Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Đề nghị thống nhất chữ Vạn trong PG

26/04/201411:11(Xem: 12004)
Đề nghị thống nhất chữ Vạn trong PG

ĐỀ NGHỊ THỐNG NHẤT CHỮ VẠN
TRONG PHẬT GIÁO


Trong Phật Giáo người ta thường thấy hình chữ VẠN. Cách viết giống như hai chữ S bắt chéo thẳng góc với nhau. Nhưng nếu để ý, ta sẽ thấy có hai lối viết khác hẳn nhau theo hướng từ ngoài nhìn vào:

chu_van_1


Các tài liệu nghiên cứu cho biết chữ VẠN vốn không phải là văn tự, chữ viết (word), mà chỉ là ký hiệu (symbol). Nó xuất hiện rất sớm, có thể là từ thế kỷ thứ 8 trước công nguyên và đến thế kỷ thứ ba trước công nguyên mới được dùng trong kinh Phật. Nhưng ký hiệu này đã không thống nhất. Có chỗ viết theo mẫu (A), ngược chiều kim đồng hồ, có chỗ viết theo mẫu (B), thuận theo chiều kim đồng hồ, như hình vẽ trên. Từ đó có những lý luận cho rằng chữ VẠN của Phật giáo phải xoay hướng này thì đúng còn hướng kia thì sai.


Những nhà Phật học không thống nhất với nhau về chiều xoay của chữ VẠN, mỗi người nêu ra một cách. Xin lược kê ra sau đây:

1. Theo “Hán Việt Tự Điển” của Thiều Chửu thì cho rằng cái hình xoay về bên hữu chữ VẠN mẫu (A) là phải hơn. Vì xem như nhiễu Phật (đi vòng quanh Phật tỏ lòng tôn kính mến mộ), thì nhiễu về bên hữu, hào quang của Phật ở khoảng lông mày phóng ra cũng xoay về bên hữu, thì viết xoay về bên hữu mới là tướng cát tường.

2. Theo “Phật học Từ Điển” của Đoàn Trung Còn thì cho rằng chữ VẠN mẫu (B) mới đúng. “Đó là một chữ linh bên Ấn Độ, chữ ấy có sức đưa lại, nêu ra các điểm tốt lành, vui vẻ, phước đức. Vì vậy nên gọi là: Kiết tường, Vạn tự, Đức tự. Cần chú ý là không nên viết chữ VẠN ngược, vì các nhà học đạo cho là 4 cái đầu lửa, quay thuận chiều thì diệt sạch các phiền não, đem lại sự an lạc; mà quay nghịch chiều thì thiêu hủy các công đức, các thiện căn, thật rất nguy hại!”


Nhưng cả hai tác giả Thiều Chửu và Đoàn Trung Còn đều không giải thích được lý do tại sao chữ VẠN quay theo chiều này thì cát tường, quay theo chiều ngược lại thì nguy hại. Cả hai đều không nêu ra được cái lý do xác đáng và có sức thuyết phục.


3. Theo “Từ Điển Phật Học Hán Việt” của Giáo Hội PGVN Phân Viện Nghiên Cứu Phật Học (chủ biên Kim Cương Tử) thì chữ VẠN có hình dáng là: VẠN 卐 mẫu (A). Đây là tướng biểu thị sự tốt lành lưu truyền ở Ấn Độ, Phật giáo, Bà La Môn giáo, Kỳ Na giáo, đều sử dụng… Chữ này là tướng chớ không phải là tự (không phải là chữ), vậy nên có thể dịch là: cát tường hải vân tướng, tức là vạn tướng. Vòng về bên phải tương tự như khi kính lễ Đức Phật ta vòng về bên phải ba vòng, hay tương tự như sợi lông trắng ở giữa hai lông mày của Đức Phật chuyển vòng về bên phải. Vòng về bên phải là tốt lành, cát tường.


4. Theo “Wikipedia, The Free Encyclopedia” thì chữ VẠN là một trong ba mươi hai tướng tốt của Phật, vị trí trên ngực. Nó biểu thị công đức vô lượng của Phật. Chữ VẠN là phù hiệu, không phải là chữ viết. Viết xoay bên trái hay bên phải đều được.

5. Theo “Từ Điển Phật Học Việt Nam” của Thích Minh Châu và Minh Chi (NXB Khoa Học Xã Hội, Hà Nội, 1991) thì cho rằng chữ VẠN là: “Một trong 32 tướng đẹp của Phật, vị trí trên ngực của Phật. Nó biểu thị công đức vô lượng của Phật, lòng từ bi và trí tuệ vô lượng của Phật. Là phù hiệu, không phải là chữ viết. Viết xoay bên trái, hay bên phải, đều được, tuy rằng có một số nhà Phật học tranh luận nhau về hướng xoay của phù hiệu này.”


Như vậy thì việc tranh cãi về chiều quay của chữ VẠN, chiều nào đúng, chiều nào sai, đều căn cứ trên những nhận thức riêng của mỗi người hay mỗi nhóm người, nhưng không có cơ sở nào đủ sức thuyết phục một cách tuyệt đối, cho nên chúng ta không thể kết luận một cách khách quan bên nào hoàn toàn đúng, bên nào hoàn toàn sai.


Chữ VẠN tượng trưng cho chân lý, và chân lý này chỉ có một. Nhưng tùy theo vị trí đứng nhìn mà thấy chân lý theo kiểu này, mang hình thức này; nếu đứng ở vị trí khác nhìn chân lý thì thấy chân lý theo kiểu khác với hình thức khác. Đừng nên nghĩ rằng, nếu chữ VẠN quay theo chiều nào đó thì nó tiêu hủy công đức. Cái công đức của ta, chỉ có những việc làm sai trái của ta mới tiêu hủy được. Ngoài ra không có điều gì bên ngoài khác mà thiêu hủy được công đức của ta. Chúng ta cứ để mặc cho chữ VẠN quay tự do theo chiều quay của nó mà không cần bàn cãi. Chúng ta chỉ cần cố gắng lo làm tròn nghĩa vụ của mình, lập công bồi đức càng nhiều càng tốt.

Tóm lại, đúng theo như lời một vị cao tăng đã nói: “Trong Phật giáo, không luận là xoay sang hữu hay xoay sang tả, chữ VẠN luôn tượng trưng cho lòng từ bi và trí tuệ quang minh của Đức Phật. Xoay vòng tượng trưng cho Phật lực vận tác vô cùng, không ngừng, không nghỉ, cứu độ vô lượng chúng sinh trong mười phương. Cho nên không cần phải chấp nhặt, thắc mắc hình chữ VẠN nên xoay qua phải hay qua trái”.

Dưới thời Pháp thuộc Bác sỹ Tâm Minh Lê Đình Thám, một vị cư sĩ nổi danh thời trước, khi xây dựng chùa Từ Đàm có trạm hình chữ VẠN chân không trên cửa ra vào. Khi bị nhà cầm quyền Pháp cho rằng đây là hình chữ của Đức quốc Xã nên phải đổi theo phía tả . Ai dè khi vào trong chùa ngó ra lại thấy chữ VẠN quay về phía hữu như trước .


Tại chùa Linh Sơn thành phố Đà Lạt, Việt Nam, nếu các phật tử đi từ ngoài đường phố vào viếng chùa, leo lên từng bực thang, ngẩng nhìn lên tượng Phật Bà Quan Âm, thì sẽ nhìn thấy hình ảnh chữ VẠN mẫu (A) ở hai bên như trong bức ảnh dưới đây:

chu_van_3

Nhưng nếu sau khi vào trong chánh điện lễ Phật xong lúc trở ra đi về mà ngó lên thì sẽ thấy hình ảnh chữ VẠN bị xoay ngược lại như sau theo mẫu (B).


Như thế hình chữ VẠN quay theo chiều (mẫu A) hay quay theo chiều (mẫu B) thì đó chỉ là hai cái nhìn khi đứng ở hai vị trí trước mặt hay sau lưng của cùng một chữ VẠN mà thôi.


Một ký hiệu chỉ đơn thuần là một ký hiệu. Chính cái dụng ý, cái tâm của con người khiến nó khác biệt. Tương tự như một lưỡi dao trong tay vị y sĩ thời là dụng cụ giải phẫu để cứu được sinh mạng. Nếu nằm trong tay một kẻ gian ác thời có thể trở thành một hung khí giết người của kẻ phạm tội.

Tuy nhiên điều đáng nói là, trong thế giới Phật giáo, cần phải nghiên cứu xem cách viết nào hợp lý, để đưa ra một quyết định, một sự thống nhất chung, cho mọi người tuân thủ ngõ hầu tạo tính thuần nhất về những biểu tượng đặc thù của Phật giáo. Không thể chấp nhận kiểu viết theo cảm tính; chùa này viết khác, chùa kia viết khác, và nhất là những tượng Phật cùng trong một chùa, lại có hai “chữ VẠN” xoay 2 chiều khác nhau.

*

Trước đệ nhị thế chiến có Adolf Hitler sinh năm 1889 tại Áo quốc gần biên giới nước Đức. Nhà độc tài Phát xít Hitler cũng dùng phù hiệu chữ VẠN này cho Đảng áo nâu của mình. Vì nuôi tham vọng thống trị cả thế giới qua chiêu bài Phát xít Đức, Ý, Nhật nên đã chọn chữ VẠN như là biểu tượng của đảng Đức Quốc xã. Chính chữ VẠN này đã được bác sĩ Fridrich Krohn phác họa.


Biểu tượng Phát xít của Hitler là “chữ VẠN” màu đen, thường được vẽ nghiêng một góc 45 độ trong một vòng tròn màu trắng, và được mọi người gọi là “dấu thập ngoặc” (croix brisée). Đó là viết tắt của hai chữ S (State: Quốc gia) và S (Social: Xã hội). Chữ VẠN màu đen, tượng trưng cho sự tăm tối và chết chóc.

chu_van_2

Trong một PPS có tiêu đề là 24 “VIEILLES” PHOTOS JAMAIS VUES (24 tấm ảnh xưa cũ chưa từng thấy) có một tấm ảnh như dưới đây và được ghi chú là: Une ligue de femmes allemandes dansant à Nuremberg 1938 (Một hiệp hội phụ nữ Đức đang múa ở Nuremberg vào năm 1938):


chu_van_4

Vậy trở lại vấn đề về chữ VẠN, có lẽ không cần bàn cãi thêm là xoay chiều này hay chiều kia mới là “đúng” hay “sai” nữa. Chỉ cần nhấn mạnh đến 2 điểm:

1. Một là cần sự thống nhất chung ngõ hầu tạo tính thuần nhất.

2. Hai là tránh sự liên tưởng xấu xa và có thể gây hiểu lầm với chữ VẠN của Hitler.

chu_van_5


TÂM MINH NGÔ TẰNG GIAO
(Tháng 4 - năm 2014)




Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
12/11/2018(Xem: 7777)
Đối với tình trạng không mấy tốt đẹp cho tinh thần và sức lực chống Cộng, không được hòa hợp trong những ngày gần đây trên nước Úc. Phải chăng do BCH CĐNVTD NSW tự xóa bỏ ngày hẹn tái họp vào thứ năm kế tiếp với Ban Điều Hành GHPGVNTN HN UDL-TTL? Cái tự quyết riêng đó của BCH CĐNVTD NSW, làm thiếu tính lưỡng toàn nên không hòa hợp xác định sự Tưởng Niệm.
30/09/2018(Xem: 6798)
1/ Việc kết thúc tất cả các vai trò tại công ty Sen Việt đến thời điểm này vẫn còn những thông tin rằng lúc ra đi cô đã ôm tiền của công ty đi “du hí” và để lại khoản nợ cho công ty? - Dạ, chị có thấy ai “gây nợ, ôm tiền, chạy trốn” nhưng chính là người đứng ra yêu cầu luật sư giải quyết mọi vấn đề không ạ?( mĩm cười nhẹ nhàng) - Giai đoạn tôi ra đi, tiền bạc thì đầu tư hết vào văn phòng mới ở Phổ Quang, chất xám xây dựng các chương trình &phim ảnh bao năm tạo ra đều để lại Sen Việt hoạt động. Toàn bộ máy móc, trang thiết bị và kể cả xe Ôtô là phương tiện di chuyển..tôi cũng đã để lại hết. Trong mọi vấn đề, tôi chọn cách buông đẹp để trả cho những điều không đẹp!
28/09/2018(Xem: 5553)
Trong cuộc vận động chính giới liên bang tại Tòa Nhà Quốc Hội ở Thủ đô Canberra hồi cuối tháng 9 vừa qua, Hòa Thượng Thích Bảo Lạc, Hội Chủ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hải Ngoại tại Úc Đại Lợi-Tân Tây Lan (Giáo Hội) đã kêu gọi chính phủ và nhân dân Úc Châu yểm trợ nỗ lực tranh đấu ôn hòa của xã hội dân sự tại Việt Nam, đồng thời hợp tác chặt chẽ với cộng đồng người Việt ở nước ngoài, đồng hành cùng đồng bào trong nước trong sứ mạng phát huy tự do dân chủ nhân quyền, bảo vệ độc lập và sự toàn vẹn lãnh thổ của tổ quốc Việt Nam thân yêu.
15/09/2018(Xem: 4253)
V/V: Phát biểu về vđ nhân quyền và tự do tôn giáo tại VN của HT Thích Bảo Lạc, Hội chủ GHPGVNTN Hải Ngoại tại UĐL – TTL trong cuộc họp báo của CĐNVTD liên bang Úc Châu tại Canberra ngày 19/9/18 Hầu bổ túc thêm cho tuyên cáo chung của Cộng Đồng Việt Nam và các vị lãnh đạo tinh thần tôn giáo, tôi xin phép có vài lời sau đây, nhân danh GHPGVNTN Hải Ngoại tại UĐL-TTL: Nhận định rằng: 1. Sự kiện giáo hội mẹ của chúng tôi là Giao Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất (GHPGVNTN) là một tổ chức tôn giáo hoàn toàn khác biệt với Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (GHPGVN) do nhà cầm quyền CSVN thành lập như một trong những ngoại vi của đảng. Hậu quả là như một thành phần của GHPGVNTN chúng tôi tranh đấu cho nhân quyền trong Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền năm 1948 của Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc. 2. Chúng tôi tin tưởng sâu sắc rằng Điều 18 của bản tuyên ngôn nêu trên vô cùng trọng yếu cho nhân loại và nhất là dòng sinh mệnh của dân tộc Việt Nam. Điều 18 ghi:
15/09/2018(Xem: 3697)
VĂN HÓA...CHỌT ! ​Sáng cuối tuần gọi điện thoại cho một người bạn thân gốc Huế nhưng không có tiếng trả lời. Đến lượt thứ ba mới có tiếng trả lời uể oải bên kia: Không có ai bắt máy hết. Cả nhà ai cũng đương mắc… “chọt” rồi ôn ơi!
13/09/2018(Xem: 7349)
Chiếc Áo Tràng Màu Lam của Người Cư Sĩ Phật Tử, Nhân đọc bài « Chiếc Áo Hoại Sắc » của tác giả Thích Giác Tuệ Hiếu trên trang nguoiphattu.com – Một bài viết rất sát tính thời sự và tình trạng biến tướng trong cách mặc trang phục đi chùa của cư sĩ Phật tử hiện nay. Người viết có hơi chút thắc mắc không biết tác giả có phải là một vị xuất gia vì tên danh xưng nghe lạ quá, nhưng có chữ Thích đứng đầu thiết nghĩ chắc là một vị xuất gia ? Có thắc mắc như vậy vì từ thưở bé học đạo cho đến bây giờ chỉ thường nghe pháp danh các vị xuất gia chỉ có ba từ, đứng đầu là Thích. Ngay như tên hiệu của chùa cũng vậy, một vài chùa đã có xuất hiện hàng chữ dài lạ lẫm thay vì Tự - Chùa hay Tổ Đình, tạo ra cảm giác ngơ ngác cho người đọc, nhất là những ai ít khi tìm hiểu về danh xưng trong Phật giáo. ( Ảnh A)
27/08/2018(Xem: 3654)
Làm sao có thể sống hạnh phúc trong thế giời đầy ngã chấp như hiện nay? Để được như vậy, chúng ta bớt chấp. Khi chúng ta bớt chấp, chúng ta bới phiền muộn, bớt đau khổ. Khi chúng ta không còn chấp, thì chúng ta được tự tại, giải thoát, lúc đó niết bàn ‘hiện ra’. Vấn đề không chấp thủ rất phức tạp từ thô đến vi tế và thậm chí đến mức độ vi tế thì không từ ngữ nào có thể diễn đạt được. Vì thế, bài luận chỉ tập trung việc không chấp thủ ở mức độ tương đối bằng cách làm sáng tỏ luận cứ tự tại giữa ‘có’ và ‘không’ trong thế giới hiện hữu này.
24/08/2018(Xem: 9831)
Luật Sư Lưu Tường Quang và Linh Mục Peter Hoàng nói chuyện về Nhân Quyền tại Quốc Hội tiểu bang Victoria, Melbourne, Úc châu trưa ngày 23/08/2018 . TT Thích Nguyên Tạng trả lời phỏng vấn sau buổi nói chuyện
22/08/2018(Xem: 3907)
Chia Sẻ trên Facebook Trang Nhà Quảng Đức
12/08/2018(Xem: 4749)
Năm tượng Phật chùa Hương Tích, Santa Ana, bị chém lìa tay, Chiều Thứ Năm, 9 Tháng Tám, một số tượng Phật trong sân chùa Hương Tích, Santa Ana, bị chém lìa tay, để lại cảnh đau lòng cho nhiều Phật tử. Nói với phóng viên nhật báo Người Việt vào trưa 10 Tháng Tám, Phương Trượng Thích Nhật Minh nhỏ nhẹ cho biết: “Chùa không biết ai làm chuyện này cả.” Ông kể, khi tưới cây trong sân chùa sáng Thứ Năm, ông không hề thấy gì cả, có lẽ do sơ sót. Nhưng đến chiều thì ông phát hiện cả năm tượng cùng bị phá rồi.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567