Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Các nhà mạng PG với những sự lặng thinh không đúng lúc

23/04/201510:16(Xem: 4797)
Các nhà mạng PG với những sự lặng thinh không đúng lúc

Hoa cuc quang duc (4)

 

                      Với sự phát triển như vũ bão của công nghệ truyền thông thời đại, như đã trao tận tay  Phật giáo Việt nam (PGVN) vô vàn những thuận duyên mà từ thời chấn hưng rực rỡ chư  Tổ đức  không hề mơ tới sẽ có được như vậy. Thế nhưng để  nắm bắt được  những thuận duyên ấy và để  ứng dụng  triệt để vào công cuộc hóa đạo thì dường như vẫn chưa là  đáp àn  đúng nghĩa nhất.

 

                        Ở đây không thể phủ nhận có một vài wedsite Phật giáo  trong và ngoài nước đã làm được điều mà bài viết này rất muốn  được xem đó là tấm gương soi chung, vì đã rất thành công trong việc phổ biến  Phật pháp, kinh điển và thông tin nghị luận, góp phần không nhỏ vào công cuộc hoằng pháp và chấn hưng Phật giáo trong muôn thưở. Nhưng rất tiếc  đó vẫn  là một số ít, còn lại trong số nhiều là chuyện  lo ngại nhiều hơn phấn khởi.

 

                      PGVN với trong xu thế phát triển của công nghệ thông tin, ngay từ đầu đã có những nhân tố kiệt xuất, nhanh nhẹn  tận dụng nến công nghệ thông tin  tiên tiến này, làm lóe lên  rất nhiều hoài bảo cao đẹp về một viễn cảnh PGVN xán lạn, huy hoàng; trong đó còn có một tâm nguyện  mang  hơi thở mạng mạch truyền thừa hai ngàn năm là làm sao để PGVN thoát khỏi bóng đêm, bước ra đứng giữa  muôn đời dõng dạc với thế nhân về lịch sử, thế đứng của mình trước nhiều thế lực vô minh đen tối.Và cũng…thế nhưng ! kết quả sau nhiều năm tháng dấn thân  học hỏi còn lại vẫn chỉ là “tiếp tục học hỏi”! Những  nguồn sở học quý  giá đó  dần dà lại trôi nghiêng về phiá  những con sông hẹp, cá biệt còn là những con  rạch dật dờ giữa hai nguồn nước ô nhiễm và sơng cái nước lợ.

 

                      Trên mặt bằng thông tin truyền thông (TTTT), sự hiện diện của rất nhiều  wedsite Phật giáo rất dễ làm chóa mắt những  chú nai tơ thẩn thờ đứng  bên bìa rừng và ngắm nhìn thích thú. Chỉ có những ai  biết chọn lọc cách đọc, biết đong vừa sở học của chính mình và nhất là biết đến nội tình của chính  hệ TTTT, mới nhận ra cái nào nên đọc, cái nào  phe nhóm và cái nào trá hình. lợi dụng để công kích PGVN.

 

                      Vì sao vậy? Khi phần lớn  nó được điều hành bởi  một vài  tư duy cục bộ, trước nhất cho tông phái mình, chùa mình, đạo tràng mình, phe nhóm mình . Từ đó  phát sinh  ra hệ quả tất yếu là phài có  một ban bệ riêng,  sẵn sàng phản pháo lại bất kỳ ai có ý kiến ngược về mình. Và điều này  đã và đang xảy ra. Cho nên không khó khăn lắm để thấy ra là tại sao có những vấn đề xảy ra mang tính chất chung của PGVN, đặc biệt những vấn đề tiêu cực, ảnh hưởng đến thanh danh PGVN mà phần lớn các trang wedsite này không hề hoặc không dám mạnh dạng lên tiếng. Phải chăng vì không đụng chạm đến tông phái mình, chùa mình, đạo tràng mình, phe nhóm mình? Đây sẽ là một vấn nạn làm suy yếu tiềm lực PGVN trong tương lai bắng chính phương tiện TTTT tiên tiến của thời đại.

 

                         Nếu như các chùa, đạo tràng có một wedsite riêng để phục vụ cho chính nhu cầu tu học hoặc thông ti nội bộ là việc không có gì sai trái, nhưng nếu một wedsite nào đó mang  một danh từ chung quá lớn, thí dụ như “Phật giáo của chúng ta”, “ Phật Giáo Ngàn Năm”..v…v….mà lại chỉ gò bó thông tin nội bộ và những tác tệ như vừa nói trên là điều cần nên xem lại.

 

                         Có quá nhiều wedsite Phật giáo và cũng có quá nhiều mục đích khác nhau thay vì cùng nhau hoạch định, ý thức về một mục đích chung là hóa đạo và bảo vệ PGVN. Điều này đã biến những cây bút  công tác viên trở thành con rối, điều khiển theo ý mình, mặc dù họ viết và gởi bài hoàn toàn không có nhận lãnh một xu nhuận bút nào. Nếu khi cây bút đó  không làm vừa lòng  thì không thèm sử dụng bài viết nữa, hoặc  nếu một ai đó có chân trong  wedsite Phật giáo X, A, N .v..v… nào đó. Với những cây bút sắt bén, luôn đi đầu trong lãnh vực phát hiện và đấu tranh với tiêu cực  trong PGVN, mong muốn được đưa ra ánh sáng để cùng nhau  tìm lới thoát và loại trừ cái xấu, những cây bút này là đối tượng rất dễ lọt vào tầm ngắm  nhất. Chúng ta đều thấy rõ, viết về đề tài tin tức, thông tin thì có rất nhiều, rất  thừa thải là đàng khác, nhưng đề tìm những cây bút viết về  mãng đấu tranh, phát hiện cái xấu thì hiện nay  TTTT của  PGVN đếm chưa hết năm ngón tay! Họ là những người hộ pháp lẽ loi! Lẽ ra họ phải được  trân trọng  hay ưu ái hơn chứ? Họ đâu có mắc bệnh tâm thần  mà  thả ngòi bút quàng xiêng  khi chung quanh đó còn có biết nao nhiêu luật lệ báo chí, nhắc nhở  chuyện truyền thông đại chúng? Biết Viết ắt phài biết Lách, họ thừa tư duy để hiểu hơn ai hết điều đó.Chính những cây bút này giúp chúng ta làm sáng tỏ thêm câu danh ngôn  nước ngoài “Thế giới khổ đau không phải do kẻ tạo ác gây ra mà do những người lương thiện lặng im”. Không phải là vô lý khi trong một phiên họp tất niên năm vừa qua, một vị Đại Đức  đã mạnh dạng phát biểu rằng TTTT PG chưa  làm hết vai trò của mình là  đi tiên phong  trong các vấn đề nhạy cảm, lên tiếng kịp thời trong các vụ việc  đau lòng, gây tổn hại thanh danh PGVN. Và vị Đại đức này  cho rằng những sự lên tiếng thời gian qua là do các cây viết cá nhân bức xúc nêu lên…! Câu nói này, theo thiển ý chủ quan cá nhân, dường như ần chứa hai nghĩa đen và bóng nhưng dù nghĩa nào, thú thật đến giờ vẫn còn khiến  người viết cảm thấy nhói lòng. Có xấu hổ lắm không  khi trước một vụ việc nào đó, người ta e ngại, hoặc vì một lý do nào đấy không dám lên tiếng, đợi đến khi sự việc có kết quả ngã ngũ rõ ràng  từ những  cây bút lẽ loi này thì y như rằng tất cả đều đua nhau đăng tải  và như muốn dành lấy chiến tích về mình! (hoặc ý nói mình có tham gia mà!).

 

                         Đó là chưa  nói đến  tính  cục bộ vùng miền khá lộ  liễu.

 

                         Mới vừa rồi, những vụ lùm xùm  ở chùa Lộc Uyển Lâm Đồng; vụ “Đường Tăng cởi mô tô dạo phố”; Vụ “ Thầy chùa hát đám cưới”..v..v… ai lên tiếng? Nhưng thôi, người viết xin nói đến một vụ cũng  nóng hổi, MỚI  HÔM NAY 22/4/2015, dù là nhẹ hơn nhiều là toàn bộ cầu thủ bóng đá HàNội&TT đồng loạt “xuống tóc” để lấy hên  dành chiến thắng trước cậu em út non choẹt Hoàng Anh Gia Lai ngày 25/4 sắp tới. Chuyện đó là bình thường thôi  nhưng với  một hình ảnh của cầu thủ tiền vệ Duy Mạnh (đính kèm) như thế này có ý gì? Duy Mạnh đang cố ý dè bỉu ai đó trong lúc đùa cợt? Và ai sẽ là ngưới lên tiếng trước tiên?

 

                          Như vậy, với  nền công nghệ thông tin hiện đại đâu phài PGVN không có nhân tố bắt kịp  hay  tận dụng hiệu quả. Chính những  tư duy nhỏ hẹp, xé tan manh mún lý tưởng phụng sự chung, đã biến  tất cả trở về con số không  trong khi PGVN hiện nay đang rất cần hơn bao giờ hết một  mặt trận TTTT hữu ích.

 

                           Nhớ trước đây, khi đất nước còn oằn mình  dưới  làn đạn  của Phú Lang Sa, nhà chí sĩ yêu nước Nguyễn Đình Chiều  đã dõng dạc  tuyên chiến với  cái xấu và tôn vinh những ngòi bút  thật sự là một ngòi bút có giá trị :

 

                             “Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm

                               Đâm mấy thằng gian bút chẵng tà”

 

 

 

                                                                                DƯƠNG KINH THÀNH

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
31/12/2010(Xem: 3525)
Khi thấy những không gian ngập tràn sách trong ngày hội sách đang diễn ra ở nhiều thành phố lớn, lòng tôi rộn lên một niềm vui khó tả. Tôi bỗng nhớ về những ngày chật vật gom từng cuốn sách từ nước ngoài về Việt Nam, thời chúng ta còn hiếm sách.
27/12/2010(Xem: 3716)
Người dịch: Xuất bản lần đầu vào năm 1995 (tái bản 2001), “Phật Giáo và Đạo Đức Sinh Học” (Buddhism and Bioethics) là một đống góp có ý nghĩa của Damien Keown* cho Phật giáo về một đề tài chưa được giới Phật giáo nghiên cứu nhiều trước đó. Nội dung cuốn sách tập trung thảo luận về đạo đức học Phật giáo và liên hệ nó với những vấn đề đạo đức hiện đại như phá thai, hạn chế sinh sản, nghiên cứu phôi thai, trợ tử, việc kéo dài trạng thái sống thực vật.v.v… Cuốn sách cũng bàn đến vấn đề khi nào thì đời sống một con người được xem chính thức bắt đầu, và khi nào cái chết được coi chính thức xảy ra.
24/12/2010(Xem: 4530)
Phật giáo Việt-Nam trải qua nhiều bước thăng trầm. Đời Lý, Trần Phật giáo cực thịnh, là quốc đạo. Triều Lê Phật giáo bắt đầu suy vi. Đến triều Nguyễn Phật giáo sa sút, mất hẳn vị trí trong chính trị văn hóa và xã hội ở Việt-Nam.
19/12/2010(Xem: 4448)
Gần đây có người nói rằng Phật Giáo Đại Thừa là Bà La Môn Giáo, là tà ma ngoại đạo. Thật ra lời nói này không có gì mới lạ, nó đã có từ thời xưa, khi Phật Giáo đang ở trong thời kỳ phát triển. Tuy nhiên, nhằm tránh sự hoang mang cho những người mới bước chân vào đạo Phật và cho những Phật tử không có nhiều thì giờ nghiên cứu về sự khác biệt giữa hai tôn giáo nên chúng tôi viết bài dưới đây. Chúng tôi không có ý so sánh hai tôn giáo lớn của nhân loại, vì việc làm này là của các nhà học gỉa, mà chúng tôi chỉ đưa ra vài điểm khác biệt quan yếu có tính cách nền tảng giữa đạo Phật nói chung, Phật Giáo Đại Thừa nói riêng so với Bà La Môn Giáo.
18/12/2010(Xem: 14822)
Nhận Xét Của Thượng Tọa Thích Đức Thắng Về Quyển Sách: Đường Về Xứ Phật Thích Thông Lạc
08/12/2010(Xem: 4922)
“Tăng ly chúng tăng tàn”, còn chúng tại gia ly chúng xuất gia thì ra sao? Thế nào là “cư sĩ ly tăng”? Đâu là nguyên nhân và đâu là cách giải quyết vấn đề? “Tăng ly chúng” là một vấn đề đã được bàn luận nhiều.
24/11/2010(Xem: 10057)
Mấy ngày qua, cả nước oằn mình trước sự tàn phá đầy tang thương của cơn bão Ketsana. Cũng thời điểm đó “cơn bão” bất khoan dung của chính quyền tỉnh Lâm Đồng kéo đến tu viện Bát Nhã, gây nên tình cảnh bất an cho khoảng 400 Tăng Ni tu theo pháp môn Làng Mai. Hai cơn bão đến cùng một lúc khiến cho lòng người Phật tử Việt Nam thêm quặn thắt.
23/10/2010(Xem: 3623)
"Chẳng có gì hổ thẹn cho một người có ông nội là khỉ. Nếu có gì đáng hổ thẹn về tổ tiên của tôi, thì đó là vì tổ tiên của tôi là người: một người có trí thức nông cạn và bất nhất, một người không biết tự bằng lòng với thành công trong lĩnh vực riêng của mình, lại hăm hở can thiệp vào những vấn đề khoa học hoàn toàn xa lạ, làm tối tăm vấn đề bằng thứ từ chương rỗng tuếch, đánh lạc hướng chú ý của cử tọa để khỏi đi vào những vấn đề thực sự đặt ra bằng lối nói lạc đề đầy hùng biện và những hô hào đầy thành kiến tôn giáo".
16/10/2010(Xem: 3820)
Tuần vừa qua, một cuốn phim Đại Hàn ra mắt khán giả Paris, được khen ngợi. Báo Mỹ cũng khen. Tên của phim là : Xuân Hạ Thu Đông ... rồi Xuân (1). Không phải là người sành điện ảnh, đọc tên phim là tôi muốn đi xem ngay vì nên thơ quá. Xuân hạ thu đông thì chẳng có gì lạ, nhưng xuân hạ thu đông ... rồi xuân thì cái duyên đã phát tiết ra ngoài. Huống hồ, ở trong phim, xuân rồi lại xuân trên một ngôi chùa nhỏ ... trên một ngôi chùa nhỏ chênh vênh giữa núi non.
16/10/2010(Xem: 4272)
"Giê-su qua cái nhìn của người Phật tử": đây là một đề tài lý thú, nhưng quả thực là khó. Trước hết, trong tất cả những đạo lớn của thế giới, có lẽ đạo Phật là đạo xa cách đạo Ki-tô nhất trên những giáo lý cơ bản và trên nhiều điểm quan trọng, mặc dù vẫn gần gũi, hay có vẻ gần gũi, trên nhiều điểm khác. Thứ đến, vì hình thức hành đạo rất đa dạng của đạo Phật qua thời gian và không gian, vì sự hội nhập của đạo Phật vào nhiều nền văn minh khác nhau, vào nhiều dân tộc khác nhau, mà có thể có những "cái nhìn về Giê-su" rất khác nhau giữa những người Phật tử. Sau hết, nếu chúng ta biết khá rõ về cái nhìn của người Phật tử, nhất là Phật tử thời nay, về đạo Ki-tô, chúng ta rất ít khi được nghe họ nói quan niệm của họ về cá nhân Giê-su.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567