Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Suy Nghĩ Về Bài “Chú Đại Bi” Được Phối Thành Nhạc

14/11/201420:25(Xem: 5592)
Suy Nghĩ Về Bài “Chú Đại Bi” Được Phối Thành Nhạc
               
quanambotat

 

                   Gần đây, người viết nhận được rất nhiều thư từ, email và đặc biệt được tiếp  rất nhiều ca sĩ, nhạc sĩ  nổi tiếng trực tiếp đến trao đổi về  cách phối nhạc (trong đó có cổ nhạc) các bài  kinh chú trong kinh Phật. Tuy được trả lời là không thuộc thẩm quyền cũng như không phải là một  cán bộ hoạt động văn hóa Phật giáo có chứng nhận hợp pháp, nhưng  các bạn vẫn tin tưởng và chỉ xin một vài ý kiến nhỏ để  làm tinh thần  ban đầu thực hiện  các tâm nguyện nghệ  thuật tiếp theo. Nghĩ đó là chuỵện lợi ích cho Phật pháp và trước tấm lòng ấy của các bạn  chúng tôi đã chia sẻ một số vấn đề liên  nhưng có giới hạn, bởi lẽ những gì chưa nói là phần tôn trọng một đấng “vô sư trí” trong các bạn. Vả lại, trong nghệ thuật không có biên giới  cảm tác và cách thể hiện cũng chính là  cách để công chúng biết đến giá trị thật của nhân tố thực hiện.

 

                 Thời gian qua, trên các  phương tiện giải trí, chúng ta đã được nghe rất nhiều  các bài  chú ( trong bài viết này người viết xin phép không gọi là Thần Chú để tránh hiểu lầm) được giới nhạc sĩ  phổ thành nhạc rất  hay, nhất là bài “Chú Đại Bi” . Ai cũng biết “chú” là mật ngữ riêng  của chư Phật, Bồ Tát, không thể dịch và không được dịch ra bất kỳ ngôn ngữ nào. Điều này lý giải tại sao các bài chú  thường được đọc rất nhanh, nghe âm điệu rất gần với ngữ tạng Pali hoặc Sansrit. Chúng ta nghe chư tăng đọc  Tụng Chú Lăng Nghiêm – Thập Chú mỗi sớm  thử xem, nó có một sự cuốn hút mạnh mẽ trước hết bằng chính âm điệu độc nhất vô nhị của thể loại kinh chú này. Với hàng cư sĩ chỉ với một bài tụng Chú Đại Bi thôi nhưng vẫn phải bằng nhịp điệu  bắt buộc bất thành văn ấy, tức là nhanh, hoặc nhanh vừa phải thì cũng sẽ thấy ngay được hiệu quả  của một bài  kinh chú.

 

                Bài Chú Đại Bi tuy ngắn gọn, nằm trong phần Thập Chú sau  Năm Đệ  Lăng Nghiêm nhưng đã trở nên  một phần thiết yếu trong mỗi thời khóa công phu, hộ niệm thường xuyên, ngoại trừ các nghi cúng vong ( Theo nhiều  ý kiến cho rằng Chú Đại Bi  có hiệu quả trừ tà ma rất cao nên  khi thỉnh vong không thể đọc bài chú này. Từ chổ đó cũng có nhận định cho rằng  mỗi vị cư sĩ Phật tử tu theo chánh pháp hẳn ai cũng thược nằm lòng bài chú  này nên không thể  có chuyện vong nhập váo các vị, và nếu có đó chính là chuyện lạ trong Phật giáo!) Chú Đại Bi được cho là một  bài chú  để củng cố  thân tâm chúng ta trước mọi nghịch duyên- nghịch chướng duyên ở đây cũng được hiểu là  thế lực  u minh, ma chướng. Ngay từ câu tựa đầu tiên của bài chú này chúng ta cũng thấy được bóng dáng của Bồ Tát Quán Thế Âm ngàn mắt ngàn tay “Thiên thủ thiên nhãn vô ngại Đại Bi tâm Đà la Ni…”. Có lẽ do  vậy mà không ít  vị  còn cho rằng  đó là một bài “Thần Chú” trị bá bịnh , giúp loại trừ tai nạn khổ ách và phù hộ bình an? 

 

                      Thế nên, khi bài chú  Đại Bi được các nhạc sĩ và ca sĩ  phối thành bài nhạc thì chúng ta cũng nên xem đó là chuyện bình thường. Vấn đề là khi thể hiện  bản chất tinh túy của bài  chú này có được bảo vệ hay không, bên cạnh đó còn là sự phối âm có được chăm chút kỷ lưỡng hay không, có như thế mới không tạo ra  sự phản cảm, làm tổn hại  đến  tinh thần của chính  người có tâm nguyện thực hiện. Nếu thấy trước được điều này  cũng rất mong các ca sĩ nhạc sĩ  chớ nên nản lòng mà hảy tiềp tục cống hiến và sáng tạo nghệ thuật  thêm hơn, hy vọng khi đó những sai  sót sẽ  không còn.

 

                       Có rất nhiều  bài nhạc  Chú Đại Bi  được  trình làng với nhiều phong cách khác nhau, tùy theo khả năng  đầu tư nghệ thuật của  từng  ca sĩ và ê kíp thực hiện. Nếu như  chư Tăng Ni và Phật tử khi đọc tụng, tất cả  tạo ra âm giai  rất êm tai ,trang nghiêm  và thành kính  thì với các bài nhạc phối Chú Đại Bi, các nhạc sĩ  đã khéo léo phối bè và kéo bài chú Đại Bi về chân trời nghệ thuật  xa hơn mà những ngỡ rằng  chúng ta đang  ở trong thời khóa đọc tụng  của chính chư Tăng Ni và Phật tử nơi chánh điện. Ca sĩ Kỳ Phương , Trường Sơn …đã rất thành công  trong cả hai lãnh vực này, chúng ta cũng nên một lần nghe qua để có được thẩm âm như vừa trình bày.

 

                         Đó là những hiệu quả về phần  âm thanh nghe (mp3), còn nếu nhìn qua sân khấu hoặc video clip (mp4) thì hiệu quả ít hơn, thậm chí sai sót có thể nhận thấy ngay.

 

                          Thật đáng tiếc cho ca sĩ Ưng Hoàng Phúc khi tâm nguyện  trong sáng và thành kính của anh đã không được trọn vẹn trong phong cách  thể hiện ca khúc “Tụng Chú Đại Bi (Maha Karunika Citta Dharani)-Ưng Hoàng Phúc Remix Phong Cách Mới Lạ” (đính kèm clip)Theo  thiển ý người viết, trong  ca khúc này có tới 3 lý do để anh phải đương đầu với nhiều lời chê trách (có tới hơn 75% cho rằng phản cảm, khó chấp nhận và chỉ với 25% chấp nhận được trong tổng số 4.061 phiếu thăm dò của vnExpress),  thứ nhất : Nếu Ưng Hoàng Phúc  chuyển nhẹ  vài dòng nhạc vào thay vì đọc rap suốt sẽ hay hơn; Thứ hai: Chú Đại Bi tuy có bóng dáng Thiên Thủ Thiên Nhãn của Bồ Tát Quán Thế Âm nhưng vẫn là một bài chú riệng biệt, do vậy  dòng nhạc intro  đệm giữa  là “Om mani Padme hum” là không hợp lý. Chưa kể càng vô lý hơn khi dòng  intro mở đầu lậi là Nam mô A Di Đà Phật”(Tịnh Độ Tông) theo phong cách nhạc  Phật Trung Hoa. Thứ Ba: (Như đã nói các phần trên,) Nguyên nhân chính phá nát bài hát này  của Ưng Hoàng Phúc chính là nhóm múa minh họa. Ngoài phong cách tung tăng không phù hợp  còn  là trang phục áo vạt hò lại có  miếng vá  màu đen bên vai phải ( không rõ đó là ý gì) và đeo tràng hạt đồng bộ không phù hợp  trong  Mật Tông  (ảnh đính kèm).

 

                        Rất hiểu và thông cảm cho Ưng Hoàng Phúc  qua sự đáng tiếc này, riêng người viết bài này thì vẫn thích  phong cách thể hiện của anh và luôn ủng hộ anh trong bước đường tìm hiểu Phật pháp, xin chớ nản lòng.

      

Nhân tiện, xin được nói thêm đôi dòng về vấn nạn múa minh họa và   sự hổ trợ sân khấu (chỉ riêng Phật giáo). Hiện nay sân khấu biểu diễn thường được hổ trợ bởi  các điều kiện tiên tiến như âm thanh ánh sáng và video clip, tuy có phần rối rắm nhưng chính là để che bớt những nhược điểm của phong cách dàn dựng lẫn biểu diễn. Những điều kiện tiên tiến này sẽ là con dao hai lưỡi nếu  biên độ  nghệ thuật (lẩn  tư duy Phật pháp)của đạo diễn còn hạn chế. Chúng ta thường thấy thói quen của những đạo diễn thích phong cách áp đão, đưa lên sân khấu, chật thì thôi hình ảnh các vị sư xuất gia, bằng không thì  các nhóm múa minh họa  thay vào, không rõ để nói lên điều gì ngoải cách biện hộ  “hổ trợ-minh họa cho bài hát”.Điều này nên hiểu theo nghĩa bóng thì xác đáng hơn. Như vậy chẵng hóa ra tài năng diễn xuất của diễn viên, ca sĩ ngày nay  không cón tự tin, một mình có thể biến  khoảng trống chung quanh thành  một khoảng trời với những gì  tác phẫm, lời bài hát đang được cất lên! Dẫu rằng không thể so sánh   trường phái ước lệ tuyệt vời của ông bà chúng ta xưa kia trong các bộ môn kịch hát dân tộc như Chèo, Hát Bội …Nhưng cũng dễ hiểu một phong cách tả thực thái quá ngày càng hiện đại, chật chội trên sân khấu là đương nhiên môt khi tài năng  người diễn càng đi xuống.  Nhìn vào các chương trình Phật giáo  sẽ thấy rõ nhất những khiếm khuyết  trên. Chơi vơi, sáo mòn và dễ dãi đến ngán ngẫm. Đó là chưa  nói đến có những chương trình cũng gọi là Phật giáo  do một vài tự viện đứng ra thực hiện theo định kỳ ở ngoài  khuôn viên nhưng để trả lời  câu hỏi vì mục đích gì thì tất cả …lặng thinh!.

 

 

                                                                             DƯƠNG KINH THÀNH


Chú Đại Bi :

Nam Mô Đại Bi Hội Thượng Phật Bồ Tát ( 3 lần )
Thiên thủ thiên nhãn vô ngại đại bi tâm đà la ni

1. Nam Mô Hắc Ra Đát Na Đa Ra Dạ Da
2. Nam Mô A Rị Da
3. Bà Lô Yết Đế Thước Bát Ra Da
4. Bồ Đề Tát Đỏa Bà Da
5. Ma Ha Tát Đỏa Bà Da
6. Ma Ha Ca Lô Ni Ca Da
7. Án
8. Tát Bàn Ra Phạt Duệ
9. Số Đát Na Đát Tỏa
10. Nam Mô Tất Kiết Lật Đỏa Y Mông A Rị Da
11. Bà Lô Yết Đế Thất Phật Ra Lăng Đà Bà
12. Nam Mô Na Ra Cẩn Trì
13. Hê Rị Ma Ha Bàn Đa Sa Mế
14. Tát Bà A Tha Đậu Du Bằng
15. A Thệ Dựng
16. Tát Bà Tát Đa Na Ma Bà Tát Đa Na Ma Bà Già
17. Ma Phạt Đạt Đậu
18. Đát Điệt Tha
19. Án A Bà Lô Hê
20. Lô Ca Đế
21. Ca Ra Đế
22. Di Hê Rị
23. Ma Ha Bồ Đề Tát Đỏa
24. Tát Bà Tát Bà
25. Ma Ra Ma Ra
26. Ma Hê Ma Hê Rị Đà Dựng
27. Cu Lô Cu Lô Yết Mông
28. Độ Lô Độ Lô Phạt Xà Da Đế
29. Ma Ha Phạt Xà Da Đế
30. Đà Ra Đà Ra
31. Địa Rị Ni
32. Thất Phật Ra Da
33. Giá Ra Giá Ra
34. Mạ Mạ Phạt Ma Ra
35. Mục Đế Lệ
36. Y Hê Y Hê
37. Thất Na Thất Na
38. A Ra Sâm Phật Ra Xá Lợi
39. Phạt Sa Phạt Sâm
40. Phật Ra Xá Da
41. Hô Lô Hô Lô Ma Ra
42. Hô Lô Hô Lô Hê Rị
43. Ta Ra Ta Ra
44. Tất Rị Tất Rị
45. Tô Rô Tô Rô
46. Bồ Đề Dạ Bồ Đề Dạ
47. Bồ Đà Dạ Bồ Đà Dạ
48. Di Đế Rị Dạ
49. Na Ra Cẩn Trì
50. Địa Rị Sắc Ni Na
51. Ba Dạ Ma Na
52. Ta Bà Ha
53. Tất Đà Dạ
54. Ta Bà Ha
55. Ma Ha Tất Đà Dạ
56. Ta Bà Ha
57. Tất Đà Du Nghệ
58. Thất Bàn Ra Dạ
59. Ta Bà Ha
60. Na Ra Cẩn Trì
61. Ta Bà Ha
62. Ma Ra Na Ra
63. Ta Bà Ha
64. Tất Ra Tăng A Mục Khê Da
65. Ta Bà Ha
66. Ta Bà Ma Ha A Tất Đà Dạ
67. Ta Bà Ha
68. Giả Kiết Ra A Tất Đà Dạ
69. Ta Bà Ha
70. Ba Đà Ma Yết Tất Đà Dạ
71. Ta Bà Ha
72. Na Ra Cẩn Trì Bàn Dà Ra Dạ
73. Ta Bà Ha
74. Ma Bà Lợi Thắng Yết Ra Dạ
75. Ta Bà Ha
76. Nam Mô Hắc Ra Đát na Đa Ra Dạ Da
77. Nam Mô A Rị Da
78. Bà Lô Yết Đế
79. Thước Bàn Ra Dạ
80. Ta Bà Ha
81. Án Tất Điện Đô
82. Mạn Đà Ra
83. Bạt Đà Dạ
84. Ta Bà Ha
(Lặp lại 3 lần từ câu Chú 81 đến 84)

Tụng Chú Đại Bi (Maha Karunika citta Dharani) do Ưng Hoàng Phúc soạn và biểu diễn, phản cảm và bị phản đối:





Đài truyền hình đưa tin về sự phản đối này:



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
23/02/2012(Xem: 4019)
Sau 2 bài báo về quyển sách ““Ta là ai?” Thông tỏ sự hiểu lầm sau hàng ngàn năm” của tác giả Duy Tuệ, số lượng những ý kiến trên mạng bênh vực, đề cao tác giả quyển sách cho thấy tổ chức “Đại gia đình Minh Triết” do tác giả Duy Tuệ, người tự phong “đạo sư”, thành lập và chỉ đạo, điều hành đã tập trung khá đông đảo người tham gia tổ chức, đặc biệt là ở Việt Nam.
09/01/2012(Xem: 3930)
Bài viết này tiếp tục trích dẫn và bàn luận những vấn đề từ nội dung quyển sách ““Ta là ai?” Thông tỏ sự hiểu lầm sau hàng ngàn năm” của tác giả Duy Tuệ*. Loạt bài viết này của chúng tôi, trước hết, xin được hiểu như một loạt bài điểm sách, bình luận nội dung sách, với tựa đề quyển sách liên hệ đã nêu ở trên, được tiếp thị đến tôi trong một hoàn cảnh khá đặc biệt, như đã miêu tả ở bài trước.
26/12/2011(Xem: 2895)
HỎI: Cách đây gần 2 năm vợ chồng tôi ăn chay trường. Nguyên nhân là tự dưng tôi không thể ăn được thịt cá, thế là tôi ăn chay. Còn chồng tôi trước đó có tìm đọc một số kinh sách, nghe giảng pháp, bắt đầu có hướng tu tập tại gia theo pháp môn Niệm Phật, khi thấy tôi ăn chay trường nên cùng ăn chay luôn. Tình cờ tôi gặp một người cũng ăn chay trường và tu tập nhiều năm. Khi thấy chúng tôi ăn chay và niệm Phật thì chú ấy rất vui mừng và đưa cho chúng tôi nhiều sách, đĩa hướng dẫn tu tập...
04/11/2011(Xem: 2951)
Mấy lúc gần đây trong nước đã nổ ra ba vụ xúc phạm nặng nề tới hình ảnh của Đức Phật và Phật Giáo nói chung, khiến gây phẫn nộ nơi hàng Phật tử. Đó là việc lợi dụng lòng Từ Bi, Hỉ Xả của Phật Giáo và trào lưu đang hướng về Phật Giáo trên toàn thế giới, nhất là Thiền, một vài người làm ăn đã dùng tên Phật và hình ảnh Phật (Buddha) cho cơ sở thương mại không đứng đắn của họ: Đó là Buddha Bar & Grillở Sài Gòn và tệ hại hơn nữa Buddha SpavàFunky Buddhaở Hà Nội.
25/10/2011(Xem: 6726)
Thái độ của Phật giáo liên quan đến sự hòa điệu phi thường này như thế nào? Phật giáo có chấp nhận ý niệm có một Đấng Sáng Tạo toàn tri hay là một nguyên lý sáng tạo có khả năng điều chỉnh sự tiến triển của vũ trụ một cách tuyệt vời? Hay Phật giáo cho rằng sự hòa điệu chính xác và tuyệt vời của vũ trụ chẳng qua chỉ là một tình cờ may mắn? Vấn đề có hay không một Đấng Sáng Tạo?
17/10/2011(Xem: 4674)
Phim tài liệu này đa số là hình ảnh xứ Cam bốt, không phải Sài gòn 1963: 54 giây đồng hồ đầu là cảnh Sài Gòn; Sau đó là toàn cảnh xứ Cam bốt và cảnh quân đội Cam bốt bắt bớ đàn áp Sư và phật tử, chỉ có vài giây ngắn là xen vào ảnh bà cố vấn Ngô đình Nhu .
08/09/2011(Xem: 4793)
Năm 1962, cơ duyên đến, Hoàng tôi "tình cờ" được dự lễ Phật Đản tại chùa Từ Đàm. Đó là một hoát nhiên đại ngộ chính trị. Không khí trang nghiêm, kỹ luật, thuần thành của biển người trên sân Chùa Từ Đàm hôm đó khiến Hoàng tôi nghĩ rằng, tổng quát ra, Phật giáo có thể là một đoàn thể áp lực có khả năng góp phần giải tỏa những oan khiên khúc mắc lịch sử xứ sở đang kẹt vào. Như thế nào? Thực sự Hoàng tôi chưa có một ý niệm rõ rệt nào cả. Anh chị em chúng tôi thường le lưỡi đùa đó là thời "mã thượng ham vui".
08/08/2011(Xem: 4228)
“Dương Văn Minh – Tổng thống cuối cùng của chính quyền Sài Gòn” là một quyển ký sự - tiểu thuyết của nhà văn Nguyễn Trần Thiết, Đại tá Quân đội Nhân dân Việt Nam, cựu phóng viên Báo Quân đội Nhân dân, là người đã phỏng vấn Tổng thống Dương Văn Minh vào ngày 30/4/1975.
27/07/2011(Xem: 4029)
Cách đây không lâu, chúng tôi đã có bài giới thiệu cách sử dụng tờ gấp vào việc quảng bá lễ Phật đản. Tuy nhiên, chưa thấy đơn vị Phật giáo nào áp dụng trong thực tế, trong khi các hoạt động truyền thông đã có truyền thống lâu đời của lễ Phật đản, như xe hoa, cũng như những hoạt động truyền thông cổ động mới cho lễ Phật đản, như thuyền hoa, đều bị cắt hủy, loại bỏ tại 1
23/06/2011(Xem: 3979)
Sách vở, báo chí, dân chúng ở miền Nam trước đây gọi chế độ ông Diệm là độc tài, hoặc độc tài gia đình trị. Dictature, despotisme, tyrannie, autocratie, despotisme oriental ... tất cả những khái niệm chính trị đó của phương Tây đều có thể áp dụng được - và đã áp dụng - cho chế độ Ngô Đình Diệm. Tôi dùng chữ "toàn trị" ở đây trước hết là để nhấn mạnh một trong hai tiêu chuẩn chính mà Hannah Arendt đã dùng để định nghĩa khái niệm totalitarisme : ý thức hệ. Chế độ ông Diệm đã khẩn trương dựng lên từ đầu và càng ngày càng bắt dân chúng nuốt một thứ chủ nghĩa mà chẳng ai hiểu là gì : chủ nghĩa nhân vị.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567