Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Huyền thoại Santa Claus

25/12/201306:57(Xem: 9619)
Huyền thoại Santa Claus
noel 3

Trong mọi thế giới mà mọi dân tộc ngày càng dễ gần gũi với nhau nhờ những tiến bộ của khoa học và kỹ thuật, thì văn hoá Tây phương có thế mạnh để thâm nhập vào đời sống của người dân trên khắp mọi châu lục, đặc biệt về tôn giáo và lối sống. Ngày nay Kitô giáo đã phát triển lan rộng ra toàn thế giới, từ đó các lễ nghi và sinh hoạt của tôn giáo này đã không xa lạ với mọi người, dầu người đó không là tín đồ của đạo Chúa. Ngày lễ Noel là ngày lễ trọng đại nhất của Kitô giáo thì cũng là ngày mà nhiều người dân trên thế giới đã vui chơi trong không khí của mùa lễ hội, kéo dài từ 24 tháng 12 đến đầu năm dương lịch.

Cứ đến mùa Noel, đường phố nhộn nhịp hơn, nhạc Noel vang lên, và nhiều người dầu không theo đạo Chúa cũng nao nức với bài hát jingle bells! Jingle all the way! “ ( lời việt:”Bong bing bong! Bong bing bong! Chuông giáo đường ngân vang!”). Những năm gần đây, cùng với kinh tế thị trường sôi động, một số trẻ thơ nhà khá giả tại các thành phố lớn mơ ước như nhau và đều đạt mơ ước: trong giấc ngủ đêm Noel, một ông già hiền hậu, râu tóc bạc phơ, vào nhà bằng cách leo và chui qua lò sưởi hay ống khói, đến bên giường để lại món quà tặng bé, rồi lặng lẽ biến mất; sáng sớm ngày mai, thức dậy thì thấy thần kỳ thay, món quà mơ ước đã nằm bên gối!

Ông già đi tặng quà cho trẻ thơ…trong giấc mơ là ai? Đó là nhân vật tưởng tượng Santa Claus được sang tạo từ hình ảnh Thánh Nicholas, một nhân vật lịch sử, (website lấy tên thánh), ” vị thánh này sinh vào thế kỷ thứ ba trong một ngôi làng của patara, thời đó thuộc Hy Lạp, ngày nay ở bờ biển phía Nam của Thổ Nhĩ Kỳ. Cha mẹ ông giàu có, muốn ông trở thành một tín đồ đạo Chúa sùng kính. Hai ông bà đã mất trong một trận dịch khi Nicholas còn trẻ. Vâng lời Chúa jesu ‘hãy bán những gì sở hữu và lấy tiền cho người nghèo’, Nicholas dung toàn bộ tài sản thừa kế để giúp người thiếu thốn, ốm yếu và đau khổ. Ông đã dâng hiến cuộc đời để phụng sự Thượng đế từ khi còn thanh niên. Ông trở thành Gíam mục Nicholas và nổi tiếng về lòng quảng đại đối với kẻ thiếu thốn, tình thương trẻ em, và lòng ưu ái với thủy thủ và nghề biển”.

Nhiều nước đã tạo Santa Claus theo văn hoá và tập quán của nước mình. Trong khi Thánh Nicholas thường được miêu tả mặc áo choàng giám mục, thì Santa Claus dân gian thường được miêu tả như một ông già râu tóc trắng, mập mạnh, vui tươi, mặc áo khoác đỏ cổ trắng và quần dài đỏ gấu trắng, thắt lưng đen, mang giày ống. Hình ảnh đó trở thành phổ thông ở Mỹ và Canada vào thế kỷ 19. Hình ảnh đó được phổ biến vô cùng hiệu quả bằng âm nhạc, truền thanh, truyền hình và phim ảnh. Ở Anh và Châu Âu, Santa Claus được gọi theo tiếng Anh là Father Christmas, theo tiếng Pháp là Père Noel, có nghĩa là cha Noel, và cũng được miêu tả như ở Mỹ.

Câu chuyện đã thêu dệt Santa Claus sống ở một nơi trong vùng Bắc Cực tuyết phủ quanh năm. Một phiên bản của Mỹ về Santa Claus cho rằng ông sống trong một ngôi nhà tại Bắc Cực, trong khi ông già Noel của châu Âu thì cư ngụ tại vùng núi Korvatunturi của Phần Lan. Ông sống với vợ, với rất nhiều người lùn, và tám hay chín con tuần lộc. Một huyền thoại khác được truyền bá nhiều với bài hát ” Santa Claus is coming to town” (Santa Claus về thành phố), bảo rằng ông lập danh sách của những trẻ em toàn thế giới, xếp loại chúng theo hạnh kiểm, và đem phân phát quà trong đêm Noel, gồm đồ chơi, kẹo bánh và các thứ khác cho trẻ em tốt trên thế giới, và thỉnh thoảng tặng than cho trẻ em hư. Ông hoàn tất kỳ công của mình với sự giúp đỡ của các chú lùn, những chú này làm đồ chơi trong xưởng và những con tuần lộc chở quà bằng xe trượt tuyết (theo Wikipedia, bản tiếng Anh).

Ở Mỹ, nếu nhà nào có con nít thì đêm Noel sau khi con đi ngủ cha mẹ mới đem quà đặt dưới cây Noel. Trên quà có đính giấy ghi ”FromSanta Claus” để con biết quà này là do ông già Noel đem đến. Cha mẹ cũng thường để một chút thức ăn như bánh quy cho ông già Noel và cà rốt cho con nai, và bôi một chút bồ hóng vào quanh lò sưởi để khi con nít dậy thì nghĩ rằng ông già Noelđã đem quà đến bằng cách chui xuống lò sưởi.

Chuyện ông già Noel đã quen thuộc với quá nhiều gia đình trên thế giới, dầu theo hay không theo đạo Chúa. Nhưng ông già Noel thực sự là ai? Ngoài ông già Noel huyền thoại, ông già Noel thực sự là cha mẹ của trẻ em, đã truyền cho trẻ huyền thoại này. Những cha mẹ này đã muốn con hưởng niềm vui bất ngờ khi vào độ tuổi biết nhận thức thế giới xung quanh, và bước đầu cảm nhận và thích thú những câu chuyện thần tiên, đã “sao chép”(copy) câu chuyện ông già Noel và “dán”(paste) vào tâm hồn đứa con, làm cho con tin rằng : Trong đêm Noel, ước gì được nấy, ông già Noel sẽ tặng quà, nếu con ngoan. Những “ông già Noel” này, đã chuẩn bị quà trước đêm Noel, theo ước mơ của con, để vào nửa đêm, nhẹ nhàng đặt bên gối trẻ, và sáng hôm sau, trẻ vui mừng rạng rỡ với món quà mơ ước. Câu chuyện hay,có tính thực dụng,lại được tôn giáo và các phương tiện truyền thông loan truyền rộng rãi, đã làm cho trẻ tin chuyện’’thần tiên’’này là có thật,và kì diệu thay, chỉ trong vòng một đêm, hiện thực y chang như ước mơ. Nhưng bao giờ thì trò chơi của người lớn hết tác dụng? Bao giờ thì trẻ em nhận ra được chuyện quà trong đêm Noel chỉ là trò sắp đặt của cha mẹ?

Một bài báo trên The Times onlne lên mạng ngày 18/12/2009 nhan đề: ’’The myth of Father Christmas dies ear lier than you think’’(tạm dịch: Huyền thoại về Ông già Noel chết sớm hơn bạn nghĩ), nữ tác giả Jennifer Howze, đã trả lời câu hỏi trên bằng cách đưa ra các chọn lựa ngay từ nhập đề:’’7?8?9 tuổi?43 tuổi? Khi chúng nằm trong bóng tối ,mắt nhắm giả vờ ngủ và khám phá nghiêm túc rằng ’’Santa’’có mùi như mồ hôi của cha nó? Vâng, chuyện đó đến sớm hơn chúng ta nghĩ. Rất sớm’’. Tác giả thấy thực tế con nít 4 tuổi nhận ra chẳng có ông già Noel nào cả, vì con của bạn tác giả nhìn ra chữ viết trên món quà là chữ viết của mẹ nó. “Con không nói cho mẹ điều này vì sợ mẹ buồn”. Bố mẹ phát biện, “ thì ra không phải mình đùa vui với nó mà nó chọc quê mình”. Tưởng tượng mấy đứa con nít ngồi với nhau chọc quê bố mẹ. Đứa thì nói mẹ tao bảo tao rải thức ăn ra ngòai vườn để cho tuần lộc ăn. Đứa thì nói bố tao bôi bồ hóng vào quanh lò sưởi. Bộ tao không biết lò sưởi trong nhà tao là lò sưởi gas hay sao, mà có bồ hóng được?

Con nít nào cũng đặt câu hỏi làm sao ông già Noel đi phát quà cho con nít trên tất cả thế giới chỉ trong một đêm? Trả lời bằng cách nói các con tuần lộc này có vận tốc siêu thanh thì người lớn cũng ngượng lắm chứ! Tác giả nhớ năm ngóai con gái của bà, 4 tuổi, khi giúp bà thu dọn các giấy gói quà sau đêm Noel, đã nói:” Ông già Noel dung giấy gói quà giống như giấy mẹ mua ở siêu thị Asda”. Tác giả nhớ đã nói với con rằng món quà con mới chọn đắt tiền quá. Tức thì đứa con đáp: ”Nhưng mẹ nói các chú lùn làm đồ chơi bằng tay cơ mà”! Tác giả đã ngượng nghịu trả lời:” Ờ thì nhiều cha mẹ có gửi séc đến địa chỉ ông già Noel để giúp thêm cả, con ạ!”.

Lẽ dĩ nhiên con nít cũng muốn giữ bí mật vì sợ nếu không tin thì không có quà. Cũng như có một số người lớn không tin Thượng đế nhưng sợ nếu không tin thì sau khi chết sẽ đọa địa ngục. Vì vậy nhiều người tự bảo mình là bất khả tri, tức là trung lập về vấn đề Thượng đế, không giám nói là vô thần. Tác giả nói những người này đã được huấn luyện từ nhỏ khi được dạy về việc tin vào ông già Noel. Tác giả bảo có nhiều cách để dạy con nít tin vào ông già Noel, truy cập internet là có. Ngòai ra có nhiều nhà tâm lý trẻ em cho rằng, tin vào ông già Noel là tốt cho sự phát triển đạo đức của trẻ em. Cha mẹ dung bài hát Noel(rất phổ biến ở Mỹ) đại ý: Ông già Noel liệt kê danh sách tất cả trẻ em, xem đi xem lại để coi đứa nào giỏi, đứa nào hư. Cha mẹ thường hay dọa “coi chừng nghe, ông già Noel biết hết!”.

Huyền thọai về ông già Noel đến thời đại này chắc là đẹp đến hết mức rồi, không thể phong phú hơn,trong khi những tiến bộ khoa học kỹ thuật và kĩ thuật truyền thống tiến nhanh ,như vũ bão,làm cho con người chạy theo cuộc sống”trần trụi” và tâm hồn không con là vườn ươm cho những tưởng tượng phiêu du,thần tiên. Con nít cũng vậy thôi, bốn tuổi đã”vọc”máy tính, đã vào internet,cho nên người lớn khó”phỉnh”dầu là”phỉnh”vì mục đích tốt.Thế giới thần tiên được thay bằng thế giới ảo trên mạng, bằng trò chơi game.

Nhưng ông già Noel trong thời đại này lại hành nghề cách khác. Santa Claus bí ẩn, thần tiên nay đã được lai tạo thành không biết sao Santa Claus. trước hết là những Santa Claus tiếp tục hành nghề ông già Noel, áo mão hóa trang y như truyền thống, nhưng chẳng cần đêm hôm khuya khoắt gì, cứ đi giữa thanh thiên bạch nhật, tuần lộc được thay bằng xe máy, làm dịch vụ do cha mẹ trẻ em đặt: mua quà, đến nhà lúc thích hợp để trao quà, chúc mừng bé. Rồi ông già Noel sống động ở các cửa hàng thay cho những người giả Santa Claus. Rồi ông già Noel bán vé số, luôn miệng tươi cười chào mọi người. Ông già Noel làm náo viên tiệc mừng, ông già Noel quảng cáo sản phẩm.

Ông già Noel làm cho thị trường mua bán nhộn nhịp, tạo kích cầu những ngày cuối năm, là “ân nhân” của các sản phẩm đồ chơi, của siêu thị và các cửa hàng bán quà tặng, góp phần tạo nhu cầu cho xã hội lấy quà tặng làm thứ không thể thiếu trong nếp sống văn minh của bộ phận cư dân khá giả ở đô thị: quà sinh nhật, quà Valentine Day, quà Noel, quà Ngày của Cha, quà Ngày của Mẹ, quà kỷ niệm 5 năm,10 năm,…và những năm gần đây chiến dịch tiếp thị và quảng cáo thị trường, cùng thế hệ thanh thiếu niên đô thị lớn đã”nhập khẩu” từ Mỹ ngày gọi là Halloween Day(30/10), khiến mấy mặt hàng háo trang ma quỷ, các trang phục kinh dị và các sản phẩm đặc trưng của ngày đó được giới trẻ tiêu thụ. Qùa tặng theo phong trào, theo định hướng của số đông, theo tiếng gọi của thị trường, của công nghệ tiếp thị, quảng cáo.

Văn hóa quà tặng, văn hóa tặng hoa nẩy nở một cách tràn lan và dễ dãi, theo công thức, nhiều khi không thể hiện tình cảm chân thành mà chỉ là ước lệ thời lượng, hoặc để mua chuộc tình cảm, tôi xin không nói chuyện hối lộ, mánh mung- đã làm cho con người càng thực dụng và càng kém tinh tế; trong khi đó, các giá trị văn hóa truyền thống càng bị lu mờ. Phong tục Tết truyền thống có gì hấp dẫn hơn là đi nghỉ mát Vũng Tàu? Cổ tích, chuyện thần tiên, truyền thuyết, ca dao, tục ngữ, lịch sử ViệtNam có gì hấp dẫn con nít? Nguyễn Du, Nguyễn Công Trứ, Bà Huyện Thanh Quan…sao mà xa vắng trong đầu thế hệ trẻ? Trẻ em thì vô tư tiếp nhận văn hóa, cho nên thật đáng buồn nếu thả nổi các hiện tượng văn hóa dễ dãi, hời hợt, thiếu tính giáo dục, thiếu chiều sâu nội tâm, thiếu tình cảm sâu lắng, mà hằng ngày trẻ nhận ra trong chính cuộc sống thực tế của nó.

Trở lại chuyện mất thiêng của ông già Noel. Không sao, trẻ em tự nhận ra huyền thọai, trẻ cũng có thể giả bộ chọc quê cha mẹ để nhận quà, nhưng thời gian dễ thương đó qua đi nhẹ nhàng. Hay nhất là cha mẹ nhận ra khi nào thì chấm dứt trò chơi đó, và để con “khám phá” tình thương yêu của cha mẹ qua món quà, và qua chăm chút hàng ngày của cha mẹ cho chính mình. Santa Claus qua đi, còn cha mẹ thì sờ sờ đó, chẳng cần vẽ vời chút nào mà vẫn đẹp như huyền thọai.

Tạp Chí Văn Hóa Phật Giáo số 119

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/08/2013(Xem: 6158)
Theo thông lệ, sứ mạng của giảng sư là nói, là diễn thuyết giáo lý hay vấn đề được ấn định; còn vai trò của thính chúng là nghe, là tiếp thu và nhận định nội dung biện thuyết. Hằng ngày, chúng ta nghe thấy rất nhiều loại thông tin trên đài hay trên màn ảnh truyền hình, như văn học nghệ thuật, quảng cáo tiếp thị, chiến tranh hòa bình, y tế giáo dục, tôn giáo tín ngưỡng, thế giới đó đây v.v…, nhưng làm thế nào để có một bài thuyết giảng hấp dẫn, đượm tính thuyết phục trước thính chúng? Đây là vấn đề dày công rèn luyện, liên quan trực tiếp đến quá trình chuẩn bị bài giảng, kỹ năng diễn thuyết và đặc điểm hàm tàng của giảng sư trên pháp tòa.
06/08/2013(Xem: 7279)
Gần đây, trên mạng truyền thông Phật giáo cảnh báo nhiều facebook giả mục đích triệt hạ uy tín của một số tu sĩ nổi tiếng; cũng có những FB vì ngưỡng mộ đã sử dụng tên của một vài vị, hoặc có kẻ mượn tên của vài vị nổi tiếng để làm tiền các fan ái mộ. Nhưng có một người lấy tên Thích Giác Quang có lời lẽ mạt sát HT T. Thanh Từ và môn phái Trúc Lâm Yên Tử để gây chia rẽ giữa HT Thanh Từ và sư bà Diệu Giác tông phái Quan Âm Tu Viện (Tịnh Độ Non Bồng).
06/08/2013(Xem: 4957)
Facebook cũng như Google, Yahoo... là những phương tiện truyền đạt toàn cầu giúp cho những thông tin, kiến thức bổ ích đến với quần chúng biết online. Thế nhưng, xã hội và thời đại nào cũng có kẻ xấu lợi dụng mọi tiện nghi để thực hiện ác tâm của mình. Ngoài xã hội kẻ xấu dùng mạng liên thông toàn cầu để xâm nhập đời tư kẻ khác, để thâm nhập vào cơ quan bí mật đối phương, thậm chí một sinh viên len lỏi vào ngân hàng cách nửa vòng trái đất để rút tiền phi pháp. Nghĩa là cuộc sống có bao nhiêu tâm hồn tốt đẹp phụng sự tha nhân thì cũng không thiếu những kẻ luôn làm hại người khác vì mục đích nham hiểm xấu xa.
05/08/2013(Xem: 9297)
Trên tay tôi là một cuốn sách mỏng, 59 trang, có nhan đề “Khu đô thị mới Thủ Thiêm”. Phần phía trên sách, thường dành cho thông tin tác giả, có ghi: “Ban Quản lý đầu tư-xây dựng Khu Đô thị mới Thủ Thiêm”. Quyển sách tập họp thông tin về quy hoạch Khu Đô thị mới Thủ Thiêm một cách chi khá chi tiết. Theo nội dung phần “Giới thiệu” (trang 3), thì “Khu Đô thị mới Thủ Thiêm tọa lạc bên bờ Đông sông Sài Gòn đối diện quận 1, với tổng diện tích 657 ha. Khu Đô thị mới Thủ Thiêm được quy hoạch là một trung tâm mới, hiện đại và mở rộng của thành phố Hồ Chí Minh, với các chức năng chính là trung tâm tài chính, thương mại, dịch vụ cao cấp của thành phố, khu vực và có vị trí quốc tế, là trung tâm văn hóa, nghỉ nghơi, giải trí mà Trung tâm thành phố hiện hữu còn thiếu và hạn chế phát triển”.
05/08/2013(Xem: 7795)
Trước đây khá lâu, nhận được thông tin từ Phật tử, rằng một số chùa buộc người lễ Phật phải có áo tràng hoặc hình thức tương tự mới cho vào chánh điện; một số chùa cũng ràng buộc tương tự cho Phật tử ghi danh tham dự khóa tu, tôi đã định viết bài về việc này, đề cương đã sẵn sàng.
05/08/2013(Xem: 6974)
Trong hoạt động truyền thông, dùng những người nổi tiếng, những ca sĩ thành công đặc biệt, được công chúng biết đến, ngưỡng mộ, để minh chứng, thuyết phục cho một nội dung truyền thông nào đó, là một kỹ thuật quen thuộc trong hoạt động truyền thông. Những người làm việc trong lãnh vực truyền thông không thể xa lạ với kỹ thuật này.
05/08/2013(Xem: 7129)
“Bụi đời Chợ Lớn” là một bộ phim hành động của các đạo diễn Charlie Nguyễn và Johnny Trí Nguyễn. Phim này đang thu hút sự quan tâm cao độ của khán giả điện ảnh hiện nay, có lẽ đến mức chưa từng có. Một phần vì phim đã được quảng cáo với cường độ cao. Phần khác, vì phim bị cấm chiếu sau một cuộc duyệt nhiều tranh luận, rồi bị ai đó tung lên mạng bản nháp. Bản được tung lên mạng đã thu hút số người xem kỷ lục ở nhiều trang web. Dĩa phim in lậu cũng được phát hành mạnh, càng nâng cao số lượng khán giả.
01/08/2013(Xem: 9968)
Mấy năm gần đây, nhất là trong năm đánh dấu 50 năm pháp nạn Phật Giáo Việt Nam, 1963-2013, một hiện tượng xấu ác xảy ra khi một vài người chuyên môn ném hỏa mù vào biến cố lịch sử này bằng những bài viết tung lên các diễn đàn và gửi email đi khắp nơi. Mục đích của số người này là gây hoang mang, ngộ nhận, hiểu lầm về biến cố lịch sử pháp nạn 1963 để qua đó chạy tội cho chế độ nhà Ngô và chụp mũ Phật Giáo Việt Nam
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]