Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Những Trái Hỏa Mù Của Chu Tất Tiến...

01/08/201320:07(Xem: 9824)
Những Trái Hỏa Mù Của Chu Tất Tiến...
HT Quang Duc 04
Những Trái Hỏa Mù Của Chu Tất Tiến

Trong Bài Viết Đánh Phá Huỳnh Tấn Lê

Trần Đại Linh

Mấy năm gần đây, nhất là trong năm đánh dấu 50 năm pháp nạn Phật Giáo Việt Nam, 1963-2013, một hiện tượng xấu ác xảy ra khi một vài người chuyên môn ném hỏa mù vào biến cố lịch sử này bằng những bài viết tung lên các diễn đàn và gửi email đi khắp nơi. Mục đích của số người này là gây hoang mang, ngộ nhận, hiểu lầm về biến cố lịch sử pháp nạn 1963 để qua đó chạy tội cho chế độ nhà Ngô và chụp mũ Phật Giáo Việt Nam, nào là làm sụp đổ chế độ Ngô Đình Diệm, nào là làm mất miền Nam vào tay CS, v.v… Trong số những tên biệt kích chuyên môn ném hỏa mù vào lịch sử đó có Tú Gàn (Lữ Giang, Nguyễn Cần), Nguyễn Văn Lục, Dương Đại Hải, Liên Thành, Chu Tất Tiến…

Sau cuộc lễ tưởng niệm 50 năm Bồ Tát Thích Quảng Đức Vị Pháp Thiêu Thân do Tổng Hội Cư Sĩ Phật Giáo Viên Nam Tại Hoa Kỳ tổ chức vào ngày 23 tháng 6 năm 2013 tại Santa Ana, ngày 14 tháng 7, ông Chu Tất Tiến đã viết bài “Vài Góp Ý Với Tiến Sĩ Huỳnh Tấn Lê, Huynh Trưởng Đồng Môn Trường Quốc Gia Hành Chánh,” để gọi là “góp ý” về những vấn đề trong bài diễn văn khai mạc của Tiến Sĩ Huỳnh Tấn Lê, Trưởng Ban Tổ Chức Lễ Tưởng Niệm.

Sau đây, xin mời quý độc giả cùng tôi đọc lại bài viết của Chu Tất Tiến đánh phá “đồng môn” Huỳnh Tấn Lê để xem ông Chu Tất Tiến ném hỏa mù như thế nào vào lịch sử pháp nạn 1963.

1/ Hỏa Mù Nhân Nghĩa Đạo Đức

Mở đầu bài viết, ông Chu Tất Tiến tung hỏa mù nhân nghĩa đạo đức để mà mắt thiên hạ bằng việc rào trước đón sau, “Đây không phải là một bài viết mang tính cách tấn công cá nhân (personal attack), tuyệt đối không phải là bài phê phán về tôn giáo hoặc những ý nghĩa của các sự việc liên quan đến tôn giáo. Để tránh những ngộ nhận sai lầm về ý định của tác giả lá thư này, tôi xin minh xác thêm một điều nữa về cá nhân tôi là một người có rất nhiều liên hệ chặt chẽ với các tôn giáo, nói chung, với một số Tăng Sĩ Phật Giáo, nói riêng. Đối với tôi, Đạo nào cũng chỉ cho người ta biết đường đi tới cõi hạnh phúc.” Rồi ông Chu Tất Tiến tiếp tục nêu danh một số vị Hòa Thượng mà ông đã từng mời lên đài truyền hình để “để nói về Phật sự.” Ông Chu Tất Tiến mời quý Thầy bên Phật Giáo lên đài truyền hình là chuyện công việc sinh nhai của ông, và không lẽ mời quý Thầy Phật Giáo lên đài để nói chuyện Chúa cứu thế hay sao, nên nói về Phật sự là lẽ tất nhiên.

Điều trớ trêu là mới vào thì nói rất nhân nghĩa đạo đức, như nào là bài viết “không tấn công cá nhân,” “không phải phê phán về tôn giáo,” “xin anh nhận cho là hoàn toàn với thành ý,” nào là “có nhiều liên hệ chặt chẽ với các tôn giáo, với Tăng Sĩ Phật Giáo,” “nói về Phật sự,” v.v… Nhưng đi sâu vào bài viết thì người đọc thấy toàn là những cú đánh trí mạng vào ông Huỳnh Tấn Lê, như nào là tố khổ ông Huỳnh Tấn Lê “xuyên tạc lịch sử,” “tấn công ác ý vào một người đã tử nạn vì đất nước,” “hoàn toàn không mang tư cách một kẻ sĩ, hay một tri thức” nào là “anh đã đánh rơi mất danh dự và tư cách của một người trí thức, anh đã là ‘người mù sờ voi,’” v.v…

Xin hỏi ông Chu Tất Tiến, đối với một người tri thức thì những lời lẽ mà ông dùng để nói về ông Huỳnh Tấn Lê mà tôi vừa trích dẫn trong đoạn trên nếu không phải là những lời lẽ để tấn công, nhục mạ, chửi rủa đối phương thì là những lời gì? Không lẽ là những lời “góp ý”?

Đó chính là cách tung hỏa mù của ông Chu Tất Tiến. Ông Chu Tất Tiến cố tình che đậy tâm địa ác độc của mình bằng những lời mào đầu đầy nhân nghĩa đạo đức và thánh thiện tôn giáo, nhưng bên trong bài là những lời nhục mạ, chửa rủa, tấn công không khoan dung được bọc bằng những từ ngữ văn vẻ ngọt ngào mà chứa đầy mùi vị cay đắng, ác độc.

2/ Hỏa Mù Ca Tụng Bồ Tát Thích Quảng Đức

Ông Chu Tất Tiến viết về Bồ Tát Thích Quảng Đức và việc Ngài vị pháp thiêu thân như sau: “Riêng với Bồ Tát Thích Quảng Đức, cá nhân tôi luôn kính ngưỡng vì quan niệm rằng, nếu bỏ qua những nguyên nhân chính trị dẫn đến sự hy sinh, tất cả những ai vì đạo pháp mà bỏ tính mạng, đều là những vị Thánh Tử-Vì-Đạo.”

Quý độc giả thấy đó, đây là cách ném hỏa mù vào lịch sử của ông Chu Tất Tiến. Xin hãy đọc lại một đoạn trong trích đoạn trên, “… nếu bỏ qua những nguyên nhân chính trị dẫn đến sự hy sinh,…” Cái lương lẹo, ma mãnh và ác ý của ông Chu Tất Tiến đã khéo che đậy bằng trái hỏa mù trong đoạn trích dẫn trên. Điều đó có nghĩa là, theo ông Chu Tất Tiến, thì việc Bồ Tát Thích Quảng tự thiêu là vì nguyên nhân chính trị, chứ không phải vì đạo pháp mà thiêu thân. Cho nên, theo ông Chu Tất Tiến, ngài không phải là “Thánh Tử Vì Đạo.” (Xin khoan nói đến chữ “Thánh Tử Đạo mà ông Chu Tất Tiến dùng ở đây là không đúng cho việc vị pháp thiêu thân của Tăng, Ni và Phật tử). Hay nói cách khác Ngài không đáng kính. Ghê chưa! Sâu độc là thế. Đấy không phải là xuyên tạc sự thật lịch sử hay sao? Đấy không phải là sỉ nhục đến đạo hạnh của vị Bồ Tát mà tất cả Tăng, Ni và Phật Tử Việt Nam đều tôn kính hay sao? Ông Chu Tất Tiến vẫn làm ngơ trước tất cả tài liệu, văn kiện, văn bản liên quan đến biến cố Pháp Nạn 1963 của Phật Giáo Việt Nam mà 50 năm qua rất nhiều sử gia, chính khách, cơ quan chính phủ, nhân chứng trong và ngoài nước đã nói rõ, đặc biệt là Lời Nguyện Tâm Quyết của Bồ Tát Thích Quảng Đức tự viết ra trước khi vị pháp thiêu thân. Một đoạn trong Lời Nguyện Tâm Quyết, Bồ Tát Thích Quảng Đức viết rằng, “Tôi pháp danh Thích Quảng Đức, Hòa thượng trụ trì Chùa Quán Âm Phú Nhuận (Gia Định). Nhận thấy Phật giáo nước nhà đương lúc ngửa nghiêng, tôi là một tu sĩ mệnh danh là trưởng tử của Như Lai không lẽ cứ ngồi điềm nhiên tọa thị để cho Phật Pháp tiêu vong, nên tôi vui lòng phát nguyện thiêu thân giả tạm này cúng dường chư Phật để hồi hướng công đức bảo tồn Phật giáo.”Trong một đoạn khác Ngài viết rằng, “Trước khi nhắm mắt về cảnh Phật, tôi trân trọng kính gởi lời cho Tổng thống Ngô Đình Diệm, nên lấy lòng bác ái từ bi đối với quốc dân, hãy thi hành chính sách bình đẳng tôn giáo để nước nhà xứng yên muôn thuở.”(Nguồn: www.quangduc.com) Đó là lời nguyện phát xuất từ nguyên nhân chính trị hay sao? Nếu là hành động phát xuất từ chính trị thì tại sao không thấy Bồ Tát Quảng Đức bày tỏ lòng thù hận, kêu gọi sự trả thù, ý muốn lật đổ chế độ của Cố TT Ngô Đình Diệm, v.v… mà chỉ thấy Ngài kêu gọi ông Diệm “lấy lòng bác ái từ bi đối với quốc dân,” và “thi hành chính sách bình đẳng tôn giáo”? Bồ Tát Thích Quảng Đức kêu gọi thi hành chính sách bình đẳng tôn giáo nghĩa là để cho tất cả mọi tôn giáo được quyền bình đẳng và tự do hành đạo, cũng có nghĩa là Ngài tôn trọng sự có mặt của tất cả mọi tôn giáo khác, kể cả Thiên Chúa Giáo. Tâm nguyện đó làm sao có được ở một người vì nguyên nhân chính trị mà thiêu thân!

3/ Hỏa Mù Đại Diện Cho Người Việt Trên Toàn Thế Giới

Trong một đoạn khác ông Chu Tất Tiến viết rằng, “Vậy, những lời tôi viết sau đây, xin anh nhận cho là hoàn toàn với thành ý, để sửa chữa những nhận định sai lầm về lịch sử trầm trọng như anh đã phát biểu trong buổi lễ Tưởng Niệm vừa qua, gây hoang mang cho người Việt trên toàn thế giới.”

Làm sao ông Chu Tất Tiến biết chắc là người Việt trên toàn thế giới hoang mang? Đó là cách viết gian xảo, đánh lận con đen, tung hỏa mù và gây hoang mang cho người đọc không nắm vững sự thật vấn đề. Điều rất rõ là tất cả chư Tăng, Ni và đồng hương Phật tử, những nạn nhân của chế độ Ngô Đình Diệm, các đảng phái, đoàn thể, tổ chức, tôn giáo, và cá nhân bị chế độ nhà Ngô bách hại, những người Thiên Chúa Giáo có lòng với dân tộc và đất nước Việt Nam trong và ngoài nước không ai hoang mang trước việc tổ chức lễ tưởng niệm, và những tài liệu, những bài thuyết trình, kể cả bài diễn văn của ông Huỳnh Tấn Lê đọc trong lễ tưởng niệm 50 Bồ Tát Thích Quảng Đức Vị Pháp Thiêu Thân vào ngày 23 tháng 6 năm 2013. Sau lễ tưởng niệm đến nay, cũng có một số người như ông Chu Tất Tiến, viết bài, viết email phổ biến trên các phương tiện truyền thông để chống đối lễ tưởng niệm và bài phát biểu của ông Huỳnh Tấn Lê, nhưng không phải là số đông, lại càng không phải là “người Việt trên toàn thế giới.” Ngược lại, cũng từ ngày tổ chức lễ tưởng niệm đến nay, đã có nhiều người bày tỏ đồng tình với Ban Tổ Chức lễ tưởng niệm bằng những bài viết, những email, những lời trao đổi với nhau lúc gặp mặt, lúc tâm tình. Sao không thấy ông Chu Tất Tiến nói đến những người đồng tình với việc tổ chức lễ tưởng niệm và các tài liệu được Ban Tổ Chức lễ tưởng niệm phổ biến?

4/ Hỏa Mù Ném Vào Những Sự Kiện Lịch Sử

Trong mục A của bài viết, ông Chu Tất Tiến mở đầu phần tấn công bài diễn văn khai mạc của ông Huỳnh Tấn Lê bằng đề mục “Về phương diện văn chương,..” Lạ quá, tôi cứ tưởng trong những tiểu đoạn tiếp theo ông Chu Tất Tiến sẽ bình phẩm về phương diện văn chương của bài diễn văn ông Huỳnh Tân Lê, nhưng mà đọc hoài vẫn không thấy đâu. Thì ra ông Chu Tất Tiến tấn công về mặt luận chứng trong bài diễn văn chứ không phải văn chương. Tôi chưng hửng quá! Sao vậy, ông họ Chu, sao ông ghi đề mục là “văn chương” mà ông lại đi tấn công người ta về mặt luận chứng? Ông cố tình ném hỏa mù hay là thật sự không phân biệt được sự khác nhau giữa khía cạnh văn chương và luận chứng trong một bản văn?

Trong mục A này, ông Chu Tất Tiến đã phạm phải những lỗi lầm về kiến thức, lý luận, phương pháp luận, vừa tung hàng loạt hỏa mù vào các sự kiện lịch sử của biến cố pháp nạn 1963. Ở đây xin đơn cử một số trường hợp như sau.

a/ Phải nói là ông Chu Tất Tiến rất dốt về từ ngữ Hán Việt nên mới dùng chữ “giả định” để nói đến những phát biểu trong diễn văn khai mạc của ông Huỳnh Tấn Lê. Trong bài diễn văn, ông Huỳnh Tấn Lê nêu ra các sự kiện lịch sử đã xảy ra, chứ không phải là những giả thiết hay tiền đề để rồi phải chứng minh cho người khác thấy đó là sự thật lịch sử nữa.

b/ Ông Chu Tất Tiến thay vì đưa ra thí dụ cụ thể về việc ông Huỳnh Tấn Lê nêu “giả định” mà không dẫn chứng tài liệu lịch sử cụ thể, ông Chu Tất Tiến lại tự mình nêu ra “vụ nổ ở Đài Phát Thanh” để tấn công đối thủ của mình. Sai, sai bét rồi ông Chu Tất Tiến ơi! Ông Chu Tất Tiến đã sai thêm về mặt phương pháp luận một cách rất trầm trọng. Vì sao? Vì ông Chu Tất Tiến đã không nêu ra được chứng cứ cụ thể nào về việc ông Huỳnh Tấn Lê “giả định” sự kiện mà không dẫn chứng, và hơn nữa ông Chu Tất Tiến còn sai thêm một điều là tự mình đưa ra thí dụ “vụ nổ Đài Phát Thanh” vốn hoàn toàn không có trong bài diễn văn của ông Huỳnh Tấn Lê để làm dẫn chứng cho cái mà ông Chu Tất Tiến gọi là “giả định không dẫn chứng” của ông Huỳnh Tấn Lê.

Vậy mà ông Chu Tất Tiến dám chê ông Huỳnh Tấn Lê là “trượt dốc trong lý luận,” hay “thất bại trong việc hỗ trợ lý luận của mình.” Đến đây thì độc giả rõ ai là người “trượt dốc trong lý luận,” và ai là người “thất bại trong việc hỗ trợ lý luận của mình,” phải không, ông Chu Tất Tiến?

c/ Chưa hết, ông Chu Tất Tiến còn lôi ra một số những dẫn chứng để tung hỏa mù làm cho độc giả hoang mang về “vụ nổ ở Đài Phát Thanh” [tại Huế vào ngày 8 tháng 5 năm 1963]. Ông Chu Tất Tiến tấn công ông Huỳnh Tấn Lê rằng “chỉ là những lời nói theo ý người khác,…” Ông họ Chu còn lên mặt dạy đời ông Lê rằng phải “dẫn chứng bằng tài liệu, mà phải là tài liệu có uy tín, không phải là những lời nói vu vơ… “Ấy thế mà, tưởng đâu ông Chu Tất Tiến trưng dẫn tài liệu nào đặc biệt lắm được viết bởi một sử gia tên tuổi đáng tin cậy nào, té ra ông Chu trích tài liệu của ông Nguyễn Văn Lục… Ông Nguyễn Văn Lục là người viết bài “Chúc Thư Văn Học Của Nhất Linh, Một Cái Chết Định Sẵn,” mà trong đó vì để chạy tội giết hại các nhà lãnh đạo đảng phái Quốc Gia của nhà Ngô nên đã đảo điên lý luận và chứng cớ để cho rằng nhà văn, nhà cách mạng Nhất Linh Nguyễn Tường Tam tự tử vì bị bệnh tâm thần. Thật là ác tâm đến hết chỗ nói. Một người có công lới với nền văn học Việt Nam và bao nhiêu hy sinh cho chính nghiã Quốc Gia bảo vệ sự độc lập và toàn vẹn lãnh thổ trước cuộc xâm lăng của đế quốc Pháp như nhà văn nhà cách mạng Nguyễn Tường Tam mà ông Nguyễn Văn Lục cũng dám nói là tự tử vì bệnh tâm thần, một người như thế thì còn có tư cách gì để đáng tin cậy mà ông Chu Tất Tiến lại trích tại liệu của Nguyễn Văn Lục để dẫn chứng vụ nổ ở đài phát thanh Huế? Đó không phải là cố tình tung hỏa mù vào biến cố lịch sử này thì còn là gì?

Trong khi đó tài liệu được giải mật cho thấy trong bản báo cáo của Cơ quan Tình báo Trung ương Hoa Kỳ CIA trình lên Tổng Thống Hoa Kỳ vào ngày 11 tháng 5 năm 1963 cho thấy rằng trách nhiệm thảm sát tại đài phát thanh Huế vào đêm ngày 8 tháng 5 năm 1963 là thuộc về cảnh sát, dân vệ, và quân đội của chế độ ông Ngô Đình Diệm. (Nguồn: http://thuvienhoasen.org/D_1-2_2-139_4-18391_5-50_6-1_17-78_14-1_15-1/cia-bao-cao-tong-thong-my-ve-cuoc-tham-sat-hue-1963.html#detail)

d/ Ông Chu Tất Tiến tấn công ông Huỳnh Tấn Lê cho rằng việc ông Lê nói ông Diệm làm cho miền nam VN bị mất vào tay CS là “trượt dốc lý luận.” Ông Chu Tất Tiến còn nói “Tôi không thể tưởng tượng được là anh dẫn chứng việc làm của người đã chết từ 1963 để đổ lỗi cho ông về sự mất nước vào năm 1975, tức là 23 năm sau,…”

Nhưng trong bài diễn văn của ông Huỳnh Tấn Lê nói thế nào về việc này. Xin đọc lại nguyên văn một đoạn trong bài diễn văn có liên quan đến việc mà ông Chu Tất Tiến nói trên để thấy rõ hơn vấn đề. Đây là đoạn văn trong bài diễn văn của ông Huỳnh Tấn Lê: “6. Có thể nói, TT NĐD nắm được quyền hành trong một hoàn cảnh vô cùng thuận lợi để xây dựng nền móng dân chủ cho quốc gia, khi CS Bắc Việt vừa ra khỏi cuộc chiến tiêu hao với Pháp, còn để yên cho miền Nam vì chưa đủ phương tiện đánh phá. Chính sự cai trị độc tài, độc ác của TT NĐD và gia đình đã làm tiêu hao tiềm năng chống cộng của miền Nam, nhiều thành phần trí thức, nông dân bất mãn đã lơ là chống cộng. Chế độ TT NĐD đã làm hỏng đại cuộc xây dựng dân chủ quốc gia ngay từ đầu, chính là nguyên nhân xa đưa đến sự sụp đổ 30 tháng 4 sau này khi ông và giòng họ đã đặt quyền lợi của tôn giáo, của gia tộc mình lên trên quyền lợi của dân tộc. Điều nguy hiểm nhất là CS không hề từ bỏ tham vọng nhuộm đỏ miền Nam.” (Nguồn: http://quangduc.com/p4608a25936/2/dien-van-khai-mac-le-tuong-niem)

Có 2 điểm cần ghi nhận ở đoạn văn trích dẫn bài diễn văn trên của ông Huỳnh Tấn Lên: Thứ nhất, ông Lê đã nói rất rõ về những chính sách và cách hành xử sai lầm của ông Diệm trong suốt thời gian cầm quyền đã dẫn tới hệ quả là “Chính sự cai trị độc tài, độc ác của TT NĐD và gia đình đã làm tiêu hao tiềm năng chống cộng của miền Nam…” Và thứ hai, ông Lê chỉ nói đó là nguyên nhân xa chứ không phải nguyên nhân gần hay trực tiếp, “Chế độ TT NĐD đã làm hỏng đại cuộc xây dựng dân chủ quốc gia ngay từ đầu, chính là nguyên nhân xa đưa tới sự sụp đổ 30 tháng 4 sau này…” Từ lý luận, luận chứng cho đến thực tế điều ông Huỳnh Tấn Lê nói trong đoạn trích của bài diễn văn không có gì sai cả.

Xin nhớ rằng trong di chúc 71 chữ của nhà văn, nhà cách mạng Nhất Linh Nguyễn Tường Tam viết để lại trước khi uống thuốc độc tuẫn tiết vào ngày 7 tháng 7 năm 1963 để chống lại chế độ Ngô Đình Diệm tài sát các đảng phái Quốc Gia đã viết rằng, “Sự bắt bớ và xử tội tất cả các phần tử đối lập quốc gia là một tội nặng sẽ làm cho nước mất về tay cộng sản.”Thế đó, chính nhà văn nhà, cách mạng Nhất Linh Nguyễn Tường Tam cũng đã nói trước như thế, chứ không phải chỉ có ông Huỳnh Tấn Lê mới nói đây đâu, thưa ông Chu Tất Tiến. Thì ra nói ngược lại sự thực lịch sử để làm cho người khác hoang mang, nghi ngờ cũng là cách tung hỏa mù của ông Chu Tất Tiến.

e/ Ông Chu Tất Tiến tấn công ông Huỳnh Tấn Lê cho rằng việc ông Lê nói trong bài diễn văn là TT Diệm giết 300,000 người ở Miền Trung, là sai, không có chứng cứ. Ông Chu Tất Tiến lý luận rằng “khi nói ‘miền Trung’ trong sự kiện 1963 tức là nói về Huế và Đà Nẵng mà thôi, vì các tỉnh khác, không có sự việc nào xảy ra liên quan đến xung đột Tôn Giáo.” Rồi ông Chu Tất Tiến vận dụng bộ óc tưởng tượng của ông ra để hình dung 300,000 xác chết tại Huế và Đà Nẵng không biết chôn ở đâu cho hết.

Ông Chu Tất Tiến đã tung hỏa mù dày quá rồi nên chính ông cũng bị mù tịt luôn là phải. Ai nói ông là vụ triệt hạ Phật Giáo của Nhà Ngô ở miền Trung chỉ có Huế và Đà Nẵng mà thôi. Sai, sai bét rồi, ông Chu Tất Tiến! Trong vụ triệt hạ Phật Giáo và các đảng phái Quốc Gia dưới chế độ Ngô Đình Diệm lan rộng nhiều tỉnh tại miền Trung từ Quảng Trị vào Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, và tới Bình Thuận. Ở nhiều tỉnh như chẳng hạn Phú Yên hàng trăm đảng viên các đảng phái Đại Việt, Việt Nam Quốc Dân Đảng và Phật tử bị bắt cóc vào ban đêm và đem đi thủ tiêu mất tích mà không ai biết họ bị giết và xác chôn ở đâu.

Trong bài diễn văn vì không tiện trưng dẫn bằng chứng chi tiết nên ông Huỳnh Tấn Lê chỉ nói các sự kiện mà không nêu bằng chứng, nhưng sau đó ông Lê đã phổ biến tài liệu đầy đủ về các nguồn gốc mà ông trích thuật để đưa ra các sự kiện trong bài diễn văn của ông. Trong đó, về sự kiện 300,000 ngàn người bị chế độ ông Diệm giết tại miền Trung, ông Lê trích thuật từ các tài liệu như tác phẩm “Đảng Cần Lao” của tác giả Chu Bằng Lĩnh, bài khảo luận “7 Nguyên Nhân Thất Bại của Chế Độ NĐD” của Bùi Kha, và tác phẩm “Việt Nam Đệ Nhất Cộng Hòa Toàn Thư 1954-1963,” tập 1 của tác giả Nguyễn Mạnh Quang. (Nguồn: http://quangduc.com/p545a50156/tai-lieu-ve-ky-thi-pg-duoi-thoi-de-nhat-cong-hoa-1954-1963)

Như vậy, ông Huỳnh Tấn Lê không phải dựng chuyện, hay bịa đặt để nói. Ông Lê cũng không tung hỏa mù như ông Chu Tất Tiến trong vụ ông Chu Tất Tiến vào cuối năm 2010 kết tội Phật Giáo giết 100,000 giáo dân Công Giáo tại Việt Nam vào thời nhà Nguyễn mà không đưa ra được một bằng chứng cụ thể nào để hỗ trợ cho lý luận của mình.

f/ Ông Chu Tất Tiến quả thật đã cố tình tung hỏa mù với mục đích làm hoang mang người đọc nên bất kể sự việc đúng sai ông đều có thể viết ra. Sự kiện chế độ Ngô Đình Diệm tấn công toàn diện vào các chùa chiền trên toàn miền Nam vào đêm 20 tháng 8 năm 1963 để bắt bỏ tù tất cả Tăng, Ni và cư sĩ Phật tử lãnh đạo cuộc vận động đòi bình đẳng tôn giáo là sự kiện lịch sử mà sử sách viết về biến cố pháp nạn 1963 đều có ghi. Vậy mà ông Chu Tất Tiến làm bộ tung hỏa mù nạn vấn ông Huỳnh Tấn Lê rằng “Ngoài ra, anh cũng khẳng định là có "Kế hoạch Nước Lũ" đánh phá chùa chiền, bắt giữ hơn 1,500 tu sĩ vào đêm 20-8-1963.”Người phát ngôn ra câu này có thể cho biết là Kế Hoạch Nước Lũ này do ai soạn thảo? Ai thi hành? Từ Bộ Tư Lệnh Cảnh sát? Hay từ Biệt Khu Thủ Đô? Và chỗ nhốt giam 1500 tu sĩ đó ở đâu? Nhà giam Chí Hòa có đủ chỗ cho một lần 1500 tù nhân không? Rồi, những người đó có được thả ra không? Và 1500 thân nhân và gia đình của những người bị bắt đó, có ai kháng cáo? Số phận của họ ra sao?”

Để giúp đánh tan hỏa mù của ông Chu Tất Tiến, tôi xin trích một đoạn trong tài liệu mật của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ được giải mật và được cư sĩ Nguyên Giác dịch sang tiếng Việt và đăng trên trang nhà Thư Viện Hoa Sen. Trong tài liệu này có điện văn mang số 274 chứa đựng nội dung bức điện văn từ Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam gửi về Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ ở Hoa Thịnh Đốn. Trong đó nói về chiến dịch tấn công các chùa và bắt 1,426 Tăng, Ni và Cư Sĩ Phật Giáo. Sau đây là trích đoạn tài liệu nói trên:

“274. Điện Văn từ Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ tại VN gửi về Bộ Ngoại Giao (1)

Sài Gòn, ngày 24 tháng 8 năm 1963, lúc 6 giờ chiều

320. CINCPAC for POLAD (Hồ sơ 320. Tư Lệnh Quân Lực Thái Bình Dương ghi chú tới Hội Đồng Cố Vấn Chính Sách Ngoại Giao). Sau đây là bản ghi nhớ cuộc nói chuyện giữa Rufus Phillips, Giám đốc USOM Rural Affairs (Ủy Ban Hoa Kỳ về Phát Triển Nông Thôn), và Tướng Lê Văn Kim vào ngày 23-8-1963:

Bắt đầu bản văn: Sau đây là lời Tướng Lê Văn Kim, người hiện giữ chức Phó Sở Quan Hệ Cộng Đồng của Tướng Trần Văn Đôn, tuy ên bố với tôi trong buổi nói chuyện với Tướng Kim hôm 23-8-1963. Tướng Kim là một bạn thân cũ của tôi, và yêu cầu cuộc nói chuyện này được giữ bí mật.

Tướng Kim khởi đầu cuộc nói chuyện bằng lời, một cách cay đắng, rằng Quân Đội VNCH bây giờ hành động như búp bê trong tay Cố Vấn Ngô Đình Nhu, người đã lừa gạt quân đội trong việc ban hành thiết quân luật. Quân Đội, gồm cả các Tướng Tôn Thất Đính và Đôn, không biết gì về các kế hoạch tấn công Chùa Xá Lợi và các chùa khác. Chiến dịch đó thực hiện bởi Lực Lượng Đặc Biệt của Đại Tá Lê Quang Tung và cảnh sát dã chiến theo lệnh bí mật của ông Nhu. Nhu hiện nắm quyền kiểm soát, và Tướng Đông đang nhận lệnh trực tiếp từ ông ta.

Theo lời Kim, có 1426 người (Tăng Ni Cư Sĩ Phật Giáo) đã bị bắt. Tất cả chất nổ và vũ khí tìm thấy trong các chùa là đã đưa gài vào. Bây giờ dân chúng tin rằng Quân Đội đang giữ trách nhiệm đàn áp Phật Tử và đang chuyển dư luận sang chống đối Quân Đội. Nếu tình hình này không sửa chữa và nếu dân chúng không được biết sự thật, Quân Đội sẽ bị tê liệt một cách nghiêm trọng trong cuộc chiến chống Cộng.” (Nguồn: http://thuvienhoasen.org/D_1-2_2-86_4-18689_5-50_6-1_17-152_14-1_15-1/dien-van-274-chien-dich-tan-cong-chua.html)

Đúng là, đã có định kiến thì khó thay đổi. Những người như ông Chu Tất Tiến đã có quyết tâm tung hỏa mù vào các sự kiện lịch sử của pháp nạn 1963 nên, dù có rất nhiều tài liệu có thể nói rất đáng tin cậy mà ông vẫn không hề mở tâm và trí ra để đọc và nhận định cho khách quan và chính xác.

5/ Hỏa Mù Ngô Đình Diệm Không Đàn Áp Phật Giáo

Ông Chu Tất Tiến tung ra hỏa mù thật lớn khẳng định rằng “Không có vấn đề đàn áp Phật Giáo.” Ông Chu Tất Tiến lần lượt đưa ra các chứng cứ để bảo vệ khẳng định của ông. Trong đó ông Chu Tất Tiến đưa ra chứng cứ về việc điều tra của Ủy Ban Điều Tra Đàn Áp Phật Giáo Tại Nam Việt Nam Của Liên Hiệp Quốc.

Sự thật là theo hồ có tên A/5630, tên đề mục thảo luận số 77, và Biên Bản Buổi Họp Khoáng Đại số 1280 của Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc, phiên họp thứ 18 ngày 13 tháng 12 năm 1963, cho biết rằng trong cuộc họp này “Đại Hội Đồng quyết định không cứu xét đề mục này nữa.” Lý do LHQ đóng hồ sơ vì chế độ ông Ngô Đình Diệm đã bị lật đổ, cho nên không cần thảo luận về vấn đề đàn áp Phật Giáo tại Nam Việt Nam. (Nguồn: http://thuvienhoasen.org/D_1-2_2-135_4-18690_5-50_6-1_17-91_14-1_15-1/ban-phuc-trinh-cua-phai-doan-dieu-tra-lien-hiep-quoc-ve-dan-ap-phat-giao-tai-nam-viet-nam-nam-1963.html)

Điều đó có nghĩa là Liên Hiệp Quốc và Ủy Ban Điều Tra Về Đàn Áp Phật Giáo Tại Nam Việt Nam chưa có kết luận là có đàn áp hay không, chứ không phải là đã kết luận là không có đàn áp Phật Giáo tại Nam Việt Nam. Hai điều này hoàn toàn khác biệt.

Vậy thì ông Chu Tất căn cứ vào đâu để khẳng định là kết luận của Ủy Ban LHQ điều tra về đàn áp tôn giáo tại Việt Nam nói là ông Diệm không có đàn áp Phật Giáo? Đã vậy mà ông Chu Tất Tiến còn đi trích thư của Thượng nghị sĩ Thomas J. Dodd, Ủy Ban Tư Pháp Thượng Viện Hoa Kỳ, ngày 17 tháng 2 năm 1964 gởi Chủ tịch Ủy Ban Nội Vụ Thượng Viện Hoa Kỳ nói là có đàn áp Phật Giáo tại Nam Việt Nam. Trong khi LHQ đã bãi bỏ không thảo luận tiếp để kết luận là có đàn áp Phật Giáo tại Nam VN hay không thì một ông TNS Mỹ lại lấy lời nói của một vài thành viên trong Ủy Ban LHQ để khẳng định là không có đàn áp PG, đó là một việc làm không nghiêm túc chút nào so với một vấn đề lớn như vậy.

Ông Chu Tất Tiến còn trích lời ông Cao Xuân Vỹ nói rằng ông Diệm “… hoàn toàn ở ngoài và trên đảng Cần Lao. Với ông Diệm chỉ có Tổ Quốc và Quốc Dân.” Nói như vậy tức là có ý chạy tội cho ông Diệm và đổ tội cho đảng Cần Lao. Nhưng đảng Cần Lao là do ông Ngô Đình Nhu là cố vấn TT Diệm làm thủ lãnh. Hơn nữa, ai làm tổng thống thì người đó phải gánh trách nhiệm trước quốc dân đồng bào và lịch sử dân tộc về những việc làm tai hại cho đất nước do người thân, hay do thuộc hạ của mình gây ra. Làm tổng thống không thể chỉ đổ tội cho người khác để chạy tội và phó mặc mọi chuyện nên hư đối với vận mệnh nước nhà vào bất cứ ai, dù người đó là anh em ruột thịt của mình. Những luận điệu bênh vực và bào chữa, hay chạy tội cho ông Diệm như thế chỉ càng phô bày bản chất vô tài vô đức của ông tổng thống mà thôi. Còn bản thân ông Cao Xuân Vỹ, theo ông Chu Tất Tiến giới thiệu, là một “Phật tử thuần thành.” Tôi thật không nhịn nổi phải bật cười. “Phật tử thuần thành” gì mà theo hầu một ông tổng thống đàn áp Phật Giáo đến tận bùn đen vẫn không hề có một chút phản tỉnh nào hết vậy.

6/ Hỏa Mù Việt Cộng Mưu Hại

Trong phần kết luận bài viết ông Chu Tất Tiến vừa cảnh giác vừa đe dọa rằng, “Và cũng mong những người đọc thư này, xin đọc cho hết toàn bộ, đừng cắt xén, dán, ghép chỗ này vào chỗ kia, để mưu hại người viết, như Việt Cộng đã từng làm vài năm trước đây, vu cáo người viết bôi lọ Phật Giáo, để người viết phải xấu hổ với những vị Tăng Ni Phật Giáo mà người viết có quan hệ mật thiết. Và vì không còn chọn lựa nào, người viết đã phải chân thành viết lời xin lỗi trên mọi diễn đàn thông tin, vụ việc mới tạm yên.”

Ý ông Chu Tất Tiến là ai mà viết bài mổ xẻ những sai lầm của ông đều là Việt Cộng vì ông là người chống cộng thứ thiệt, hễ ai đánh phá ông đều là Việt Cộng hết. Coi chừng, cẩn thận!

Nhưng sự kiện mà ông Chu Tất Tiến đề cập là “vu cáo người viết [Chu Tất Tiến] bôi lọ Phật Giáo” chính là chuyện vào cuối năm 2010 ông Chu Tất Tiến viết bài “Đòn Khiêu Khích Tôn Giáo Của Bọn Tay Sai Cọng Sản,” trong đó ông viết rằng, “Phật Giáo Việt Nam được xem là hiền lương nhất, nhưng cũng giết hơn 100,000 người cùng máu đỏ da vàng chỉ vì tội theo đạo Ca Tô!” Trước sự phản đối mạnh mẽ từ Tăng, Ni và Phật tử Việt Nam trong và ngoài nước, ông Chu Tất Tiến đã buộc lòng phải viết thư cho TT Thích Viên Định của Viện Hóa Đạo GHPGVNTN trong nước để xin lỗi. Nhưng ngay trong lá thư gọi là xin lỗi đó, ông vẫn không trực tiếp xin lỗi và rút lại câu nói chính gây nên sự bất bình đối với Tăng, Ni và Phật tử Việt Nam là “Phật Giáo Việt Nam giết hơn 100,000 người cùng máu đỏ da vàng…”

Qua sự kiện này tôi thấy chính ông Chu Tất Tiến gây nhân sai lầm trước nên mới phải bị hậu quả là Tăng, Ni và Phật tử phản đối, chống đối ông. Trong việc này đâu có chuyện gì liên quan đến cộng sản mưu hại ông. Ông Chu Tất Tiến đã tự mình dọa mình thì có.

Cũng qua sự kiện này cho thấy rằng ông Chu Tất Tiến viết bài tấn công “đồng môn” Huỳnh Tất Lê là tuyên bố không có bằng chứng cụ thể và đủ thứ vu chụp khác, nhưng chính bản thân cũng đã và đang tiếp tục mắc phải những sai lầm mà chính ông gán cho người khác.

Từ lâu, tôi đọc nhiều bài của ông Chu Tất Tiến và không đồng tình với cách phát biểu và thái độ trí thức cố chấp và một chiều của ông, nhưng tôi cho là không phải chuyện của mình nên không chen vào. Là một Phật Tử, qua vụ ông Chu Tất Tiến viết bài tấn công ông Huỳnh Tấn Lê về bài diễn văn khai mạc buổi lễ tưởng niệm 50 năm Bồ Tát Thích Quảng Đức Vị Pháp Thiêu Thân tôi đã hết chịu đựng được nữa nên phải lên tiếng, và chỉ lên tiếng một lần này để vạch trần những hỏa mù mà ông Chu Tất Tiến tung vào biến cố lịch sử pháp nạn 1963 với mục đích chạy tội cho chế độ Ngô Đình Diệm.

Số người Phật tử thầm lặng như tôi lâu nay rất nhiều. Và họ thấy và biết hết những gì các ông, như Chu Tất Tiến, Tú Gàn, Liên Thành, Dương Đại Hải đã và đang làm. Chứ không phải là số đông Phật tử thầm lặng như tôi không hiểu biết các ông đang làm gì đâu. Chỉ là tới mức nào thì chúng tôi lên tiếng theo từng vấn đề các ông gây ra mà thôi. Xin hãy nhớ cho điều này.

Đó là vì sao ngày 1 tháng 11 năm 1963 sau khi chế độ nhà Ngô được tuyên bố là bị lật đổ thì hàng triệu người trên khắp miền Nam đã tràn xuống đường phố để reo hò và ăn mừng như ăn mừng một ngày hội lớn của dân tộc. Và cũng từ đó mới có ngày Quốc Khánh 1 tháng 11 vào mỗi năm trong suốt 9 năm của nền Đệ Nhị Cộng Hòa. Nêu nhớ, ngày Quốc Khánh tức là ngày vui mừng của cả nước chứ không phải của riêng một phe nhóm, một sắc tộc, hay một tôn giáo nào đâu.

Trần Đại Linh

Ý kiến bạn đọc
02/05/201614:39
Khách
Bài viết quá dở, phân tích không được chính xác lắm, và viết quá dài dòng, gây ra bẻ ý của tác giả.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
02/07/2013(Xem: 6390)
Ngay khi khởi đầu cuộc tranh đấu chống chính sách kỳ thị tôn giáo của ông Ngô Đình Diệm, các vị lãnh đạo đã ra một bản Tuyên ngôn đọc ngày 10-5-1963 tại chùa Từ Đàm, trong đó phương pháp bất bạo động được long trọng xác định: “Phương pháp tranh đấu mà chúng tôi áp dụng là bất bạo động. Chúng tôi phải thể hiện tư tưởng của Phật giáo ngay trong cuộc tranh đấu của chúng tôi. Chúng tôi chấp nhận một sự hy sinh đến cùng độ và lấy sự hy sinh ấy làm sức mạnh để rung chuyển tận lòng người chứ không phải chỉ rung chuyển chính sách mà thôi. Ngay từ bây giờ chúng tôi có thể tuyên bố minh bạch rằng những người Tăng sĩ của Phật giáo là những người sẵn sàng noi gương Gandhi - vị Thánh của sức mạnh bất bạo động”.
29/06/2013(Xem: 18100)
1963 – 2013! Năm mươi năm đã trôi qua… Một nửa thế kỷ là khoảng thời gian đủ dài để có thể soát xét và suy nghiệm xem từ biến cố đó ta rút ra được những bài học lịch sử gì.
29/06/2013(Xem: 18079)
Nhằm mục đích góp phần giúp thế hệ trẻ Việt Nam ở trong nước cũng như ở hải ngoại biết rõ lịch sử Việt Nam trong năm 1963 xảy ra như thế nào và nhất là để có nhận thức sâu sắc hơn về điều mà dân tộc đã khẳng định: “Phật giáo Việt Nam với dân tộc như hình với bóng, tuy hai mà một”.
29/06/2013(Xem: 20739)
Đạo Phật chỉ xem hành động là có, còn tất cả đều không. Chống, là chống hành động, không chống con người. Cho nên sự chống đối ấy, từ đầu, mang tính văn hóa, đạo đức, chứ không phải chính trị.
22/06/2013(Xem: 30502)
16 Lý Do Để Ghét Việt Nam: Sự gian dối Kiểu nói thách giả cả Tiếng ồn Ngôn ngữ Giao thông Phí xin thị thực để vào Việt Nam Những tòa nhà mỏng Cách người Việt làm cản trở lối ra vào trước cửa hàng Tôm hùm Cái ghế nhựa, con gián và bệnh dịch tả Cái mũ cối (mũ bộ đội) Tài xế taxi ở Việt Nam Món ăn ở Việt Nam Sự vô ý vô tứ (vô ý thức) Khả năng về kiến thức và thông tin kém của người Việt Sự khác biệt văn hóa, góc nhìn cá nhân
06/06/2013(Xem: 6430)
Pháp nạn năm 1963 mở đầu cho một sự tham dự trực tiếp của Phật giáo vào tình hình của thời cuộc gây nên do chiến tranh và sự lợi dụng chiến tranh để nắm giữ quyền hành của dư đảng ông Diệm. Lần đầu tiên, tên gọi "Phật giáo dấn thân" xuất hiện trên báo chí. Phật giáo làm chính trị chăng?
05/06/2013(Xem: 5863)
“Thời gian đó tôi là phóng viên nhiếp ảnh của chính quyền Sài Gòn nên tôi có những điều kiện đi lại, tác nghiệp trong thời kì đấu tranh của Phật giáo lúc ấy. Tôi là người phụ trách trong khu vực Quận 3 nên tôi luôn theo dõi 24/24 những diễn biến của các chùa ở đây. Trước ngày đó chúng tôi được tin bên Giáo hội sẽ có cuộc mít tinh đi ra Hạ Viện (tức là bây giờ nó là Nhà hát Thành phố) Tăng Ni sẽ mit tinh, mổ bụng để phản đối kì thị tôn giáo. Đồng thời đến 11/6 (tức 20/4/1963) chúng tôi bắt đầu đi công tác và thấy các Tăng Ni tập trung ở đường Cao Thắng, trước Phật Bửu tự, bên cạnh Tam Tông miếu, có khoảng 300 Tăng Ni, với biểu ngữ và y phục vàng.
30/05/2013(Xem: 5718)
Mở đầu cuộc đấu tranh, Phật giáo ra một tuyên ngôn, đọc tại chùa Từ Đàm, Huế, ngày 10-5-1963, trong đó đoạn cuối nói về phương pháp tranh đấu như sau: "Phương pháp ấy là "bất bạo động". Chúng tôi ý thức đang ở trong hoàn cảnh mà chính trị và quân sự cực kỳ phức tạp. Chúng tôi, hơn thế nữa, phải thể hiện tư tưởng của Phật giáo ngay trong công cuộc tranh đấu của chúng tôi. Vì những lý do đó, chúng tôi chấp nhận một sự hy sinh đến cùng độ và lấy sự hy sinh ấy làm sức mạnh để rung chuyển tận lòng người chứ không phải chỉ rung chuyển chính sách mà thôi. Ngay từ bây giờ, chúng tôi có thể tuyên bố minh bạch rằng những người tăng sĩ của Phật giáo là những người sẵn sàng noi gương Gandhi - vị thánh của sức mạnh bất bạo động".
30/04/2013(Xem: 6543)
Thưa Đại Vương, những người, có được tài sản lớn, mà không bị chúng làm say đắm... rất hiếm hoi trên đời này... Diệu Liên Lý Thu Linh
10/04/2013(Xem: 8400)
Bài nầy chỉ nhằm tóm lược một số điểm chính đã được trình bày tại Hội Nghị Khoáng Đại Kỳ 4 của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hải Ngoại Úc Đại Lợi-Tân Tây Lan, được tổ chức tại Chùa Pháp Hoa, Adelaide, ngày 17-19 tháng 3 năm 2011.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]