Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chấn hưng Phật giáo: Phật giáo Việt Nam đã là thiểu số?

06/11/201203:51(Xem: 5160)
Chấn hưng Phật giáo: Phật giáo Việt Nam đã là thiểu số?

chanhungphatgiao-minhthanhGần đây, trên một số bài viết đăng trên các trang mạng Phật giáo, có nhiều con số thống kê được đưa ra. Đáng chú ý là trong một bài viết về đề tài hoằng pháp, có ý kiến phản hồi nghi ngờ về sự chính xác của số lượng Phật tử tại Việt Nam dẫn lại theo Wikipedia.

Những con số đáng quan tâm khác là số lượng tín đồ Phật giáo giảm mỗi năm 4% trên thế giới, dự kiến Phật giáo sẽ triệt tiêu vào khoảng năm 2050, hay tác giả Thích Thanh Thắng dẫn lại số liệu Phật giáo gia tăng 2%, so sánh với mức gia tăng 10% của Thiên Chúa La Mã và 600% của Tin Lành.

Từ đó, tôi quan tâm nhiều hơn đến các số liệu thống kê số lượng tín đồ Phật giáo tại Việt Nam.

Tình cờ, tôi được một người quen tặng để tham khảo quyển sách “Tình bác ái Đức Ki tô thúc đẩy chúng ta”, tác giả được ghi là “Ủy ban Bác ái Xã hội Caritas Việt Nam”, thông tin xuất bản ghi “Lưu hành nội bộ 2010”, với chú thích bổ sung ở trang 1 ghi “Bản góp ý và tài liệu kèm theo trong Đại hội Dân Chúa Việt Nam(21 – 25/11/2010)”.

Vì đây là một tài liệu kèm theo Đại hội nói trên, nên nó trích dẫn rất nhiều số liệu. Tìm ở trang 23, trong bài “Xin hãy nhìn vào thực tế của Giáo hội và xã hội Việt Nam – Bản góp ý của UBBAXH-Caritas Việt Nam trong Đại hội Dân Chúa Việt Nam” của Linh mục An tôn Nguyễn Ngọc Sơn, Giám đốc Caritas Việt Nam, thấy có dẫn lại thống kê về số lượng tín đồ các tôn giáo, có chú thích nguồn: Ban chỉ đạo Điều tra Dân số, Tổng Điều tra Dân số năm 2009, nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội, 8-2010, trang 281. Đoạn thông tin số liệu và bình luận như sau:

Dân tộc VN hiện nay, theo Kết quả Tổng Điều tra Dân số năm 2009, có 6.802.318 người theo Phật giáo (7,92%), 5.677.086 theo Công giáo (6,61%), 1.433.252 theo Phật giáo Hòa Hảo (1,66%), 807.915 theo đạo Cao Đài, 734.168 theo Tin Lành (0,8%), 75.268 theo Hồi giáo, 56.427 theo Bà La Môn giáo và các đạo nhỏ khác. Tổng số những người có tôn giáo là 15.651.467 trên tổng số 85.846.997 người, tính vào thời điểm 1-4-2009.

Như thế, số người có tôn giáo trong cả nước chiếm 18,23%, số còn lại không xác định tôn giáo và rất nhiều người theo đạo ông bà tổ tiên. Đây là một trách nhiệm lớn và cũng là một lợi thế lớn cho sứ mạng truyền giáocủa GHVN vì hơn 81% dân số chưa xác định được tín ngưỡng của mình (x. Ban Chỉ đạo Tổng Điều tra Dân số, Tổng Điều tra Dân số năm 2009, NXB Thống Kê, Hà Nội, 8-2010, tr. 281).

Chúng tôi xin có một số ý kiến bàn luận những số liệu thống kê dẫn trên:

- Số lượng tín đồ Phật giáo tại Việt Nam, kèm theo đó là tỉ lệ được ghi nhận ở đây có lẽ là con số thấp nhất từ trước đến nay mà tôi được biết. Nó cho thấy tín đồ Phật giáo và Ca tô La Mã (Công giáo) đang tiến đến mức chêch lệch rất nhỏ, chỉ xấp xỉ hơn 1%.

- Đạo Tin Lành đã có số lượng lên đến mức xấp xỉ tôn giáo thứ 4 tại Việt Nam là đạo Cao Đài.

- Đáng chú ý hơn đây là số liệu trong một cuộc Tổng Điều tra Dân số vào loại gần đây, được công bố chính thức.

- Nếu liên hệ mức gia tăng tín đồ Phật giáo mỗi năm 2%, với của Ca tô La Mã là 10% và của Tin Lành 600% (dẫn theo tác giả Thích Thanh Thắng) thì chẳng bao lâu nữa Phật giáo sẽ tuột xuống mức tôn giáo đứng hàng thứ 2 Việt Nam về số lượng tín đồ, tức là tôn giáo thiểu số.

- Nếu tính theo tổng số người theo Cơ đốc giáo, tức là gộp chung tín đồ Ca tô La Mã, Tin Lành đủ mọi giáo phái…, theo kiểu như ở Hàn Quốc, thì mức chênh lệch tín đồ giữa Phật giáo và Cơ đốc giáo không là bao nhiêu vào năm 2009 và chắc chắn là tín đồ Cơ đốc giáo đã có số lượng vượt vào năm 2012. Như vậy, ước tính vào thời điểm hiện tại, suy ra từ các số liệu thống kê trên, Phật giáo có thể đã trở thành tôn giáo thiểu số tại Việt Nam không còn là tôn giáo có số tín đồ hàng đầu, hay như thường gọi, tôn giáo lớn nhất tại Việt Nam.

- Trong quyển sách dẫn trên, phía Ca tô La Mã có đưa ra số liệu thống kê tín đồ của riêng họ (trang 60): “Tính đến 31/12/2008, Giáo hội Công giáo Việt Nam có 26 giáo phận, 2 Hồng y, 2 Tổng Giám mục, 40 Giám mục, 3541 Linh mục, 17.160 tu sĩ nam nữ, 6.187.486 tín hữu, trên tổng số 86.160.000 người, chiếm 7,18% dân số. Trong gần 50 năm qua, GHCGVN đã có thêm 5 giáo phận mới, số tín hữu tăng gấp 3, số linh mục tu sĩ tăng gấp đôi.

Hiện nay, nếu tính thêm số tín hữu Công giáo (khoảng 1 triệu) và số người Việt ở nước ngoài (khoảng 3 triệu) mà Giáo hội Việt Nam phần nào chịu trách nhiệm loan báo Tin mừng, tổng số tín hữu là 7 triệu trên 89 triệu người Việt, chiếm tỷ lệ 7,86% (X. Hội đồng Giám mục Việt Nam, Niên Giám Giáo hội Công giáo Việt Nam 2005, Phụ lục: Cộng đồng Công giáo Việt Nam Hải ngoại, NXB Tôn giáo, Hà Nội, 2005, tr 867-902)”.

Với cách tính gồm cả người Việt ở hải ngoại, đối chiếu với các số liệu thống kê, gộp chung Tin Lành vào khái niệm Cơ đốc giáo, thì với mức gia tăng như trên, hiện nay, năm 2012 Phật giáo Việt Nam đã là tôn giáo thiểu số, theo kiểu như cách tính ở Hàn Quốc (Phật giáo Hàn Quốc được coi là tôn giáo thiểu số nếu so với Cơ đốc giáo, hay còn gọi là Ky tô giáo, không phải so với riêng Ca tô La Mã hay Tin Lành, mà ở Hàn Quốc có rất nhiều giáo phái).

MT

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
06/11/2012(Xem: 4197)
Điều làm nhiều người giật mình là số liệu người theo đạo Phật tại Việt Nam từ cuộc tổng điều tra dân số năm 2009, do Ban Chỉ đạo Tổng điều tra dân số công bố vào năm 2010 đã cho thấy số lượng tín đồ Phật giáo Việt Nam giảm đến mức chưa từng thấy: 6.802.318 người, chiếm 7,92% dân số!
23/10/2012(Xem: 4302)
Đã là người đệ tử thì chúng ta phải tin và hành theo lời dạy của Phật, đó mới đúng là người đệ tử chân chánh, biết tôn sư trọng đạo, hiếu nghĩa trọn vẹn.
23/10/2012(Xem: 7026)
Sau khi Trưởng lão Mahinda, con trai của vua A Dục, truyền bá Phật pháp đến Srilanka và thực hiện một số việc liên quan đến việc truyền bá Phật pháp, vị vua trị vì đảo quốc này đã hỏi Trưởng lão rằng, có phải Tăng đoàn đã được thiết lập vững chắc ở đảo quốc này rồi không.
18/10/2012(Xem: 7208)
Giới luật Phật giáo và đạo đức xã hội tuy có mối quan hệ gần nhau ở một số lãnh vực, nhưng đôi khi không dung hội nhau trong một số chuẩn mực đạo đức đặc thù. Vì lẽ, con đường đạo đức của thế gian và xuất thế gian tuy gần nhau nhưng về cơ bản thì không trùng nhau.
10/10/2012(Xem: 9362)
Không hiểu tại sao người ta gọi con vật ấy là chó. Cái tên này không gây nên một ấn tượng đẹp theo nghĩa đen lẫn nghĩa bóng, nhất là đối với tôi, một người không mấy ưa loài động vật này. Lý do, có lẻ từ một kỷ niệm thuở mới lớn.
02/10/2012(Xem: 8097)
Một người thầy nói đạo nào cũng tốt là bậc thầy đó đang ngụy biện cho trách nhiệm của mình, một người là thầy hướng dẫn tâm linh cho Phật tử mà để Phật tử của mình cải đạo.
24/09/2012(Xem: 6155)
Chúng ta đang sống ở một thời đại đặc biệt. Phật pháp bây giờ đã được khắp thế giới biết đến. Phật pháp được thực hành ở những vùng đất mới, trong dân chúng với những truyền thống và mối quan tâm khác nhau. Phật pháp đang đóng góp vào một nền văn hóa mới toàn cầu.
06/09/2012(Xem: 6219)
Tiêu chuẩn nghề báo BBC hướng tới phục vụ công chúng một cách tốt nhất trên cơ sở làm báo trung thực, chính xác, độc lập và bất thiên vị. Mục này giới thiệu về các quy tắc đạo đức và các giá trị cốt lõi của nghề báo BBC cùng các quy định pháp luật về truyền thông.
13/08/2012(Xem: 4926)
Có học giả tiên đoán đến năm 2050 Phật giáo chỉ còn chùa hoang, bảo tàng. Theo tôi như thế còn may! Sợ rằng chùa sẽ bị xóa sạch, lấy đất, lấy kiến trúc dùng vào việc khác. Tôi từ lâu cũng có cùng suy nghĩ như tác giả Nguyễn Hữu Đức, nhưng còn ngần ngại chưa viết thành bài, vì câu chuyện có liên quan đến so sánh tôn giáo, còn tôi thì chủ trương chỉ đề cập khi việc có liên hệ đến tôn giáo mình, tức là khi có cải đạo mà thôi.
12/08/2012(Xem: 3481)
Trên trang mạng xôn xao về một chú tiểu nâng váy, chăm sóc cho các hoa hậu, trước sự phản ứng mạnh mẽ từ Phật giáo, hãy nghe sự phân trần của chú tiểu Trí Trần: "Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật! có lẽ thời gian vừa qua quí vị phật tử đã quá đau lòng với một chú tiểu như tôi. Tôi biết tôi đã đi quá giới hạn của một chú tiểu. Nhưng thật sự không biết phải giải thích sao cho quý vị hiểu. Phật Pháp là con đường để tất cả chúng ta tìm đến sự an lạc, nhưng để đến sự an lạc thì mấy ai biết và hiểu rằng chúng ta phải sửa, thế đấy tôi bỏ gia đình tìm THẦY học đạo."
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567