Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

PHẦN THỨ TÁM ĐỨC TIN

02/10/201015:29(Xem: 3068)
PHẦN THỨ TÁM ĐỨC TIN

PHẦN THỨ TÁM
ĐỨC TIN

Phúc Âm Thánh Gio-an 12, 44-50

Cha Laurence : Thưa Đức ngài. Chúng tôi còn được hân hạnh tiếp đón ngài ở giữa chúng tôi. Trong buổi họp này, xin ngài chú giải hai đoạn Phúc Âm sau cùng, cả hai đều của Thánh Gio-an. Đoạn đầu liên quan đến Đức tin và đoạn thứ hai là một bài tường thuật về sự Phục Sinh.

“Tuy nhiên Đức Giêsu lớn tiếng nói : “Ai tin ở Ta, không chỉ tin ở Ta, mà ở Đấng đã sai phái Ta ; và ai thấy Ta, thấy Đấng đã sai phái Ta. Ta đã đến thế gian này như là ánh sáng ; vậy ai tin ở Ta không sống trong bóng tối. Nếu người nào nghe lời Ta mà không tuân giữ thì không phải Ta sẽ kết tội họ ; bởi lẽ Ta không đến để kết tội thế gian, nhưng để cứu thế gian. Ai khinh bỉ Ta và không chấp nhận lời Ta đã bị kết tội rồi : lời Ta nói ra, chính lời ấy sẽ xét xử trong ngày sau hết. Quả thật, không phải chính Ta tự mình đã nói ra nhưng Cha, Đấng sai phái Ta đã truyền lệnh Ta phải nói gì hay dạy gì. Và Ta biết lệnh truyền của người, đó chính là sự sống đời đời. Vậy các lời Ta nói thì như Cha đã nói với Ta sao, Ta cũng nói vậy.” [Gio-an 12, 44-50]

Đức Đạt Lai Lạt Ma : “Đoạn kinh trích từ Phúc Âm của Thánh Gio-an theo tôi có lẽ là một đoạn quan trọng của Kinh Thánh. Điều đầu tiên làm tôi xúc động, vì nó gần giống với một đoạn văn đặc biệt của Kinh Phật trong đó Đức Phật tuyên bố người nào thấy được nguyên lý nhân duyên sinh người ấy nhìn thấy Pháp và người nào nhìn thấy Pháp, người ấy thấy được Phật Như Lai (Tathagata). Bởi thế với sự hiểu biết bản tính của nhân duyên sinh và Pháp, người ta biết được bản chất chân thực của Phật tính. Một khía cạnh khác của vấn đề là tri giác thị giác đơn thuần thân thể của Đức Phật không đồng nhất với thị kiến chân thực về Đức Phật. Để thấy Phật chân thực, phải ý thức rằng Pháp thân (dharmakaya) Đức Phật là chân như. Có như thế mới gọi là thật sự nhìn thấy Phật. Cũng thế, đoạn Phúc Âm này xác nhận nhờ nhân cách lịch sử của Đức Kitô mà các bạn có kinh nghiệm về Cha, Đấng mà Đức Kitô biểu hiện. Đức Kitô là con đường dẫn đến sự gặp gỡ Cha.

“Cũng ở đoạn Phúc Âm này, chúng ta gặp ẩn dụ về ánh sáng, có chung ở mọi truyền thống tôn giáo lớn. Trong bối cảnh Phật giáo, ánh sáng được kết hợp chặt chẽ với trí huệ và tri thức ; bóng tối là của vô minh và lầm lẫn. Điều này tương ứng với hai khía cạnh của đạo : khía cạnh phương pháp bao gồm những thực hành như lòng từ bi và khoan dung và khía cạnh trí huệ hay tri thức, một cái nhìn sáng tỏ thấu suốt bản tính của thực tại. Chính khía cạnh tri thức hay trí huệ của đạo mới là thuốc trị làm tiêu tan vô minh.

“Về đoạn kinh này đồng thời xác nhận sự quan trọng của đức tin trong sự thực hành tâm linh của mỗi người, tôi nghĩ rằng đưa ra một vài lời giải thích về cách hiểu đức tin của Phật giáo là một điều hữu ích. Từ ngữ đức tin trong tiếng Tây Tạng là té-pa có lẽ gần với tin cậy hay tín thác. Truyền thống Phật giáo phân biệt ba loại đức tin khác nhau. Loại thứ nhất là sự thán phục dành cho một người đặc biệt hay một tình trạng đặc biệt. Loại thứ hai là đức tin ước muốn. Người ta tìm thấy ở đây ý niệm ganh đua. Các bạn ước muốn đạt đến tình trạng ấy. Loại thứ ba là đức tin xác tín.

“Tôi nghĩ rằng ba loại đức tin đó đều có từ tương đương trong bối cảnh Kitô giáo. Như thế, môït Kitô hữu hành đạo đọc và suy nghĩ về cuộc đời của Đức Giêsu có thể cảm thấy một sự sùng tín và thán phục rất mạnh đối với Đức Giêsu. Đó là trình độ đầu tiên của đức tin, đức tin thán phục và sùng tín. Sau đó, khi lòng thán phục và đức tin ngày càng vững chắc, có thể đạt đến trình độ thứ hai, đức tin ước muốn. Nếu các bạn là Phật tử, các bạn khát vọng Phật tính. Còn với tư cách Kitô hữu, các bạn không sử dụng ngôn từ giống như thế, nhưng các bạn có thể nói rằng các bạn ước muốn đạt đến sự trọn hảo của Thiên tính, của sự hợp nhất với Thiên Chúa. Kế đó, một khi ước muốn ấy đã phát triển, các bạn sẽ đạt được một niềm xác tín sâu xa có thể thực hiện viên mãn một trạng thái như thế. Đó là trình độ thứ ba của đức tin. Tôi nghĩ rằng ba trình độ này đều áp dụng được trong bối cảnh Phật giáo và Kitô giáo.

“Phật giáo không ngừng nhấn mạnh đến nhu cầu liên kết đức tin và lý trí để tiến tới trên con đường tâm linh. Nagarjuna, vị thầy Ấn Độ ở thế kỷ thứ II tuyên bố trong cuốn sách luận nổi tiếng của ngài, Tràng Hoa Quý Giá rằng đức tin và lý trí, hay đức tin và sự phân tích là những đòi hỏi của khát vọng tâm linh. Đức tin sẽ dẫn các bạn đến một trạng thái hiện hữu cao hơn, trong khi lý trí và sự phân tích dẫn các bạn đến sự giải thoát trọn vẹn. Trong bối cảnh của việc thực hành tâm linh, điểm quan trọng là đức tin phải có nền tảng là lý trí và sự hiểu biết.

“Để phát triển một đức tin xuất phát từ lý trí hay sự hiểu biết, một người có khát vọng tâm linh bước đầu phải tỏ ra có sự cởi mở tinh thần. Do thiếu từ ngữ thỏa đáng, chúng ta có thể gọi đó là tình trạng hoài nghi lành mạnh. Khi các bạn ở trong trạng thái tinh thần cởi mở, các bạn có thể lý luận, và qua lý luận ; các bạn có thể triển khai một sự hiểu biết nào đó. Khi sự hiểu biết ấy được củng cố, nó sẽ sinh ra một xác tín, một niềm tin, một lòng cậy trông vào đối tượng ấy. Lúc bấy giờ đức tin, lòng cậy trông và sự tín nhiệm này sẽ rất vững chắc bởi vì nó cắm rễ trong lý trí và sự hiểu biết. Chính vì thế, chúng ta thấy Đức Phật trong các kinh điển khiển trách các môn đệ chấp nhận lời Ngài chỉ vì lòng tôn kính đối với nhân cách của Ngài. Đức Phật khuyến khích họ đem lời Ngài ra thử thách giống hệt một người thợ kim hoàn đem vàng ra thử trong lửa. Chỉ khi đó, họ mới hiểu mình có thể chấp nhận giá trị của lời Phật dạy hay không.

“Trong đoạn Phúc Âm này, tôi nhận thấy một dẫn chứng về ánh sáng xua tan bóng tối, tiếp theo sau đó là một dẫn chứng về sự cứu độ. Để liên kết hai ý tưởng đó, tôi sẽ nói rằng bóng tối vô minh sẽ bị sự cứu độ chân thật, tình trạng giải thoát xua tan. Trong ý nghĩa ấy, có thể hiểu được ý nghĩa của sự cứu độ ngay cả trong bối cảnh Kitô giáo.

“Xác định bản chất chính xác của sự cứu độ là một vấn đề phức tạp. Trong số các hệ thống tôn giáo khác nhau của Ấn Độ cổ xưa, nhiều người chấp nhận hình thức này hay hình thức nọ của ý niệm cứu độ. Trong ngôn ngữ Tây Tạng “cứu độ” là tharpa có nghĩa là “trả tự do” hay “tự do”. Các truyền thống khác không thừa nhận những ý niệm như thế. Một số trường phái khác chủ trương những ảo tưởng của tinh thần thì cố hữu hay nội tại và do đó chúng là một phần trong bản chất chủ yếu của tinh thần. Theo các trường phái này, không thể nào có được sự giải thoát bởi vì những điều tiêu cực và những ảo tưởng nội tại trong tinh thần và không thể tách rời khỏi tinh thần. Cả những người chấp nhận một ý tưởng về cứu độ hay giải thoát nào đó, cũng không thống nhất nhau về định nghĩa và các đặc tính của giải thoát. Ví dụ như, một số trường phái Ấn Độ cổ xưa, có khuynh hướng mô tả tình trạng cứu độ hay giải thoát bằng những từ ngữ chỉ không gian hoặc cảnh giới bên ngoài với những đặc tính tích cực, có hình thức như một chiếc dù lật ngược.

“Tuy nhiên, nếu một số truyền thống Phật giáo chấp nhận ý niệm giải thoát, họ thích nhìn giải thoát như một trạng thái tâm thức hoặc tâm linh riêng cho mỗi cá nhân tức là tình trạng hoàn thiện tâm thức hơn là một cảnh giới bên ngoài. Phật giáo hoàn toàn chấp nhận ý niệm những tịnh độ của chư Phật, tình trạng thanh tịnh mà sự xuất hiện tùy thuộc vào nghiệp lực tích cực của cá nhân. Những người bình thường cũng có thể tái sinh và gia nhập những tịnh độ của chư Phật. Đối với các Phật tử, cảnh giới tự nhiên của chúng ta – trái đất hoặc hành tinh này – không thể coi như một thế giới hiện hữu hoàn hảo. Nhưng bên trong thế giới này, người ta có thể nói rằng có những cá nhân đã đạt đến Niết Bàn và giác ngộ trọn vẹn. Theo Phật giáo cứu rỗi hay giải thoát phải được hiểu như một tình trạng nội tại, một tình trạng của sự phát triển tâm thức.

“Vậy các Kitô hữu quan niệm Thiên đàng như thế nào ?”

Cha Laurence : Thiên đàng là kinh nghiệm của sự chia sẻ niềm vui, sự bình an và tình yêu của Thiên Chúa trong sự trọn hảo của khả năng nhân loại.

Đức Đạt Lai Lạt Ma : Vậy thì, Thiên đàng không nhất thiết kết hợp với một không gian vật lý ?

Cha Laurence : Không ạ, chỉ vì người ta khéo tưởng tượng ra.

Đức Đạt Lai Lạt Ma : Ngược lại, người ta có thể mở rộng ra để hiểu khái niệm Hỏa ngục như một tình trạng tinh thần rất tiêu cực, lầm lạc ?

Cha Laurence : Hoàn toàn đúng.

Đức Đạt Lai Lạt Ma : Điều đó có nghĩa là không cần phải cứ nghĩ đến Thiên đàng và Hỏa ngục như những cảnh giới bên ngoài ?

Cha Laurence : Không, Hỏa ngục chính là sống trong sự chia lìa với Thiên Chúa mà tự nó là điều không chân thật. Đó là một trạng thái hư huyễn bởi lẽ không có gì có thể chia lìa khỏi Thiên Chúa. Tuy nhiên, nếu chúng ta nghĩ rằng mình đang tách lìa Thiên Chúa, lúc đó mình đang ở trong Hỏa ngục.

Đức Đạt Lai Lạt Ma : Trong Phúc Âm, Đức Giêsu nói : “Ta không đến để kết tội thế gian… Lời Ta nói ra, chính lời ấy sẽ xét xử.” Tôi nghĩ rằng lời này phản ánh rất rõ ý tưởng karma (nghiệp) của Phật giáo. Không hiện hữu một hữu thể độc lập ở “cõi cao xanh” làm trọng tài về những điều chúng ta phải sống và phải biết ; trái lại, có một chân lý chứa đựng trong chính nguyên lý nhân quả. Nếu các bạn hành động cách đạo đức hay mẫu mực, các bạn sẽ lãnh nhận hậu quả tốt đẹp. Nếu các bạn hành động cách tiêu cực hay ác độc, các bạn cũng phải chịu đựng những hậu quả của chúng. Chân lý của luật nhân quả là vị quan tòa chứ không phải một vật hữu thể hoặc một con người đưa ra lời phán xét.

Các bạn hiểu điều đó như thế nào ?

Cha Laurence : Trong Kinh Thánh người ta tìm thấy một ẩn dụ thi vị Thiên Chúa trừng phạt nhân loại vì tội lỗi của nó. Nhưng tôi nghĩ rằng giáo huấn của Đức Giêsu giúp chúng ta vượt qua hình ảnh Thiên Chúa trừng phạt và thay thế bằng hình ảnh Thiên Chúa yêu thương không điều kiện. Tội lỗi vẫn còn. Tội lỗi là một sự kiện. Nhưng hình phạt liên kết với tội lỗi nội tại trong chính tội lỗi. Thay vì nhấn mạnh trên nhân quả, mặc dù điều ấy có vẻ hợp lý, tôi nghĩ rằng một Kitô hữu nhấn mạnh trên ý chí tự do. Chúng tôi có sẵn một ý chí tự do trong các vấn đề ấy, ít ra trong một mức độ nào đó.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/10/2017(Xem: 3788)
Sự thiếu tính khoa học của Bộ GDĐT trong việc tính điểm thi tạo bất công, sai lầm nghiêm trọng trong mùa tuyển sinh năm 2017, Mùa tuyển sinh năm nay đã chứng tỏ cách thức tính điểm để thí sinh dùng dự tuyển vào Đại Học của Bộ Giáo Dục Đào Tạo đã khiến cho những học sinh ưu tú nhất đã không vào được Đại Học. Theo bài báo “Cuộc Đua Không Cân Sức” trên Tuổi trẻ online ngày 04/8/2017 thì ở hai Đại Học Y Hà Nội và Y Tp HCM, trên 90% những người trúng tuyển vào trường là nhờ công điểm ưu tiên!. Như thế những thí sinh thật sự giỏi chỉ chiếm chưa tới 10% trong tổng số những người được tuyển vào học Đại học. Như thế làm sao thực hiện được chính sách đào tạo nhân tài cho đất nước mà chính phủ của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cổ vũ và mong đợi? Xin ông Bộ trưởng GDĐT hãy giải thích dùm!
16/09/2017(Xem: 5906)
Phật giáo bao đời nay tồn tại và phát triển , vẫn luôn đúng theo chánh pháp Từ Bi-Hòa Bình và Bình đẳng với tất cả. Một cá nhân tiêu cực hay một sự kiện sai trái dù xảy ra ở nơi đâu, quốc độ nào , sai và trái ra sao nếu có có liên quan đến hai từ " Phật Giáo" đều làm chạnh lòng những người con Phật chân chính. Điều quan trọng nhất ở mỗi người con Phật chúng ta là vẫn mong muốn một sự việc dẫu đúng hay sai xảy ra, phải được gọi đúng tên, đúng chỗ vì thanh danh Phật giáo còn rất lớn, rất rộng và tất nhiên rất đẹp giữa cuộc sống này. Nhìn lại lịch sử hơn ngàn năm , Phật giáo luôn là nạn nhân của chiến tranh, thù hận và đố kỵ do chính bản chất Từ Bi và Hòa Bình của nền tảng chân lý Phật đà muôn thưở. Vậy không có lý do gì Phật giáo là chủ nhân gây chiến, gây bất ổn xã hội ? Chúng ta muốn mọi sự việc phải được gọi đúng tên của nó.
11/09/2017(Xem: 7588)
Theo nội dung vụ án, tháng 12/2005, ông Bửu và ông Xua mang tác phẩm “Việt Nam thi sử hùng ca” đến nhà xuất bản Văn Nghệ TPHCM để xin phép xuất bản. Nhưng sau đó ông Bửu và Xua nhờ ông Trần Trí Trung mang bản thảo tập thơ này đến xin giấy phép tại nhà xuất bản Tổng Hợp TPHCM. Một thời gian sau, nguyên đơn phát hiện tập thơ “Việt Nam thi sử hùng ca” đã được xuất bản và phát hành. Tuy nhiên, tác phẩm này lại ghi tên tác giả là Trần Trí Trung.
24/08/2017(Xem: 5489)
Cách đây 3 tuần, Tòa án Nhân dân huyện Thạch Thất (Hà Nội) đã tuyên phạt 9 tháng tù giam đối với bị cáo Cấn Ngọc Giang, người đã dùng chiếc cốc thủy tinh đập vào đầu bác sĩ L.Q.D. của Bệnh viện Đa khoa huyện Thạch Thất, khiến anh ngất tại chỗ, đầu có 2 vết thương, phải khâu 7 mũi và phải theo dõi chấn thương sọ não.
13/08/2017(Xem: 6267)
Chúng ta đang sống trong thời đại internet, thông tin được trao đổi vô cùng nhanh chóng nhờ sự hỗ trợ của kỹ thuật số và công nghệ thông tin. Trong những công cụ đáp ứng nhu cầu của nhân loại hiện nay có các mạng xã hội, mà Facebook là một mạng xã hội chiếm vị trí hàng đầu thế giới. Riêng tại Việt Nam, theo thống kê năm 2015, hơn 1/3 dân số sở hữu tài khoản Facebook. Vậy Facebook có công năng gì mà tạo sức mạnh lôi cuốn nhiều người như vậy và riêng đối với Tăng Nitrẻ, Facebook mang đến những lợi ích gì đến mức độ phải nghiện Facebook hay không.
13/08/2017(Xem: 5053)
Chúng ta đang sống trong một thế giới toàn cầu hóa, một thế giới ngày càng “phẳng hơn” và mọi sự trao đổi thông tin trở nên nhanh hơn với sự hỗ trợ của kỹ thuật số, khoa học và công nghệ thông tin. Trong số những công cụ phục vụ, đáp ứng nhu cầu vô tận của nhân loại, các mạng xã hội là những công cụ vô cùngtiện ích. Facebook, một mạng xã hội tuy ra đời muộn hơn một số ứng dụng khác như: Myspace, Yahoo!Blog,… nhưng nó đã lấn át các đối thủ, nhanh chóng trở thành một mạng xã hội khổng lồ, chiếm vị trí số một thế giới, thu hút hàng tỷ người tham gia (cán mốc 1 tỷ người vào năm 2012). Nếu Facebook được chấp nhận sử dụng tại Trung Quốc, hẳn số người sử dụng Facebook sẽ không chỉ dừng lại ở con số này!
02/08/2017(Xem: 8406)
Từ một cô gái Việt Nam vô danh, chị đã trở thành nhân vật chính của các buổi tọa đàm ở Hà Nội, các chương trình “Chuyện lạ Việt Nam” trên Đài Truyền hình Việt Nam; là đối tượng nghiên cứu khoa học được các tổ chức quốc tế và Đài Truyền hình Hàn Quốc, Nhật Bản, Đức… mời ra nước ngoài khảo nghiệm, được truyền hình trực tiếp về khả năng đặc biệt của “Người ba mắt”… Trở thành hiện tượng “không muốn tin cũng phải tin”
01/08/2017(Xem: 4672)
Nước ta từ khi theo chính sách đổi mới (1986) đến nay đã đạt rất nhiều thành tích đáng kể về cả kinh tế lẫn vị thế chính trị trong khu vực Đông Nam Á và trên trương quốc tế. Trong xu thế làm ăn mới nầy, chúng ta đã say sưa theo đuổi chiến lược phát triển kinh tế hầu như duy nhất nhắm làm tăng Tổng Sản Lượng Nội Địa (GDP) (Gross Domestic Product) hay còn gọi là Tổng Thu Nhập Nội Địa (GDI) (Gross Domestic Income). Điều nầy hẵn là không sai vì hầu như mọi nhà kinh tế, nhà chiến lược phát triển quốc gia đều cỗ vũ và lấy GDP làm tiêu chuẩn để đánh giá sự thịnh vượng của một đất nước. Nhưng thật ra là chưa đủ, chưa hoàn toàn đúng hay chưa tối ưu với những nước từ chỗ nghèo nàn, lạc hậu, bị tàn phá vì chiến tranh như nước ta tìm cách vươn lên trong thế giới mà đã có sẵn những nước đã bắt đầu phát triển từ khoảng 300 năm trước với những ưu thế như : chiếm tài nguyên của những xứ thuộc địa hay mua rẽ của những nước lạc hậu làm nguyên liệu sản xuất, và những nước thuộc địa hay lạc hậ
17/06/2017(Xem: 5488)
Đại Thiên là nhân vật xuất hiện sau Phật nhập Niết Bàn 100 năm, hay sau Phật 200 năm? một nhân vật gây sóng gió không những trong Tăng đoàn thời bấy giờ, còn để lại hậu quả lâu dài mà các học giả, các nhà nghiên cứu không ngớt tranh luận. Có những nhà nghiên cứu sử xem ông ta là thủy tổ của Đại chúng bộ, thậm chì là Đại thừa. Điều này không đúng, vì theo quan điểm của Kimura Taiken thì dựa vào văn hóa của Ấn Độ và những tác phẩm trước và sau công nguyên, tư tưởng Đại thừa chưa được hình thành. Trong khi đó lịch sử phiên dịch kinh tạng của Trung Quốc ghi nhận đến thế kỷ thứ II sau Tây Lịch kinh điển Đại thừa mới bắt đầu được phiên dịch. Cho nên học giả Kimura Taiken cho rằng nếu nhận định Phật giáo Đại thừa hình thành từ trước kỷ nguyên Tây lịch thì không phù hợp. Trong khi đó nhà nghiên cứu Lữ Trừng lại cho rằng Đại thừa Phật giáo hình thành vào giữa thế kỷ thứ I đến thế kỷ thứ IV Công nguyên. Ta thấy hai nhà nghiên cứu này, đều
01/06/2017(Xem: 17447)
Trong cuộc sống, việc bất bình thường không phải ít; có khi bị thần kinh, có khi bị ảo giác, hay hoang tưởng, có khi bị chấn thương đưa đến bất thường, có lúc tu tập không có Minh sư hướng dẫn, hành giả không đọc kỹ kinh Lăng Nghiêm… Cũng có khi sở đắc một khía cạnh nào đó rồi cứ ngỡ là toàn giác.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]