Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Trần Chung Ngọc - Người tạo bước đột phá trong tiến trình chấn hưng Phật giáo

11/02/201418:19(Xem: 6706)
Trần Chung Ngọc - Người tạo bước đột phá trong tiến trình chấn hưng Phật giáo
Tran Chung NgocChấn hưng Phật giáo, suy cho cùng, là những hoạt động nhằm làm cho nhiều người hơn tin tưởng và hành trì Phật giáo, là mở rộng khu vực mà ánh sáng Phật giáo soi chiếu tới, là giữ gìn tín đồ Phật giáo trước những xâm hại của ngoại đạo, tà giáo; là củng cố và duy trì lâu dài thọ mạng Phật giáo.
Tại Việt Nam, từ thế kỷ XVII, với việc truyền bá một tôn giáo phương Tây, trước hết đã có những vùng cư dân đông đảo ven biển từ bỏ Phật giáo, tôn giáo truyền thống của dân tộc, tạo nên những làng, rồi những huyện toàn tòng theo tôn giáo phương Tây. Tiếp đó, việc từ bỏ Phật giáo lan đến những khu đô thị lớn, đặc biệt Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ…
Sau cuộc xâm lăng của thực dân Pháp, việc xâm hại Phật giáo được đẩy lên một tầng nấc mới. Ở tầng nấc mới này, việc xâm hại Phật giáo được sự hậu thuẫn mạnh của chính quyền thực dân. Chùa chiền ở trung tâm các đô thị lớn bị phá dỡ. Phật giáo bị đưa về nông thôn.
Tôn giáo phương Tây mới truyền vào Việt Nam được nhà cầm quyền trình bày như tôn giáo khai hóa, tôn giáo ánh sáng, tôn giáo văn minh châu Âu. Cuộc tuyên truyền lớn lao đó đã diễn ra trong hàng trăm năm. Sau khi thực dân Pháp bị đánh bại, từ bỏ dã tâm xâm lược Việt Nam, thì kiểu tuyên truyền nô dịch tôn giáo phương Tây, xâm hại Phật giáo Việt Nam vẫn được triều đình nhà Ngô tiếp tục ở miền Nam, và vẫn được duy trì sau đó.
Không bao nhiêu sách vở, báo chí, ấn phẩm tô vẻ cho tôn giáo du nhập Tây phương, biến tôn giáo đó từ vị trí tôn giáo thiểu số ở vài địa phương ven biển, trở thành tôn giáo của nhà nước với những ngôi nhà thờ nguy nga ở trung tâm những đô thị lớn, đang từng bước tiến lên cao nguyên. Trong suốt nhiều thế kỷ, đến tận thế kỷ XX Phật giáo là tôn giáo bị thiểu số hóa, tín đồ cải đạo sang tôn giáo khác.
Trong khi đó, đã không hề có tiếng nói phản biện có hệ thống đối với tôn giáo phương Tây, vạch trần những điểm giả dối trong tuyên truyền, giúp người theo đạo Phật thấy được dã tâm từ tôn giáo đang theo đuổi việc cải đạo tín đồ Phật giáo. Trong hoạt động truyền thông học thuật bảo vệ Phật giáo, mà tất nhiên sự va chạm là không thể tránh khỏi, Phật giáo Việt Nam luôn ở thế bị động, bị áp chế, lấn lướt.
Trước 1975, ở miền Nam, người ta in những tác phẩm bài xích, xuyên tạc Phật giáo, coi Phật giáo là một tôn giáo hủ tục, hết thời, chỉ phù hợp với bà già. Trong khi đó, tôn giáo đến từ phương Tây thì đoạt thủ lấy hào quang của văn minh phương Tây được tô son trát phấn cao khiết, thánh thiện, thiêng liêng. Những tiếng nói đáp trả từ Phật giáo nếu có thì hết sức nhỏ bé, phân tán, yếu ớt, rời rạc. Trên bầu trời học thuật và truyền thông, huyền thoại về một tôn giáo văn minh Tây phương, niềm tin cứu rỗi cho những dân tộc châu Á vẫn làm mưa làm gió. Từ đó, họ đã thu hoạch được những “mùa vàng” bội thu. Việt Nam có tỷ lệ dân số từ bỏ Phật giáo cải đạo theo tôn giáo Tây phương đứng nhất nhì châu Á.
Công cuộc chấn hưng Phật giáo từ đầu thế kỷ XX về cơ bản, vẫn né tránh một trong những nguyên nhân chính làm Phật giáo suy vi, vì nó đụng chạm đến một tôn giáo khác. Tư duy thụ động đã khiến nhiều tác giả Phật giáo chỉ đề cập sơ sài nguyên nhân này khi nghiên cứu lý luận chấn hưng Phật giáo. Có nhiều học giả Phật giáo lãng tránh hẳn việc nghiên cứu trực diện. Có học giả Phật giáo, tuy có nắm vấn đề, nhưng không nói ra, viết ra, hay chỉ nói, chỉ viết phớt qua, đề cập đến một phần nhỏ.
Nhưng sự thật vẫn là sự thật, những gì của Xê da thì trả cho Xê da. Thập niên 1990 những tác phẩm của Trần Chung Ngọc ra đời, tạo một bước ngoặt lớn trong đời sống tôn giáo Việt Nam, đưa hoạt động chấn hưng Phật giáo lên cấp độ mới, cấp độ hộ pháp chủ động, nhận diện ngọn nguồn xâm hại Phật giáo Việt Nam trong hơn 4 thế kỷ qua.
Với tác giả Trần Chung Ngọc, truyền thông và học thuật Phật giáo Việt Nam, trong tương quan với các tôn giáo khác, trong mục tiêu bảo vệ Phật giáo trước sự xâm hại của các tôn giáo khác, đã thoát khỏi trình trạng yếu thế, thụ động, lúng túng, mà vươn lên mạnh mẽ, chủ động, tích cực. Những lực lượng, âm mưu xâm hại Phật giáo Việt Nam đã bị gọi tên, vạch mặt, phơi bày âm mưu, thủ đoạn, bản chất, mưu ma chước quỷ.
Những tác phẩm giá trị của GS Trần Chung Ngọc đã như là một luồng ánh sáng mạnh soi thẳng vào hốc tối, đầy dẫy tội ác, lừa dối, gian manh thủ đoạn, như là một chiếc kính chiếu yêu soi căn những con người gian dối, xảo trá, lừa bịp, những ông thánh giả. Bên cạnh đó, vấn đề được tìm hiểu luôn được xem xét trong mối quan hệ với sự tồn vong đạo Phật ở Việt Nam. Cống hiến lớn lao của GS Trần Chung Ngọc là ở chỗ này. Một khía cạnh của chấn hưng Phật giáo đã được soi rọi đến tận căn nguyên của vấn đề. Quá trình nghiên cứu vấn đề cũng đồng thời đã là quá trình giải quyết vấn đề.
Vì thấy được sự thật, lý giải được bản chất, người ta sẽ không còn bị lừa dối, bị gạt gẫm, bị dụ dỗ.
Có biết bao nhiêu người nhờ đọc những tác phẩm của GS Trần Chung Ngọc mà tỉnh ngộ, mà nhận ra mình đang bị lừa gạt? Có bao nhiêu người nhờ đọc những tác phẩm của GS Trần Chung Ngọc mà kịp thời chấm dứt việc cải đạo của mình? GS Trần Chung Ngọc đã đưa tiến trình chấn hưng Phật giáo lên đến một đỉnh cao chưa từng có. Và có lẽ, sau GS Trần Chung Ngọc, khó có ai đạt được đỉnh cao mà GS đã đạt được, với những tác phẩm sử học, khảo luận đồ sộ, tư liệu phong phú, lập luân vững chắc, thuyết phục, lối văn phân tích mạch lạc trong sáng, thu hút.
GS Trần Chung Ngọc đánh dấu một bước học thuật, mà nói là vĩ đại cũng không ngoa, của học thuật Phật giáo. Không qua những bước chuẩn bị trung gian, bất ngờ, vào cuối thế kỷ XX, đột ngột, các học giả Phật giáo, trong đó có sự tham gia quan trọng của GS Trần Chung Ngọc, đã giới thiệu các công trình nghiên cứu tôn giáo học có liên hệ đến Phật giáo, nhằm mục tiêu bảo vệ Phật giáo, với cấp độ quy mô và chất lượng không thể tưởng tượng nổi vào thời gian trước đó. GS Trần Chung Ngọc đã giữ một vai trò đặc biệt quan trọng trong việc xây dựng một thành lũy mới bảo vệ Phật giáo. Và hơn cả thành lũy, đó là một phương cách bảo vệ Phật giáo Việt Nam tích cực, chủ động, triệt để, đi vào tận gốc vấn đề. GS Trần Chung Ngọc và những cộng sự đã mở ra một cách thức hộ pháp mới, ưu việt và rất hiệu quả.
Đồng thời, đó cũng là con đường nghiên cứu mới của học thuật, ở nhiều bộ môn như tôn giáo học, triết học, xã hội học, sử học… Con đường mà GS Trần Chung Ngọc khai phá hiện nay vẫn đang được nhiều người tiếp bước, kể cả ở lãnh vực hộ pháp lẫn nghiên cứu khoa học xã hội, nhưng thực tế, khó ai vượt qua đỉnh cao GS Trần Chung Ngọc. Theo cách GS Trần Chung Ngọc đã làm, đóng góp của ông cho sự nghiệp chấn hưng Phật giáo hiện đại có thể nói, khó có ai so sánh được.
Cái quý là những công trình nghiên cứu tầm cỡ của GS Trần Chung Ngọc, nhưng trên hết lá ý nghĩa của bước đi khai phá. Cái quý nhất là con đường mới mà GS đã mở ra, cách nhận thức đạo Phật không phải chỉ là một đạo Phật cắt rời, cô lập, mà nhận thức đạo Phật với những tính chất, đặc điểm, hiện tượng trong mối liên hệ với tôn giáo khác, nhất là tôn giáo đã có tác động mạnh mẽ đối với đạo Phật.
Do hướng nghiên cứu đúng đắn, kết quả nghiên cứu thuyết phục, các công trình nghiên cứu của GS Trần Chung Ngọc đã có ảnh hưởng sâu rộng tại Việt Nam.
Những năm cuối thế kỷ XIX, sách Trần Chung Ngọc và các cộng sự đã bất ngờ xuất hiện với số lượng lớn ở Việt Nam với mức lan tỏa hết sức nhanh chóng, trước hết trong cộng đồng Phật tử. Lúc đó, chưa có internet. Sách của GS Trần Chung Ngọc không được xuất bản chính thức. Nhưng, như chúng tôi vẫn nhớ, số đầu sách photocoppy của GS Trần Chung Ngọc đã được phổ biến, nâng niu, trao tay như những báu vật. Lúc đó, giới Phật tử trí thức khi gặp gỡ nhau đều giới thiệu cho nhau sách Trần Chung Ngọc và nhóm Giao Điểm với những lời thán phục. Sách Trần Chung Ngọc đã trở thành một dạng thời sự học thuật tại Việt Nam cuối thế kỷ XIX. Nếu thống kê đầy đủ, thì chắc chắn những đầu sách của GS Trần Chung Ngọc sẽ giữ kỷ lục về dạng sách phát hành bằng photocopy. Tôi đã nhìn thấy sách của GS Trần Chung Ngọc với những hình thức photocopy khác nhau rất độc đáo:
- Photocopy ngang 2 trang làm 1, rút nhỏ để tiết kiệm giấy.
- Photocopy in bìa, dán bìa ny lon, đóng gáy y như sách in.
- Photocopy phóng đại trên trang A4 dành cho người già, chữ lớn dễ đọc.
- Photocopy thành từng xấp mỏng, mang theo bên mình, cầm từng tờ xem cho nhẹ tay…
Đầu thế kỷ XXI, internet phát triển, nhưng tôi vẫn thấy nhiều người vẫn đọc sách GS Trần Chung Ngọc photocopy hay in lại trên giấy. Sau hơn một thập kỷ, sách GS Trần Chung Ngọc đã lan tỏa tới đông đảo bạn đọc, gồm cả những trí thức không tôn giáo hay theo những tôn giáo khác. Và dĩ nhiên, những phản ứng, phê phán thậm chí nói xấu đã bột phá như một tất yếu.
Tuổi đã ngoài bát tuần, tất đã đến lúc GS về cõi Phật. Nhưng công lao GS Trần Chung Ngọc đã đóng góp cho Phật giáo Việt Nam, cho dân tộc Việt Nam quả là bất diệt. Bất diệt không phải là một tiếng xưng tụng, mà là một thực tế, thực tế di sản của GS để lại quá lớn, không chỉ là những bộ sách in, những trang viết trên mạng, mà là phương cách tư duy, đặc biệt là con đường mà GS Trần Chung Ngọc là người khai phá.
Bằng khối lượng trước tác đồ sộ của mình, chắc chắn GS Trần Chung Ngọc sẽ có nhiều học trò gián tiếp, học GS qua sách vở. Trong số những học trò gián tiếp đó, có tôi, mà trước mắt là cách làm, là con đường GS Trần Chung Ngọc đã mở.
Trước những đóng góp lớn lao của GS Trần Chung Ngọc đối với Phật giáo Việt Nam, người đã tạo nên những bước đột phá hết sức quan trọng trong công cuộc chấn hưng Phật giáo, với những tác phẩm nghiên cứu hết sức giá trị, kính đề nghị GHPGVN, tăng ni các chùa Việt Nam, thiết lễ cầu siêu cho GS Trần Chung Ngọc như là một vị cư sĩ hữu công chấn hưng Phật giáo Việt Nam thời hiện đại. Điều này không chỉ là Phật giáo Việt Nam làm vì một người đã khuất, mà còn chính là sự tôn vinh chính Phật giáo Việt Nam, vì đã có một học giả uyên bác, trí tuệ, và hết lòng phụng sự đạo Phật như thế.
Minh Thạnh


Tran Chung Ngoc

Đôi nét tương đồng và khác biệt với quan điểm của Gs.Trần Chung Ngọc


Điều thật đáng buồn là bây giờ ông đã không còn nữa. Tôi viết bài này, nói lên những suy nghĩ của mình, so sánh những quan điểm của mình so với ông, bật lên khác biệt, như một lời tâm sự với vong linh ông, một cuộc thưa chuyện để vĩnh biệt trong thời điểm tiễn đưa ông.

Bạn đọc đều thấy GS Trần Chung Ngọc và tôi qua những bài viết có liên hệ đến một tôn giáo khác, có vẻ có suy nghĩ như nhau, chỉ khác nhau ở sự thể hiện trong các trường hợp cụ thể. Thực ra, nếu đọc kỹ, các bạn sẽ thấy có sự khác biệt.

Ở đây, không là vấn đề đúng sai. Nhiều khả năng, tuổi đời còn kém, sở học không nhiều, đọc ít, nhất là chưa từng trãi, tôi đã không có được nhận thức như ông. Sự khác biệt đó, tóm lại, phần nhiều có thể là do nhận thức đi sau.

Bài viết này chỉ như là một sự giãi bày, hoàn toàn không có ý tìm hiểu đúng sai. Phải chi còn có ông, thì tôi sẽ còn được nghe, được đọc chi tiết hơn, hơn là chỉ rút ra những kết luận từ công trình, bài viết của ông.

Các bạn đọc có thấy là GS Trần Chung Ngọc rất ít khi nói đến từ cải đạo, mặc dù nói nhiều về một tôn giáo khác? Một điểm chính của sự khác biệt quan điểm giữa ông và tôi là ở chỗ đây. Điều tôi quan tâm là cải đạo, là vấn đề tác động từ tôn giáo khác vào đạo Phật, là sự uy hiếp, cũng có thể coi là thực trạng đang tác động tiêu cực lên Phật giáo.

Tuy nhiên, qua đọc các bài viết của GS Trần Chung Ngọc, tôi thấy ông đã có quan điểm rất khác. Dường như ông cho rằng cải đạo không hẳn là một vấn đề đối với Phật giáo. Do vậy, ông ít khi nói đến quan hệ cải đạo giữa tôn giáo khác và Phật giáo. Thay vào đó, ông nghiên cứu sâu vào các tôn giáo, đưa ra các nhận định. Tác động cải đạo trong các bài viết của GS Trần Chung Ngọc chỉ hiện lên gián tiếp, mờ nhạt, không thành một mối nguy lớn cho Phật giáo, không là một vấn đề để Phật giáo phải đối phó. Trước việc cải đạo tín đồ Phật giáo, tôi hơi bi quan. Tuy nhiên, GS Trần Chung Ngọc, theo cảm nhận của tôi, lại là lạc quan. Trong bề sâu, dường như ông cho rằng dù có thế nào đi nữa, cải đạo sẽ không có kết quả.

Ông vạch vấn đề một cách chiến lược hơn, thấy việc nói sự thật về tôn giáo đi cải đạo Phật giáo, sẽ có tác động ngăn chặn cải đạo. Và hơn nữa, sự thật có sức mạnh tuyệt đối của nó. Vì sự thật đó, đạo Phật sẽ trường tồn, phát triển, vượt qua thách thức cải đạo một cách dễ dàng.

Tôi nhìn vấn đề bằng quan điểm chiến thuật, không đi vào bản chất các tôn giáo khác, mà chỉ tập trung nghiên cứu phương tiện, kỹ thuật cải đạo, cũng như tìm cách ngăn chặn, đối phó với cải đạo. Đương nhiên, cách nhìn chiến lược của GS Trần Chung Ngọc bao quát và cơ bản hơn quan điểm chiến thuật của tôi, vì tôi chỉ thường sa vào những thực trạng, tìm hiểu ở mức giới hạn kỹ thuật, cắt xẻ, cục bộ.

Như đã nói, bài viết có tính chất giãi bày tâm sự, so sánh để biết, để hiểu, không đi sâu hơn. Giữa GS Trần Chung Ngọc và tôi có khoảng cách lớn về thời gian và không gian. Ông hơn tôi khoảng 30 tuổi, là bậc cha chú. Tuổi cao, trải nghiệm nhiều, tất cái nhìn của ông cũng khác. GS Trần Chung Ngọc và tôi sống cách nhau nửa vòng trái đất. Ông ở Mỹ, nơi người đến dự lễ ở nhà thờ ngày càng thưa vắng, tu viện nguyện đường bị kêu bán tràn lan trên báo in, TV, kiếm đỏ mắt không ra cha cố. Còn tôi sống ở Việt Nam, chiều chủ nhật ra đường không tránh khỏi bị kẹt xe trước nhà thờ này thì cũng tắc đường vì tan lễ ở nhà thờ khác. Cái hiện thực trực quan khác nhau đó chắc chắn đã tạo ra những khác biệt lớn trong cách nhìn nhận quan hệ giữa tôn giáo với tôn giáo giữa GS Trần Chung Ngọc và tôi.

Nhưng tôi cũng theo ông trong tinh thần bảo vệ đạo Phật. Cái cách ông làm căn cơ hơn, vững chắc hơn, lâu dài. Còn những tìm hiểu và đề xuất của tôi thì nặng tính tình thế, đối phó, đáp ứng với từng trường hợp cụ thể, tất nhiên chỉ là ngắn hạn. Sự khác biệt như vậy chắc chắn là phù hợp với người đi sau như tôi. Vì vậy, tôi tự coi mình là người đi theo phục vụ ông, trong hoàn cảnh cụ thể.

2. Sự nhận thức về các tôn giáo có tác động tiêu cực đến Phật giáo, nói thẳng ra là cải đạo tín đồ Phật giáo, giữa ông và tôi cũng có khác biệt. Chúng ta đều biết hiện nay đang có 2 tôn giáo du nhập từ phương Tây đang có những tác động mạnh vào Phật giáo. Đó là:

- Tôn giáo đã du nhập vào Việt Nam từ 5 thế kỷ trước, có thể ký hiệu là tôn giáo A.

- Tôn giáo mới du nhập vào Việt Nam trong khoảng hơn 1 thế kỷ trở lại đây, có thể ký hiệu là tôn giáo B.

Đọc các công trình và bài viết của GS Trần Chung Ngọc, chúng ta thấy GS quan tâm nhiều hơn đến tôn giáo A, tuy cũng có đề cập đến tôn giáo B.

Trong các bài viết của mình, tôi lưu ý nhiều hơn đến tôn giáo B, trong hoạt động cải đạo tín đồ Phật giáo.

Khác biệt về nhận thức đối tượng này rất lớn, dẫn đến sự khác biệt khá cơ bản trong bài viết của hai bên.

Theo tôi, khác biệt này cũng là do từ khác biệt về thời gian và không gian sống. Thời mà GS Trần Chung Ngọc sống ở Việt Nam tác động của tôn giáo A đối với xã hội Việt Nam, đối với Phật giáo Việt Nam có thể là rất mạnh mẽ. Trong mấy mươi năm gần đây, tôn giáo B lại có những tác động mà tôi nhìn thấy trước mắt, đặc biệt là sự phát triển nhanh chóng, có tính chất “bùng phát” và “bất bình thường” của nó, như nhiều nhà nghiên cứu tôn giáo, nghiên cứu khoa học xã hội đã nhận định.

Về tổng quát, có thể là GS Trần Chung Ngọc đúng. Nhưng có thể là quan điểm của tôi thực tế hơn, cập nhật hơn. Tuy nhiên, chắc chắn là sự khác biệt này không là quan trong, nếu mỗi người quan tâm mỗi mảng, bổ sung, bù đắp nhau. Khi hộ pháp, thì người lớn canh bên này, người nhỏ hơn canh phía khác, tạo nên sự bao quát, toàn diện.

Điều mà tôi mong muốn là có dịp sẽ trình bày với GS Trần Chung Ngọc điều mà tôi cho là khác biệt này, để xin chỉ giáo từ GS.

Nay trong những ngày tháng vĩnh biệt GS, tôi xin ghi lại đây những điều mình chưa kịp bày tỏ với GS. Mong là từ cõi Phật, tôi có thêm được những soi sáng của GS trong bước đường tập tễnh làm người học trò của ông, một học giả lớn của Phật giáo Việt Nam, người khai phá con đường mới cho những ai có tâm nguyện hộ pháp, chấn hưng Phật giáo Việt Nam.

Minh Thạnh

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
12/11/2018(Xem: 7763)
Đối với tình trạng không mấy tốt đẹp cho tinh thần và sức lực chống Cộng, không được hòa hợp trong những ngày gần đây trên nước Úc. Phải chăng do BCH CĐNVTD NSW tự xóa bỏ ngày hẹn tái họp vào thứ năm kế tiếp với Ban Điều Hành GHPGVNTN HN UDL-TTL? Cái tự quyết riêng đó của BCH CĐNVTD NSW, làm thiếu tính lưỡng toàn nên không hòa hợp xác định sự Tưởng Niệm.
30/09/2018(Xem: 6791)
1/ Việc kết thúc tất cả các vai trò tại công ty Sen Việt đến thời điểm này vẫn còn những thông tin rằng lúc ra đi cô đã ôm tiền của công ty đi “du hí” và để lại khoản nợ cho công ty? - Dạ, chị có thấy ai “gây nợ, ôm tiền, chạy trốn” nhưng chính là người đứng ra yêu cầu luật sư giải quyết mọi vấn đề không ạ?( mĩm cười nhẹ nhàng) - Giai đoạn tôi ra đi, tiền bạc thì đầu tư hết vào văn phòng mới ở Phổ Quang, chất xám xây dựng các chương trình &phim ảnh bao năm tạo ra đều để lại Sen Việt hoạt động. Toàn bộ máy móc, trang thiết bị và kể cả xe Ôtô là phương tiện di chuyển..tôi cũng đã để lại hết. Trong mọi vấn đề, tôi chọn cách buông đẹp để trả cho những điều không đẹp!
28/09/2018(Xem: 5548)
Trong cuộc vận động chính giới liên bang tại Tòa Nhà Quốc Hội ở Thủ đô Canberra hồi cuối tháng 9 vừa qua, Hòa Thượng Thích Bảo Lạc, Hội Chủ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hải Ngoại tại Úc Đại Lợi-Tân Tây Lan (Giáo Hội) đã kêu gọi chính phủ và nhân dân Úc Châu yểm trợ nỗ lực tranh đấu ôn hòa của xã hội dân sự tại Việt Nam, đồng thời hợp tác chặt chẽ với cộng đồng người Việt ở nước ngoài, đồng hành cùng đồng bào trong nước trong sứ mạng phát huy tự do dân chủ nhân quyền, bảo vệ độc lập và sự toàn vẹn lãnh thổ của tổ quốc Việt Nam thân yêu.
15/09/2018(Xem: 4250)
V/V: Phát biểu về vđ nhân quyền và tự do tôn giáo tại VN của HT Thích Bảo Lạc, Hội chủ GHPGVNTN Hải Ngoại tại UĐL – TTL trong cuộc họp báo của CĐNVTD liên bang Úc Châu tại Canberra ngày 19/9/18 Hầu bổ túc thêm cho tuyên cáo chung của Cộng Đồng Việt Nam và các vị lãnh đạo tinh thần tôn giáo, tôi xin phép có vài lời sau đây, nhân danh GHPGVNTN Hải Ngoại tại UĐL-TTL: Nhận định rằng: 1. Sự kiện giáo hội mẹ của chúng tôi là Giao Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất (GHPGVNTN) là một tổ chức tôn giáo hoàn toàn khác biệt với Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (GHPGVN) do nhà cầm quyền CSVN thành lập như một trong những ngoại vi của đảng. Hậu quả là như một thành phần của GHPGVNTN chúng tôi tranh đấu cho nhân quyền trong Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền năm 1948 của Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc. 2. Chúng tôi tin tưởng sâu sắc rằng Điều 18 của bản tuyên ngôn nêu trên vô cùng trọng yếu cho nhân loại và nhất là dòng sinh mệnh của dân tộc Việt Nam. Điều 18 ghi:
15/09/2018(Xem: 3696)
VĂN HÓA...CHỌT ! ​Sáng cuối tuần gọi điện thoại cho một người bạn thân gốc Huế nhưng không có tiếng trả lời. Đến lượt thứ ba mới có tiếng trả lời uể oải bên kia: Không có ai bắt máy hết. Cả nhà ai cũng đương mắc… “chọt” rồi ôn ơi!
13/09/2018(Xem: 7343)
Chiếc Áo Tràng Màu Lam của Người Cư Sĩ Phật Tử, Nhân đọc bài « Chiếc Áo Hoại Sắc » của tác giả Thích Giác Tuệ Hiếu trên trang nguoiphattu.com – Một bài viết rất sát tính thời sự và tình trạng biến tướng trong cách mặc trang phục đi chùa của cư sĩ Phật tử hiện nay. Người viết có hơi chút thắc mắc không biết tác giả có phải là một vị xuất gia vì tên danh xưng nghe lạ quá, nhưng có chữ Thích đứng đầu thiết nghĩ chắc là một vị xuất gia ? Có thắc mắc như vậy vì từ thưở bé học đạo cho đến bây giờ chỉ thường nghe pháp danh các vị xuất gia chỉ có ba từ, đứng đầu là Thích. Ngay như tên hiệu của chùa cũng vậy, một vài chùa đã có xuất hiện hàng chữ dài lạ lẫm thay vì Tự - Chùa hay Tổ Đình, tạo ra cảm giác ngơ ngác cho người đọc, nhất là những ai ít khi tìm hiểu về danh xưng trong Phật giáo. ( Ảnh A)
27/08/2018(Xem: 3649)
Làm sao có thể sống hạnh phúc trong thế giời đầy ngã chấp như hiện nay? Để được như vậy, chúng ta bớt chấp. Khi chúng ta bớt chấp, chúng ta bới phiền muộn, bớt đau khổ. Khi chúng ta không còn chấp, thì chúng ta được tự tại, giải thoát, lúc đó niết bàn ‘hiện ra’. Vấn đề không chấp thủ rất phức tạp từ thô đến vi tế và thậm chí đến mức độ vi tế thì không từ ngữ nào có thể diễn đạt được. Vì thế, bài luận chỉ tập trung việc không chấp thủ ở mức độ tương đối bằng cách làm sáng tỏ luận cứ tự tại giữa ‘có’ và ‘không’ trong thế giới hiện hữu này.
24/08/2018(Xem: 9826)
Luật Sư Lưu Tường Quang và Linh Mục Peter Hoàng nói chuyện về Nhân Quyền tại Quốc Hội tiểu bang Victoria, Melbourne, Úc châu trưa ngày 23/08/2018 . TT Thích Nguyên Tạng trả lời phỏng vấn sau buổi nói chuyện
22/08/2018(Xem: 3905)
Chia Sẻ trên Facebook Trang Nhà Quảng Đức
12/08/2018(Xem: 4745)
Năm tượng Phật chùa Hương Tích, Santa Ana, bị chém lìa tay, Chiều Thứ Năm, 9 Tháng Tám, một số tượng Phật trong sân chùa Hương Tích, Santa Ana, bị chém lìa tay, để lại cảnh đau lòng cho nhiều Phật tử. Nói với phóng viên nhật báo Người Việt vào trưa 10 Tháng Tám, Phương Trượng Thích Nhật Minh nhỏ nhẹ cho biết: “Chùa không biết ai làm chuyện này cả.” Ông kể, khi tưới cây trong sân chùa sáng Thứ Năm, ông không hề thấy gì cả, có lẽ do sơ sót. Nhưng đến chiều thì ông phát hiện cả năm tượng cùng bị phá rồi.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567