Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

11. Hiện tượng Duy Tuệ và “thiền Minh triết”: Từ biến thái đến bệnh thái

08/11/201212:16(Xem: 9587)
11. Hiện tượng Duy Tuệ và “thiền Minh triết”: Từ biến thái đến bệnh thái

Hiện tượng Duy Tuệ và “thiền Minh triết”

Từ biến thái đến bệnh thái
Duy Thức

duytue-10Lời người viết: Gần đây dư luận trong và ngoài Giáo hội những ý kiến về hiện tượng “đạo sư Duy Tuệ” với những tuyên bố và quan điểm báng bổ giáo lý các tôn giáo, trong đó có đạo Phật. Để rõ hiện tượng biến thái này, người viết thấy cần góp một tiếng nói khiêm tốn qua hiện tượng mang sắc màu “bệnh thái”, cụ thể là Duy Tuệ với thiền Minh triết.

Từ biến thái Phật pháp ở trời Âu...

Nếu như trong Tây du ký có một hồi xuất hiện đến hai Đường Tăng gây bối rối cho cả một kẻ nhiều tài phép như Tôn Ngộ Không hay có lúc bản thân bác Tôn nhà ta cũng hoang mang vì “một gã Giả Hành Tôn tự xưng mình mới là Tề Thiên đích thực”. Chỉ bằng Phật nhãn, chân lý mới làm sáng tỏ.

Thực tế cũng cũng có nhiều trường hợp làm không ít người nhầm lẫn. Như Bhagwan Rajneesh, người thường xưng danh Osho, thường tự cho mình là Di Lặc, hay được tín đồ của ông ta ca ngợi như thế. Ron Hubbard, người sáng lập Scientology, một trong những phong trào có ảnh hưởng lớn xã hội Âu Mỹ với nhiều tín đồ là các nhân vật nổi tiếng trong làng giải trí như tài tử Tom Cruise…, Hubbard muốn tạo ra một “tôn giáo” mới thoạt nhìn thì giống như sự kết hợp giữa tổ chức của nhà thờ Thiên Chúa với công ty đa quốc gia nhưng về ý thức hệ lại dựa vào Phật pháp, lại mang tính chất huyền nhiệm và sùng bái vật thể… Hay gần đây có Eckhart Tolle, một nhà thuyết giảng tâm linh gốc Đức, đang sống ở Canada, tác giả của“The Power of Now”…

Có thể xem đó là những biến thái tư duy bằng việc dựa vào Phật pháp để đưa ra những diễn giải mới về Thượng đế, tự nhiên, thực tại nhưng không xuyên tạc, đạp đổ các nền tảng tâm linh khác.

... đến bệnh thái “đạo sư” ở Việt Nam

Nhưng ở Việt Nam, chúng ta đang gặp một vài trường hợp “bệnh thái” - sử dụng hay vận dụng Phật pháp và Phật giáo vì những động cơ nào đó, cộng với sự ngông cuồng vọng ngữ nhưng lại được tạo điều kiện truyền bá bí mật hay công khai… Đó là Thanh Hải “Vô thượng sư”, và nay lại thêm một “đạo sư” Duy Tuệ.

Có những người tự xưng là “đạo sư” (tiếng Anh là “Master”, hay Guru theo tiếng Ấn), truyền giảng giáo lý, học thuyết thoạt nghe tưởng như giáo lý nhà Phật vì ngôn ngữ giống nhau: cũng Vô thường, Nghiệp báo, Bát Chánh đạo, Tứ vô lượng tâm… nhưng nghe kỹ, hiểu sâu, chúng ta sẽ thấy đó chỉ là một thứ “giả kim”. Nếu ở trời Âu, những Osho hay Hubbard còn có chỗ đáng châm chước vì ít ra họ không quá ngông cuồng thì tại Việt Nam, các ông bà “ Đạo” lại tự tôn vinh mình, như kiểu Duy Tuệ:

“Theo truyền thuyết trong kinh sách, khi đạt được trạng thái an lạc nội tâm thì Đức Phật tuyên bố đại ý rằng: Ta vừa trải nghiệm một trạng thái rất đặc biệt, một trạng thái hoàn toàn không thấy khổ đau nữa. Giờ đây ta đã hiểu rõ nguyên nhân của khổ đau nữa. Giờ đây ta đã hiểu rõ nguyên nhân của khổ đau là gì, ta tuyên bố “Ta đã thành Phật”…

“Do ân phước tôi cũng tự nhiên rơi vào trạng thái đặc biệt ấy,và tôi khẳng định rằng trạng thái an lạc tuyệt đối có sẵn trong mỗi con người là có thật. Khi vào trạng thái ấy, con người sẽ mở ra một sự thấy hết sức đặc biệt. Và cái thấy xuất hiện đầu tiên là thấy nguyên nhân nào khiến con người không được sung sướng, mãn nguyện với kiếp người của mình” (Duy Tuệ, Ta là ai? (TLA) - trang 28)

Mập mờ ngôn ngữ

Nhưng nếu chỉ rao giảng triết thuyết của mình, phê phán Phật giáo thì mọi người sẽ nghi ngờ động cơ không trong sáng, nên họ mới đưa ra những lời kêu gọi thiêng liêng như ‘bảo vệ môi trường’, kêu gọi ‘tình yêu thương’; phong cho những người tu theo mình là “hiền giả minh triết”, “doanh nhân minh triết”; lập các quỹ từ thiện…, rồi nhân đó rao giảng một mớ tả-pí-lù, một loại lẩu thập cẩm nhặt nhạnh từ giáo lý Phật, Lão, Thượng đế, đồng thời sử dụng ngôn ngữ nhà Phật, cũng cổ xúy ngồi thiền, quán niệm, khai mở ánh sáng, minh triết…

Lập ra “Thiền Minh triết” để mập mờ nghe na ná như Thiền Minh sát (Vipassana) - một phương pháp thiền căn bản trong đạo Phật. Đấy là đại vọng ngữ khi họ tự tung hê triết thuyết được “sinh sản vô tính” của mình. Bệnh thái còn nằm ở chỗ những danh xưng “vĩ đại” trong chiếc áo “Nghiên cứu và ứng dụng Phật học Việt Nam” gá vào danh xưng UNESCO Việt Nam.

Phá chấp giả vờ nhằm phủ nhận chân lý

Thủ thuật thông thường là họ tuyên bố nhiều câu mang tính chất phá chấp, nếu không cẩn thận, ta cứ ngỡ đang nghe Tổ Lâm Tế tái sinh hay một thiền sư đạt đạo đang muốn tín đồ đừng chấp vào câu chữ trong kinh, chấp vào nghi lễ tôn giáo, hay đừng “thần phục” các vị Tăng Ni…, phủ nhận giá trị của hành trì hay công phu.

“Nếu đi chùa mà không cải thiện gì thì đừng đi nữa. Nếu niệm Phật mà không giúp ích gì thì đừng niệm nữa” (TLA, trang 35 )

“Quý vị chỉ cần biết hai vị Phật… giữa hai vị Phật, nên chọn Phật Trần Nhân Tông cho gần gũi, Phật Thích Ca là của truyền thuyết, không biết có hay không.(TLA, trang 73)

“Bởi chính các vị Phật, thánh nhân hay bậc thầy đều dạy và trang bị cho đệ tử hay người khác những đức tin tốt đẹp… Như vậy, đức tin được dùng để trấn an sợ hãi, nhút nhát, hèn yếu và sự bình tĩnh, tự tin cho họ. Nghĩ lại mà thấy đau lòng. Cây cối trong rừng chẳng cần đức tin nào mà vẫn sừng sững trước phong ba bão táp, trong khi con người lại cố tìm đức tin gắn vào đầu mà vẫn nhiều tuyệt vọng yếu hèn!”.(TLA, trang 97)

Không có nghiệp chướng gì của đời trước để đời này phải trả, phải chịu cảnh cơ hàn cực khổ, thiếu cơm ăn, áo mặc hay nhà ở. Nhìn theo kiểu phải trả nghiệp là tự đưa mình vào ngõ cụt, xuống vực thẳm hay đường cùng”. (TLA,trang 99)

“Nếu nói Bát Chánh đạo là chìa khóa giải quyết vấn đề khổ đau, thì tại sao mấy ngàn năm qua không phát huy tác dụng?Tám con đường đó là giải quyết tình trạng của cái đầu mỗi người, chứ không phải lên thiên đàng hay về cõi Phật như kinh sách nói, nhưng tại sao không giải quyết được?” (trang 122, sđd, người viết nhấn mạnh).

Ông “đạo sư” này mượn cách đó mê hoặc để chuyển hướng nhận thức quần chúng, muốn quần chúng không cần đến chùa, không cần tập trung tu tập, cứ ở nhà hành trì cầu ông Phật trong lòng, vui và cam chịu hoàn cảnh đang sống dù có nhiều điều không vừa ý, không có ý kiến phản biện lại xã hội, sống như những con cừu ngoan ngoãn…

Ông Duy Tuệ đã viết gì?

“Dân chúng cũng như tất cả Phật tử xưa nay luôn mải mê với vấn đề xuất gia và giải thoát. Thế nên, nhiều người bỏ nhà cửa, bỏ gia đình và bỏ sự nghiệp để đi tu và giải thoát. Qua những trình bày trên của tôi quý vị đã rõ người ta đã nghĩ sai hoàn toàn ý nghĩa của giải thoát. Việc hiểu sai dẫn đến sự tự hành hạ mình hết năm nay đến năm khác và cả cuộc đời, rồi truyền hết đời này đến đời khác. Hiểu không đúng thì làm sao thực hành có hiệu quả được!?” (trang 39, sđd)

Không phải hoàn thành giới luật là không trộm cắp, không tà dâm, không sát sanh, không uống rượu, không nói dối. Đó là vấn đề nhỏ và căn bản đã có từ thời xa xưa. Thời ấy con người mới có mặt trên hành tinh, chưa biết gì nên đưa ra những giới luật đó để dạy họ biết làm người và coi như một thứ pháp luật trong tôn giáo để góp phần bảo vệ trật tự cộng đồng và hạnh phúc cá nhân. Giờ đã qua mấy ngàn năm, con người đã biết giới luật đó rồi, không phải dạy nữa. Giới luật hiện giờ là dạy con người sống phù hợp với cộng đồng,với môi trường và thiên nhiên”.(trang 61, sđd)

“Nếu đã thấy rõ được như vậy, quý vị nghĩ xem có cần tu nữa không? Có cần tập trung hàng trăm hàng ngàn người lại để tu không? Mà liệu tập trung vậy có đạt được kết quả gì không?... Việc tập trung người trong một thời gian để tu chẳng mang lại hiệu quả gì hết. Đó là sự đóng kịch của những người ngu,vô minh. (trang 134, sđd)

“Do vậy hãy làm cho vị Chúa trong mình mạnh lên, ông Phật trong mình sáng lên,…. Ông Phật ấy càng sáng thì càng dễ có nhà, xe, sức khỏe tốt và sẽ không còn cãi nhau”(trang 126, sđd)

“Nhãn thông là khi nhìn thấy bất cứ vấn đề gì, mình luôn cảm thấy dễ chịu, không phát ra ý kiến riêng(?). Ngược lại nhìn gì cũng phát ra nhiều ý kiến, gọi là nhãn “kẹt”(!).

Ý thông là đứng trước mọi vấn đề, luôn cảm thấy bằng lòng, không chê bai. Không phát ra những suy nghĩ đối lập với vấn đề (!). Còn thấy không hài lòng phát ra những nhận xét chê bai, bực bội, tức là ý còn “kẹt” (?)(trang 159, sđd)

Phỉ báng Giáo hội và Tăng Ni 

Giả vờ khách quan, ông “đạo sư” tự phong này lấy một vài trường hợp cá biệt (mà tôn giáo nào chẳng có?) về chuyện tranh giành địa vị trong một vài chùa nào đó, cường điệu thành “đa số” hay “không ít” để mô tả Giáo hội như một xã hội suy đồi chạy chức chạy quyền, nặng phần mê tín huyễn hoặc… không có bậc chân tu (!)

“Nhưng với đa số người,khi cạo đầu vào chùa lại chỉ xuất gia bên ngoài chứ không xuất gia bên trong được. Vì sao? Vì họ bắt đầu phát triển chuyện kiếm tiền, đệ tử, Phật tử, tranh giành chức tước, kể cả chức trụ trì. Vật dụng cũng tùy chức phẩm, đại loại như khi ăn thì người trụ trì được sử dụng bát (chén) cao sang hơn. Lúc đầu mang hình tướng xuất gia sau lại ràng buộc và hình thành ý tưởng giai cấp mới trong đầu”. (trang 41, sđd)

“Ngày xưa, trình độ khoa học kém, muốn hiểu, thấy rõ mọi chuyện không phải dễ, nên họ tạo ra những pháp tu làm cho cái đầu thanh tịnh, để suy nghĩ và nhìn thấy rõ ràng. Nhưng giờ đây, tất cả phơi bày ra hết, nhiều khi đầu không cần phải thanh tịnh vẫn thấy rõ.(trang 69, sđd)

Nhưng không ít Phật tử đã tạo sự hư hỏng cho một số nhà sư. Họ cấu kết với Tăng Ni xây dựng chùa lớn, vay mượn để chùa mang nợ. Thông đồng với chùa cho vay nặng lãi, buôn bán kim cương, vàng bạc và đô la trong chùa… Những chuyện như thế vẫn xảy ra, nhưng Phật tử lại lạy lục, tâng bốc, làm đủ thứ chuyện khiến họ hư hỏng”. (trang 81, sđd)

“Cần hiểu rằng sáng kiến của Đức Phật không phải để lập Phật giáo,mà trước nhất là huấn luyện đệ tử. Về sau, con người nghiên cứu và phổ biến nó trở thành tài sản kiến thức của nhân loại. Những Tăng Ni xuất gia, đi theo con đường của Đức Phật mới tạo ra Phật giáo. Cho nên, phải biết rằng việc khai thác trí tuệ Đức Phật hiện nay đang được cả nhân loại tiến hành. Và chắc chắn, người ta khai thác tốt hơn tín đồ tu sĩ Phật giáo. Bởi họ nghiên cứu vô tư, khách quan. Họ có tri thức, chịu khó học, nghiên cứu, áp dụng và quả thực họ đã áp dụng có hiệu quả. Còn người trong đạo Phật là theo chủ quan, đội cái mũ đạo Phậttrên đầu và cho thế là xong rồi. Do đó, cần thấy rõ tín đồ Phật giáo vẫn nặng về cảm xúc và tưởng tượng, mê tín nhiều lắm. Có lẽ chỉ có một số tín đồ Phật giáo mới bỏ hàng tỷ đồng Việt Nam ra để thực hành các nghi lễ cúng tế hết sức lãng phí và có vẻ bị tâm thần này!”. (trang 84, sđd) 

“Biết là sẽ không làm vừa lòng nhiều nơi hay nhiều chùa nhưng tôi vẫn phải nói rằng việc tổ chức triền miên các khóa học cho Phật tử ở chùa, với năm bảy trăm hay cả ngàn người bỏ bê nhà cửa, khăn gói tới chùa học chắc chắn không hiệu quả gì”.(trang 107, sđd)

Điều đáng tiếc là những cuốn sách chứa các nội dung như vậy lại được một số cơ quan truyền thông như Đài Truyền hình Việt Nam, các tờ báo… ca ngợi nhầm là “minh triết Phật giáo”, “lối sống minh triết đạo Phật”…

Duy Tuệ là ai?

Nếu như Duy Tuệ phân vân tự hỏi: Ta là ai? - như tên của cuốn sách của ông ta, thì chúng ta có thể trả lời cho ông ta bằng dự báo của Đức Phật hơn 2.500 năm trước, rằng chân tướng đích thực của ông ta thuộc hàng những người dẫn đường điên rồ.Đó là những kẻ có kiến thức chắp vá, chưa bao giờ nỗ lực theo chân một vị thầy tâm linh nào và chưa tu tập các pháp môn nào cả. Những cảm xúc bất thiện khiến họ lơ là không sống theo những nguyên tắc đạo đức hướng thiện (giới), không tu tập thiền định (định) và do đó không có cái thấy sáng suốt (tuệ). Hay nói như Patrul Rinpoche, đó là những kẻ “dù chẳng khác gì những kẻ bình thường, sống dựa trên niềm tin ngu dại của người khác, kiêu căng vì lợi lộc, phẩm vật cúng dường và danh tiếng, giống như ếch ngồi đáy giếng. Những kẻ có rất ít hiểu biết, lại bỏ bê những mật nguyện và giới nguyện của họ, trí lực thấp kém mà hành xử lại cao hơn trái đất, họ phá vỡ huyết mạch của lòng từ và bi - Những kẻ điên rồ như vậy chỉ có thể truyền bá cái ác nhiều hơn...” (Patrul Rinpoche - Lời vàng của Thầy tôi)

Rất mong mọi người không ngừng tinh tấn hành trì để có thể thấy đâu là giáo lý chân chính và con đường đích thực phải đi. Đâu là dạng biến thái, bệnh thái để tránh xa.

Duy Thức
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/08/2013(Xem: 9965)
Mấy năm gần đây, nhất là trong năm đánh dấu 50 năm pháp nạn Phật Giáo Việt Nam, 1963-2013, một hiện tượng xấu ác xảy ra khi một vài người chuyên môn ném hỏa mù vào biến cố lịch sử này bằng những bài viết tung lên các diễn đàn và gửi email đi khắp nơi. Mục đích của số người này là gây hoang mang, ngộ nhận, hiểu lầm về biến cố lịch sử pháp nạn 1963 để qua đó chạy tội cho chế độ nhà Ngô và chụp mũ Phật Giáo Việt Nam
02/07/2013(Xem: 6457)
Ngay khi khởi đầu cuộc tranh đấu chống chính sách kỳ thị tôn giáo của ông Ngô Đình Diệm, các vị lãnh đạo đã ra một bản Tuyên ngôn đọc ngày 10-5-1963 tại chùa Từ Đàm, trong đó phương pháp bất bạo động được long trọng xác định: “Phương pháp tranh đấu mà chúng tôi áp dụng là bất bạo động. Chúng tôi phải thể hiện tư tưởng của Phật giáo ngay trong cuộc tranh đấu của chúng tôi. Chúng tôi chấp nhận một sự hy sinh đến cùng độ và lấy sự hy sinh ấy làm sức mạnh để rung chuyển tận lòng người chứ không phải chỉ rung chuyển chính sách mà thôi. Ngay từ bây giờ chúng tôi có thể tuyên bố minh bạch rằng những người Tăng sĩ của Phật giáo là những người sẵn sàng noi gương Gandhi - vị Thánh của sức mạnh bất bạo động”.
29/06/2013(Xem: 18405)
1963 – 2013! Năm mươi năm đã trôi qua… Một nửa thế kỷ là khoảng thời gian đủ dài để có thể soát xét và suy nghiệm xem từ biến cố đó ta rút ra được những bài học lịch sử gì.
29/06/2013(Xem: 18354)
Nhằm mục đích góp phần giúp thế hệ trẻ Việt Nam ở trong nước cũng như ở hải ngoại biết rõ lịch sử Việt Nam trong năm 1963 xảy ra như thế nào và nhất là để có nhận thức sâu sắc hơn về điều mà dân tộc đã khẳng định: “Phật giáo Việt Nam với dân tộc như hình với bóng, tuy hai mà một”.
29/06/2013(Xem: 20987)
Đạo Phật chỉ xem hành động là có, còn tất cả đều không. Chống, là chống hành động, không chống con người. Cho nên sự chống đối ấy, từ đầu, mang tính văn hóa, đạo đức, chứ không phải chính trị.
22/06/2013(Xem: 30635)
16 Lý Do Để Ghét Việt Nam: Sự gian dối Kiểu nói thách giả cả Tiếng ồn Ngôn ngữ Giao thông Phí xin thị thực để vào Việt Nam Những tòa nhà mỏng Cách người Việt làm cản trở lối ra vào trước cửa hàng Tôm hùm Cái ghế nhựa, con gián và bệnh dịch tả Cái mũ cối (mũ bộ đội) Tài xế taxi ở Việt Nam Món ăn ở Việt Nam Sự vô ý vô tứ (vô ý thức) Khả năng về kiến thức và thông tin kém của người Việt Sự khác biệt văn hóa, góc nhìn cá nhân
06/06/2013(Xem: 6490)
Pháp nạn năm 1963 mở đầu cho một sự tham dự trực tiếp của Phật giáo vào tình hình của thời cuộc gây nên do chiến tranh và sự lợi dụng chiến tranh để nắm giữ quyền hành của dư đảng ông Diệm. Lần đầu tiên, tên gọi "Phật giáo dấn thân" xuất hiện trên báo chí. Phật giáo làm chính trị chăng?
05/06/2013(Xem: 5949)
“Thời gian đó tôi là phóng viên nhiếp ảnh của chính quyền Sài Gòn nên tôi có những điều kiện đi lại, tác nghiệp trong thời kì đấu tranh của Phật giáo lúc ấy. Tôi là người phụ trách trong khu vực Quận 3 nên tôi luôn theo dõi 24/24 những diễn biến của các chùa ở đây. Trước ngày đó chúng tôi được tin bên Giáo hội sẽ có cuộc mít tinh đi ra Hạ Viện (tức là bây giờ nó là Nhà hát Thành phố) Tăng Ni sẽ mit tinh, mổ bụng để phản đối kì thị tôn giáo. Đồng thời đến 11/6 (tức 20/4/1963) chúng tôi bắt đầu đi công tác và thấy các Tăng Ni tập trung ở đường Cao Thắng, trước Phật Bửu tự, bên cạnh Tam Tông miếu, có khoảng 300 Tăng Ni, với biểu ngữ và y phục vàng.
30/05/2013(Xem: 5783)
Mở đầu cuộc đấu tranh, Phật giáo ra một tuyên ngôn, đọc tại chùa Từ Đàm, Huế, ngày 10-5-1963, trong đó đoạn cuối nói về phương pháp tranh đấu như sau: "Phương pháp ấy là "bất bạo động". Chúng tôi ý thức đang ở trong hoàn cảnh mà chính trị và quân sự cực kỳ phức tạp. Chúng tôi, hơn thế nữa, phải thể hiện tư tưởng của Phật giáo ngay trong công cuộc tranh đấu của chúng tôi. Vì những lý do đó, chúng tôi chấp nhận một sự hy sinh đến cùng độ và lấy sự hy sinh ấy làm sức mạnh để rung chuyển tận lòng người chứ không phải chỉ rung chuyển chính sách mà thôi. Ngay từ bây giờ, chúng tôi có thể tuyên bố minh bạch rằng những người tăng sĩ của Phật giáo là những người sẵn sàng noi gương Gandhi - vị thánh của sức mạnh bất bạo động".
30/04/2013(Xem: 6643)
Thưa Đại Vương, những người, có được tài sản lớn, mà không bị chúng làm say đắm... rất hiếm hoi trên đời này... Diệu Liên Lý Thu Linh
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]