tại UĐL-TTL: Nhận định rằng: 1. Sự kiện giáo hội mẹ của chúng tôi là Giao Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất (GHPGVNTN) là một tổ chức tôn giáo hoàn toàn khác biệt với Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (GHPGVN) do nhà cầm quyền CSVN thành lập như một trong những ngoại vi của đảng. Hậu quả là như một thành phần của GHPGVNTN chúng tôi tranh đấu cho nhân quyền trong Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền năm 1948 của Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc. 2. Chúng tôi tin tưởng sâu sắc rằng Điều 18 của bản tuyên ngôn nêu trên vô cùng trọng yếu cho nhân loại và nhất là dòng sinh mệnh của dân tộc Việt Nam. Điều 18 ghi:
15/09/2018(Xem: 4157)
VĂN HÓA...CHỌT ! ​Sáng cuối tuần gọi điện thoại cho một người bạn thân gốc Huế nhưng không có tiếng trả lời. Đến lượt thứ ba mới có tiếng trả lời uể oải bên kia: Không có ai bắt máy hết. Cả nhà ai cũng đương mắc… “chọt” rồi ôn ơi!
13/09/2018(Xem: 8000)
Chiếc Áo Tràng Màu Lam của Người Cư Sĩ Phật Tử, Nhân đọc bài « Chiếc Áo Hoại Sắc » của tác giả Thích Giác Tuệ Hiếu trên trang nguoiphattu.com – Một bài viết rất sát tính thời sự và tình trạng biến tướng trong cách mặc trang phục đi chùa của cư sĩ Phật tử hiện nay. Người viết có hơi chút thắc mắc không biết tác giả có phải là một vị xuất gia vì tên danh xưng nghe lạ quá, nhưng có chữ Thích đứng đầu thiết nghĩ chắc là một vị xuất gia ? Có thắc mắc như vậy vì từ thưở bé học đạo cho đến bây giờ chỉ thường nghe pháp danh các vị xuất gia chỉ có ba từ, đứng đầu là Thích. Ngay như tên hiệu của chùa cũng vậy, một vài chùa đã có xuất hiện hàng chữ dài lạ lẫm thay vì Tự - Chùa hay Tổ Đình, tạo ra cảm giác ngơ ngác cho người đọc, nhất là những ai ít khi tìm hiểu về danh xưng trong Phật giáo. ( Ảnh A)
27/08/2018(Xem: 4129)
Làm sao có thể sống hạnh phúc trong thế giời đầy ngã chấp như hiện nay? Để được như vậy, chúng ta bớt chấp. Khi chúng ta bớt chấp, chúng ta bới phiền muộn, bớt đau khổ. Khi chúng ta không còn chấp, thì chúng ta được tự tại, giải thoát, lúc đó niết bàn ‘hiện ra’. Vấn đề không chấp thủ rất phức tạp từ thô đến vi tế và thậm chí đến mức độ vi tế thì không từ ngữ nào có thể diễn đạt được. Vì thế, bài luận chỉ tập trung việc không chấp thủ ở mức độ tương đối bằng cách làm sáng tỏ luận cứ tự tại giữa ‘có’ và ‘không’ trong thế giới hiện hữu này.
24/08/2018(Xem: 11596)
Luật Sư Lưu Tường Quang và Linh Mục Peter Hoàng nói chuyện về Nhân Quyền tại Quốc Hội tiểu bang Victoria, Melbourne, Úc châu trưa ngày 23/08/2018 . TT Thích Nguyên Tạng trả lời phỏng vấn sau buổi nói chuyện
22/08/2018(Xem: 4488)
Chia Sẻ trên Facebook Trang Nhà Quảng Đức
12/08/2018(Xem: 5428)
Năm tượng Phật chùa Hương Tích, Santa Ana, bị chém lìa tay, Chiều Thứ Năm, 9 Tháng Tám, một số tượng Phật trong sân chùa Hương Tích, Santa Ana, bị chém lìa tay, để lại cảnh đau lòng cho nhiều Phật tử. Nói với phóng viên nhật báo Người Việt vào trưa 10 Tháng Tám, Phương Trượng Thích Nhật Minh nhỏ nhẹ cho biết: “Chùa không biết ai làm chuyện này cả.” Ông kể, khi tưới cây trong sân chùa sáng Thứ Năm, ông không hề thấy gì cả, có lẽ do sơ sót. Nhưng đến chiều thì ông phát hiện cả năm tượng cùng bị phá rồi.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]