Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

"Hallyu" và ảnh hưởng cải đạo tại Việt Nam

06/11/201217:03(Xem: 10071)
"Hallyu" và ảnh hưởng cải đạo tại Việt Nam
HALLYU
và ẢNH HƯỞNG CẢI ĐẠO TẠI VIỆT NAM

Minh Thạnh

Hallyu-anhhuongcaidaoHallyu là từ Hàn dùng gọi làn sóng văn hóa Hàn Quốc đang lan rộng đến nhiều nơi trên thế giới. Tạm dịch sát âm là Hàn lưu. Việt Nam là quốc gia Hallyu có tác động hết sức mạnh mẽ đến giới trẻ.

Tác động của Hallyu ở Việt Nam diễn ra trên nhiều khía cạnh của văn hóa, trước hết là âm nhạc, phim ảnh. Các ngôi sao Hàn Quốc trở thành những thần tượng của công chúng trẻ âm nhạc Việt Nam. Khán giả ca nhạc bộc lộ cảm xúc trước những thần tượng Hàn Quốc đến điên cuồng, sảng loạn, với những hành động cử chỉ như khóc lóc đến mức ngất xỉu, hôn ghế ngồi của thần tượng… Còn phim ảnh thì cũng trở thành sốt. Hầu hết kênh truyền hình ở Việt Nam đều chiếu phim Hàn Quốc.

Nhiều nhà nghiên cứu tại Hội thảo khoa học quốc tế “Tìm hiểu làn sóng văn hóa Hàn Quốc ở châu Á” diễn ra tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TPHCM tháng 6/2012 vừa qua đều thống nhất mốc khởi đầu Hallyu tại Việt Nam là năm 1998, khi Đài Truyền hình TPHCM chiếu bộ phim nhiều tập “Anh em nhà bác sĩ”.

Hallyu – làn sóng văn hóa Hàn – có tác động đến lãnh vực tôn giáo, cụ thể là nó có làm cải đạo những nơi nó truyền lan đến, cụ thể là ở Việt Nam, theo xu thế cải đạo từ Phật giáo, tôn giáo truyền thống, sang tôn giáo mới du nhập Hàn Quốc trong thế kỷ XX là Tin Lành hay không, đó là vấn đề bài viết này muốn đặt ra.

Hallyu – làn sóng văn hóa Hàn – là một hoạt động văn hóa, một tiến trình văn hóa. Tôn giáo thuộc về lãnh vực văn hóa. Do vậy, tác động của Hallya đối với tôn giáo, mà cụ thể ở đây là việc cải đạo từ Phật giáo sang Tin Lành theo hình mẫu Hàn Quốc, là điều đương nhiên, ắt phải.

Hơn nữa, Hallyu vẫn được coi là một thứ “quyền lực mềm”. Mà nói quyền lực tức là có hàm ý buộc đối tượng chịu tác động phải tuân theo. Hallyu còn được các nhà nghiên cứu khoa học xã hội đánh giá bằng những cụm từ như “chủ nghĩa dân tộc văn hóa” (Lee Dong Yeon), “Chủ nghĩa quốc gia” mềm (Wong Jon Jin).

Từ một nước 90% theo Phật giáo chuyển sang một quốc gia Phật giáo là tôn giáo thiểu số, Cơ đốc giáo hóa đang là một xu hướng của xã hội Hàn Quốc. Xu hướng đó thể hiện trên nhiều mặt hoạt động, trong đó, có các lãnh vực của văn hóa. Hallyu tràn ra nước ngoài ắt phải mang trong nó điều đó.

Tác động của nó có thể là trực tiếp, có thể là gián tiếp. Trực tiếp là chính những người hoạt động văn hóa Hàn Quốc đến Việt Nam thúc đẩy hoạt động cải đạo. Vì bối cảnh tôn giáo của Việt Nam cũng giống như Hàn Quốc, nên đây tất yếu được coi là một thuận lợi.

Người Hàn Quốc đã cải đạo từ Phật giáo sang Tin Lành đến Việt Nam không sinh hoạt ở những thánh đường riêng, mà họ lồng ghép sinh hoạt tôn giáo vào những thánh đường người Việt. Đây là một lợi thế của Hallyu. Các nhà thờ Tin Lành hỗn hợp Hàn Việt thường xuyên tổ chức truyền giảng cải đạo. Hallyu tôn giáo có được môi trường để tác động mạnh mẽ. Chỉ cần những ngôi sao ca nhạc, điện ảnh đi nhà thờ hỗn hợp để làm lễ hàng tuần, tác động của họ đối với những fan hâm hộ trẻ của Hallyu là vô cùng lớn.

Tôi không có dịp để dự những buổi truyền giảng như vậy, nhưng có nghe nói về những trường hợp bạn trẻ cải đạo rồi tiếp tục sinh hoạt ở nhà thờ hỗn hợp Hàn – Việt (Quận 10, góc 3 tháng 2 – Ngô Quyền). Còn phía Tin Lành, việc sử dụng người của công chúng là con chiên để vận động cải đạo là một sở trường. Ở đây có chung công thức: họ nói từ những điều chưa có được hay không hay khi theo Phật giáo cho đến những điều được coi là tuyệt diệu khi cải đạo (điển hình là trường hợp Huệ Nhật, được viết thành sách).

Vì vậy, về mặt tác động trực tiếp, thì hoạt động cải đạo (mà họ gọi là rao giảng tin mừng), một trong những hoạt động chính của các cơ sở tôn giáo hỗn hợp Hàn Việt đương nhiên không thể bỏ qua cơ hội mà Hallyu mang đến. Sự ưu việt của văn hóa Hàn luôn được nhấn mạnh là sự chuyển đổi từ truyền thống, được coi là lạc hậu, sang hiện đại, được coi là tiên tiến. Quá trình đó gồm có chuyển đổi tôn giáo từ Phật giáo sang Cơ đốc giáo.

Chúng ta để ý, nếu du lịch Nhật Bản thường xuyên giới thiệu những ngôi chùa với niềm tự hào, thì điều đó rất hiếm thấy ở du lịch Hàn Quốc. Thế nhưng, phim Hàn Quốc thì tràn đầy hình ảnh lễ cưới ở nhà thờ, hình ảnh các buổi cầu nguyện dưới thánh giá.

Ví dụ cụ thể nói trên là một trường hợp ảnh hưởng gián tiếp. Người nghiện phim ảnh Hàn Quốc hiện nay, là người chịu tác động của Hallyu, tự mình Hàn Quốc hóa trong sinh hoạt. Điều đó, có nghĩa là giải truyền thống văn hóa dân tộc, phi dân tộc hóa. Họ ăn mặc, trang điểm, để tóc, chọn giầy theo kiểu Hàn Quốc, ăn kim chi, ăn lẩu Hàn, mì Hàn… Cái gì là Hàn thì họ đều vơ vào, còn việc xem phim Hàn, nghe nhạc Hàn thì là điều bình thường của mọi người, tôn giáo Hàn bây giờ là Cơ đốc giáo.

Hallyu không diễn ra tự phát mà có sự thúc đẩy. Có nhiều người Hàn mở quán ăn để rao giảng Tin Lành. Đến ăn thì được chủ quán tiếp chuyện, mời đi nhà thờ Hàn Quốc. Cũng có rất nhiều người Hàn là tín đồ nhiệt thành truyền đạo làm các công việc liên hệ với văn hóa tại Việt Nam, nhiều nhất là dạy học. Số những người này rất tích cực đóng góp cho Hallyu. Chắc chắn họ ý thức rằng Tin Lành theo kiểu Hàn Quốc là một dạng quyền lực mềm có sức mạnh hết sức lớn lao.

Hallyu trong tôn giáo là điều mà từ trước đến nay dường như ít được đề cập đến. Mong rằng bài viết này giúp cho người Phật tử Việt Nam thấy được một khía cạnh mới của áp lực cải đạo tín đồ Phật giáo. Áp lực cải đạo đến từ Hàn Quốc nặng nề không kém gì phương Tây trong bối cảnh làn sóng văn hóa Hàn đang tạo ra những tác động bất ngờ, không tưởng tượng nổi ở Việt Nam, có khi làm bức xúc dư luận xã hội.

Các bậc phụ huynh Phật tử nên quan tâm đến sinh hoạt của con em mình nhiều hơn, nếu con em mình đã có những biểu hiện chịu những tác động của Hallyu. Tác động đó có thể sẽ đi đến việc cải đạo ở một nhà thờ Tin Lành Hàn Việt, thậm chí, vận động bạn bè cùng cải đạo theo kiểu Hàn Quốc.

Kết luận bài viết này, chúng tôi xin chân thành cảm ơn thầy Thích Văn Phong đã cung cấp cho chúng tôi nhiều thông tin về hoạt động vận động cải đạo cũa những người Hàn Quốc đang cư trú, làm việc tại Việt Nam.

Có nhà nghiên cứu cho rằng Hallyu đã đạt đỉnh sóng và đang qua đỉnh sóng. Có điều, theo chúng tôi, dù Hallyu có giảm đi nữa, thì hoạt động cải đạo tín đồ Phật giáo Việt Nam đến từ Hàn Quốc vẫn sẽ chỉ giảm tác động gián tiếp, còn tác động trực tiếp thì sẽ không giảm bao nhiêu, dù ảnh hưởng của Hallyu nói chung có giảm đến mức nào đi nữa. Tiến trình cải đạo theo như lời thầy Thích Văn Phong đã được, có thể nói là “xuất khẩu” sang Việt Nam. Người Hàn Quốc nhiệt thành đi cải đạo còn hơn cả người Mỹ. Những người Hàn Quốc sang Việt Nam cải đạo sẽ không buông xuôi một khi Hallyu qua thời đỉnh sóng, chuồi xuống thành “sóng xuôi” (1) đi nữa.

Chúng ta hãy nhớ một điều, nếu một người Hàn Quốc nào đó khẳng định Hàn Quốc hiện đại hóa nhờ Tin Lành hóa, thì câu hỏi của chúng ta là tại sao Nhật Bản, Đài Loan… không có cải đạo như ở Hàn Quốc mà vẫn hiện đại hóa thành công?

MT
(Phật Tử Việt Nam)

(1) Xem thêm “Văn hóa Hàn – “quyền lực mềmvà mối lo”, Cát Khuê ghi từ Hội thảo “Làn sóng Văn hóa Hàn Quốc ở châu Á” tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TPHCM, báo Tuổi Trẻthứ tư ngày 27 tháng 6 năm 2012.

Source: thuvienhoasen

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
06/11/2012(Xem: 4201)
Điều làm nhiều người giật mình là số liệu người theo đạo Phật tại Việt Nam từ cuộc tổng điều tra dân số năm 2009, do Ban Chỉ đạo Tổng điều tra dân số công bố vào năm 2010 đã cho thấy số lượng tín đồ Phật giáo Việt Nam giảm đến mức chưa từng thấy: 6.802.318 người, chiếm 7,92% dân số!
23/10/2012(Xem: 4309)
Đã là người đệ tử thì chúng ta phải tin và hành theo lời dạy của Phật, đó mới đúng là người đệ tử chân chánh, biết tôn sư trọng đạo, hiếu nghĩa trọn vẹn.
23/10/2012(Xem: 7035)
Sau khi Trưởng lão Mahinda, con trai của vua A Dục, truyền bá Phật pháp đến Srilanka và thực hiện một số việc liên quan đến việc truyền bá Phật pháp, vị vua trị vì đảo quốc này đã hỏi Trưởng lão rằng, có phải Tăng đoàn đã được thiết lập vững chắc ở đảo quốc này rồi không.
18/10/2012(Xem: 7220)
Giới luật Phật giáo và đạo đức xã hội tuy có mối quan hệ gần nhau ở một số lãnh vực, nhưng đôi khi không dung hội nhau trong một số chuẩn mực đạo đức đặc thù. Vì lẽ, con đường đạo đức của thế gian và xuất thế gian tuy gần nhau nhưng về cơ bản thì không trùng nhau.
10/10/2012(Xem: 9387)
Không hiểu tại sao người ta gọi con vật ấy là chó. Cái tên này không gây nên một ấn tượng đẹp theo nghĩa đen lẫn nghĩa bóng, nhất là đối với tôi, một người không mấy ưa loài động vật này. Lý do, có lẻ từ một kỷ niệm thuở mới lớn.
02/10/2012(Xem: 8109)
Một người thầy nói đạo nào cũng tốt là bậc thầy đó đang ngụy biện cho trách nhiệm của mình, một người là thầy hướng dẫn tâm linh cho Phật tử mà để Phật tử của mình cải đạo.
24/09/2012(Xem: 6171)
Chúng ta đang sống ở một thời đại đặc biệt. Phật pháp bây giờ đã được khắp thế giới biết đến. Phật pháp được thực hành ở những vùng đất mới, trong dân chúng với những truyền thống và mối quan tâm khác nhau. Phật pháp đang đóng góp vào một nền văn hóa mới toàn cầu.
06/09/2012(Xem: 6223)
Tiêu chuẩn nghề báo BBC hướng tới phục vụ công chúng một cách tốt nhất trên cơ sở làm báo trung thực, chính xác, độc lập và bất thiên vị. Mục này giới thiệu về các quy tắc đạo đức và các giá trị cốt lõi của nghề báo BBC cùng các quy định pháp luật về truyền thông.
13/08/2012(Xem: 4936)
Có học giả tiên đoán đến năm 2050 Phật giáo chỉ còn chùa hoang, bảo tàng. Theo tôi như thế còn may! Sợ rằng chùa sẽ bị xóa sạch, lấy đất, lấy kiến trúc dùng vào việc khác. Tôi từ lâu cũng có cùng suy nghĩ như tác giả Nguyễn Hữu Đức, nhưng còn ngần ngại chưa viết thành bài, vì câu chuyện có liên quan đến so sánh tôn giáo, còn tôi thì chủ trương chỉ đề cập khi việc có liên hệ đến tôn giáo mình, tức là khi có cải đạo mà thôi.
12/08/2012(Xem: 3497)
Trên trang mạng xôn xao về một chú tiểu nâng váy, chăm sóc cho các hoa hậu, trước sự phản ứng mạnh mẽ từ Phật giáo, hãy nghe sự phân trần của chú tiểu Trí Trần: "Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật! có lẽ thời gian vừa qua quí vị phật tử đã quá đau lòng với một chú tiểu như tôi. Tôi biết tôi đã đi quá giới hạn của một chú tiểu. Nhưng thật sự không biết phải giải thích sao cho quý vị hiểu. Phật Pháp là con đường để tất cả chúng ta tìm đến sự an lạc, nhưng để đến sự an lạc thì mấy ai biết và hiểu rằng chúng ta phải sửa, thế đấy tôi bỏ gia đình tìm THẦY học đạo."
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567