Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

'Những công dân đặc biệt áo nâu' ở đâu ra, vì sao nên nỗi ?

11/12/201513:02(Xem: 9281)
'Những công dân đặc biệt áo nâu' ở đâu ra, vì sao nên nỗi ?

         “NHỮNG CÔNG DÂN ĐẶC BIỆT ÁO NÂU”

                   Ở ĐÂU RA, VÌ SAO NÊN NỖI?

 

 

                            Những ngày vừa qua với loạt bài  phóng sự điều tra của  báo Lao Động về cách tu hành, ăn tiết canh, uống rượu Tây, phát ngôn “bá đạo” của ông Sư Minh Thịnh chùa Phú Thị, chưa dứt, tạo nên sự bức bối trong dư luận và đương nhiên nhiều nhóm ngoại giáo không từ khước miếng mồi béo bở này để lên giọng thuyết giáo xúc xiểm Phật giáo…; thì báo Thanh Niên lại tung ra một bài báo khác, như để nối tiếp sự kiện không giống ai của mấy ông Sư tự cho mình là “những công dân đặc biệt áo nâu” sống ở chùa! Đó là bài “Dân Chàng Sơn “trả” Sư trụ trì chùa làng” của tác giả T.N.

                             

Nguyên do bởi đâu?

 

                             Chỉ với riêng với câu chuyện của bài báo này, người đọc  khó hình dung được một vị Sư trụ trì chùa Chàng Sơn (xã Chàng Sơn,  Thạch Thất, Hà Nội) để mất lòng người dân đến thế với những việc làm mà chánh quyền địa phương phải mất công soạn ra tới 5 trang giấy, kể tội ông Sư Minh Phượng với 7 lần bị lập biên bản về các hành vi vi phạm pháp luật, bị lập biên bàn 4 lần khác về tội đào bới di tích gần Tam Bảo để xây…nhà vệ sinh! Chưa hết, năm 2012 bị lập biên bản 2 lần tội thay thế tượng Phật trong chùa, đem tượng mới bên ngoài vào v.v…Nói chung đó là những tội xâm hại di tích đối với  ngôi chùa cổ có  tuổi thọ hơn 300 năm này.

 

                             Bài viết này xin không bàn tới chuyện đúng sai của sự việc, chỉ xin nói đến thái độ phản ứng của người dân nơi này và động thái giải quyết sự việc của chính quyền địa phương. Thật vậy, theo bài báo, ngày 8/12/2015 vừa qua, chánh quyền xã Chàng Sơn đã tổ chức cho người dân tới chùa để “đối thoại” với ông Sư Minh Phượng nhưng cuộc đối thoại không thành do ông Sư này “mệt” cần vào nghỉ ngơi sau 10 phút xuất hiện!. Những ai quan tâm đến vụ việc này  xin vào You Tube và hỏi Google sẽ có thêm nhiều điều thú vị. Ở đây, trước tiên, chúng tôi, những người Phật tử phương xa sẽ mừng đến phát khóc với những hình ảnh, biểu ngữ viết bằng đủ loại chất liệu như carton, thùng mì gói…đòi trả tượng lại cho chùa, và đề nghị ông sư Minh Phượng rời khỏi chùa, gây huyên náo một góc nhỏ làng quê yên bình, nếu đúng họ là những người Phật tử thật sự! Vâng, chúng tôi sẽ mừng cho Phật giáo nơi này có những Phật tử tuyệt vời như thế; hoặc  nếu không là phật tử thì cũng là người dân quan tâm đến di tích lịch sử làng thôn của mình? Hai thành phần này chúng tôi hiện vẫn chưa rõ lắm. Như vậy sẽ có một câu hỏi được đặt ra: Người dân bức xúc và hăng hái đến như vậy xuất phát từ ý nghĩa nào trong hai thành phần đó!

 

                             Theo ông Nguyễn Hữu Phúc, Chủ tịch UBND xã Chàng Sơn “bản thân Đảng Ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy Ban Mặt trận Tổ quốc VN  xã cũng đã báo cáo huyện, thành phố về diễn biến ở chùa Chàng Sơn, Địa phương cũng đã có văn bản đề nghị Ban Trị Sự GHPGVN tp Hà Nội tạo điều kiện thuận lợi để Sư Thích Minh Phượng trụ trì ở một nơi tu hành mới, hợp người, hợp cảnh, hợp nhân duyên cũng như đáp ứng tâm tư nguyện vọng của đa số nhân dân địa phương, trong tình hình hiện nay”(trích từ  bài báo đã dẫn). Chúng tôi tự nhấn mạnh bằng những dòng có gạch đít. Đây là  lần duy nhất của sự việc chúng ta thấy chánh quyền địa phương có nhắc tới tổ chức GHPGVN địa phương. Vậy trong quá trình từ khi nhậm chức Trụ trì của ông Sư Minh Phượng cho tới những lần vi phạm, và đặc biệt lần này tổ chức cho nhân dân tới tận chùa để “đối thoại”, chánh quyền sao không nhắc tới  GHPGVN thành phố Hà Nội, hay Huyện hoặc xã cũng được? Tất nhiên chúng ta tin tưởng các vị lãnh đạo chánh quyền nơi đây cũng biết hoặc nghe nói đến Hiến Chương GHPGVN, Nội Quy Ban Tăng Sự, Ban Kiểm soát của tổ chức PG này ra sao đối với việc xử lý một vấn đề hay cá nhân tu sĩ PG. Nếu thật sự là như vậy thì chúng ta sẽ hiểu khác những dòng có gạch đít ở trên rằng chánh quyền “ra lệnh” cho GHPGVN Hà Nội thuyên chuyển ông sư Minh Phượng này đến những nơi “xấu”, thường xuyên vi phạm di tích quốc gia như ông ta mới có thể dung chứa ông ta (!) Nếu đó là một văn bản  có ký tên đóng dấu hẳn hoi thì đương nhiên đó là sự nghiêm túc, không phải chuyện đùa.

 

                         Sự có mặt của Ban Đại Diện GHPGVN các cấp trong các  vấn đề giải quyết có liên quan đến Phật giáo, ngôi chùa hay Tăng sĩ trú xứ, song hành với  sự có mặt của đại diện chánh quyền các cấp. Tất cả đều mang tính tế nhị cao để đi đến thống nhất giải quyết sự việc ban đầu. Không có yếu tố huy động quần chúng trong những lần giải quyết như thế. Đó mới chính là biểu hiện của sự tôn trọng lẫn nhau, để trước hết giữ gìn được an ninh trật tự xã hội, không gây bất ổn trong quần chúng không cần thiết.

 

                         vi dau nen noi (Ảnh người dân được huy động đến tận chùa để cùng chánh quyền “đối thoại” với ông sư Minh Phượng- Ảnh: Vũ Nguyên báo Thanh Niên) 

 

                            

  Giận người một thì phải trách ta mười

 

                            Chúng tôi tuy không đồng tình lắm với ý kiến cho rằng  quý Tăng Ni Phật giáo phía Bắc tu hành quá dễ dãi nên đã để xảy ra nhiều điều tiếng bất lợi, làm tổn hại đến thanh danh Phật giáo không ít. Nhưng với những sự việc diễn ra lâu nay, nếu đem thống kê lại thì rõ ràng nó xảy ra ở Tăng Ni Phật giáo phía Bắc hơi bị nhiều. Vì sao vậy? Xin được nói thẳng  rằng chư Tăng Ni phần đông xuất gia muộn (Sa di hình đồng), học sơ qua vài lớp căn bản Phật học rồi được cử Trụ trì rất nhanh. Thời gian trau dồi giới đức không nhiều, sống hòa mình trong các chốn tòng lâm chẳng mấy khi để có thể chia sẻ cho nhau từng bước một tinh tấn trong sự tu học. Đó là chưa nói trước đây các vị chưa tích cực lắm thực thi giới luật nghiêm minh và an trú trong các giới hạ trường hằng năm cho nghiêm tịnh. Xét duyệt, tấn phong cũng không ngoài hàng rào cảm tính, dễ dãi nên các Hòa thượng – Thượng Tọa” giờ bị lẫn lộn vàng thau, khó mà lường biết giả chơn.Trong vụ ông sư Minh Thịnh ở chùa Phú Thị (xã Mễ Sở, H. Văn Giang, tỉnh Hưng Yên) ăn tiết canh, uống rượu ngoại rồi tự phong cho mình là “công dân đặc biệt áo nâu”, mà chỉ nghe vị nữ phục vụ nhà trù nói thôi chúng ta cũng đủ nổi da gà nói chi tới các nhà báo nhìn hình ảnh một ông sư xuống cấp trầm trọng như thế nào: “Sư các nơi đến đây, Thầy nào cũng rượu chè suốt ngày, Thầy Thích Minh Thịnh nhà tôi còn uống ít đấy”(trích báo Lao Động).

 

                              Một điều đáng buồn nữa là với vô số sự việc tác tệ như vậy mà truyền thông PG chúng ta dường như vẫn đứng bên ngoài ngó vô, tác động không nhỏ tới Trung Ương Giáo Hội, chậm tiếp cận sự việc để có thể giải quyết dứt điểm, tránh được sự nhiễu loạn thông tin và hình ảnh Tăng sĩ PG xấu thấm sâu vào từng ngõ ngách đời sống, quần chúng sút giảm niềm tin và sự tu thành nghiêm mật của chư Tăng Ni khác cũng bị ảnh hưởng. Vì vậy có lẽ chúng ta nên cảm ơn các báo đã thay chúng ta nói lên nhiều góc khuất mà chưa chắc báo chí PG chúng ta làm được, để nhanh chóng cắt bỏ đi từng ung bọc gây nhức nhối cho cơ thể vốn lành mạnh  của GHPGVN chúng ta.

 

                             Với PG phía Bắc, đồng ý “đất của vua, chùa của làng” người dân có quyền bày tỏ lòng quyết tâm để bảo vệ và gìn giữ, nhưng  không phải bằng cách này, tức là qua mặt GHPGVN, Ban Đại Diện PG các cấp, rồi tự cho mình cái quyền muốn đuổi hay cho ông Sư nào đến trụ trì cũng được, tự tiện thành lập cái gọi là “Ban Hộ Tự” trái phép khi ông Sư trụ trì còn đó; không thì kéo đến tụ tập đông người như thế này, dù có đứng về phía lẽ phải cũng sẽ trở nên sai quấy. Bởi vì, nếu tất cả là một Phật tử đúng nghĩa thì sự việc sẽ được giải quyết khác hơn, đẹp hơn mà vẫn tuân thủ pháp luật và giới luật nhà Phật một cách đúng mực. Trên nữa còn có cả một tổ chức mang tên Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam.

 

                                                                   

                                                                                         Dương Như Tâm

 

                      

                                            

Ý kiến bạn đọc
20/05/201605:30
Khách
DNT ơi. Tiên trách kỷ vị trách nhân. Đầu tiên đó là trách nhiệm của GHPGVN, nhưng GHPGVN không làm gì cả vẫn để tồn tại. Thì bất cứ ai tôn trọng Phật giáo đều có trách nhiệm Tu cho Phật giáo phát triển theo đúng hướng của Phật giáo là ĐẸP ĐẠO TỐT ĐỜI. qua việc này tôi thấy cần phải ĐẠI TU CẢ BAN ĐẠI DIỆN PHẬT GIÁO CÁC CẤP để chấn hưng đạo Phật theo đúng như vốn có của nó
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
24/01/2017(Xem: 8575)
Sáng nay, Jan. 8.2017, tình cờ tôi đọc được trên Google bài [ Sách “Trương Vĩnh Ký, nỗi oan thế kỷ” bị cấm ra mắt tại Đường sách ...] (b). Quý vị có thể đọc thêm cuốn “Trương Vĩnh Ký, nỗi oan thế kỷ”, tác giả là ông Nguyễn Đình Đầu, người viết cẩu thả vô trách nhiệm, mà tôi đã từng biết qua một số bài ông ta viết về Đắc Lộ, Nguyễn Trường Tộ….trước đây. Nay lại được Giáo sư Sử học Phan Huy Lê (5.7.2016) trong Lời Giới Thiệu cuốn sách mới của ông Nguyễn Đình Đầu, đã thăng ông ta lên hàng “Học Giả”. thay vì cẩu thả vô trách nhiệm. Đó cũng là chuyện lạ của “Thế kỷ” nầy và của một Gs sử học có tên quen thuộc.
22/12/2016(Xem: 29104)
Tất cả chúng ta đều biết rằng lời Phật dạy trong 45 năm, sau khi Ngài đắc đạo dưới cội cây Bồ Đề tại Gaya ở Ấn Độ, đã để lại cho chúng ta một gia tài tâm linh đồ sộ qua khẩu truyền cũng như bằng văn tự. Kể từ đó đến nay, con Người vĩ đại ấy và giáo lý thậm thâm vi diệu của Ngài đã vượt ra khỏi không gian của xứ Ấn và thời gian trải dài suốt 26 thế kỷ từ Á sang Âu, từ Âu sang Mỹ, từ Mỹ sang Úc, Phi Châu v.v… Như vậy đủ để cho chúng ta thấy rằng giáo lý ấy đã khế hợp với căn cơ của mọi người, dầu tu theo truyền thống Nam truyền hay Bắc truyền và ngay cả Kim Cang Thừa đi nữa cũng là những cổ xe đang chuyên chở mọi người đi đến con đường giải thoát của sanh tử luân hồi.
14/12/2016(Xem: 4752)
Việc xử lý như thế cũng hợp tình hợp lý. Đây là lần đầu tiên GH có cách xử lý nghiêm túc, nhưng lại nghiêm túc đối với một tu sĩ vô danh, trong khi còn rất nhiều vụ nổi bậc không kém, một clip đưa hình ảnh tu sĩ mặc áo hậu vàng, tay cầm micro, tay cầm ly rượu hát chung thỉnh thoảng va chạm với cô gái, cũng có clip một vị mặc bộ đồ vàng ngắn hát bài"chim trắng mồ côi" lưu lại nhiều ưu tư cho quần chúng tín đồ, đến độ, mọi người cứ nghĩ - đó là hiện tượng như bao nhiêu hiện tượng xã hội, Phật giáo Việt Nam bây giờ là thế! Những năm trước, một tu si có pháp danh P.N cũng trình diễn nhạc phẩm của Trịnh Công Sơn trên diễn đàn công cộng tại Đà Lạt. Việc tu sĩ ngày nay có khuynh hướng âm nhạc không ít, nhưng phải xét đến nhiều khía cạnh để có thể chấp nhận, du di hay tuyệt cấm theo giáo luật.
14/12/2016(Xem: 4826)
Chuyện của thế gian, chuyện của ngoại đạo, người luôn tự nhận đang học đòi chánh pháp luôn biết phân biệt đúng sai, và nếu có hành động thì dùng chánh tri kiến Phật để quán tưởng. Nếu người đi trước có sai, kẻ hậu sinh ắt nhận ra ngay để còn biết tránh xa lối mòn ấy mà không giẫm bước thêm một lần thứ hai. Lòng tự trọng vẫn còn nguyên vẹn trong trái tim của một tầng lớp, chủng loại chúng sanh cao cấp có tư duy, còn biết đứng bằng hai chân.
03/11/2016(Xem: 5310)
Trên con đường tu tập, kể cả pháp hành Tôn giáo cũng như pháp hành tâm linh, "sám hối" là cách cơ bản giải quyết những sai phạm đã qua và ngăn ngừa sai quấy phạm phải sắp tới.Đôi khi, có người chọn cách "sám hối" làm pháp hành trì thường nhật để phát khởi lòng từ và thúc liễm thân tâm thường nhật.
03/11/2016(Xem: 4427)
Chỉ còn vài tháng nữa, bước qua 2017, là năm mà GHPGVN tổ chức Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ 8. BTS các Tỉnh Thành, quận Huyện đều tổ chức đại hội để hoàn chỉnh nhân sự trong nhiệm kỳ mới trước khi cử Đại biều ra Hà Nội tham dự. Thế nhưng, những năm gần đây, vấn đề bổ sung nhân sự tại một số địa phương từ cấp Tỉnh Thành đến quận huyện đều gặp phải một số vấn đề bất ổn. 1/ BTS cũ muốn lưu nhiệm nhân sự cũ. Một số BTS, tuy hàng giáo phẩm và chức sắc quá tuổi quy định, nhưng kinh nghiệm điều hành phật sự khá tốt, ngại lớp trẻ lên sẽ không đủ kinh nghiệm và không theo sự chỉ đạo cố vấn của các bậc thầy, nên không muốn thay đổi, cũng có thể không ngoài việc tham quyền cố vị.Từ đó, lục đục nội bộ không thể tránh khỏi.
15/10/2016(Xem: 5828)
Theo thống kê mới nhất của Tổ chức Di dân Quốc tế (IOM), mỗi năm, Việt Nam có trung bình hơn 100 ngàn người di cư và Việt Nam đang nằm trong top 10 quốc gia có số du học sinh nhiều nhất thế giới.
11/10/2016(Xem: 4856)
Trong cách nhìn của một bộ phận xã hội, có một thực tế ai cũng phải công nhận rằng giới tăng sĩ là những thành phần "đi tu" có lý do, buộc phải khổ hạnh, ép xác, vừa đáng kính vừa chừng mực chỉ để gật đầu chào qua đường; khác với cách nhìn và hiểu của những Phật tửng có cầu học là kính trọng vì là một trong ba ngôi báu do chính đức Phật truyền để lại. Như vậy có hai cách nhìn bài viết này xin được tạm gọi là cách nhìn thứ nhất và cách nhìn thứ hai.
07/10/2016(Xem: 4976)
Một giảng viên Đại học luật ở Hà nội, đứng lớp dạy cho sinh viên về các tôn giáo như: Phật giáo, Thiên chúa Giáo, Nho giáo, Đạo giáo, Bà La Môn, Đạo Hòa Hảo, Cao đài...không tôn giáo nào trúng hoàn toàn. Phật giáo truyên vào Việt Nam vào thế kỷ thứ ba trước công nguyên theo truyện "Nhất Dạ Trạch" trong tập Lĩnh Nam trích quái kể lại việc Chử Đồng Tử được học đạo Phật với một nhà sư tên là Phật Quang. Như vậy chùa Dâu Bắc Ninh không phải là điểm khởi đầu đạo Phật được truyền nhập như bà giảng viên dạy cho sinh viên, mà là trung tâm Luy Lâu, nơi mà Phật giáo đã phát triển vào đầu công nguyên, tức sau 300 năm khi đạo Phật đã sanh sôi nẩy nở. Thế mà bà cho là ba tông phái của đạo Phật du nhập vào Việt Nam vào thời Bắc thuộc.( sử sách xác định Phật giáo truyền vào Việt Nam trước Trung hoa).
27/09/2016(Xem: 17341)
Việc giải tỏa chùa Liên Trì vừa qua đã tạo nên những làn sóng trái chiều. Tuy sự việc đã rồi, cũng cần nêu lên những nhận định tương phản trong quần chúng để xã hội nắm được tính chất của vấn đề. Trên 10 năm nay, kế hoạch nhà nước xây dựng khu đô thị mới tại quận 2 đã gặp nhiều trở ngại đối với quần chúng và Tôn giáo. Quận 2 được thành lập ngày 01 tháng 4 năm 1997 trên cơ sở tách ra từ 05 xã Bình Trưng, Thạnh Mỹ Lợi, Cát Lái, An Khánh, An Phú thuộc huyện Thủ Đức theo Nghị định số 03/NĐ-CP ngày 06/01/1997 của Chính phủ. Quận 2 nằm ở phía Đông của thành phố Hồ Chí Minh, trên tả ngạn sông Sài Gòn.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]