Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Vận động treo cờ nhân mùa Phật Đản hằng năm - Có những sự cô đơn đáng trân trọng

16/05/201410:49(Xem: 8053)
Vận động treo cờ nhân mùa Phật Đản hằng năm - Có những sự cô đơn đáng trân trọng

Co Phat Giao_5
Năm nay Phật Giáo Việt Nam đăng cai tổ chức Đại Lễ Phật Đản Liên Hiệp Quốc –Vesak 2014 PL 2558, lần thứ hai trong 11 kỳ tổ chức kể từ năm 1999. Đây là sự kiện quan trọng luôn được sự quan tâm trong tinh thần phấn khích của tăng ni và Phật tử Việt Nam.

Với riêng anh em chúng tôi, tuy niềm hân hoan được nhân lên gấp bội nhưng bên dưới đó vẫn cứ là những cộng việc thầm lặng như mọi năm bằng cả một tinh thần trách nhiệm thực sự(dù rằng chả có ai trao và quan tâm). Đó là vận động các nhà dân treo cờ Phật giáo, ít ra cũng phài là những nhà cận kề nơi mình cư ngụ. Nói nhà dân vì ở đây hầu hết không ai là Phật tử, không có chùa chiền và chưa bao giờ biết đọc một câu kinh Phật. Vì thế những cụm từ Đại lễ Phật Đản Liên Hiệp Quốc, Vesak hay những lần Đại Lễ Phật Đản thường niên hãy rất còn xa lạ. Ngược lại, nếu có nhà là Phật tử thì chính từ nơi đó lại buông ra nhiều phát ngôn khó nghe, tất nhiên chẵng thèm treo cờ Phật. Theo những Phật tử loại này thì đi chủa là nét tu chân chính nhất, biểu thị lòng tôn kính đức Phật nhất, và giải thoáthơn là không cần phô trương bề ngoài! Thật hết sức đáng nể.

Hình như với họ, những người quanh năm suốt tháng không biết đi chủa mà mỗi kỳ đại lễ Phật đản lại đi treo cờ Phật kính mừng thì thật là quá sốc. Còn mình là Phật Tử thứ thiệt, hiểu đạo nhiều, cần chi treo ai cũng biết! Bản thân anh em chúng tôi thì không dám đến tận nhà họ vận động như bao nhiêu nhà khác vì nghĩ rằng họ còn có vị Bổn sư kề bên, hằng ngày đến chùa tụng kinh bái sám hoặc một tuần đôi ngày kéo nhau lên chùa thọ Bát Quan Trai (hay tu tập chi đó) lẽ nào không khuyến tấn các Phật tử mình mua một lá cờ Phật về nhà treo ?
Co Phat Giao_2

Nhiều năm rồi vẫn chứng bịnh đó còn hiện hữu, chưa có dấu hiệu thuyên giảm. Dường như đó cũng là căn bịnh chung, lây lan rất nhanh, không chỉ có ở địa phương anh em chúng tôi, vì vậy mà anh em vẫn phải cần mẫn, âm thầm vận động hằng năm. Làm Phật tử như vậy thì có mệt mõi lắm không?

Những người không phải là Phật tử treo cờ, (ở đây chưa nói đến vấn đề hướng dẫn họ vào đạo và con đường vào đạo ấy có hằng hà sa số ngõ, hằng hà sa số phương cách, dẫn dụ…mà nếu là một người Phật từ ai cũng hiểu rõ điều sơ đẵng đó) hằng năm họ đã cô đơn, lạc lõng với chung quanh, lại phải chịu thêm sự cô đơn khác của chính những Phật tử thứ thiệt dè bỉu và phân biệt; đó là chưa nói đến việc họ đánh giá việc làm của anh em chúng tôi là đi lo lắng, binh vực người hỏng biết đi chùa!

Vâng ! Những người chưa biết đi chùa hân hoan treo cờ kính mừng Phật Đản ! Thì đã sao, và tự thân sự việc nói lên điều gì?

Làm việc này, anh em chúng tôi ý thức với nhau rằng, hãy thương lấy những bà con chòm xóm của mình còn thiếu quá nhiều phước duyên để có thể trở thành một Phật tử như bao nhiêu người khác. Thương hơn nữa là dẫu chưa bước tới chùa nhưng mỗi ngày sớm tối lại phải chịu nghe những hồi chuông đinh tai của hai giáo xứ Gia Tô ở hai đầu, chưa kể thi thoảng từ “đất thánh” gần đó, tiếng loa phóng thanh ca ngợi và cầu xin Chúa vang rền. Những bức ảnh đính kèm dưới đây là những gia đình ở trong vòng vây của hai giáo xứ đó, còn lại thì xa hơn và rãi rác đó đây. Như vậy về nghĩa nào đấy anh em chúng tôi đã tạo mầm móng ban đầu để bà con dần tiếp xúc được với ành đạo vàng, được khởi nguyên bằng bảy bước chân của đức Thế Tôn đặt xuống cõi trần đầy gai nhọn này.

blank

Chính vì xác định được những giá trị đó mà những năm qua, từ 15, 20, 40 cho đến hôm nay, đã vận động được hơn 80 nhà treo cờ Phật kính mừng Phật Đản. Không kể đến những nhà anh em ruột chúng tôi hay những bạn bè thân hữu ở các nơi khác.

Nếu như mỗi khi đi ngang qua một ngôi chùa nào đấy với cờ, lồng đèn treo rợp mát cả góc phố, ta có cảm giác ngộp thở, và khi vừa qua khỏi đó là một sự im ắng đến đối lập, tất nhiên dễ thở hơn, nhưng mà chua chát hơn khi nhìn vào các cánh cổng tư gia chung quanh đó không có lấy một lá cờ nào. Một vài cơ quan thông tin không kiểm chứng vội chụp lầy chụp để những sắc màu ngộp thở ấy rồi gán cho dòng chữ “thành phố rực rở cờ hoa kính mừng Phật Đản” thay vì trung thực hơn là “chùa A-Z rực rở cờ hoa kính mừng Phật Đản”. Lúc trước, có nhiều khi anh em nói với nhau rằng, chỉ cần ngôi chùa đó cho mình một dây cờ, một dây lồng đền trong số đó thôi, sẽ làm cho cả khu xóm nào đó mình vận động, sẽ rực rở và ý nghĩa hơn nhiều.

Co Phat Giao_3

Những ngôi nhà xóm chúng tôi treo cờ mừng Phật Đản trong cô đơn nhưng không lạc lõng vì năm nay có nhiều sự tiếp sức từ những Phật tử ở Hà Nội, Hà Tỉnh …hết lòng hổ trợ, gởi đế tận nơi, giúp sức anh em chúng tôi rất nhiều. Bà con năm nay phần khởi trong lòng , hẹn năm sau con số nhà treo cờ sẽ tăng gấp đôi. Điều này sẽ chắc chắn vì khi chúng tôi đang gõ bài này để kịp đưa lêm mạng thì vẫn còn bàn đến gõ cửa xin hổ trợ cờ và lồng đèn, dù hôm nay 14 rồi, tiếc quá!

Lễ Phật Đản Liên Hiệp Quốc-Vesal 2014 của anh em chúng tôi chỉ có thế. Xin vận dụng những thành tựu cỏn con này kính dâng đức Từ Phụ Bổn Sư Thích ca Mâu Ni Phật.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
11/08/2010(Xem: 4273)
Phải chờ thêm 12 năm nữa, cho đến 1871, khi không thể giấu mãi niềm tin chắc của mình, ông mới xuất bản tác phẩm "Thủy tổ của con người". Darwin viết thầm trong Nhật Ký: "Để tránh khỏi phải nói rằng tôi đã trở thành duy vật đến thế, tôi phải nhẹ nhàng trong cách nói, chỉ nói rằng những cảm xúc, những bản năng, những mức độ tài năng, tất cả đều di truyền, bởi vì bộ não của đứa bé giống như bộ não của cha mẹ nó" (18). Ông viết trong thư gửi Karl Marx: Đừng tấn công trực tiếp Thiên chúa giáo làm gì, vô ích đối với quần chúng; "hãy làm giàu trí óc con người bằng tiến bộ của khoa học, chỉ nhờ thế tự do tư tưởng mới phát triển thêm. Và bởi vậy, tôi tránh nói đến tôn giáo, chỉ hạn chế vào khoa học" (19).
16/07/2010(Xem: 8020)
Nhà nước xác nhận ý muốn thực hiện sự tách rời giáo quyền ra khỏi chính quyền. Giáo quyền và chính quyền là hai lãnh vực riêng biệt không có quyền can thiệp vào nhau. Nhưng cả giáo quyền và chính quyền đều phải có đạo đức, nếu cả hai đều không muốn phá sản. Vì vậy tôn giáo có thể giúp cho chính trị và chính trị có thể giúp cho tôn giáo, nhưng cả hai bên đều phải theo luật pháp quốc gia. Bên tôn giáo có thể đóng góp tuệ giác và nhắc chừng về chiều hướng tâm linh đạo đức trong cả hai ngành lập pháp và hành pháp, bên chính trị có thể đóng góp ý kiến về sự suy thoái đạo đức trong tôn giáo và sự lạm dụng giáo quyền trong việc tìm cầu danh lợi và quyền bính, và yểm trợ cho tôn giáo trong những công tác giáo dục đạo đức và thực tập đưa tới lành mạnh hóa xã hội.
04/07/2010(Xem: 5230)
1. Người Cộng Sản Việt Nam cảm thấy thoải mái trong nếp sống văn hóa truyền thống dân tộc Việt Nam và nguyện sống như thế nào để có thể mỗi ngày làm đẹp thêm nếp sống ấy.
03/07/2010(Xem: 5275)
“Kính thưa các bạn, tôi đã từng có dịp đọc Phúc Âm với con mắt của một thiền sư. Chúng tôi đã từng có giao lưu với các linh mục và các vị mục sư. Chúng tôi đã từng sinh hoạt chung, những sinh hoạt này không phải chỉ là trao đổi ý kiến và kinh nghiệm mà còn là sống chung và tu tập chung. Chúng tôi xin phát biểu trên cơ bản đó. Chúng tôi cũng đã tham dự nhiều buổi họp, nhiều hội nghị đối thoại giữa đạo Phật, đạo Ki Tô và những đạo khác. Tôi nhớ ngày xưa có một thiền sư Việt Nam đã đọc kinh Dịch và đã trình bày kinh Dịch theo cái nhìn của một thiền sư.
03/06/2010(Xem: 4164)
"Phải có gì của riêng ta thì mới dung thông được với cái của người. Khi ta không biết ta là ai mà mở cửa đón nhận thì mất luôn cả mình. Điều đáng sợ nhất trong văn hóa VN là đánh mất bản sắc của mình, vậy nhưng, hình như ta còn chưa nhất trí được bản sắc của mình là gì nữa"
21/05/2010(Xem: 4577)
Tôi mới đây được xem bộ phim 'Kẻ trộm sách' của đạo diễn Brian Percival và trong đầu luôn ghi nhớ hình ảnh cô bé xinh xắn, đáng yêu Liesel Meminger nghiêng mình bên trang sách.
20/05/2010(Xem: 4954)
30 tháng 7, 2009 Vấn đề Alexandre de Rhodes chưa thể quên đối với người dân Việt nhất là với giới nghiên cứu vì vài lý do: a- Sau năm 1993 “bia 1941” của A. de Rhodes, được dựng lại tại khuôn viên thư viện Hà Nội và tên đường A. de Rhodes cũng được tái lập tại TP. Hồ Chí Minh/
10/03/2010(Xem: 3901)
Ông Đỗ Trung Hiếu là người Khánh Hòa, nguyên là giáo sư của trường Trung học Bồ Đề Nha Trang. Khoảng năm 1962-1963, Ông xuất hiện trong phong trào tranh đấu Phật Giáo Nha Trang và Hội Đồng Nhân Dân Cứu Quốc . Sau đó không ai biết tông tích ông. Sau năm 1975 ông xuất hiện và giữ vai trò trọng yếu trong Ban Tôn Giáo chính phủ. Năm 1990 ông đã được ra khỏi đảng do bất đồng chính kiến. ‘Niềm Riêng’ ở cuối bài Thống nhất Phật giáo nói lên rất nhiều điều.
26/09/2009(Xem: 6370)
Thi hành Giáo chỉ số 9 của Đức Đệ tứ Tăng thống Thích Huyền Quang, Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ ra Thông bạch thành lập cơ cấu mới của Giáo hội tại Hoa Kỳ, Canada, Âu châu, Úc châu và Tân Tây Lan gồm những thành viên trung kiên theo đường lối dân tộc và Phật giáo của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất
15/09/2009(Xem: 6517)
Để đối phó với tình hình khó khăn, bị vu cáo trắng trợn và đe dọa thường trực, Đức Đệ tứ Tăng thống Thích Huyền Quang ban hành Giáo chỉ thành lập Văn phòng II Viện Hóa Đạo mới
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567