Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

LỜI TỰA

02/10/201015:18(Xem: 3045)
LỜI TỰA

LỜI TỰA

Một người đàn ông đang nói. Đó là một tiếng nói của một truyền thống tâm linh của hơn hai ngàn năm, chánh pháp mà Đức Phật đã giảng dạy.

Các môn đồ của Đức Ki Tô tụ họp chung quanh ông. Họ đã mời ông đọc và chú giải “Tin Mừng”, Phúc Âm mà Đức Giêsu đã loan báo.

Một cuộc đối thoại hình thành giữa hai bên và hơn thế nữa, đây là một thời điểm thuận lợi để cho sự thống nhất nền tảng của nhân loại được khẳng định và cảm nhận bằng lời cũng như bằng sự im lặng.

Vấn đề không phải là xóa bỏ hoặc che dấu những điểm khác nhau nhưng là nêu rõ chúng bởi lẽ xuyên qua các điểm dị biệt, những điểm đồng quy mới kể cả bổ túc cho nhau sẽ được phác họa.

Đức Đạt Lai Lạt Ma đã dẫn một tục ngữ Tây Tạng : “Trâu vẫn phải là trâu và cừu vẫn phải là cừu”. Nhưng phải chăng là điên rồ khi muốn phong phú hóa sự đa dạng, tìm kiếm cái đơn nhất giữa sự đa tạp, phác thảo một “kỷ nguyên của Thánh Thần” bên ngoài mảnh đất chung của các giáo phái hay của thời thượng cầu kỳ, hoặc khi cùng nhau vạch ra những con đường cổ xưa của cuộc hành trình nội tâm và không vì thế mà từ bỏ thế giới hiện đại trong hiện trạng ? Đã hẳn, đó không phải là sự điên rồ. Nhưng phép lạ của lòng đơn sơ, chân thật đã chiến thắng mọi trở ngại cho dù sự nể nang của người này hay sự ngại ngùng của người khác bắt đầu biểu lộ. Cuốn sách này là sản phẩm của điều đó. Nó chứng tỏ với chúng ta sự tồn tại của một đối cực với lục điạ thống nhất của những người mới tòng giáo ; một đất nước ở đó tính phổ quát từ chối sự đồng phục hóa và những tính cách dù bị đe dọa nặng nề, cũng khước từ sử dụng bạo lực như phương tiện để sống còn.

Trước tiên, lời này gửi đến cho các Kitô hữu và các Phật tử. Tinh thần của cuộc gặp gỡ tại Assise năm 1986 đã đem lại một sắc thái và đấy là phương pháp được áp dụng.

Nói rõ hơn : sau hai mươi thế kỷ thiếu thông tin, chúng ta hãy nhớ lại các sai lầm và nghịch nghĩa mà chúng ta nghĩ về Phật giáo với lòng tự phụ từ Rubrouck cho tới các thời kỳ gần đây nhất. Người ta sẽ ngừng mọi phán đoán tiên nghiệm, mọi ý tưởng đã nhận lãnh để thực hiện việc đọc chung một bản văn căn bản : Kinh Thánh. Người ta sẽ không dừng lại ở sử tính của các sứ điệp để gắn bó hoàn toàn với sứ điệp. Không phải là vô ích khi ta đi tìm lại trong lịch sử những dấu vết và âm hưởng các lời giảng dạy của Đức Như Lai (Tathagata) vang dội đến vùng đất Palestine nơi Đức Giêsu sẽ giáng thế, và rộng lớn hơn trong vùng Điạ Trung Hải La-Hy. Các nhà nghiên cứu trẻ tuổi về lịch sử và triết học đang làm việc ấy. Ở đây, có một sự cấp bách khác. Hơi giống câu chuyện mà Đức Phật đã sử dụng, nói về một người đàn ông bị một mũi tên bắn trúng và ngã lăn dưới chân chúng ta. Có phải chúng ta sẽ đi tìm lai lịch của người bắn ? Lai lịch của người buôn bán cung ? Loại gỗ mà mũi tên được làm ra ? Không. Chúng ta cần phải lập tức tìm ra loại thuốc để chữa lành và cứu sống người bị nạn.

Vậy là chúng ta có thể nói rằng Ki tô hữu và Phật tử đã gặp nhau.

Giữa Đấng Cứu thế đã đến để làm nhẹ gánh nặng trên vai nhân loại bằng việc tha thứ tội lỗi thế gian với Đức Như Lai giảng dạy Tứ diệu đế và Bát chánh đạo để đưa người ta ra khỏi vòng luân hồi của sự khổ, người ta sẽ nhận ra ít nhất là một định hướng chung nào đó.

Một cách chính xác hơn khi Đức Giêsu hay làm phép lạ làm cho người ta què đi được, người cùi được lành lặn, Ngài chẳng nói với họ rằng : “Hãy đi đi, tội lỗi của ngươi đã được tha thứ !” hay sao ?

Bằng những ngôn từ khác : “Này đây, ngươi lại được ban cho một tinh thần vô cùng thanh tịnh, thân thể ngươi sẽ chứng minh điều đó”. Niềm tin ấy vào sự thanh tịnh và tự tại của tinh thần là nền tảng của mọi tư duy Phật giáo. Nhiều Kitô hữu cũng chia sẻ điều đó.

Thomas Merton, một tu sĩ dòng Trappes, khẳng định : “Ở trung tâm của hữu thể chúng ta, có một vùng ánh sáng thuần khiết, một vùng mà tội lỗi và ảo tưởng không thể xâm phạm.” 

Đã hẳn, độc giả sẽ nhận thấy Đức Đạt Lai Lạt Ma nhấn mạnh và các người đối thoại với Ngài quan tâm so sánh mà không hề lẫn lộn “tia sáng linh thiêng” hiện diện trong mỗi tạo vật, ít ra đối với những người tự nhận mình là con cái của Thiên Chúa Tạo hóa, và “tia sáng giác ngộ”, bồ đề, hiện diện trong mỗi chúng sinh, đối với người Phật tử.

Thật vậy, nếu cần phải đồng hành đi tìm Thần Khí, thì cả việc đọc lẫn việc chú giải các bản văn, như chúng ta biết, sẽ không đủ.

Dấu ấn của tinh thần nằm ở nội tâm, trong chiều sâu thinh lặng của mỗi người. Người ta chỉ có thể đạt đến bằng sự trầm tư chiêm niệm.

Ai cũng dễ dàng nhận thấy rằng cả Đức Phật và Đức Kitô không viết sách ; các Ngài đã để cho những môn đệ lo việc chuyển giao sứ điệp như họ đã nhận thức, với tất cả nhân tính của họ. Như thế, đến lượt chúng ta, chúng ta phải tìm lại sứ điệp trong chính chúng ta : bên ngoài và bên trên chữ viết. Giới hạn ấy của Lý (logos) mà các Kitô hữu vẫn thường chấp nhận bởi vì Ngôi Lời đã trở thành xác thịt, người ta gọi đó là mầu nhiệm, ngoại lý hoặc đơn giản hơn sự thiết yếu của kinh nghiệm, đối với tôi đó là một trong những bài học chủ yếu của sự gặp gỡ. Khả năng đánh thức “một cái gì bên ngoài chữ nghĩa” rõ ràng là một phần của sự tỏa sáng tâm linh nơi các vị tôn sư đắc đạo. 

Đức Đạt Lai Lạt Ma thường khiêm tốn khẳng định rằng do ít nghiên cứu, ngài hiểu không đúng về Kitô giáo, cho dù các cuộc gặp gỡ giữa ngài với Kitô hữu đã tăng lên nhiều trong vòng mười năm nay. Tuy nhiên chúng ta thấy Ngài đi vào lý luận của Phúc Âm không thua kém ai không ngượng ngùng giả tạo, như thể lời nói của Đức Giêsu rất thân thuộc với ngài và ngôn ngữ của các dụ ngôn không có gì là bí hiểm. Và sự dễ dàng ấy tác động mạnh mẽ đến cử tọa hiện diện và có sức khai thị vô cùng đến định hướng chung khả dĩ động viên người hành đạo bước vào con đường tâm linh đích thực. Rõ ràng là ở đây sự đồng cảm mang lại điều mà lý tính được nêu ra ở trên đôi khi còn để lại trong bóng tối.

Đối với tôi, một người đã không tham gia hội thảo đó, nhưng nhớ lại những giờ phút trôi qua ngồi lắng nghe vị tôn sư Tây Tạng thì cuốn sách này quả là một cảm hứng cho hành động tâm linh. Một cách tiên thiên, người ta thường có xu hướng đối lập hai từ đó. Không. Trầm tư hoặc tham thiền chính là hành động, và đôi khi hành động, chính là trầm tư hoặc tham thiền. Đối với tôi, chưa bao giờ điều đó rõ ràng hơn. Y như rằng sự rời bỏ thế gian đôi khi là con đường nhanh nhất và thiết yếu để tìm lại thế gian trong thực tại của nó với đầy đủ ý nghĩa, sự quân bình và lợi lạc.

Ý tưởng về một cuộc hành hương chung đến với các truyền thống lớn, hoàn toàn gây hứng khởi từ người con của xứ sở du mục, đất nước Tây Tạng mà các người hành đạo đi qua, đôi lúc bái quỳ để cho trán mình chạm đất.
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

Bên ngoài sự vận dụng một bút pháp đầy ấn tượng mà Đức Đạt Lai Lạt Ma cống hiến cho chúng ta, chính là sự đóng góp hoan hỷ và từ bi của chúng ta vào việc thực hành đời sống mà cuốn sách này giúp ta đối diện.

Jean-Paul Ribes
Chủ tịch Ủy ban trợ giúp Tây Tạng ở Pháp.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/10/2017(Xem: 3788)
Sự thiếu tính khoa học của Bộ GDĐT trong việc tính điểm thi tạo bất công, sai lầm nghiêm trọng trong mùa tuyển sinh năm 2017, Mùa tuyển sinh năm nay đã chứng tỏ cách thức tính điểm để thí sinh dùng dự tuyển vào Đại Học của Bộ Giáo Dục Đào Tạo đã khiến cho những học sinh ưu tú nhất đã không vào được Đại Học. Theo bài báo “Cuộc Đua Không Cân Sức” trên Tuổi trẻ online ngày 04/8/2017 thì ở hai Đại Học Y Hà Nội và Y Tp HCM, trên 90% những người trúng tuyển vào trường là nhờ công điểm ưu tiên!. Như thế những thí sinh thật sự giỏi chỉ chiếm chưa tới 10% trong tổng số những người được tuyển vào học Đại học. Như thế làm sao thực hiện được chính sách đào tạo nhân tài cho đất nước mà chính phủ của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cổ vũ và mong đợi? Xin ông Bộ trưởng GDĐT hãy giải thích dùm!
16/09/2017(Xem: 5906)
Phật giáo bao đời nay tồn tại và phát triển , vẫn luôn đúng theo chánh pháp Từ Bi-Hòa Bình và Bình đẳng với tất cả. Một cá nhân tiêu cực hay một sự kiện sai trái dù xảy ra ở nơi đâu, quốc độ nào , sai và trái ra sao nếu có có liên quan đến hai từ " Phật Giáo" đều làm chạnh lòng những người con Phật chân chính. Điều quan trọng nhất ở mỗi người con Phật chúng ta là vẫn mong muốn một sự việc dẫu đúng hay sai xảy ra, phải được gọi đúng tên, đúng chỗ vì thanh danh Phật giáo còn rất lớn, rất rộng và tất nhiên rất đẹp giữa cuộc sống này. Nhìn lại lịch sử hơn ngàn năm , Phật giáo luôn là nạn nhân của chiến tranh, thù hận và đố kỵ do chính bản chất Từ Bi và Hòa Bình của nền tảng chân lý Phật đà muôn thưở. Vậy không có lý do gì Phật giáo là chủ nhân gây chiến, gây bất ổn xã hội ? Chúng ta muốn mọi sự việc phải được gọi đúng tên của nó.
11/09/2017(Xem: 7588)
Theo nội dung vụ án, tháng 12/2005, ông Bửu và ông Xua mang tác phẩm “Việt Nam thi sử hùng ca” đến nhà xuất bản Văn Nghệ TPHCM để xin phép xuất bản. Nhưng sau đó ông Bửu và Xua nhờ ông Trần Trí Trung mang bản thảo tập thơ này đến xin giấy phép tại nhà xuất bản Tổng Hợp TPHCM. Một thời gian sau, nguyên đơn phát hiện tập thơ “Việt Nam thi sử hùng ca” đã được xuất bản và phát hành. Tuy nhiên, tác phẩm này lại ghi tên tác giả là Trần Trí Trung.
24/08/2017(Xem: 5489)
Cách đây 3 tuần, Tòa án Nhân dân huyện Thạch Thất (Hà Nội) đã tuyên phạt 9 tháng tù giam đối với bị cáo Cấn Ngọc Giang, người đã dùng chiếc cốc thủy tinh đập vào đầu bác sĩ L.Q.D. của Bệnh viện Đa khoa huyện Thạch Thất, khiến anh ngất tại chỗ, đầu có 2 vết thương, phải khâu 7 mũi và phải theo dõi chấn thương sọ não.
13/08/2017(Xem: 6267)
Chúng ta đang sống trong thời đại internet, thông tin được trao đổi vô cùng nhanh chóng nhờ sự hỗ trợ của kỹ thuật số và công nghệ thông tin. Trong những công cụ đáp ứng nhu cầu của nhân loại hiện nay có các mạng xã hội, mà Facebook là một mạng xã hội chiếm vị trí hàng đầu thế giới. Riêng tại Việt Nam, theo thống kê năm 2015, hơn 1/3 dân số sở hữu tài khoản Facebook. Vậy Facebook có công năng gì mà tạo sức mạnh lôi cuốn nhiều người như vậy và riêng đối với Tăng Nitrẻ, Facebook mang đến những lợi ích gì đến mức độ phải nghiện Facebook hay không.
13/08/2017(Xem: 5053)
Chúng ta đang sống trong một thế giới toàn cầu hóa, một thế giới ngày càng “phẳng hơn” và mọi sự trao đổi thông tin trở nên nhanh hơn với sự hỗ trợ của kỹ thuật số, khoa học và công nghệ thông tin. Trong số những công cụ phục vụ, đáp ứng nhu cầu vô tận của nhân loại, các mạng xã hội là những công cụ vô cùngtiện ích. Facebook, một mạng xã hội tuy ra đời muộn hơn một số ứng dụng khác như: Myspace, Yahoo!Blog,… nhưng nó đã lấn át các đối thủ, nhanh chóng trở thành một mạng xã hội khổng lồ, chiếm vị trí số một thế giới, thu hút hàng tỷ người tham gia (cán mốc 1 tỷ người vào năm 2012). Nếu Facebook được chấp nhận sử dụng tại Trung Quốc, hẳn số người sử dụng Facebook sẽ không chỉ dừng lại ở con số này!
02/08/2017(Xem: 8405)
Từ một cô gái Việt Nam vô danh, chị đã trở thành nhân vật chính của các buổi tọa đàm ở Hà Nội, các chương trình “Chuyện lạ Việt Nam” trên Đài Truyền hình Việt Nam; là đối tượng nghiên cứu khoa học được các tổ chức quốc tế và Đài Truyền hình Hàn Quốc, Nhật Bản, Đức… mời ra nước ngoài khảo nghiệm, được truyền hình trực tiếp về khả năng đặc biệt của “Người ba mắt”… Trở thành hiện tượng “không muốn tin cũng phải tin”
01/08/2017(Xem: 4672)
Nước ta từ khi theo chính sách đổi mới (1986) đến nay đã đạt rất nhiều thành tích đáng kể về cả kinh tế lẫn vị thế chính trị trong khu vực Đông Nam Á và trên trương quốc tế. Trong xu thế làm ăn mới nầy, chúng ta đã say sưa theo đuổi chiến lược phát triển kinh tế hầu như duy nhất nhắm làm tăng Tổng Sản Lượng Nội Địa (GDP) (Gross Domestic Product) hay còn gọi là Tổng Thu Nhập Nội Địa (GDI) (Gross Domestic Income). Điều nầy hẵn là không sai vì hầu như mọi nhà kinh tế, nhà chiến lược phát triển quốc gia đều cỗ vũ và lấy GDP làm tiêu chuẩn để đánh giá sự thịnh vượng của một đất nước. Nhưng thật ra là chưa đủ, chưa hoàn toàn đúng hay chưa tối ưu với những nước từ chỗ nghèo nàn, lạc hậu, bị tàn phá vì chiến tranh như nước ta tìm cách vươn lên trong thế giới mà đã có sẵn những nước đã bắt đầu phát triển từ khoảng 300 năm trước với những ưu thế như : chiếm tài nguyên của những xứ thuộc địa hay mua rẽ của những nước lạc hậu làm nguyên liệu sản xuất, và những nước thuộc địa hay lạc hậ
17/06/2017(Xem: 5488)
Đại Thiên là nhân vật xuất hiện sau Phật nhập Niết Bàn 100 năm, hay sau Phật 200 năm? một nhân vật gây sóng gió không những trong Tăng đoàn thời bấy giờ, còn để lại hậu quả lâu dài mà các học giả, các nhà nghiên cứu không ngớt tranh luận. Có những nhà nghiên cứu sử xem ông ta là thủy tổ của Đại chúng bộ, thậm chì là Đại thừa. Điều này không đúng, vì theo quan điểm của Kimura Taiken thì dựa vào văn hóa của Ấn Độ và những tác phẩm trước và sau công nguyên, tư tưởng Đại thừa chưa được hình thành. Trong khi đó lịch sử phiên dịch kinh tạng của Trung Quốc ghi nhận đến thế kỷ thứ II sau Tây Lịch kinh điển Đại thừa mới bắt đầu được phiên dịch. Cho nên học giả Kimura Taiken cho rằng nếu nhận định Phật giáo Đại thừa hình thành từ trước kỷ nguyên Tây lịch thì không phù hợp. Trong khi đó nhà nghiên cứu Lữ Trừng lại cho rằng Đại thừa Phật giáo hình thành vào giữa thế kỷ thứ I đến thế kỷ thứ IV Công nguyên. Ta thấy hai nhà nghiên cứu này, đều
01/06/2017(Xem: 17446)
Trong cuộc sống, việc bất bình thường không phải ít; có khi bị thần kinh, có khi bị ảo giác, hay hoang tưởng, có khi bị chấn thương đưa đến bất thường, có lúc tu tập không có Minh sư hướng dẫn, hành giả không đọc kỹ kinh Lăng Nghiêm… Cũng có khi sở đắc một khía cạnh nào đó rồi cứ ngỡ là toàn giác.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]