Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chùa để làm gì ?

24/09/201508:07(Xem: 7140)
Chùa để làm gì ?


borobudur17

Chùa để làm gì?

Phải nói thật rằng câu hỏi này lởn vởn trong đầu tôi nhiều lần, trong nhiều năm nay. Nghe có vẻ ngớ ngẩn. Mà cũng có thể tôi là người ngớ ngẩn. Ai đời lại đi đặt câu hỏi mà đứa trẻ học tiểu học cũng có câu trả lời thế này.

Ấy thế mà khi ngồi tĩnh tâm tại ngôi chùa lớn nhất thế giới Borobudur, Indonesia câu hỏi này lại hiện về. Hiện về 1 cách rất rõ nét.  Đây là lần thứ 3 câu hỏi này làm tôi trăn trở nhiều nhất.

Borobudur, ngôi chùa lớn nhất thế giới, trung tâm Phật giáo lớn và huy hoàng ngày nào, bây giờ thành khu du lịch. Phần lớn những người có mặt nơi đây là khách du lịch. Số lương Phật tử có mặt cõ lẽ chỉ vài phần trăm. Không còn thấy các nghi lễ tôn giáo, không thấy ai ngồi thiền, không thấy tiếng tụng kinh, không bóng dáng một nhà sư. Cảnh thì đẹp, công trình thì hùng vĩ, người thì đông, nhưng ngôi chùa lớn nhất thế giới đang đóng vai trò gì của thế kỷ XXI này đây…. Ngậm ngùi.

Tôi nhớ lại cách đây nhiều năm, lần đầu tiên là khi tôi dẫn bạn đạo từ Sài Gòn đi thăm chùa Dâu. (Nói rất thật rằng, có bất cứ nhóm bạn nào ở bất cứ nơi đâu về thăm Hà Nội, không kể từ nước ngoài về hay từ các miền khác của đất nước đến, nơi đầu tiên tôi muốn dẫn đi tham quan và cùng lắng lòng chậm bước hành thiền là chùa Dâu và các ngôi chùa khác của Bắc Ninh, Hà Tây, Ninh Bình). Chùa Dâu luôn là lựa chọn hàng đầu của tôi. Bởi đây là cái nôi của Phật giáo Việt Nam. Vậy mà không thấy bóng dáng các nhà sư. Không thấy các khóa tu, khóa thiền. Không thấy những áo nâu, áo lam lẽ ra phải có ngập trời tại một trung tâm Phật giáo lớn thế này. Phật ơi, chẳng lẽ chùa Dâu nay đã thành bảo tàng, thành điểm tham quan du lịch….. Ngậm ngùi làm sao.

Lần cuối mới đây, tôi lại dẫn sư bà Thích Nữ Giác Liên ra thăm chùa Dâu. May thay tôi gặp được một sư cô. Thấy tôi, sư cô mời “Mời chú công đức cho nhà chùa”. Tôi công đức. Sư cô lấy giấy định viết tờ công đức. Tôi bảo không cần vì mình góp chút tâm thành thôi mà. Thì ra ở đây hiện nay có 4 sư cô tất cả.

Lát sau tôi thấy sư cô ra ngồi quán nước trước cửa chùa. Tôi đứng mà mơ rằng tại đây khóa thiền được diễn ra ít nhất 1 tháng 1 lần. Tôi ngồi xuống và lại mơ tưởng rằng nơi đây có nhiều buổi thuyết pháp và Phật tử khắp nơi về đây tu học. Cơ sở vật chất tốt thế này mà lại thành bảo tàng hay sao.

Tôi nhớ rằng mình đã về chùa Bái Đính 1 lần duy nhất kể từ ngày xây dựng. Bởi biết rằng người ta bỏ tiền bỏ của ra xây dựng Bái Đính thành khu du lịch tâm linh. Ý tưởng và kế hoạch đã rất rõ: Đây là khu du lịch. Tôi cứ nghĩ rằng, rồi đây sẽ có hàng chục khu du lịch tâm linh như Bái Đính và sẽ còn to hơn Bái Đính nữa mọc lên. Và vậy là du lịch sẽ rất phát triển. Nhà đầu tư sẽ kiếm được nhiều tiền. Tuy nhiên không khéo, người dân lại biến đây thành nơi tín ngưỡng thậm chí mê tín thì nguy hiểm quá. Biết đâu sẽ có nơi mang Đức Phật và hình ảnh Ngài ra để làm bậy, làm trái lời dạy của Ngài, làm sai con đường mà Ngài đã tìm thấy. Nếu vậy thì ngậm ngùi lắm.

Tôi rất thích các tu viện của Làng Mai. Dù ở đâu cũng được xây dựng rất đơn giản. Có khi chỉ là nhà tranh, mái lá. Tuy nhiên trong đó luôn có hàng trăm tăng và ni tu học. Nơi đây, các khóa tu dành cho cư sỹ liên tục diễn ra. Lợi ích to lớn vô cùng cho cả giới xuất gia và cư sỹ tại gia.

Có phải càng ngày hình như càng khó tìm ra những ngôi chùa theo đúng nghĩa của từ này. Nhiều ngôi chùa đã biến thành nơi sinh hoạt tín ngưỡng, thậm chí cúng lễ đồ mặn, thậm chí bà đồng ông cốt cũng vào cả chùa. Có những ngôi chùa vắng tanh vắng ngắt, chỉ có ông từ, bà từ hương khói trông nom.

Có phải càng ngày càng ít đi các ngôi chùa tốt đẹp. Hình như bây giờ các chùa cũng đầu tư nhiều hơn cho việc nghiên cứu và học hỏi các giáo lý của Phật mà thiếu đi phần thực hành. Nhiều nơi người ta đốn cây, phá rừng làm chùa to, tượng lớn nhưng hình như chưa đầu tư vào việc luyện tâm. Chùa để tu chứ nhỉ. Quý thầy quý sư cô tu cả đời. Phật tử tại gia đến đây tu và thực hành lời Phật dạy thông qua cách huấn luyện tâm mình thường xuyên.

Tôi nhớ rằng, ngày xưa, các nhà sư sống trong rừng, sống với thiên nhiên, không kiến tạo hay xây dựng gì cả. Ngày nay, có nơi xem việc xây dựng chùa chiền là việc chính và nhiều người, thậm chí cả các nhà sư  cũng thích làm việc này. Tôi thì nghĩ bụng, có lẽ 80% thời gian của các nhà sư là dành cho thực hành những lời Phật dạy. Thực hành giáo pháp của Đức Phật mới là quan trọng nhất. Thời gian còn lại là giúp đỡ mọi người. Liệu có những nhà sư đang dành nhiều thời gian lo xây chùa và làm những việc không phải là pháp hành không. Nếu có thì tiếc lắm Phật ơi.

Tôi lại ngẫm từ mình ra và nghĩ thầm rằng muốn dạy người khác, tự mình phải kiểm soát được mình, tự mình phải có những kết quả của pháp hành nhất định. Có kiểm soát được chính mình thì mới có thể giúp được người khác. Nếu không ta lại đi gánh việc của người khác mất. Nghe pháp, đọc kinh là rất quan trọng nhưng việc thực hành những điều đã học hỏi mới là đích chính của những người con Phật chúng ta.

Tôi luôn tự đặt câu hỏi: Mình đã tìm thấy những lời dạy dỗ này trong chính mình chưa? Mình đã thưc hành đúng những lời dạy của Phật chưa? Mình đã có kết quả gì  rồi? Mình đang đi đúng đường chưa? Ai giúp mình và cùng mình tu tập?

Chùa là nơi có các quý thầy sống và tu tập. Chùa là nơi tứ chúng cùng bên nhau tu tập để chuyển hóa thân và tâm. Chùa không phải là bảo tàng hay nơi thực hành các nghi lễ mê tín. Chùa là nơi tâm của chúng ta được huấn luyện. Rồi về nhà mình tiếp tục luyện tâm mỗi ngày.

Chùa quan trọng nhưng tăng tài mới là quan trọng nhất. Nếu có sự đầu tư cho tăng và ni, nếu có thật nhiều quý thầy và quý sư cô chú tâm vào pháp hành để có chứng ngộ, để tu tập có kết quả thì nhất định Phật giáo Việt Nam của chúng ta sẽ lại hưng thịnh. Tôi nhớ về tổ Khương Tăng Hội và các tổ ngày xưa của nước Nam quá đi thôi.

Tự nhiên tôi nhớ đến câu chuyện của Đức Phật. Ngài nói rằng”

"...sống giữa những kẻ chất chứa đầy hận thù nhưng vẫn không đánh mất từ tâm, sống giữa những kẻ hung hăng hiếu chiến nhưng vẫn giữ được tâm ôn hòa bình thản, sống giữa những kẻ bị danh vọng vật chất cuốn đi nhưng vẫn an nhiên vô nhiễm. Ta gọi kẻ đó là một Brahmana, kẻ có trái tim tinh khiết như giọt nước đầu nguồn."

Tôi mong sao có nhiều ngôi chùa của thế kỷ XXI này vẫn giữ đúng vai trò và nhiệm vụ của ngôi chùa. Tôi rất rất muốn được đọc, được thăm những ngôi chùa đang sống chứ không phải những bảo tàng hay những khu du lịch.

Nếu bạn biết những ngôi chùa đang là chùa, hãy chia sẻ để thật nhiều người được biết đến. Tôi thật sự muốn những ngôi chùa vô nhiễm, nhưng ngôi chùa – giọt nước đầu nguồn. Nhưng những ngôi chùa ấy đang ở đâu… ở đâu….

Thiện Đức Nguyễn Mạnh Hùng  

Bài viết liên quan chủ đề:


Chùa để làm gì ?
Chùa chết

Ai giết chùa?

 

Ý kiến bạn đọc
23/04/201914:16
Khách
có ai muốn lên rừng núi sống đời ẩn sĩ? https://timbanansi.blogspot.com/
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
12/11/2018(Xem: 7817)
Đối với tình trạng không mấy tốt đẹp cho tinh thần và sức lực chống Cộng, không được hòa hợp trong những ngày gần đây trên nước Úc. Phải chăng do BCH CĐNVTD NSW tự xóa bỏ ngày hẹn tái họp vào thứ năm kế tiếp với Ban Điều Hành GHPGVNTN HN UDL-TTL? Cái tự quyết riêng đó của BCH CĐNVTD NSW, làm thiếu tính lưỡng toàn nên không hòa hợp xác định sự Tưởng Niệm.
30/09/2018(Xem: 6809)
1/ Việc kết thúc tất cả các vai trò tại công ty Sen Việt đến thời điểm này vẫn còn những thông tin rằng lúc ra đi cô đã ôm tiền của công ty đi “du hí” và để lại khoản nợ cho công ty? - Dạ, chị có thấy ai “gây nợ, ôm tiền, chạy trốn” nhưng chính là người đứng ra yêu cầu luật sư giải quyết mọi vấn đề không ạ?( mĩm cười nhẹ nhàng) - Giai đoạn tôi ra đi, tiền bạc thì đầu tư hết vào văn phòng mới ở Phổ Quang, chất xám xây dựng các chương trình &phim ảnh bao năm tạo ra đều để lại Sen Việt hoạt động. Toàn bộ máy móc, trang thiết bị và kể cả xe Ôtô là phương tiện di chuyển..tôi cũng đã để lại hết. Trong mọi vấn đề, tôi chọn cách buông đẹp để trả cho những điều không đẹp!
28/09/2018(Xem: 5565)
Trong cuộc vận động chính giới liên bang tại Tòa Nhà Quốc Hội ở Thủ đô Canberra hồi cuối tháng 9 vừa qua, Hòa Thượng Thích Bảo Lạc, Hội Chủ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hải Ngoại tại Úc Đại Lợi-Tân Tây Lan (Giáo Hội) đã kêu gọi chính phủ và nhân dân Úc Châu yểm trợ nỗ lực tranh đấu ôn hòa của xã hội dân sự tại Việt Nam, đồng thời hợp tác chặt chẽ với cộng đồng người Việt ở nước ngoài, đồng hành cùng đồng bào trong nước trong sứ mạng phát huy tự do dân chủ nhân quyền, bảo vệ độc lập và sự toàn vẹn lãnh thổ của tổ quốc Việt Nam thân yêu.
15/09/2018(Xem: 4269)
V/V: Phát biểu về vđ nhân quyền và tự do tôn giáo tại VN của HT Thích Bảo Lạc, Hội chủ GHPGVNTN Hải Ngoại tại UĐL – TTL trong cuộc họp báo của CĐNVTD liên bang Úc Châu tại Canberra ngày 19/9/18 Hầu bổ túc thêm cho tuyên cáo chung của Cộng Đồng Việt Nam và các vị lãnh đạo tinh thần tôn giáo, tôi xin phép có vài lời sau đây, nhân danh GHPGVNTN Hải Ngoại tại UĐL-TTL: Nhận định rằng: 1. Sự kiện giáo hội mẹ của chúng tôi là Giao Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất (GHPGVNTN) là một tổ chức tôn giáo hoàn toàn khác biệt với Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (GHPGVN) do nhà cầm quyền CSVN thành lập như một trong những ngoại vi của đảng. Hậu quả là như một thành phần của GHPGVNTN chúng tôi tranh đấu cho nhân quyền trong Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền năm 1948 của Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc. 2. Chúng tôi tin tưởng sâu sắc rằng Điều 18 của bản tuyên ngôn nêu trên vô cùng trọng yếu cho nhân loại và nhất là dòng sinh mệnh của dân tộc Việt Nam. Điều 18 ghi:
15/09/2018(Xem: 3706)
VĂN HÓA...CHỌT ! ​Sáng cuối tuần gọi điện thoại cho một người bạn thân gốc Huế nhưng không có tiếng trả lời. Đến lượt thứ ba mới có tiếng trả lời uể oải bên kia: Không có ai bắt máy hết. Cả nhà ai cũng đương mắc… “chọt” rồi ôn ơi!
13/09/2018(Xem: 7360)
Chiếc Áo Tràng Màu Lam của Người Cư Sĩ Phật Tử, Nhân đọc bài « Chiếc Áo Hoại Sắc » của tác giả Thích Giác Tuệ Hiếu trên trang nguoiphattu.com – Một bài viết rất sát tính thời sự và tình trạng biến tướng trong cách mặc trang phục đi chùa của cư sĩ Phật tử hiện nay. Người viết có hơi chút thắc mắc không biết tác giả có phải là một vị xuất gia vì tên danh xưng nghe lạ quá, nhưng có chữ Thích đứng đầu thiết nghĩ chắc là một vị xuất gia ? Có thắc mắc như vậy vì từ thưở bé học đạo cho đến bây giờ chỉ thường nghe pháp danh các vị xuất gia chỉ có ba từ, đứng đầu là Thích. Ngay như tên hiệu của chùa cũng vậy, một vài chùa đã có xuất hiện hàng chữ dài lạ lẫm thay vì Tự - Chùa hay Tổ Đình, tạo ra cảm giác ngơ ngác cho người đọc, nhất là những ai ít khi tìm hiểu về danh xưng trong Phật giáo. ( Ảnh A)
27/08/2018(Xem: 3667)
Làm sao có thể sống hạnh phúc trong thế giời đầy ngã chấp như hiện nay? Để được như vậy, chúng ta bớt chấp. Khi chúng ta bớt chấp, chúng ta bới phiền muộn, bớt đau khổ. Khi chúng ta không còn chấp, thì chúng ta được tự tại, giải thoát, lúc đó niết bàn ‘hiện ra’. Vấn đề không chấp thủ rất phức tạp từ thô đến vi tế và thậm chí đến mức độ vi tế thì không từ ngữ nào có thể diễn đạt được. Vì thế, bài luận chỉ tập trung việc không chấp thủ ở mức độ tương đối bằng cách làm sáng tỏ luận cứ tự tại giữa ‘có’ và ‘không’ trong thế giới hiện hữu này.
24/08/2018(Xem: 9848)
Luật Sư Lưu Tường Quang và Linh Mục Peter Hoàng nói chuyện về Nhân Quyền tại Quốc Hội tiểu bang Victoria, Melbourne, Úc châu trưa ngày 23/08/2018 . TT Thích Nguyên Tạng trả lời phỏng vấn sau buổi nói chuyện
22/08/2018(Xem: 3911)
Chia Sẻ trên Facebook Trang Nhà Quảng Đức
12/08/2018(Xem: 4757)
Năm tượng Phật chùa Hương Tích, Santa Ana, bị chém lìa tay, Chiều Thứ Năm, 9 Tháng Tám, một số tượng Phật trong sân chùa Hương Tích, Santa Ana, bị chém lìa tay, để lại cảnh đau lòng cho nhiều Phật tử. Nói với phóng viên nhật báo Người Việt vào trưa 10 Tháng Tám, Phương Trượng Thích Nhật Minh nhỏ nhẹ cho biết: “Chùa không biết ai làm chuyện này cả.” Ông kể, khi tưới cây trong sân chùa sáng Thứ Năm, ông không hề thấy gì cả, có lẽ do sơ sót. Nhưng đến chiều thì ông phát hiện cả năm tượng cùng bị phá rồi.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
50,000,000