Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Nhân vụ giàn khoan Hải Dương-981...

25/05/201407:47(Xem: 5140)
Nhân vụ giàn khoan Hải Dương-981...
Nhân vụ giàn khoan Hải Dương-981
CHÚNG TA ĐỌC LẠI BÀI THƠ QUỐC TỘ 
của Thiền Sư Pháp Thuận (915-990) 

Thích Giác Tâm




blankTHIỀN SƯ PHÁP THUẬN

Thiền sư là người ra đi không để lại dấu vết, chính điều đó nói lên tinh thần thiền tông ( bất lập văn tự ), khiêm hạ, ẩn danh, vô ngã. Tuy nhiên có điều bất lợi so với cách luôn ghi chép từng biến cố nhỏ lớn, từng sự kiện nhỏ to, trong đời mình cũng như trong xã hội mình đang sống như người phương tây, nên Phật giáo Việt Nam chúng ta tư liệu thật nghèo thiếu một phần nữa là do ngoại nhân đưa về Kim Lăng đốt để huỷ diệt văn hoá, chính điều đó khiến tiểu sử các vị thiền sư lại càng sơ sài, ngắn gọn. Một vài trường hợp quá ngắn như tiểu sử thiền sư Pháp Thuận . Thiền uyển tập anh còn ghi lại tiểu sử Ngài tóm tắt như sau :

Pháp Thuận thiền sư ( 915-990 ) họ Đỗ, không rõ tên thật và quê quán, thuộc thế hệ thứ mười dòng thiền nam phương. Xuất gia từ nhỏ, thờ thiền sư Phù Trì chùa Long Thọ làm thầy. Đắc pháp, nói ra lời nào cũng hợp với sấm ngữ. Sư học rộng có tài, hiểu rõ việc nước, đang lúc nhà Tiền Lê mới dựng nghiệp, giúp vua trù kế hoạch, định sách lược. đến khi thiên hạ thái bình, sư không nhận phong thưởng. Vua Lê Đại Hành kính trọng, chỉ gọi là Đỗ Pháp Sư, không gọi tên, đem mọi việc văn thư giao phó. Cùng với Sư Khuông Việt, Pháp Thuận là cố vấn của triều đình , có lần cùng với Sư Khuông Việt, được cử tiếp đón sứ thần nhà Tống là Lý Giác. Tài ứng đối làm Lý Giác ngạc nhiên kính phục. Vua Lê Đại Hành thường đem vận mệnh nước nhà hỏi Sư . 

Hồi tưởng lại đất nước chúng ta trong triều đại Đinh, Lê , Lý, Trần, chúng ta đã thấy được các triều đại đó hết sức nhân bản, khoan dung và tôn trọng hiền tài. Vua thì quyền uy tột đỉnh, nắm sinh mạng quốc gia và sinh mạng thần dân trăm họ trong tay, trọn quyền sinh sát, vậy mà vì sự tồn tại của vận nước , vẫn khiêm hạ mời các vị Sư tài đức về triều đình tham vấn chính sự quốc gia, có khi đến cả Am Viện của các thiền sư tham vấn những trăn trở ưu tư về nhiều vấn đề thời cuộc mà chính Vua còn phân vân do dự, chưa quyết đoán được. 
 
Vua Lê Đại Hành đã thấy được hiền tài là nguyên khí của quốc gia, có được những con người uyên bác tài giỏi giúp cho những kế sách , ý kiến hay sẽ đưa quốc gia đến chỗ thịnh trị, thái hoà. Vua Lê Đại Hành mới lên chấp chính, thù trong giặc ngoài. Hậu duệ nhà Đinh còn đó, những con người trung thành với Nhà Đinh vẫn còn ấm ức về một vương triều đã sang tay kẻ khác. Bên ngoài thì tướng của nhà Tống là Hầu Nhân Bảo đang tiến quân vào nước ta đó là mùa xuân tháng 03 năm Tân Tỵ ( 981). Lúc bấy giờ vận mệnh tổ quốc nghiêng ngữa, lòng dân chao đảo, nếu không có những thiền sư tu chứng , nhiều tuệ giác làm cố vấn cho triều đình, đưa ra kế sách hay, động viên tinh thần của vua, của triều đình và của dân chúng, đất nước dễ rơi vào tay ngoại bang, dân tình sẽ lầm than thống khổ biết chừng nào. 
 
Chúng ta đã thấy được tinh thần nhập thế của các thiền sư và hành động phụng sự vô vi của các ngài, qua hành động dấn thân đóng góp cho dân tộc .Bài thơ Nga nga lưỡng nga nga, không phải là của ngài. Hai câu đầu là của Lý Giác, hai câu sau ngài hoạ theo, do Ngài học rộng hiểu nhiều lấy từ điển cố văn học của Trung Quốc. Bài thơ nga nga lưỡng nga nga là của Lạc Tân Vương, là một tuyệt phẩm mà các bực thức giả khen là " thi trung hữu hoạ" trong thơ có hoạ, thơ vẽ nên một hoạ phẩm. 
 
Học nhiều hiểu rộng, am hiểu độn số, biết việc gì sẽ xảy ra trong tương lai, nhưng Ngài để lại cho chúng ta hôm nay còn vỏn vẹn một bài thơ duy nhất, và cũng là câu trả lời về vận nước của vua Lê Đại Hành hỏi Sư, đó là bài :

Quốc Tộ --- Việc nước

Quốc tộ như đằng lạc --- Vận nước như mây quấn
Nam thiên lý thái bình --- Trời nam mở thái bình
Vô vi cư điện các --- Vô vi trên điện các
Xứ xứ tức đao binh --- Xứ xứ hết đao binh .

Vua Lê Đại Hành hỏi về vận nước, làm thế nào để cho vận mệnh quốc gia được dài lâu ? Thiền sư trả lời : Vận nước như mây quấn Ta phải giữ gìn đất nước nầy như thế quấn của dây mây, một sợi mây tuy có dẻo dai nhưng vẫn dễ đứt, dễ gãy nếu ta biết cách bẻ, còn nhiều dây mây quấn lại thành bó khó có sức mạnh nào bẻ gãy. Trăm họ hướng về Vua với một lòng tôn kính, vua lấy ý nguyện của dân làm ý nguyện của mình, thương dân như thương con ruột của mình, nỗi khổ của dân cũng là nỗi khổ của mình. 
 
Tìm cách hoá giải những xung đột nội bộ, giải thích cho những người nội thù rằng : Quốc gia làm trọng, tổ quốc trên hết, quyền lợi của một cá nhân cũng như của một dòng tộc là nhỏ so với sinh mệnh mất còn của một quốc gia. Liên kết nhân tâm lại với nhau như những dây mây riêng lẻ thành một bó mây, thì không có một thế lực nào có thể xô ngã đè bẹp chúng ta. Và như vậy thì đất nước sẽ thái bình, nền độc lập dân tộc sẽ vững bền mãi mãi.

" Vô vi trên điện các - xứ xứ hết đao binh ".
Thiền sư nói : Muốn cho đất nước được yên bình, khắp nơi khắp chốn không có chiến tranh, những người lãnh đạo, cụ thể là Vua phải biết cách áp dụng phương pháp, hay là nguyên lý tu dưỡng vô vi nơi triều đình của mình. Đạo Lão ở Trung Quốc cũng có khái niệm vô vi, Lão Tử chỉ dạy cho môn đệ của mình nên sống theo tự nhiên, thuận theo tự nhiên, không làm gì để can thiệp vào tự nhiên. Lão Tử chủ trương người cầm quyền trong nước nếu thực hiện được đạo lý vô vi thì đất nước sẽ thịnh trị. 
 
Còn khái niệm vô vi trong Phật giáo thì có khác hơn. Vô vi dịch từ chữ asamskrta của tiếng phạn, có nghĩa là không tạo tác, chỉ cho pháp lành thường trụ không do nhân duyên tạo tác, không có sinh diệt biến hoại, khác với pháp hữu vi là pháp do nhân duyên tạo tác, có sinh diệt biến hoại, nên pháp vô vi chính là một tên khác của Niết Bàn. Trong Lục Độ Tập Kinh, truyện 81 của Phật giáo định nghĩa từ vô vi như sau : " Cẩn thận không kiêu ngạo, là hạnh của học sĩ, bỏ lòng dơ ân ái, không lấm bụi bặm của sáu tình, không để các ái nhỏ như tóc tơ che dấu trong lòng mình thì các niệm lắng diệt, đó là vô vi".

Vua là thiên tử - con trời - theo quan niệm phong kiến. Vua tượng trưng cho quyền lực, sức mạnh của một thể chế, đế chế. Vua là tối tôn đứng trên thầy và cả người cha sinh ra mình Quân-Sư-Phụ, vậy mà kinh Phật nhắc nhở cẩn thận không kiêu ngạo. Vua thì không biết bao nhiêu cung phi mỹ nữ, ăn uống thì sơn hào hải vị, nem công chả phượng, thuốc bổ quý hiếm trong nhân gian, vậy mà kinh Phật nhắc bỏ lòng dơ ân ái, không để đắm nhiễm ái dục dù nhỏ như sợi tóc. Một chúng dân thực hiện hạnh vô vi thấy đã khó rồi, huống nữa là đấng quân vương, nhưng mà đấng quân vương nào thực hiện được đạo lý vô vi như lời kinh Phật, như lời thiền sư Pháp Thuận nhắc nhở vua Lê Đại Hành, thì vận nước sao không vững bền được ? Sao mà trăm họ không âu ca thái bình được ?
 
Lời thơ " vô vi cư điện các" hơn một ngàn năm qua vẫn còn giá trị, và ngàn năm sau nữa chắc chắn vẫn còn giá trị. Vui mừng thay kho tàng văn học Việt Nam vẫn còn lưu gĩư được những bài thơ chứa đựng được tư tưởng chính trị của Phật giáo Việt Nam như bài Quốc Tộ. 

Thích Giác Tâm
(Viết để chia sẻ cho quý huynh đệ tham dự khoá an cư tại chùa Bửu Nghiêm, văn phòng Ban trị sự tỉnh hội Phật giáo Gia Lai - PL. 2552.DL. 2008)
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
15/10/2010(Xem: 4657)
Giới chuyên môn Tây Phương dùng chữ APOCRYPHA – KINH ĐIỂN NGỤY TẠO để gọi văn học Phật giáo phát triển ở nhiều khu vực Á châu giả mạo những văn bản Phật giáo có gốc từ Ấn độ. Mớ bong bong của ngụy thư có nhiều nét chung, nhưng chúng không bao giờ thống nhất bằng cùng một kiểu mẫu (style) văn học hay cùng một nội dung.
13/10/2010(Xem: 5152)
Chiến tranh đi liền với sát sanh. Chiến tranh đồng nghĩa với tội ác. Sát sanh là nhân, chiến tranh là quả và ngược lại. Hai yếu tố này hỗ trợ cho nhau để tạo nên chia lìa, đau đớn, khủng hoảng, tan tóc, đau thương cho cuộc đời. Khi nào còn chiến tranh, nghĩa là con người còn phải gánh chịu đau khổ, giết hại, thù hằn, đấu tố. Chiến tranh sẽ không bao giờ chấm dứt nếu con người còn tâm địa giết hại thú vật không thương tiếc, giẫm lên mạng sống của muôn vật, không biết quý trọng mạng sống của đồng loại! Nhân trả lời một nghi vấn của một Phật tử: “Tổng thống Bush có phạm tội sát sanh hay không khi đem quân đi đánh Afghanistan hay không?” Người viết xin trình bày sơ bộ các cách phán đoán tội của một người phạm tội sát sanh cũng như các cấp độ của sát sanh và vài vấn đề liên hệ đến chiến tranh để bổ sung cho câu trả lời trên.
02/10/2010(Xem: 4697)
ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA NÓI VỀ CHÚA GIÊSU Nguyên tác: LE DALAI LAMA PARLE DE JÉSUS Éditions Brepols, Paris. 1996 Người dịch : VĨNH AN nhà XUẤT BẢN: THIỆN TRI THỨC, 2003 Một Viễn Cảnh Phật Giáo Về Những Lời Dạy của Đức Giêsu
02/10/2010(Xem: 5127)
Trong bài tham luận ngắn này, người viết giới thiệu khái quát về truyền thống khất thực như một pháp tu trong Phật giáo, thông qua đó phân tích hiện tượng khất thực phi pháp của những kẻ ăn xin giả dạng người tu, làm hoen ố truyền thống tâm linh của Phật giáo. Bên cạnh đó, người viết xin đề xuất phương án ngăn chận tệ nạn này. Đồng thời, đề nghị giải pháp ngăn chận tình trạng “khách không mời mà đến” làm mất đi ý nghĩa thiêng liêng của các ngày kỷ niệm tổ sư khai sáng các chùa và các lễ cúng dường trai tăng nói chung.
30/09/2010(Xem: 6000)
Hân hạnh gửi đến quý vị một vài ý nghĩa phiến diện về những điều đè nặng tâm trí tôi trong suốt thời gian ở tù. Nhưng điều trước tiên tôi muốn bày tỏ ở đây là sự tri ân của tôi đối với đồng bào hải ngoại, với sự cộng tác của quốc tế, đã can thiệp một cách có hiệu quả khiến cho bản án tử hình dành cho tôi trở thành bản cáo trạng dành cho những người tự cho có quyền xét xử tôi và phán xét những người đã hành động theo lương tâm.
08/09/2010(Xem: 4408)
Cánh cửa của thế kỷ 20 sắp khép lại, tất cả chúng ta đều nhận thấy rằng thế giới đã trở nên nhỏ hơn, loài người trên hành tinh đã trở thành một cộng đồng lớn, các liên minh về chính trị và quân sự đã tạo ra những khối đa quốc gia, làn sóng của thương mại và công nghiệp thế giới đã cho ra nền kinh tế toàn cầu, những phương tiện thông tin của thế giới đã loại bỏ những chướng ngại về ngôn ngữ và chủng tộc...
06/09/2010(Xem: 3913)
Hiện tượng này do sư cô Thích Chiếu Huệ khởi xướng và ngày càng lan rộng, nhận định về hiện tượng này và tìm hiểu nguyên nhân mà nó phát sinh cần có cái nhìn toàn diện về xã hội và Phật giáo Đài Loan. 1) Xã hội phát triển theo xu hướng nam nữ bình quyền. Đài Loan đã trở thành một trong bốn con rồng Châu Á và đã chịu ảnh hưởng sâu sắc của những tư tưởng phát triển từ phương tây, do đó trong xã hội ngày nay quyền bình đẳng luôn được phụ nữ Đài Loan vận động và tranh đấu. Phong trào nữ quyền ở Đài Loan đã đạt được những thành tựu nhất định. Nữ giới dần có địa vị cao trong mọi lĩnh vực của xã hội. Quan điểm "nam nữ bình quyền" đã được tuyệt đại đa số quần chúng ủng hộ và nó cũng tác động vào sau cánh cổng chùa đến tầng lớp ni giới của Đài Loan.
04/09/2010(Xem: 9878)
Tôi được một vị Tăng sinh ở Saigon mời góp ý kiến về Bát Kính Pháp khoảng hai tuần trước, nhưng vì khá bận rộn với những công việc tại đây (vừa lo thi cử cho việc trường lớp xong thì lại có duyên sự Phật sự 10 ngày tại Minnesota) nên đã khất hẹn với vị ấy là: khi nào tranh thủ được thời gian thì tôi sẽ xem xét vấn đề kỹ hơn để bàn cùng quý vị. Lúc ấy tôi nghĩ rằng: những vị Tăng sinh này sẽ tìm được câu trả lời cho những nghi vấn liên quan đến Bát Kính Pháp nhanh chóng thôi, vì ở Việt Nam hiện có rất nhiều chư Tôn Đức chuyên nghiên cứu, hiểu sâu sắc và hành trì Luật tạng miên mật, các vị dễ dàng đến đảnh lễ thưa hỏi.
04/09/2010(Xem: 3824)
Vì họ nghĩ rằng, Bát kỉnh pháp là điều khoản bất công với Ni giới, nếu chấp nhận sự có mặt của Bát kỉnh pháp trong hệ thống kinh luật, tức là chấp nhận đức Phật không có từ bi, thiếu tuệ giác và chúng ta tự đào thải mình. Rồi qua một số lý luận không có cơ sở khoa học vững chắc, họ suy đoán rằng các điều khoản trong Bát kỉnh pháp được hình thành là do sự mâu thuẫn giữa Tăng Ni trong một giai đoạn lịch sử nào đó, nên các bậc tiền nhân đã áp đặt ra để đè đầu cỡi cổ mấy cô Ni, chứ điều đó không phải do Phật nói. Cho nên, để thích hợp với xã hội toàn cầu hóa ngày nay, chúng ta phải mạnh dạng xóa bỏ điều này.
30/08/2010(Xem: 3344)
Đất nước hiện nay cần phải phát triển kinh tế để dân giàu nước mạnh. Muốn vậy, người dân Việt phải tăng gia sản xuất tất cả các ngành nghề, cần phải cạnh tranh trong tất cả các lãnh vực kinh tế. Chăn nuôi gia súc, nuôi cá, nuôi tôm là các ngành không thể thiếu để cung ứng thị trường nội địa và xuất khẩu để thu ngoại tệ.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567