Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phật trong phim “Bụi đời Chợ Lớn”

05/08/201316:02(Xem: 7101)
Phật trong phim “Bụi đời Chợ Lớn”

Sakya_Muni_17


Phật trong phim “Bụi đời Chợ Lớn

Minh Thạnh

Tôi viết bài này không phải chỉ vì lưu luyến với nghề cũ, nghề lý luận phê bình điện ảnh, nghề mà tôi được đào tạo, nhưng không có nhân duyên được làm nghề, mà trên hết là vì muốn nhấn mạnh với bạn đọc vai trò của tôn giáo, mà ở đây là Phật giáo, trong đời sống của con người, kể cả ở những mảnh đời khốn nạn nhất, như cuộc sống của những tên bụi đời, du đãng, xã hội đen, với những trường hợp cụ thể trong phim truyện “Bụi đời Chợ Lớn”.

BẠO LỰC!

Bụi đời Chợ Lớn” là một bộ phim hành động của các đạo diễn Charlie Nguyễn và Johnny Trí Nguyễn. Phim này đang thu hút sự quan tâm cao độ của khán giả điện ảnh hiện nay, có lẽ đến mức chưa từng có. Một phần vì phim đã được quảng cáo với cường độ cao. Phần khác, vì phim bị cấm chiếu sau một cuộc duyệt nhiều tranh luận, rồi bị ai đó tung lên mạng bản nháp. Bản được tung lên mạng đã thu hút số người xem kỷ lục ở nhiều trang web. Dĩa phim in lậu cũng được phát hành mạnh, càng nâng cao số lượng khán giả. Việc quan tâm của chúng tôi là vì ảnh hưởng của bộ phim “Bụi đời Chợ Lớn” đến khán giả rất lớn, dù là chỉ theo kiểu phát hành như vậy.

Dù sao thì hàng nhiều triệu khán giả đã xem phim “Bụi đời Chợ Lớn”, dù phim bị cấm chiếu. Vì vậy, dù muốn, dù không, phim cũng vẫn là một đối tượng của giới phê bình điện ảnh. Việc cấm chiếu phim, xem ra, còn làm cho khán giả và những nhà phê bình quan tâm đến bộ phim.

Việc cấm chiếu bộ phim, có thể coi là một sự tiêu hủy bộ phim, mục tiêu là cách ly hoàn toàn tác phẩm điện ảnh với khán giả, trong thời đại công nghệ thông tin hiện nay, rõ ràng là không hiệu quả.

Phim “Bụi đời Chợ Lớn” bị cấm chiếu vì lý do chính là bạo lực. Là người Phật tử, chúng ta phản đối bạo lực trong tác phẩm nghệ thuật. Nhưng đây đã là một thực tế phải chấp nhận, vì làm sao phim hành động mà không thể không có bạo lực? Riêng tôi, tôi nghĩ đâm chém theo kiểu phim “Bụi đời Chợ Lớn”, với số người chết trong mỗi trận hỗn chiến chỉ là con số vài ba chục người, vẫn còn dễ chấp nhận hơn rất nhiều so với những bộ phim nhấn nút kích hoạt vũ khí nguyên tử, điều động siêu pháo đài bay ném bom tấn, nã pháo bằng dàn đại bác cả trăm khẩu… Những phim như thế bạo lực hàng ngàn lần, so với bạo lực chỉ bằng dao phay, mã tấu trong phim “Bụi đời Chợ Lớn”, nhưng bây giờ, cứ lượt qua các kênh truyền hình cáp, thì vẫn thấy nhan nhản kiểu bạo lực giết người hàng loạt đó.

Ấy là kiểu bạo lực, mà những tên giết người không là những gã ít học, lưng nách, cục súc, dơ dáy như trong phim “Bụi đời Chợ Lớn”, mà kẻ giết người là những tiến sĩ, kỹ sư, mặt mày sáng láng, lịch sự, nho nhã, với phương tiện giết người là những thành tựu khoa học tiên tiến. Những kẻ giết người đó ngồi trước máy vi tính, khai hỏa hỏa tiễn bằng một cái nhấp chuột. Như thế, mới là đỉnh điểm bạo lực, chứ không phải đấm nhau, chém nhau, như thời trung cổ.

Ngoài ra, còn có vấn đề bạo lực chính nghĩa và bạo lực phi nghĩa, bạo lực hại người và bạo lực để tìm sự bình an. Không thể đánh đồng mọi thứ bạo lực như nhau.

Theo chúng tôi, bạo lực trong phim “Bụi đời Chợ Lớn” là bạo lực để tìm sự bình an chống lại bạo lực phi nghĩa. Ở đây bạo lực có cái điều, mà đạo diễn bộ phim đã nói, là thông điệp chống băng đảng, có thể hiểu là thông điệp chống bạo lực.

Vì vậy, bộ phim là tiếng nói của những người trong vòng bạo lực muốn trốn chạy ra khỏi bạo lực. Trong phim “Bụi đời Chợ Lớn”, những kẻ trốn chạy khỏi bạo lực đã tìm đến Phật. Đó là điều bài phê bình này muốn nói đến.

Trong phim “Bụi đời Chợ Lớn”, có 2 trường đoạn miêu tả việc tìm đến tín ngưỡng của những người muốn trốn chạy khỏi bạo lực. Trong một trường đoạn, nhân vật Lâm tìm đến một đền thờ người Hoa để cầu khấn, nhưng đối tượng cầu khấn không phải là Phật. Ở một trường đoạn khác, nhân vật Hùng Bi da thắp hương trên bàn thờ Đức Quan Thế Âm Bồ Tát trước cuộc tử chiến với Phong Bụi. Bài viết này muốn nói đến Phật ở đây.

TRƯỚC ĐÂY CHỈ CÓ TÌNH YÊU TRONG CUỘC CHẠY TRỐN BẠO LỰC

Mô típ những người trong vòng xoáy bạo lực chay trốn khỏi bạo lực đã có trong văn học nghệ thuật miền Nam từ trước năm 1975. Tiêu biểu cho xu hướng này là nhà văn Duyên Anh, với các tác phẩm như “Luật hè phố”, sau chỉnh sửa thành “Con suối ở Miền Đông”, “Điệu ru nước mắt”… Ý tưởng từ dòng tác phẩm này được dựng thành một số phim truyện đã từng gây xôn xao trong giới kịch trường điện ảnh Sài Gòn một thời, như “Vết thù trên lưng ngựa hoang” (còn lưu hành nhạc phim), “Điệu ru nước mắt”, “Xa lộ không đèn” (còn lưu hành nhạc phim). Lúc đó, tôi còn nhỏ, chỉ đọc một số tác phẩm. Truyện cũng như phim cùng đều xem cách đây đã 40 năm, việc nhắc lại tất nhiên sẽ có điểm không chính xác.

Truyện của Duyên Anh miêu tả những pha đâm chém rất ác liệt của băng đảng, những cái chết đầy hãi hùng, thương tâm, bi tráng. Còn poster phim “Vết thù trên lưng ngựa hoang” do diễn viên Trần Quang đóng vai chính thì na ná poster phim “Bụi đời Chợ Lớn”. Cho nên xem phim “Bụi đời Chợ Lớn”, tôi nhớ ngay đến tác phẩm Duyên Anh, nghệ sĩ Trần Quang, phim và bài nhạc “Vết thù trên lưng ngựa hoang”…

Người ta chỉ chạy trốn khi hoàn cảnh sống quá nghiệt ngã khủng khiếp. Vì vậy, các nhà văn, đạo diễn theo ý tưởng sáng tác này đương nhiên phải miêu tả, phải trình bày bạo lực ở đỉnh điểm của sự ác nghiệt, tàn bạo, nhẫn tâm. Từ đó, mới phát sinh bi kịch và bi kịch mới thuyết phục đối với người đọc, với khán giả. Và khi đó số phận của những con người muốn chạy trốn khỏi bi kịch mới là những số phận bi kịch.

Nếu bạo lực, đâm chém trong phim, trong truyện chỉ là cuộc xô xát vui đùa, thì người ta cứ việc đùa vui với nó, việc gì phải vùng vẫy chạy trốn như trong “Vết thù trên lưng ngựa hoang” hay trong “Bụi đời Chợ Lớn”. Ở đây, chúng ta cần chú ý đến tính triết lý của vấn đề. Nó giống như muốn người ta tìm cách thoát khổ, thì phải miêu tả cái khổ ở mức có tác động cùng cực của nó. Chúng tôi mong khán giả xem phim “Bụi đời Chợ Lớn” hay đọc truyện Duyên Anh với tinh thần này, và cũng là điều muốn gửi đến những người có trách nhiệm duyệt những phim loại như phim “Bụi đời Chợ Lớn” hôm nay. Cái mô típ nghệ thuật này có triết lý của nó. Và từ cái nhìn của một Phật tử, tôi thấy nó không khác gì với cách trình bày cái khổ của đạo Phật. Bạo lực trong những tác phẩm nghệ thuật như vậy không gì khác hơn phải là một cái chảo lửa khủng khiếp của địa ngục, làm người đọc, người xem và cả những người có trách nhiệm duyệt phim, phải kinh hoàng, phải sốc!

Trên cái nền đó, nhà văn hay đạo diễn tạo dựng hành động chạy trốn. Và tiểu thuyết, bộ phim… chính là câu chuyện cuộc chạy trốn, cuộc vùng thoát khỏi chảo lửa đó. Tính nhân văn của loại tác phẩm mà chúng ta đang bàn luận nằm ở chỗ này.

Lời của tác phẩm âm nhạc “Vết thù trên lưng ngựa hoang” (nhạc Phạm Duy, và theo tôi, lấy ý từ Duyên Anh) miêu tả tình trạng bạo lực ấy như sau:

Ngựa phi như điên cuồng

Giữa cánh đồng, dưới cơn giông

Vì trên lưng cong oằn

Những vết roi vẫn in hằn

Trong phim “Bụi đời Chợ Lớn”, ngựa hoang chính là Hùng Bi da, là Lâm, là Phong Bụi, là Bi trong quan hệ với Phong Bụi… Còn bạo lực được miêu tả với hệ quả “… trên lưng cong oằn/Những vết roi vẫn in hằn”.

Với cái nhìn từ đạo Phật, đó là địa ngục. Cuộc đời chính là cuộc tra tấn, với những vết roi. Cây roi bạo lực chỉ là công cụ, là phương tiện. Mọi cái đều bắt nguồn từ tam độc (tham, sân, si).

Lời bài hát trong phim “Xa lộ không đèn” (của nhạc sĩ Y Vân), một phim cũng nói về xã hội đen băng đảng (đạo diễn Hoàng Anh Tuấn), cuộc đời là “xa lộ tối ám không đèn”, “xa lộ giết chết tâm hồn”, “xa lộ sống chết vô tình”, “cuộc đời sao tăm tối như xa lộ không đèn”, “cuộc đời sao tối ám như xa lộ tối đen”… Cũng là một suy nghĩ triết lý về cuộc đời như “Vết thù trên lưng ngựa hoang”, “Bụi đời Chợ Lớn”…

Hầu như, trong tất cả những tác phẩm tiểu thuyết, điện ảnh theo mô típ nói trên, những cuộc chạy trốn, vùng vẫy đào thoát khỏi chảo lửa địa ngục đều là những bi kịch. Kết thúc tác phẩm những nhân vật chính đều chết với đủ kiểu và đều mang tính chất cái chết băng đảng xã hội đen. Bị đâm như trong “Bụi đời Chợ Lớn”, “Xa lộ không đèn”, bị cột trong bao bỏ xuống sông như trong “Luật hè phố”, “Con suối ở miền Đông” (1). Đó là:

Những đời làm ngựa hoang chết gục

Và trên lưng nó Ôi!

Còn nguyên những vết thù”

(Vết thù trên lưng ngựa hoang)

PHẬT TRONG PHIM “BỤI ĐỜI CHỢ LỚN”

Trước phim “Bụi đời Chợ Lớn”, điểm tựa của cuộc chạy trốn khỏi chảo lửa bạo lực đều là tình yêu, chưa có tính chất tôn giáo, mặc dù trong một số tác phẩm, những lời lẽ từ giáo lý nhà Phật đã được thể hiện.

Trong ca khúc “Vết thù trên lưng ngựa hoang”, “nhẫn nhục”, một khái niệm mà nhà Phật coi là Ba la mật, đã được nói đến.

Ngựa hoang muốn về tắm sông nhẫn nhục

Dòng sông mơ màng mát trong thơm ngọt

Tính chất mát, trong của nhẫn nhục là ý trong kinh Phật. Hình tượng so sánh “dòng sông” là sáng tạo của Phạm Duy.

Còn trong lời ca khúc nhạc phim “Xa lộ không đèn” (Y Vân), thì sống chết chỉ là “giọt nắng sớm, cánh sương đêm”, cũng là ý trong kinh Phật.

Vì vậy, triết lý cuộc trốn chạy khỏi cuộc đời đau khổ vì bạo lực, cơ bản là triết lý Phật giáo.

Tuy nhiên, đến phim “Bụi đời Chợ Lớn”, điểm tựa tôn giáo, cụ thể là Phật giáo, mới xuất hiện, với việc nhân vật Hùng Bi Da thắp hương trước bàn thờ Quan Thế Âm Bồ Tát trước giờ quyết đấu với Phong Bụi, để trả món nợ giết Bi, em của Phong Bụi.

Đây là một bước tiến của những tác phẩm thuộc xu hướng mà chúng ta đang bàn luận. Cuộc chạy trốn không chỉ vì tình yêu (2), mà còn là vì yếu tố đạo đức. Đạo diễn, trong trường đoạn này, đã đặt camera từ phía tượng Bồ tát, qua cái nhìn của Bồ tát, từ đó, để cho nhân vật Hùng Bi Da thể hiện tâm trạng.

Có thể thấy rằng, Hùng Bi Da không cầu nguyện Bồ tát phù hộ để anh đánh thắng Phong Bụi, mà chỉ mong tìm ở Bồ tát chiếc phao bình yên cuối cùng cho cuộc đào thoát khỏi cuộc đời bạo lực đã không còn hy vọng. Đây là chi tiết rất có ý nghĩa. Các tác giả bộ phim thể hiện điều này bằng ngôn ngữ điện ảnh, tức là trông cậy vào diễn xuất của diễn viên, không qua lời thoại. Nhân vật im lặng cầu nguyện và chúng ta thấy lời muốn nói qua ánh mắt diễn viên.

Nếu nhân vật Hùng Bi Da cầu nguyện Bồ tát phù hộ đánh thắng Phong Bụi thì bản chất của bộ phim đã hoàn toàn khác. Khi đó, “Bụi đời Chợ Lớn” chỉ còn là một bộ phim bạo lực trả thù, thanh toán, đâm qua chém lại thấp kém. Đàng này, sự im lặng, sự thành kính, tha thiết xen lẫn hối hận, nuối tiếc trong ánh mắt Hùng Bi Da là điều làm nên giá trị của bộ phim tập trung ở trường đoạn Hùng Bi Da cầu nguyện Quan Thế Âm Bồ Tát.

Đó là một trường đoạn không thoại và chỉ có một nhân vật, Hùng Bi Da đối diện tượng Bồ tát Quan Thế Âm. Trường đoạn rất ngắn, chỉ có 2 shot, trước hết là camera từ phía Hùng Bi Da nhìn lên Quan Thế Âm Bồ Tát, và sau đó là từ Bồ Tát Quan Thế Âm nhìn xuống Hùng Bi Da, để nhân vật thể hiện tâm trạng. Ở giữa là không gian mờ mờ hương khói hư ảo…

Kết phim, hầu như tất cả các bên đều chết trong vòng xoáy ác nghiệt của bạo lực kể cả Tài Nhớt, dù là đâu đó vẫn hy vọng ở cuộc chạy trốn đến một nơi nào đó. Nhìn kỹ, chúng ta sẽ thấy đó đều từ tham sân si. Tài Nhớt tham, Hùng Bi Da sân (vì giết Bi em Phong Bụi), Phong Bụi và Bi si (bị Tài Nhớt gài bẫy). Và ở mỗi người cùng đều có đủ tham sân si cao độ (nhất là nhân vật Lâm), động lực của bạo lực.

Xem phim “Bụi đời Chợ Lớn” với con mắt đạo Phật, chúng ta còn nhìn thấy sự vận động của trục ái dục song song với trục bạo lực. Bên cạnh mỗi nhân vật chính đều có một người đàn bà. Riêng Phong Bụi, người đàn bà đó là ẩn hình, chỉ được Tài Nhớt nhắc đến như một miếng mồi, ở một nơi xa xăm vô định, chỉ với lời hứa hão huyền được gặp, mà Phong Bụi lao vào cuộc đâm chém đến mức điên cuồng. Vì ái dục, người ta chạy trốn khỏi bạo lực, và cũng vì ái dục, người ta mắc lại trong vòng bạo lực. Cũng có một thông điệp mang tính triết lý ở đây. Khi người ta tìm đến Bồ Tát Quan Thế Âm thì đã quá muộn màng…

Có lẽ hàng triệu người đã xem bộ phim “Bụi đời Chợ Lớn”, mong rằng bài phê bình này đến được với khán giả của phim, để người đọc người xem, người nghe “Bụi đời Chợ Lớn”, cũng như “Xa lạ không đèn”, “Vết thù trên lưng ngựa hoang”, “Điệu ru trước mắt”, “Luật hè phố”, “Con suối ở miền Đông”… không xem đó chỉ là những tác phẩm kích thích bạo lực, mà thấy ở đó triết lý nhân văn của tác phẩm, một thứ triết lý bắt nguồn từ tư tưởng Phật giáo “Đời là bể khổ

MT

(1) Riêng trong phim “Bụi đời Chợ Lớn”, cuộc chạy trốn của nhân vật Lâm thành công, nhân vật thoát khỏi cuộc sống băng đảng hoàn lương sau khi thi hành án. Theo tôi, chi tiết này rất tích cực, thể hiện yếu tố phương pháp sáng tác hiện thực xã hội chủ nghĩa của bộ phim. Rất tiếc là dấu ấn phương pháp sáng tác xã hội chủ nghĩa có tính lạc quan này không được ghi nhận khi duyệt phim.

(2) Đúng ra mô típ tình yêu là điểm tựa của cuộc chạy trốn khỏi cuộc đời bạo lực có từ Nam Cao với tác phẩm “Chí Phèo”, Duyên Anh chỉ là tác giả đi sau. Có điều, “Chí Phèo” chỉ du đãng bạo lực ở mức cá nhân. Từ Duyên Anh đến Charlie Nguyễn, bạo lực mới phát triển đến mức băng đảng.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
13/08/2014(Xem: 6498)
1. Vuốt tóc vì chờ mua hủ tiếu ==> bị đâm chết. 2. Ăn xong không chịu rửa bát ==> bị đâm chết. 3. Ăn nhậu xong giành trả tiền ==> Bị đâm chết. 4. Ăn nhậu xong không trả tiền ==> Bị đâm chết. 5. Tiểu bậy trước nhà dân ==> Bị đánh chết. 6. Nhắc nhở tiểu bậy ==> Bị đánh chấn thương sọ não. 7. Dọn cơm ra không ăn ==> Bị đâm chết. 8. Không dọn cơm ra ăn ==> Bị đâm chết. 9. Chê xấu trai ==> Bị chém chết. 10. Khen đẹp trai ==> Bị đâm chết. 11. Để xe chiếm lối ra vào hẻm ==> Bị đánh hội đồng đến chết. 12. Mượn hộp quẹt mồi thuốc ==> Bị đâm chết.
12/08/2014(Xem: 13306)
Theo tin trang mạng của Báo Giác Ngộ đăng ngày 24 tháng 7 năm 2014 thì chính quyền Nhà Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam tại Thành phố HCM đã quyết định di dời tượng đài Danh Tướng Trần Nguyên Hãn và tượng đài Cố Liệt Nữ Quách Thị Trang trong Công Viên Quách Thị Trang trước Chợ Bến Thành đi nơi khác để xây dựng tuyến đường sắt. Riêng tượng đài Cố Liệt Nữ Quách Thị Trang thì theo bản tin này cho biết sẽ được đưa vào Viện Bảo Tàng Thành phố HCM.
11/08/2014(Xem: 9964)
Ngày 7 tháng 8 năm 2014, chúng tôi nhận được email của một vị Thượng tọa khả kính từ Úc Châu thông báo về một vị Sư, trụ trì một ngôi chùa ở thành phố San Jose, Bắc California đã trả lời phóng viên của trang điện báo Việt Vùng Vịnh về lá thư nặc danh tố cáo vị Sư này phạm tội sắc dục. Trong nội dung cuộc phỏng vấn, vị Sư này có nhắc đến “trang mạng …ở miền Nam (California) như … Thư Viện Hoa Sen …” (phút 4.08 đến 4.18 của Video phổ biến trên YouTube:http://www.youtube.com/watch?v=tyeUk_gf7ck). Vì có nhắc đến Thư Viện Hoa Sen (ở Nam California) đã tiếp tay loan tải lá thư nặc danh nói trên, nên chúng tôi đã tìm hiểu nội vụ và xuất xứ các nguồn tin, bởi lẽ Thư Viện Hoa Sen từ trước đến nay không hề loan tin nào, không hề bàn luận gì, không hề nói gì tới bất kỳ lá thư nặc danh nào về bất kỳ ngôi chùa nào dù trong hay ngoài nước.
05/08/2014(Xem: 6906)
Không phải ngẫu nhiên mà cố Hòa Thượng Thích Hành Trụ (1904 – 1984)(1) cho ghi câu cổ ngôn người xưa vào ngay trang đầu của quyển Kinh Hiền Nhân do Ngài dịch thuật rằng: “Trường đồ tri mã lực Cửu xử thức Hiền Nhân” (Đường dài mới biết ngựa hay Ở lâu mới biết ai người Hiền Nhân) Bởi vì đây là bộ kinh gói gọn trong phương pháp xử thế mà xưa kia đức Thế Tôn đã ân cần khuyến hóa cho các vị quốc vương, hàng đệ tử và đặc biệt cư sĩ Tu Đạt. Giá trị và ý nghĩa của bộ kinh này luôn là bài học ngàn vàng cho nhân thế, đặc biệt với con nhà Phật đang sống, tu học cùng nhau trên mảnh đất đời người chật hẹp nhưng có vô vàn hiểm họa rình rập từng ngày. Vì thế, trong nhiều giới luật Phật chế, có rất nhiều những định thể chặt chẽ, ràng buộc như thể là thức ăn nuôi sống cho thân mạng này, để chư hành giả biết nương tựa vào nhau
04/08/2014(Xem: 6144)
Cho đdến khi dự án xây dựng tuyến xe điện ngầm (metro) Bến Thành-Suối Tiên được khởi công thực hiện vào trung tuần tháng bảy vừa rồi, và ngày 22/7 bắt đầu chặt các hàng cây cổ thụ trước nhà hát thành phố, người dân Sàigon mới biết công trường Quách Thị Trang trước chợ Bến Thành, trong có có tượng anh hùng dân tộc Trần Nguyên Hãn (?-1429) và đặc biệt tượng nữ Phật tử Quách Thị Trang (1946 – 1963) Pháp danh Diệu Nghiêm, học sinh trường tưmthục Trường Sơn , là đoàn sinh Gia Đình Pậht Tử Minh Tâm, cũng sẽ chung số phận buộc phải di dời. nhường không gian cho dự án nhà ga số 1.(ánh)
22/07/2014(Xem: 6957)
Xin các anh chị dành tặng cho 5 phút như một sự ban bố tình thương để nghe những điều tôi tha thiết muốn nói… Vừa đọc xong 1 số tin báo viết mà đau đáu lòng. Xin tha thiết cúi đầu trước các anh chị rất chân thành về 1 vấn đề share thông tin của tất cả chúng ta.. Gần đây có quá nhiều bài viết của báo không rõ nguồn gốc, không đủ bằng chứng cũng như không có giám định của cơ quan chức năng về vấn đề của Chùa hay Thầy. Và từ đó được chúng ta thẳng tay share đi khắp chốn bằng một cú click chuột mà không hề do dự thật hư thế nào..
18/07/2014(Xem: 15416)
Có một Phật tử gửi thư cho tôi và đặt câu hỏi về vấn đề quy y. Tôi xin ghi lại và trả lời, mong rằng có thể giải tỏa khúc mắc cho những người cùng cảnh ngộ. Nguyên văn lá thư: Kính bạch thầy, Đây là câu chuyên có thật 100% nơi con ở, nhưng con xin phép dấu tên những nhân vật trong câu chuyện.
13/06/2014(Xem: 5800)
Đất nước mình nằm tựa lưng với biển Đông, luôn được tắm mát bởi tinh thần và giá trị bốn ngàn năm văn hiến, một nửa trong đó là vốn sống, cách sống thắm đượm tinh hoa Phật giáo với hai ngàn năm un đúc nên mẫu người dân Việt hiền hòa nhân vị.
25/05/2014(Xem: 5622)
Thiền sư là người ra đi không để lại dấu vết, chính điều đó nói lên tinh thần thiền tông ( bất lập văn tự ), khiêm hạ, ẩn danh, vô ngã. Tuy nhiên có điều bất lợi so với cách luôn ghi chép từng biến cố nhỏ lớn, từng sự kiện nhỏ to, trong đời mình cũng như trong xã hội mình đang sống như người phương tây, nên Phật giáo Việt Nam chúng ta tư liệu thật nghèo thiếu một phần nữa là do ngoại nhân đưa về Kim Lăng đốt để huỷ diệt văn hoá, chính điều đó khiến tiểu sử các vị thiền sư lại càng sơ sài, ngắn gọn. Một vài trường hợp quá ngắn như tiểu sử thiền sư Pháp Thuận . Thiền uyển tập anh còn ghi lại tiểu sử Ngài tóm tắt như sau :
16/05/2014(Xem: 9062)
Năm nay Phật Giáo Việt Nam đăng cai tổ chức Đại Lễ Phật Đản Liên Hiệp Quốc –Vesak 2014 PL 2558, lần thứ hai trong 11 kỳ tổ chức kể từ năm 1999. Đây là sự kiện quan trọng luôn được sự quan tâm trong tinh thần phấn khích của tăng ni và Phật tử Việt Nam.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]