Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

PHẦN THỨ TƯ TÍNH BÌNH ĐẲNG

02/10/201015:23(Xem: 2626)
PHẦN THỨ TƯ TÍNH BÌNH ĐẲNG

PHẦN THỨ TƯ
TÍNH BÌNH ĐẲNG

Phúc Âm theo Thánh Marcô 3, 31-35

“Mẹ ngài và anh em Ngài đến ; đứng bên ngoài, họ sai người vào gọi Ngài. Ngồi xung quanh Ngài có một đám đông và người ta nói với Ngài : “Mẹ Thầy và anh em Thầy ở ngoài đang tìm Thầy.” Đáp lại Ngài nói với họ : “Ai là mẹ ta và anh em Ta ?” Rồi nhìn các người ngồi chung quanh mình, Ngài nói : “Này là mẹ ta và anh em ta. Ai làm theo ý Thiên Chúa, người ấy là anh chị em và là mẹ Ta.” [Marcô 3, 31-35]

Đức Đạt Lai Lạt Ma : “Khi đọc bản văn này, ý tưởng đầu tiên đến với tâm trí tôi là bản văn không chỉ cho một định nghĩa về lòng từ bi. Nó còn diễn tả những giai đoạn phát triển của ý thức làm nẩy sinh lòng từ bi. Ví dụ trong đoạn văn này, Đức Giêsu có một thái độ không dành cho mẹ và anh chị em của mình một sự quan trọng đặc biệt. Theo tôi, điều này chứng tỏ lòng từ bi đúng nghĩa và chân thật loại trừ mọi ràng buộc và những giới hạn của tính thiên vị nơi con người. Chúng ta rất gần với ý tưởng của Phật giáo về lòng từ bi, một lần nữa, được hiểu là chân thật khi thoát khỏi những trói buộc của tình quyến luyến. Như tôi đã nhấn mạnh trong cuộc thảo luận trước đây về bản chất của lòng từ bi, điều kiện tiên quyết để có lòng từ bi chân thành là phải có cảm thức về tính bình đẳng hay bình đẳng tánh trí đối với mọi chúng sinh.

“Tình trạng tinh thần bình thường của chúng ta đều in đậm dấu vết của lòng thiên vị. Chúng ta tránh xa những người chúng ta cho rằng không thân thiện hoặc đáng ghét, và chúng ta cảm thấy một tình cảm gần gũi và quyến luyến quá mức đối với những người mà chúng ta coi như bè bạn. Chúng ta thấy rõ phản ứng cảm xúc đối với người khác thì thay đổi và thiên vị biết bao. Chừng nào chúng ta chưa chế ngự những thiên kiến ấy, chúng ta không thể phát triển lòng từ bi chân chính. Ngay cả khi chúng ta cảm thấy một lòng từ bi nào đó đối với người khác, nó vẫn in đậm dấu vết thiên vị nếu không căn cứ sâu sắc trên tính bình đẳng, bởi lẽ nó vẫn còn pha trộn với lòng quyến luyến, ràng buộc.

“Nếu các bạn quan sát kỹ lòng từ bi có pha trộn sự quyến luyến ràng buộc thì sự pha trộn này dù mạnh mẽ và vững chắc, các bạn cũng nhận thấy rằng cảm xúc ấy dựa trên sự phóng chiếu các tính chất tích cực trên đối tượng của lòng từ bi – đối tượng ấy có thể là một người bạn thân, một thành viên của gia đình hay bất cứ ai. Tình cảm của các bạn cũng sẽ thay đổi tùy theo thái độ của các bạn đối với đối tượng. Ví dụ như trong quan hệ với một người bạn, một ngày nào đó bất ngờ các bạn không còn nhìn thấy những đức tính tốt đã nhận thấy trước đây nơi anh ta, và lập tức hành vi mới này tác động đến tình cảm đối với anh ấy. Lòng từ bi chân thật, trái lại sinh ra từ nhận thức rõ ràng về kinh nghiệm đau khổ mà đối tượng của lòng từ bi phải gánh chịu và từ nhận thức chúng sinh đáng được thương xót và yêu thương. Tình cảm từ bi sinh ra từ hai nhận thức ấy không hề lay chuyển – cho dù người khác có hành động đối nghịch với các bạn. Cả khi hành động của người ấy rất tiêu cực cũng không ảnh hưởng gì đến lòng từ bi của các bạn. Lòng từ bi vẫn thế hoặc còn mạnh hơn lên.

“Nếu các bạn xem xét cẩn thận bản chất của lòng từ bi, bạn cũng phải thừa nhận lòng từ bi chân thật có thể mở rộng đối với kẻ thù của các bạn – những người thù ghét các bạn. Trái lại lòng từ bi pha trộn sự quyến luyến không thể lan tỏa trên một người mà các bạn coi như kẻ thù. Trong ngôn ngữ thông thường, chúng ta định nghĩa kẻ thù như một người làm hại bạn, trực tiếp làm bạn đau khổ hoặc bị thúc đẩy hay cố ý làm hại bạn. Nhận thức về một người như thế cố tình làm hại bạn không thể làm nẩy sinh một tình cảm thân cận và đồng cảm, bởi vì các tình cảm này đòi một sự quyến luyến, ràng buộc với người đó. Tuy nhiên, dù nhận thức một người khác muốn làm khổ bạn không còn làm lay chuyển lòng từ bi chân thật vốn được căn cứ trên nhận thức rõ ràng về con người ấy như một chúng sinh đau khổ mà khát vọng tự nhiên và bản năng thúc đẩy đi tìm kiếm hạnh phúc và chiến đấu chống lại đau khổ như chính chúng ta. Trong bối cảnh tâm linh Kitô giáo, điều này có thể được giải thích theo cách sau đây : cũng như tôi, kẻ thù cùng chia sẻ một bản tính Thiên Chúa ; cũng là một tạo vật do sức mạnh thần thiêng. Từ sự kiện ấy, tạo vật ấy đáng được thiện cảm và thương xót. Kiểu thương xót hay đồng cảm ấy là lòng từ bi đích thực không bị trói buộc vào sự quyến luyến.

“Câu cuối cùng của Phúc Âm này tuyên bố bất cứ ai thực hiện ý muốn của Thiên Chúa là anh chị em tôi, là mẹ tôi. Theo nghĩa đen, điều đó dường như lại đưa đến một sự thiên vị nào đó, một sự phân biệt dựa trên một điều kiện : chỉ những người vâng theo ý Chúa mới là anh chị em tôi và mẹ tôi. Tuy nhiên trong bối cảnh Kitô giáo tôi nghĩ rằng người ta có thể đề cập đoạn văn bằng cách lý giải thêm và mở rộng ý nghĩa. Người ta cũng có thể hiểu rằng tất cả những ai chia sẻ bản tính Thiên Chúa đều có khả năng hay tiềm năng làm theo ý Chúa, là mẹ tôi và anh chị em tôi. Điều này bao hàm nhân tính trọn vẹn và nhấn mạnh sự thống nhất và bình đẳng của mọi người.

“Trong bối cảnh ấy, tôi muốn nhấn mạnh một yếu tố đặc biệt trong việc thực hành đạo Bồ tát. Thật vậy có một phạm trù đặc biệt trong giáo huấn và thực hành được gọi là lo-jong – luyện tập tinh thần hay chuyển hóa tư tưởng – được áp dụng trong trường hợp này. Thật vậy một cách đặc biệt để nghĩ về lòng tốt của chúng sinh, những con người trong bối cảnh riêng biệt, được mô tả trong một số văn bản. Ví dụ như, chúng ta có thể dễ dàng nhận ra lòng tốt của một người trực tiếp trong cuộc sống hay trong sự học vấn của chúng ta. Nếu như các bạn xét kỹ bản chất của hiện hữu, kể cả sự tồn tại vật chất, thể lý, các bạn sẽ phải thừa nhận rằng mọi yếu tố tạo thành sự hiện hữu và tiện nghi của các bạn – lương thực, chỗ ở và kể cả tiếng tăm – là hoa quả của sự cộng tác của người khác.

“Điều này đặc biệt đúng khi người ta sống một cuộc sống đô thị. Hầu như mọi khía cạnh của cuộc đời các bạn lệ thuộc chặt chẽ vào người khác. Ví dụ như thình lình các công nhân điện lực đình công nhiều ngày, tất cả thành phố sẽ bị phong tỏa. Sự lệ thuộc lẫn nhau chặt chẽ quá rõ ràng không cần phải nhấn mạnh thêm. Lương thực và chỗ ở cũng thế. Các bạn cần sự hợp tác trực tiếp hay gián tiếp của nhiều người để có được những tiện nghi cần thiết. Ngay cả một hiện tượng phù du như sự vinh quang, bạn cũng cần đến người khác. Nếu các bạn sống biệt lập trong rừng núi vắng vẻ, để tiến đến vinh quang do mình tạo ra, bạn cũng cần phải có một người đưa tin thuật lại cho người khác biết ! Không có sự giúp đỡ của người khác, không thể tạo ra danh tiếng. Như thế, những người khác đều bao hàm và tham dự vào hầu hết các phương diện của cuộc đời các bạn.

“Cũng trong dòng tư tưởng này, các bạn sẽ bắt đầu nhận ra lòng tốt của người khác, và nếu là một người thực hành tâm linh, các bạn cũng nhận thấy mọi truyền thống tâm linh lớn của thế giới đều thừa nhận giá trị của lòng vị tha và lòng từ bi, thương xót. Nếu xét kỹ cảm xúc quý giá ấy hay tinh thần vị tha và lòng thuơng xót, các bạn sẽ thấy rằng cần có một đối tượng cho tình cảm đó phát sinh và đấy là một người anh em nhân loại. Từ quan điểm ấy, trạng thái tinh thần đặc biệt quý giá là lòng từ bi không thể có nếu người khác không hiện diện. Mọi phương diện của đời sống các bạn – thực hành tôn giáo, phát triển tâm linh, sinh tồn vật chất – không thể có được nếu không có những người khác. Chỉ cần nghĩ như thế, các bạn sẽ có đủ lý do để cảm thấy mình ràng buộc với những người khác, và cảm thấy nhu cầu đáp trả lòng tốt của họ.

“Trong ánh sáng của những xác tín ấy, không thể tin rằng một số người nào đó không có gì quan trọng trong đời sống các bạn và các bạn tự cho phép mình có một thái độ dửng dưng với họ. Không có con người nào không liên quan đến cuộc đời các bạn.

“Tôi muốn làm sáng tỏ việc tôi dùng từ “cảm xúc”. Có người đã nói với tôi rằng đối với nhiều người, từ “cảm xúc” có một nghĩa chung rất tiêu cực – khá sơ đẳng thuộc bản năng nếu không nói là thú vật. Vả lại, sau đó nhiều năm, trong một cuộc hội thảo với các nhà sinh vật học và tâm lý học, chúng tôi đã bàn luận về bản chất của cảm xúc và các phương tiện để định nghĩa nó. Sau những cuộc bàn cãi lâu dài, chúng tôi phải đồng ý với nhau cảm xúc có thể tích cực, tiêu cực và cả trung lập. Trong nghĩa đó, dù dưới quan điểm Phật giáo, không có gì mâu thuẫn khi gán những cảm xúc cho một vị Phật giác hạnh viên mãn. Chính trong nghĩa rộng nhất này mà tôi sử dụng từ cảm xúc.”

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
19/03/2012(Xem: 4529)
*Chánh Pháp thời kỳ: là sau Phật diệt độ, mới bắt đầu 500 năm Chánh pháp.( Theo luận Tỳ bà sa Q18. Vì độ cho Nữ giới xuất gia, nên Chánh Pháp bị giảm còn 500) Chánh pháp, có nghĩa là ‘Chứng Pháp’. Thời kỳ này có pháp, có người tu, và có người chứng được pháp đã tu. Có đủ Giáo Hạnh. Chánh pháp tồn tại 500 năm, hết 500 năm là qua thời tượng pháp. *Tượng Pháp thời kỳ: , là sau Chánh pháp, Tượng pháp tồn tại được 1000 năm. Tượng có nghĩa là ‘vẫn giống’ như Chánh pháp, có giáo, có hạnh,có pháp để tu, nhưng ít người chứng ngộ. Hết 1000 năm Tượng-pháp, là vào thời kỳ mạt pháp. *Mạt Pháp thời kỳ : Là thời khởi đầu chuyển thành ‘vi mạt’, Pháp mạt tồn tại Mười Ngàn Năm (10.000). Chỉ có Giáo mà không còn Hạnh! Tệ hơn, nhỏ bé hơn, thời kỳ của hao mòn, teo tóp, suy vi, chánh tà lẫn lộn. Ngày nay, Tuợng pháp hết đã lâu. Mạt Pháp cũng đã trôi qua 1051 năm rồi, nhưng còn kéo dài 8.949 năm nữa thì “Mạt Pháp” chấm dứt.
23/02/2012(Xem: 4072)
Sau 2 bài báo về quyển sách ““Ta là ai?” Thông tỏ sự hiểu lầm sau hàng ngàn năm” của tác giả Duy Tuệ, số lượng những ý kiến trên mạng bênh vực, đề cao tác giả quyển sách cho thấy tổ chức “Đại gia đình Minh Triết” do tác giả Duy Tuệ, người tự phong “đạo sư”, thành lập và chỉ đạo, điều hành đã tập trung khá đông đảo người tham gia tổ chức, đặc biệt là ở Việt Nam.
09/01/2012(Xem: 3969)
Bài viết này tiếp tục trích dẫn và bàn luận những vấn đề từ nội dung quyển sách ““Ta là ai?” Thông tỏ sự hiểu lầm sau hàng ngàn năm” của tác giả Duy Tuệ*. Loạt bài viết này của chúng tôi, trước hết, xin được hiểu như một loạt bài điểm sách, bình luận nội dung sách, với tựa đề quyển sách liên hệ đã nêu ở trên, được tiếp thị đến tôi trong một hoàn cảnh khá đặc biệt, như đã miêu tả ở bài trước.
26/12/2011(Xem: 2930)
HỎI: Cách đây gần 2 năm vợ chồng tôi ăn chay trường. Nguyên nhân là tự dưng tôi không thể ăn được thịt cá, thế là tôi ăn chay. Còn chồng tôi trước đó có tìm đọc một số kinh sách, nghe giảng pháp, bắt đầu có hướng tu tập tại gia theo pháp môn Niệm Phật, khi thấy tôi ăn chay trường nên cùng ăn chay luôn. Tình cờ tôi gặp một người cũng ăn chay trường và tu tập nhiều năm. Khi thấy chúng tôi ăn chay và niệm Phật thì chú ấy rất vui mừng và đưa cho chúng tôi nhiều sách, đĩa hướng dẫn tu tập...
04/11/2011(Xem: 2984)
Mấy lúc gần đây trong nước đã nổ ra ba vụ xúc phạm nặng nề tới hình ảnh của Đức Phật và Phật Giáo nói chung, khiến gây phẫn nộ nơi hàng Phật tử. Đó là việc lợi dụng lòng Từ Bi, Hỉ Xả của Phật Giáo và trào lưu đang hướng về Phật Giáo trên toàn thế giới, nhất là Thiền, một vài người làm ăn đã dùng tên Phật và hình ảnh Phật (Buddha) cho cơ sở thương mại không đứng đắn của họ: Đó là Buddha Bar & Grillở Sài Gòn và tệ hại hơn nữa Buddha SpavàFunky Buddhaở Hà Nội.
25/10/2011(Xem: 6787)
Thái độ của Phật giáo liên quan đến sự hòa điệu phi thường này như thế nào? Phật giáo có chấp nhận ý niệm có một Đấng Sáng Tạo toàn tri hay là một nguyên lý sáng tạo có khả năng điều chỉnh sự tiến triển của vũ trụ một cách tuyệt vời? Hay Phật giáo cho rằng sự hòa điệu chính xác và tuyệt vời của vũ trụ chẳng qua chỉ là một tình cờ may mắn? Vấn đề có hay không một Đấng Sáng Tạo?
17/10/2011(Xem: 4699)
Phim tài liệu này đa số là hình ảnh xứ Cam bốt, không phải Sài gòn 1963: 54 giây đồng hồ đầu là cảnh Sài Gòn; Sau đó là toàn cảnh xứ Cam bốt và cảnh quân đội Cam bốt bắt bớ đàn áp Sư và phật tử, chỉ có vài giây ngắn là xen vào ảnh bà cố vấn Ngô đình Nhu .
08/09/2011(Xem: 4879)
Năm 1962, cơ duyên đến, Hoàng tôi "tình cờ" được dự lễ Phật Đản tại chùa Từ Đàm. Đó là một hoát nhiên đại ngộ chính trị. Không khí trang nghiêm, kỹ luật, thuần thành của biển người trên sân Chùa Từ Đàm hôm đó khiến Hoàng tôi nghĩ rằng, tổng quát ra, Phật giáo có thể là một đoàn thể áp lực có khả năng góp phần giải tỏa những oan khiên khúc mắc lịch sử xứ sở đang kẹt vào. Như thế nào? Thực sự Hoàng tôi chưa có một ý niệm rõ rệt nào cả. Anh chị em chúng tôi thường le lưỡi đùa đó là thời "mã thượng ham vui".
08/08/2011(Xem: 4264)
“Dương Văn Minh – Tổng thống cuối cùng của chính quyền Sài Gòn” là một quyển ký sự - tiểu thuyết của nhà văn Nguyễn Trần Thiết, Đại tá Quân đội Nhân dân Việt Nam, cựu phóng viên Báo Quân đội Nhân dân, là người đã phỏng vấn Tổng thống Dương Văn Minh vào ngày 30/4/1975.
27/07/2011(Xem: 4049)
Cách đây không lâu, chúng tôi đã có bài giới thiệu cách sử dụng tờ gấp vào việc quảng bá lễ Phật đản. Tuy nhiên, chưa thấy đơn vị Phật giáo nào áp dụng trong thực tế, trong khi các hoạt động truyền thông đã có truyền thống lâu đời của lễ Phật đản, như xe hoa, cũng như những hoạt động truyền thông cổ động mới cho lễ Phật đản, như thuyền hoa, đều bị cắt hủy, loại bỏ tại 1
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567