Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Một Thông Bạch lạ đời......

01/09/201412:10(Xem: 6367)
Một Thông Bạch lạ đời......

thongbach-phatma
MỘT THÔNG BẠCH LẠ ĐỜI !!!


... “Trường hợp những vong linh được ký tự tại chùa mà trong vòng 03 tháng không thấy người thân đến thăm viếng thì đạo tràng sẽ gửi trả các vong linh trở về lại cho gia đình phụng thờ. Nếu để vong linh buồn tủi vì bị bỏ rơi không còn chốn đi về, vượt qua khỏi sự quản lý của thế giới U Minh,vong linh sẽ trở thành những vong hồn vô thừa nhận, làm cô hồn dã quỷ thì rất là tội nghiệp. Vì thế, đề nghị các thiện nam tín nữ muốn ký tự cho vong linh phải lưu ý các quy định nầy”...

Không còn gì để nói với một Thông bạch mang tính dọa dẫm của một tín ngưỡng đối với tín đồ chưa vũng niềm tin và chưa hiểu giáo lý nhà Phật. Những người mang sắc tướng nhà Phật, nặng đầu óc kinh tế, luôn sáng tạo ra những chiêu trò để ràng buộc cột chặt tín đồ vào chùa của mình.

Tôn giáo không phải là một tổ chức kinh tế, nhà chùa, đạo tràng không phải là một công ty kinh doanh, với văn phong của Thông bạch trên đây mang tính ràng buộc của một hợp đồng kinh tế: Trường hợp những vong linh được ký tự tại chùa mà trong vòng 03 tháng không thấy người thân đến thăm viếng thì đạo tràng sẽ gửi trả các vong linh trở về lại cho gia đình phụng thờ. Ngoài ra còn mang tính xã hội đen dùng bạo lực để khống chế: Nếu để vong linh buồn tủi vì bị bỏ rơi không còn chốn đi về, vượt qua khỏi sự quản lý của thế giới U Minh,vong linh sẽ trở thành những vong hồn vô thừa nhận, làm cô hồn dã quỷ thì rất là tội nghiệp.

Một tổ chức kinh tế khi vi phạm hợp đồng sẽ đưa ra tòa và có trọng tài kinh tế duyệt xét chứ có đâu hù dọa áp đặt như vậy.

dot tuong phat02

Đọc thông bạch cứ ngỡ thông báo của nhà trẻ, viện dưỡng lão tới tháng đòi lệ phí, không đúng hạn sẽ trả về lại gia đình. Trường hợp nhà trẻ, viện dưỡng lão có như thế cũng là lẽ thường, vì đó là thế gian, một tôn giáo phải khác với thế tục vì có lòng từ bi. Hiện nay trong Thành phố cũng như các Tỉnh, thỉnh thoảng vẫn có chùa sẵn sàng giúp cốt ký tự miễn phí hoặc tùy duyên, chẳng hạn chùa Phật Đà Tân Bình. Ngay cả nơi tháp thờ cốt tại đường Lê Thị Hà, Hốc Môn, của tư nhân kinh doanh, họ cũng không đòi hỏi khi gia chủ gặp khó khăn, tháp vừa xây xong đã có 13 vong xin ký gửi miễn phí, chủ tháp vẫn hoan hỷ giúp đỡ. Tư nhân vì cuộc sống mà còn như thế, nhà chùa sống bằng sự cúng dường của bá tánh, chả lẽ không giúp bá tánh trong lúc gia cảnh họ túng thiếu?

Theo tinh thần nhà Phật, bình thường trong vòng 49 ngày thần thức sẽ đi đầu thai, dĩ nhiên có những trường hợp ngoại lệ, thế thì vong nào chịu sự quản lý của thế giới U Minh mãi mãi, trở thành hững vong hồn vô thừa nhận? Giáo lý bị đọa địa ngục đời đời không phải giáo lý của nhà Phật, một nhà sư trụ trì ngôi chùa bề thế, có chức sự trong Thành hội Phật giáo, từng du học ảnh hưởng văn hóa Trung quốc, muốn biến giao lý nhà Phật thành Thần giáo để khống chế tín đồ? Đốt Phật, khống chế tín đồ, xua đuổi vong linh phải chăng là hành xử ma đạo trong thời Pháp nhược ma cường???

Sở dĩ bày ra nhiều chiêu trò như thế là vì họ xuất thân không qua trường lớp đào tạo giáo lý lẫn nghi lễ, xuất dương du học không hẳn đã có một kiến thức chân chánh. Do có khuynh hướng kinh doanh nên mọi góc cạnh trong cuộc sống dưới hình thức tôn giáo đều là phương tiện kinh doanh không vốn.Đứng về tôn giáo, hành động như thế là phá Đạo, về Tông môn pháp phái là phản thầy, đối nghịch với Tổ nghiệp, chỉ đe dọa và chiêu dụ được những tín đồ yếu bóng vía. Tuy nhiên, nếu không ngăn chận kịp thời, nơi đây sẽ là khởi đầu cho một tiền lệ, biến thành trào lưu đốt Phật khống chế vong linh đe dọa tín đồ.

Thiết nghĩ, Giáo hội không thể thụ động hơn để con sâu làm rầu nồi canh.Chỉ mới là phó Ban nghi lễ và phó ban Tăng sự Thành hội Phật giáo đã lệch lạc tinh thần nhà Phật như thế, mai đây lên đến Trung ương thì Phật giáo sẽ biến thành một ô hợp, tín đồ biết nương vào đâu? Trưởng tử Như Lai đã đốt Như Lai thì Giáohội liệu còn tồn tại đúng nghĩa?

Gần đây, Phật giáo quá nhiều tai tiếng, kẻ ngoài mượn truyền thông vu khống, bôi nhọ Phật giáo như vụ chùa Bồ Đề Hà Nội và một vài Tỉnh Thành, trong đó có cả tại Sài Gòn do ác ý, thế mà vẫn không bị luật pháp chế tài xử phạt khi xúc phạm danh dự một tôn giáo, nội tình nhà Phật cũng bị những thành phần mang áo tu sĩ làm hoen ố thanh danh. “Sư tử trùng thực sư tử nhục” bảo sao người ngoài không xem thường.

Các bậc chân tu rất đau lòng nhưng đành thất thủ vì Giáo hội không động thủ, tương lai Phật giáo đi về đâu khi có những chức sắc như vậy???

MINH MẪN

01/9/2014

Việc đốt vàng mã và Phật mã

 

dottuongphat_chuaviengiac_2B_1_

 

Sau Phật nhập diệt, căn cơ đồ chúng ngày càng thiếu linh hoạt, vì thế, Thiền tông bị hạn chế trong một số đối tượng thượng căn, chư Tổ sáng tạo hình tướng cho quần chúng có điểm tựa mà phát tâm tu tập; hình tượng được hình thành giới hạn trong các nơi thờ phượng tôn nghiêm. Biết rằng hình tượng là đất sét, cement, mực giấy, nhưng đã là hình ảnh Phật, tín đồ cả Tăng lẫn tục không ai dám xúc phạm bừa bãi. Khi tranh tượng hư, họ đem nhập tháp một cách tôn kính, chứng tỏ lòng thành đối với đấng mình tôn thờ. Trước vấn đề một nhà sư đốt tượng Phật, xin được xét trên hai quan điểm: -Phật pháp và thế gian pháp.

 

Về Phật pháp, kinh Kim Cang từng dạy: “Phàm sỡ hữu tướng, giai thị hư vọng”, nghĩa là cái gì thuộc về hình tướng đều là giả, vì thế, Tổ sư Đan Hà của Thiền Tông đời Đường, chẻ tượng Phật làm củi để sưởi, đệ tử ngạc nhiên hỏi,- sao thầy chẻ tượng Phật? Ngài đáp:- ta chẻ tượng tìm Xá Lợi, đệ tử đáp: - Phật gỗ làm gì có Xá lợi! Tổ đáp:- Phật không có Xá lợi thì không phải là Phật.

 

Phong cách Thiền tông thường phá chấp giúp đệ tử khỏi vướng vào sự tướng cũng như lý giải. Đệ tử chấp vào điểm A thì thầy lấy điểm B để đối trị, ngược lại vướng vào B thì lấy A đối trị. Trình độ đệ tử cao hơn, không vướng A cũng chẳng vướng B, lại vướng vào chẳng phải cái nầy cũng chẳng phải cái kia, vướng vào phi hữu phi vô thì thầy lại dùng “phi phi” để vượt thoát mọi kiến chấp, còn thấp còn cao đều là vướng chấp, phủ nhận luôn cả việc phủ nhận để đầu óc không còn đất bám mọc rễ đâm chồi.Nghệ thuật “tống khứ” nầy không áp dụng cho đại chúng mà chỉ áp dụng cho đương cơ đối pháp. Thậm chí có vị không dùng ngôn ngữ để triệt phá đối cơ mà dùng hành động hoặc la hét, hoặc đối đáp những câu không ăn nhập gì đến vấn nạn. Tóm lại, Thiền sư có những diệu dụng linh hoạt ứng xử cho tương thích trình độ căn cơ của một hành giả giúp hành giả vượt thoát bờ tử sanh của ngôn ngữ và tri kiến. Thái độ và hành động nhất thời đó không phải là một tiêu chuẩn nhất định, không là chân lý tuyệt đối để áp dụng cho mọi lúc mọi nơi mọi đối tượng mọi hoàn cảnh.

Việc đốt tượng Phật của nhà sư được đưa lên facebook không thể xem là phong thái phá chấp của một bậc đã chứng ngộ trước số đông quần chúng ngở ngàng như thế.

Loại đốt vàng mã, Phật mã được xem là loại hình kinh doanh xen lẫn mê tín đập phá tín ngưỡng của quần chúng.Trước kia đốt giấy tiền, xe hơi nhà lầu, hình nhân, bây giờ tiến đến cả Phật cũng được tượng hình để mua bán, đốt chung với vàng mã; nhà nước bài trừ mê tín vàng mã chưa dứt điểm thì lại nảy sinh Phật mã, có thêm một nguồn kinh doanh mới, chắc chắn lợi dưỡng không nhỏ cho các sư ứng phú nặng về lợi dưỡng hơn là đức tin. Đối với các vị như thế đức tin cũng là loại kinh doanh không cần tính toán so đo nặng chất xám như các nhà doanh nghiệp. Phật pháp biến thành thế gian pháp từ trong tâm của một số vị đầu tròn áo vuông còn nặng về tiền bạc, vật dục.

 

Như vậy, với Phật pháp chân nguyên, hình tướng không cần thiết đối với một hành giả đang tiến về giải thoát, nhưng cũng không có thái độ bất kính đối với hình tượng chư Phật.

Xét trên quan điểm thế gian pháp, tuy Phật pháp là con đường tiến đến giải thoát, nhưng không vì thế mà phủ nhận toàn triệt mọi pháp thế gian. “Phật pháp tại thế gian, bất ly thế gian giác, ly thế mịch Bồ Đề, cấp như cầu thố giác” như vậy đã đủ xác định “thế gian pháp tức Phật pháp”. Sen không phải là bùn mà lìa bùn thì không thể mọc sen. Tuy thế gian pháp còn nhiều ô trược, chư Phật chư tổ cũng từ ô trược mà giải thoát; vì ô trược mới có con đường giải thoát, không ô trược thì giải thoát cái gì? Thế thì nhờ hình tượng chư Phật mà quần chúng nương theo đó để chỉnh sửa thân tâm chứ không phải van xin khẩn cầu một cục đất, cục đà, cement..hay dùng hình tượng để kinh doanh một cách bất kính. Một miếng vải chỉ là miếng vải, khi hình thành lá cờ thì không ai dám sử dụng lá cờ vào việc bất kính ( ngoại trừ không phải lá cờ mình đang tôn trọng). Cái gì đưa lên hàng tôn kính cho dù tôn kính theo trật tự thế gian hay tín ngưỡng tâm linh đều có sự cộng hưởng niềm tin. Gốc đa, ông Táo khi được nhân gian đặt niềm tin vào đó thì tự nó trở thành linh thiêng, linh bất linh tại ngã; thế thì một tôn tượng biểu thị cho một đấng giác ngộ, được đầu tư niềm tin từ nhiều thế hệ, không thể xem đó là vật tầm thường, vật vô tri vô giá trị về tâm linh nếu đương sự đang nằm trong cùng một tín ngưỡng.

 

Truyện tích vào cuối thế kỷ XX, miền Tây Nam bộ VN có một Thánh nhân ẩn xác phàm, được quần chúng tôn kính như Phật sống, chính quyền bảo hộ Pháp lúc bấy giờ thử dấu một tranh Phật dưới chiếu để mời Ngài ngồi lên, Ngài từ chối, vì không dám xúc phạm dù là tranh vẽ. Các tín đồ Kito giáo thà chịu chết chứ không bước qua Thập tự giá để được sống. Và biết bao chư Tăng, cư sĩ vị pháp thiêu thân để bảo tồn tín ngưỡng vào thập niên 60 của thế kỷ XX tại miền Nam Việt Nam; thế thì những cái họ bảo vệ dù phải chịu hy sinh là gì, phải chăng chỉ là vật chất vô nghĩa, hay từ vật chất vô nghĩa đã có một ý nghĩa vô giá của niềm tin???

Cuộc sống ngày nay, xã hội đảo lộn mọi trật tự, ngay cả tôn giáo như Đạo Phật, bị ảnh hưởng văn hóa Tàu pha trộn tạp tín, nặng về sắc tướng âm thanh, cúng sao giải hạn, đốt vàng mã hình nhân, mỗi ngày biến tấu thêm một chiêu trò mới lạ để lừa gạt một số mê muội cầu lợi, mua Thần bán Thánh,bất kể tội lỗi, bôi đen giáo lý giải thoát của Đức Phật. Những chiêu trò cũ nhàm chán , nay bày đốt cả Phật tượng để kích thích tính hiếu kỳ cuồng tín của người dân chưa hiểu đạo. Không thể biện minh lấy đó làm phương tiện để độ người mà ngược lại càng làm mê hoặc lòng người, xa rời Phật pháp.

 dot phat ma2

Hành giả Thiền tông tuy không chú trọng về pháp tướng âm thanh, nhưng cũng không dám xúc phạm đến tôn tượng, thì ngược lại, sư ứng phú đạo tràng lại dùng hình tượng để mưu lợi cầu danh. Bảo rằng Phật tượng là giả thì tấm y ca sa màu mè sao lại cần dùng nó để che phủ tấm thân ô trược kia? Phải chăng mượn sắc tướng nhà Phật để hủy báng Phật pháp là mưu ma chước quỷ của thời pháp nhược ma cường??? Thiền sư phá tướng để giác ngộ đệ tử, tà sư phá tướng để mưu lợi cầu vinh; không còn là phương tiện để đưa đến cứu cánh mà bước đầu hành động được xem là cứu cánh để đi đến cầu lợi.

 

Đây là vấn đề khá phước tạp không thể biện minh dưới bất cứ lý lẽ nào, hy vọng giáo hội quan tâm xử lý vấn đề để khôi phục niềm tin chính đáng cho quần chúng để Phật pháp không sa vào hành động tăm tối tà mị bởi các tà sư. Trách nhiệm nầy không chỉ riêng của một ban ngành nào trong Phật giáo mà là trách nhiệm chung của Hoằng Pháp, Nghi Lễ, Tăng sự, Pháp chế; không riêng sự quan tâm của chư Tăng mà ngay cà tín đồ cứ sĩ cần phải bảo vệ cho Phật pháp, tẩy chay các việc làm có hại uy tín, thanh danh, xúc phạm đến niềm tin của Phật giáo hiện nay.

 

27/8/2014

Tác giả:Minh Mẫn

dot phat ma

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
07/01/2018(Xem: 10224)
Trưa ngày 4 tháng 8 năm 2012, tôi nhận được quyển sách “Trí Tuệ Giài Thoát” của Vũ Thế Ngọc, do một người bạn gởi cho mượn. Đây là bản có chữ ký và con dấu của tác giả Vũ Thế Ngọc trên trang đầu. Sách này do nhà xuất bản Thời Đại in tại Hà Nội, quí II năm 2012, và thuộc bản quyền của Công ty Cổ phần Sách Thái Hà, Hà Nội.
06/01/2018(Xem: 7116)
Những Cực Đoan Trong Tôn Giáo - Thích Pháp Cẩn, Cứ vào học kì mùa xuân (Spring Semester) là giáo sư Todd French ở Rollins College (Winter Park, Florida) dạy lớp Những Cực Đoan Trong Tôn Giáo (Extremes in Religion). Trong lớp học này, sinh viên được học về những cực đoan, xằng bậy, sai lầm trong tôn giáo Tây Phương rồi trong tôn giáo Á Đông, trong đó có Phật Giáo.
04/01/2018(Xem: 6318)
Đơn khiếu nại của Tăng Ni tỉnh Bình Phước gửi Trung ương
19/12/2017(Xem: 7491)
Trước hết xin cảm ơn Bác sĩ Trình Đình Hỷ (Bs. TĐH) đã có những nhận xét góp ý về bài viết của tôi “Vài Nhận Xét Về Vài nhận xét về vấn đề dịch lại Tâm Kinh của Thầy Nhất Hạnh” [2]. Trong bài viết này tôi chỉ quan tâm tới phần nhận xét Bs TĐH về bài viết của tôi, còn phần nhận xét về hai tác giả Jayarava và Nguyễn Minh Tiến thì xin để dành hai tác giả ấy. Vì TĐH là một Bác sĩ cho nên xin quí độc giả hãy cho phép tôi xem bài viết của tôi như là một con người với tên là “Tôi” . Như vậy là Tôi đã được Bs TĐH khám sức khỏe với mở đầu của bệnh án:
08/12/2017(Xem: 4345)
Động Chúng Thiền Môn - Cư Sĩ Minh Mẫn
24/11/2017(Xem: 4340)
Như vậy, sau bao ngày chuẩn bị và trông đợi nét mới có thể có trong ngày Đại hội, cũng đã đến. Chả hiểu BTC Đại hội lần đầu tiên, cách đây trên 35 năm, chọn Đại hội vào mùa Thu-Đông là tình cờ hay có ý, để không khí tươi mát, không làm Đại biểu mệt mõi, làm việc tỉnh táo hơn và mọi sinh hoạt thoải mái hơn, tuy nhiên, các cụ trưởng lão từ vùng nhiệt đới không quen cái lạnh của miền Bắc, cũng cảm thấy “khổ đế” co mình trong chiếc áo ấm dày cộm cứ như dân miền Bắc cực.
21/11/2017(Xem: 4202)
Một đại biểu Trung "Tính", Cuộc sống luôn gặp những chuyện bất ngờ đối với “tiểu tử”.Từ bé cho đến 2/3 đời người, những chuyện ngỡ như đùa lại hóa thành ra thật. Sau khi nhận được giấy mời và vé bay, 4g sáng tình cờ được thầy G.C đưa xe đến đón ra sân bay, cứ tưởng mình là “Vip”, thật ra là kẻ đi nhờ xe khi thầy đưa 2 sư cô từ Mỹ, để ra sân bay về Đà Nẵng, lại trùng cùng ngày và giờ khởi hành, kẻ đi Hà Nội, người về quê xưa. Hí hững giữa đất trời bao la trên phi đạo mà cách đó vài ngày, Tổng thống Mỹ cũng đặt chân đến đây, nơi đây, bây giờ, “tiểu tử” và hàng trăm Tăng ni cũng tay xách nách mang lê chân ra xe trung chuyển.
14/11/2017(Xem: 14830)
Bản Ản đã có hiệu lực về tác phẩm "Việt Nam Thi Sử Hùng Ca"
14/11/2017(Xem: 4424)
Từ " Trí Tuệ - Kỷ Cương - Kỷ Cương - Hội Nhập - Phát Triển" đến " Trưởng Dưỡng Đạo Tâm - Trang Nghiêm Giáo Hội", Chúng tôi thực hiện bài viết này qua chỉ thị chuyển tiếp của T.T Thích Đồng Bổn, Giám Đốc Trung Tâm Nghiên Cứu PGVN, từ Thông Báo 052/TB.HĐTS ngày 27/03/2017do TT Thích đức Thiện đã ký. Nhận thấy đây là một kỳ đại hội quan trọng với những vấn đề ưu tư tồn đọng cần phải giài quyết dứt điểm cho bước đường tương lai được hanh thông, rạng rở qua tiêu chí của đại hội. Một tương lai bước đi khi cần nhìn lại với những vấn nạn “sư giả”, “khất thực giả”, ‘mạo danh Phật giáo” thậm chí từ “ ma tăng” và “tà sư” đã bắt đầu xuất hiện , thách thức những lương tri chân chính đang từng bước ra sức xây dựng và bảo vệ mạng mạch Phật pháp trường tồn, trong đó GHPGVN là chủ thể đại diện duy nhất.
30/10/2017(Xem: 3677)
Trung Quốc đang biến đổi từng ngày. Trong dòng chảy mới đó, các tôn giáo đang hiện diện trong những vị trí khác hẳn so với thời của Chủ tịch Mao Trạch Đông. Tạp chí Newsweek hôm 24/10/2017 ghi nhận rằng trong bài diễn văn tuần qua của Chủ Tịch Tập Cận Bình, có một hướng đi nói ra minh bạch, rằng phải “Hán hóa tôn giáo” – tức là tập trung hướng về những gì gọi là Trung Hoa (Chinese-oriented) một phần trong nỗ lực Hán hóa tôn giáo (Sinicize religion)… Có nghĩa là, các hệ thống Thiên chúa giáo sẽ tách rời với Tây Phương, rằng Công Giáo La Mã phải cắt đứt với Vatican, rằng Tin Lành sẽ phải độc lập với cội nguồn ở Hoa Kỳ?
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567