Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Hình tượng phối ngẫu trong Kim Cang Thừa

08/03/201323:47(Xem: 6046)
Hình tượng phối ngẫu trong Kim Cang Thừa
phoingautrongkimcangthua_1HÌNH TƯỢNG PHỐI NGẪU
TRONG KIM CANG THỪA
Thích Lệ Thọ

Một tượng Phật bị “ném đá” trên mạng vì tạo hình được cho là quá sắc dục. Một người nữ khỏa thân ngồi trong lòng, choàng tay ôm lấy vị Phật. Ngay lập tức bức tượng này khiến nhiều người cảm thấy đạo Phật bị xúc phạm, đã khiến phật tử Thái Lan vô cùng giận dữ. Không chỉ có thế, nhiều cư dân mạng VN cũng chia sẻ nỗi bất bình vì hình ảnh này.

Bangkok Post dẫn lời một cư dân mạng gọi người đúc tượng là “quỷ dữ”, muốn làm ô uế thanh danh của Đức Phật. Một người sử dụng mạng xã hội Facebookcòn kêu gọi giới chức Thái Lan can thiệp bằng đường ngoại giao để phá hủy bức tượng.

Phật giáo Tây Tạng- tu tập theo Kim Cang Thừa trước đây luôn được giữ kín trong núi cao rừng rậm với những bậc thầy ẩn mình hoàn toàn không giao tiếp với thế giới bên ngoài, ngày nay với những phương tiện thông tin của thế kỷ 21, Mật tông đã được quá nhiều người biết đến qua những nguồn thông tin khác nhau.

Qua nhiều lần chúng tôi tiếp xúc với các bạn trẻ quan tâm đến Mật tông, người viết những dòng này đã nhận ra một thực tế là có rất nhiều bạn hiểu sai về Mật tông, và nguyên nhân chính là vì không có được những nguồn thông tin đầy đủ và chính xác.

Để trở một vị hành giả tu theo Kim Cang Thừa, phải dùng nhiều pháp tu để tịnh hóa ba nghiệp thân, khẩu, tâm để trở thành thân, khẩu, tâm của một vị Phật. Trên bước đường thuần hóa tâm hồn trở thành Pháp thân của Phật. Hành giả phải trải nghiệm pháp tu “Mật”, do một vị thầy trực tiếp giảng dạy. Giống như thầy thuốc gia giảm hay tăng phát đồ điều trị cho bệnh nhân. Pháp đó còn được gọi là Mật thừa hay Mật Tông.

Mật thừa có 4 đặc tính: thứ nhất là pháp Du già tịnh hóa triệt để môi trường chung quanh; thứ hai là pháp Du già tịnh hóa triệt để thân xác; thứ ba là tịnh hóa triệt để mọi cảm thọ; thứ tư là pháp Du già tịnh hóa triệt để mọi hành vi. Bất cứ giáo lý nào chứa đựng bốn sự tịnh hóa ấy đều là Mật thừa”[1].

Như vậy, rõ ràng Phật giáo Tây Tạng hay Kim Cang Thừa không hề hướng dẫn người tu đi vào con đường vọng nhiễm sắc dục, thói đời thường của kiếp sống nhân sinh.

Vậy các bức ảnh, tượng đang ngồi trên hoa sen đang “ôm ấp” hình ảnh nữ sắc kia là ai? Và những bức ảnh, tượng đó có xúc phạm đến các tông phái khác, và cộng đồng Phật giáo trên thế giới hay không?

Sau 500 năm đức Phật nhập Niết-bàn, chúng ta nhận thấy Cơ cấu của những mối quan hệ nhân và quả, nó bao gồm chính cơ cấu của dòng tâm thức của riêng ta, bị thu hẹp tột bực. Cho nên mỗi hành giả đi vào lộ trình giải thoát giác ngộ cho chính mình còn khó khăn hơn nữa.

Vì vậy, Kim cương thừa sử dụng tất cả những gì mà con người có thể có được trong thân tâm mình để tiến bộ trên đường giải thoát. Bởi thế, có một câu nói nổi tiếng rằng: “Con người đã ngã té trên đất, hắn phải nhờ chính mặt đất để đứng dậy”. Sự nhấn mạnh vào phương tiện, phương pháp, kỹ thuật là một đặc điểm của Kim cương thừa.

Phần lớn những cuộc tranh luận là về pháp Yab-yum hay còn gọi là pháp song tu, pháp tu phối ngẫu. Hình tượng một vị Phật, đang ôm một phối thân nữ đã bị rất nhiều Phật tử cho là không đúng đắn, là sai với tôn chỉ của đức Phật, là một dạng tha hóa... Hay nặng nề hơn là đã từng có một số vị thầy giảng pháp cho Kim Cang Thừa là đạo dâm tà…

Toàn bộ chúng sinh cõi Dục được cấu thành bằng những vật chất rất thô trọc, đồng thời lòng Dục luôn tồn tại trong chúng ta. Những chúng sinh từ cõi Sắc Giới trở lên cho đến cõi Vô Sắc Giới thì lòng Dục đã không còn. Vì sao? Đơn giản là vì vật chất cấu thành thân của họ đã thanh tịnh và vi tế, nhẹ nhàng hơn vật chất cấu thành thân của chúng ta rất nhiều. Cho nên chúng ta phải hiểu trong những ảnh tượng của tông Nyingma Tây Tạng,Phổ Hiền trong tư thế Yab-Yum ở trung tâm của Mạn Đà la Shi-tro, Mạn Đà La của Thái Hòa. Tuy nhiên có khi vị Bồ Tát này cũng được biểu thị trong hình tướng phẫn nộ được gọi là Chemchok Heruka. Trong hình tướng này, ngài là vị thần có cánh với thân hình màu nâu đỏ sẫm có ba mặt, sáu tay và bốn chân, thường được miêu tả trong tư thế ôm lấy người phối ngẫu màu đỏ tươi. Hình ảnh đó tượng trưng cho sự nhất thể (như tượng trên) trong Phật Giáo Đại Thừa (tranh tượng dạng này rất phổ biến tại Nepal, Tây Tạng, Ấn Độ…)

Từ cảm hững bất tận trong diễn đạt từ suy nghĩ đang tuôn chảy trong tận cùng ngóc ngách của dòng tâm thức ra bên ngoài bằng hình vẽ, hay đúc thành tượng. Mục đích chỉ cho chúng ta thấy, muốn chuyển đổi thân tướng ngũ uẩn và thế giới uế trược này để chứng Pháp thân là phải vượt qua một cửa ải ái dục khá vất vả. “Khuyết điểm lớn nhất của chúng sanh là si ái-ngày đêm sống trong si ái, không thể xả bỏ được. Nếu chuyển được tâm háo sắc thành tâm tu học Phật Pháp, từng giờ từng phút không lãng quên việc tu học, thì sẽ mau chóng thành Phật.”[2]

Pháp thân này rất rất vi tế, thanh tịnh và không có một chút hàm chứa Dục Lạc trong đó. Độ vi tế và thanh tịnh của thân Bồ tát thậm chí còn vi tế và thanh tịnh hơn chúng sinh cõi Vô Sắc rất nhiều. Vì vậy, thị hiện hình tướng phối ngẫu của chư Tôn vốn dĩ đã hoàn toàn không còn một chút gì là Dục vọng nữa.

Thông thường chúng ta có một thói quen là nhìn tượng Phật ở trên bằng con mắt của một con người bình thường. Hoàn toàn sai lầm khi nói rằng tôn nam này kết hợp với tôn nữ kia. Nhưng nếu các bạn nhìn tượng với nhãn quan của người ngồi thiền sẽ thấy hoàn toàn khác hẳn. Phật trong bức tượng hoàn toàn trong tư thế thiền và không để tâm gì đến cô gái trong bức tượng cả. Cô gái và tư thế như đang giao hoan chỉ để diễn tả trạng thái hỷ lạc của thiền định. Các bạn nào đã từng ngồi thiền và nhập định được sẽ hiểu được niềm hạnh phúc trong cõi thiền khi mà các hormon tạo ra sự sảng khoái, hưng phấn được tiết ra sau khi cơ thể đạt đến trạng thái thư giãn hoàn toàn. Đồng thời, chỉ cho tất cả chúng sinh khi đang tu tập còn chịu sự chi phối rất nhiều của nghiệp quá khứ, tận cùng trong tâm thức vẫn còn ái nghiệp chưa dứt, khi chưa chuyển “thức” thành “trí”. Một cách khắc họa tâm thức ra bên ngoài, thay vì chúng ta phải tránh né, nhưng không có nghĩa nghiệp ái không tồn tại trong ta. Nó khó, tại sao chúng ta không đối mặt để hóa giải, hay kê toa cho đúng bệnh. Vì ái nghiệp dắt chúng ta đi trong sinh tử luân hồi. “Con người đã ngã té trên đất, hắn phải nhờ chính mặt đất để đứng dậy” Đạo Phật đến để thực hành chứ không phải đến để chiêm ngưỡng hay nhận xét. Vài dòng chia sẻ!

07/03/2013

Lệ Thọ

____________________________________

[1] Hòa Thượng Geshe Kelsang Gyatso.

[2] Khai thị về ái dục, Hòa Thượng Tuyên Hóa.

Ý kiến bạn đọc
03/04/201806:47
Khách
Phật giáo đại thừa ,hay phật giáo Mật tông không phải là chính thống nguyên thủy của Đức Phật mật tông lai đạo Bon của Tây tạng và Đại thừa thì lai từ Bà là môn những hình ảnh của các vị là hán hay những cỏi Trời phạm thiên cùng địa ngục a tỳ không biết khi còn tại thế Đức Thế Tôn có công nhận hay không? Còn chuyện bức tượng trên đây chẳng có gì để nói Đức phật chỉ là một vĩ nhân của Nhân loại chuyện dục vọng lòng ham muốn và thương yêu không loai trừ bất cứ ai ,không có dục vọng thì làm sao mà có bà Da du Đà la và ông la hầu La ,tóm lại không ai vượt qua cái biễn của ái nịch và ái buộc .
Bức tượng nầy chỉ là biểu tượng phi dục tính cho người Chân tu còn riêng ông Thích huyền Tôn thì miễn bàn
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
23/05/2019(Xem: 4443)
bức tranh “Đạo pháp và dân tộc” là tác phẩm được xây dựng dựa trên sáng kiến của ông Hà Huy Thanh, cháu của ông Hà Huy Tập, nếu không có lời tán tụng diễn luận quá đáng của “ngài” Tiến sĩ viện trưởng học viện Phật giáo, thì không có gì phải xôn xao, nó cũng chỉ như nhũng bức tranh trưng bày trong phòng triễn lãm không hơn không kém; quyền diễn đạt qua ngôn ngữ tranh là quyền của tác giả, nhưng bình phẩm tranh đôi khi đi quá xa ý tưởng ban đầu, nâng sản phẩm lên hàng Thánh. Ngài Tiến sĩ viện trưởng học viện Phật giáo đề cao nội dung bức tranh: Đây là bức tranh đặc biệt có ý nghĩa, đức Phật tổ Thích Ca và Bác Hồ đều là những vị cứu tinh của nhân loại, càng có ý nghĩa hơn khi đúng với tinh thần của Giáo hội Phật Giáo Việt Nam là “Đạo pháp và dân tộc”, Đức Phật biểu trưng cho Đạo pháp, Bác Hồ tượng trưng cho tinh thần dân tộc.
16/05/2019(Xem: 5223)
Mẹ quên con ở phòng chờ, máy bay buộc phải quay đầu hạ cánh khẩn cấp, Quên hành lý ở sân bay đã trở thành một câu chuyện hết sức bình thường rồi, còn quên cả con mình ở sân bay thì có lẽ đây là lần đầu tiên người ta nghe thấy. Cả hành khách lẫn phi hành đoàn trên chuyến bay mang số hiệu SV832 của hãng hàng không Saudia Flight khởi hành từ Jeddah (Saudi Arabia) đến Kuala Lumpur (Malaysia) đã có một kỷ niệm nhớ đời.
07/05/2019(Xem: 5115)
Rùng mình trước thực trạng ô nhiễm môi trường trên thế giới: Ô nhiễm là một trong những tăng ô nhiễm môi trường trên toàn cầu rất đáng báo động. Cậu bé này không có lựa chọn nào khác ngoài uống nước bị ô nhiễm. Một nhiếp ảnh gia đã tình cờ gặp hình ảnh này tại quận Fuyuan ở tỉnh Vân Nam, Tàu Quốc vào ngày 20/3/2009.
04/04/2019(Xem: 5818)
Chuẩn bị lên đường, bạn dặn tôi đến nơi nhớ điện thư cho biết năm nay (2018) Bồ Đề Đạo Tràng có gì lạ. Tôi đáp ngay: vâng, sẽ cố gắng. Nhưng xin hiểu giùm. Nếu ai đó trong ba năm qua, năm nào cũng đến đấy thì khó thấy chuyện lạ. Chuyện gì cũng quen. Từ con đường đi có chỗ ổ gà phải tránh, cổng vào chùa khép đến chỗ nào thì nghe tiếng kêu két két, anh bán hàng góc chùa Tây Tạng lúc nào cũng cười tươi. Kể cả bà già ăn xin cũng là người cũ, ngồi ủ rũ y nguyên chỗ cũ. Chuyện gì cũng thấy như năm ngoái mình đã thấy. Nhưng, nói vậy mà việc ấy cũng có cái hay của nó: tự nhiên sao mình có cảm giác thật thân quen, như đi xa về lại thăm nhà. Thành ra muốn vừa lòng bạn nhưng không lẽ lặp lại chuyện đã từng kể cho bạn nghe những năm rồi. Rồi bỗng … quên luôn!
27/03/2019(Xem: 5633)
Câu hỏi :Theo giáo lý Phật Giáo, thực sự có hồn Ma báo oán không? Trả lời : Trong văn học dân gian, chúng ta thường đọc, thường nghe rất nhiều về “hồn Ma báo oán”.Trong Kinh sách Phật Giáo cũng có nhiều câu chuyện về Ma Quỷ báo oán đối với những người có tiền khiên oan trái với họ.Đã là tôn giáo, hầu như tôn giáo nào cũng nói đến sự tồn tại các dạng siêu nhiên mà sáu giác quan thường của con người không tiếp xúc được. Theo Phật Giáo, có 6 nẻo luân hồi : Trời, Người, Súc Sanh, A Tu La, Ngạ Quỷ, Địa Ngục. Vậy có 2 loại có thể theo báo oán con người, nếu người đó từng gây kết oan nghiệp với họ, đó là : A Tu La và Ngạ Quỷ.
16/03/2019(Xem: 4699)
Bản Tin ngắn tường thuậtnhững ngày điều trần về nhân quyền và tự do Tôn Giáo(ICCPR-International Convenant on Civil and Political Rights) của cộng sản Việt Nam tại Geneve Thụy Sĩ ngày 11 và 12.3.2019. Thích Như Điển
11/02/2019(Xem: 4324)
Nước Việt Nam ta tự hào có bốn nghìn năm văn hiến, nhưng mãi đến thế kỷ thứ 11, đời vua Lý Nhân Tông (1072-1076) mới có thi cử để chọn nhân tài với khoa thi đầu tiên gọi là Bác Học. Từ đó, khoa cử là con đường vinh hiển nhất để tiến thân. Bậc học cao nhất là Tiến sĩ. Người thi Đình để chính thức xếp hạng tiến sĩ được ngồi dưới mái “nghè” thường là văn phòng tứ bảo của Vua nên được vinh dự gọi là ông Nghè. Ông Nghè được vinh quy bái tổ có quyền chọn năm mẫu đất bất cứ nơi nào mình thích trong Tổng để làm nhà nên dân gian có câu: “Chưa đỗ ông Nghè đã đe hàng Tổng”!
14/12/2018(Xem: 5393)
Vừa rồi đạo hữu Nguyên Hòa – Lê Văn Trung có bức xúc gởi email cho người viếtnói về một bài báo theo đạo hữu là “hết sức tào lao” , được đăng trên một wedsite Phật giáo lớn . Nội dung chỉ là vài lời phòng vấn một ca sĩ trẻ tự nhận mình là “con nhà Phật” co trì tụng chú Đại Bi hằng ngày, có đi thăm các thánh tích ( Tứ Động tâm) ở Ấn Độ. Ca sĩ này còn nói rằng giáng sinh hằng năm vẫn thường hòa vào dòng người đón lễ, cất tiếng hát lời ca tại các giáo sứ, được các cha, các soeu và giáo dân – những người con Chúa hiền lành (lời ca sĩ) yêu mến ,và gởi lời cầu chúc giáng sinh an lành đến với mọi người trên hành tinh này và chuẩn bị cho ra mắt bài hát mới mừng giáng sinh năm nay….!Như vậy, tôi trả lời, bài viết này chẳngtào lao chút nào, vì mục đích của bài viết chỉ là hỗ trợ cho ca sĩ trẻ này PR cho bài hát mới mừng giáng sinh của anh ta mà thôi. Tôi mong đạo hữu hãy bình tâm kẻo bị lừa vào vòng xoáy dĩ hòa vi quý , rổi dần cũng sẽ biến thành một trích đoạn tấu hài rẻ tiề
14/12/2018(Xem: 6754)
Câu chuyện xôn xao dư luận những ngày qua là những cái tát ở Quảng Bình và Thủ đô Hà Nội. Xôn xao ở đây không chỉ là những cái tát mà là chính là tại sao cô giáo lại ra lệnh cho các học sinh tát bạn mình, thậm chí chính cô giáo, tấm gương sáng về đạo đức trong bạn và trong tôi lại giơ tay tát học trò. Chuyện gì nên nông nỗi này!
13/12/2018(Xem: 5182)
Kháng Thư chống dự án thành lập một quốc gia Kinh tại Bussy Saint Georges (77600) và sự đồng hóa người Việt với Tộc Kinh của Trung Hoa
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567