Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Không nên xem thường cải đạo: Một trường hợp ở Trung Quốc

22/12/201203:39(Xem: 4263)
Không nên xem thường cải đạo: Một trường hợp ở Trung Quốc
KHÔNG NÊN XEM THƯỜNG CẢI ĐẠO
MỘT TRƯỜNG HỢP Ở TRUNG QUỐC
Minh Thạnh

tuonggioithach_720945943Trong lịch sử hiện đại Trung Quốc, có 2 trường hợp cải đạo sang Cơ Đốc giáo được nhắc đến nhiều do ảnh hưởng của nó.

Trường hợp thứ nhất là Tôn Trung Sơn, mà chúng tôi đã đề cập đến trong một bài viết trước đây.

Trong bài viết này, chúng tôi xin đề cập đến trường hợp Tưởng Giới Thạch. Cả 2 trường hợp cải đạo đều là tổng thống của Trung Hoa Dân Quốc.

Tưởng Giới Thạch là trường hợp cải đạo sang đạo Tin Lành, thường được coi là dưới tác động của vợ, theo đạo của vợ, là bà Tống Mỹ Linh.

Tuy nhiên, việc cải đạo của Tưởng Giới Thạch là một quá trình kéo dài và đã có nhiều khó khăn. Tác động để Tưởng Giới Thạch cải đạo được coi là đã có từ trước khi ông cưới vợ. Nhưng Tưởng Giới Thạch vẫn giữ đạo Phật sau khi cưới vợ một thời gian, cho đến khi ông thoát chết trong một cuộc tấn công dữ dội của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc, mà sự may mắn của Tưởng được coi là linh ứng đối với lời cầu nguyện Thiên Chúa của Bà Tống Mỹ Linh (!?).

Việc cải đạo của Tưởng Gưới Thạch có một tác động nhất định đối với chính quyền và quân đội Trung Hoa Dân Quốc thời bấy giờ. Có một số quan chức và sĩ quan cải đạo theo Tưởng Giới Thạch, cho dù có tài liệu nói rằng Tưởng Giới Thạch không khuyến khích (có tài liệu nói là có).

Xem phim Trung Quốc, Hồng Công hay Đài Loan, chúng ta thấy cảnh quan chức, tướng tá Trung Hoa Dân Quốc thường cầu chúa, có thể coi là ảnh hưởng của việc cải đạo này. Tuy nhiên, đây không phải là sự kiện mà bài viết này hướng tới.

Ảnh hưởng chính trị của việc cải đạo sang Cơ Đốc giáo của Tưởng Giới Thạch là việc Tống Mỹ Linh và một số chính khách Đài Loan, chính khách Hoa Kỳ chơi lá bài tôn giáo trong những cuộc vận động ngoại giao và chính trị chống Cộng sau đó, trong nội chiến và sau khi “Trung Hoa Dân quốc” chạy khỏi Đại lục Trung Quốc.

Trong những giây phút hấp hối của chính quyền Quốc dân Đảng tại Đại lục Trung Quốc, những cuộc vận động ngoại giao và chính trị cho việc ủng hộ của Mỹ đối với chính quyền Quốc Dân đảng, do Tống Mỹ Linh xúc tiến tại Mỹ, cuộc chiến đấu của chính quyền Quốc dân Đảng chống Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc được bắt đầu trình bày như một cuộc chiến của những người tin đạo Cơ Đốc chống lại những kẻ vô thần.

Sau khi chính quyền Quốc dân Đảng dời đến đảo Đài Loan, thì cuộc vận động ngoại giao và chính trị như trên vẫn được tiến hành một phần dưới màu sắc tôn giáo, như đã nói, nhằm tìm kiếm sự hậu thuẫn, vốn liếng chính trị cho chính quyền Đài Loan.

Trong một tài liệu về lịch sử quan hệ quốc tế mới xuất bản tại Việt Nam, quyển “Quan hệ quốc tế thời hiện đại – Những vấn đề mới đặt ra”, Giáo sư – Tiến sĩ Đỗ Thanh Bình, PGS. TS. Văn Ngọc Thành (đồng chủ biên), Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, xuất bản năm 2012, đã có một báo cáo khoa học nói đến vấn đề này.

Bài viết “Đề cương bài giảng “Quan hệ Mỹ - Trung: Bệnh hoang tưởng, chính sách ngăn chặn và việc bình thường hóa quan hệ”” của PGS. TS Alan Richard Sweeten, giảng viên California State University, Stanislaus, Hoa Kỳ có đoạn (trang 500 sách đã dẫn):

“Nhóm vận động (ủng hộ) Trung Quốc (không phải là một tổ chức chính thức và tập trung – có ảnh hưởng lớn vào những năm 1970), chủ yếu bao gồm những thành viên bảo thủ, thường là những người thuộc Đảng Cộng hòa và những tín đồ Cơ đốc giáo ủng hộ Tưởng Giới Thạch, đã quả quyết rằng việc Trung Quốc rơi vào tay cộng sản là không thể tránh khỏi. Nước Mỹ đáng ra phải viện trợ và ủng hộ tốt hơn cho phe dân tộc chủ nghĩa bởi vì Trung Quốc có vai trò quan trọng như một nơi đầy hứa hẹn cho sự phát triển của những giá trị Cơ đốc giáo, giá trị tư bản chủ nghĩa và dân chủ của Mỹ. Với việc Mao Trạch Đông lên nắm quyền ở Trung Quốc, chúng tôi buộc phải giúp đỡ/bảo vệ Đài Loan và tạo thêm cho Tưởng Giới Thạch một cơ hội để trở về và giải phóng nhân dân Trung Quốc (đây là giai thoại liên quan đến những người Mỹ hội họp ở Đài Loan đầu năm 1973 có niềm tin rằng: Tưởng Giới Thạch chính là một anh hùng cứu tinh Trung Quốc)”.

Những thế lực chống Cộng ở Mỹ đã lợi dụng vấn đề tình cảm, trong đó có những những tình cảm tôn giáo thế cho những mục tiêu của họ.

Cũng tài liệu nói trên (sách đã dẫn, trang 500 – 501) cho biết “Thượng nghị sĩ Joseph McCarthy đã lợi dụng những sự đồng cảm này và sử dụng thêm một yếu tố mới để giải thích sự thất bại của Trung Quốc. Những người ủng hộ cộng sản hay những người cộng sản trong Chính phủ Mỹ đã viện trợ và tiếp tay cho việc hoạch định chính sách trên, dẫn đến tình trạng bỏ rơi lực lượng của Tưởng Giới Thạch. Những “gián điệpMỹ phản bội quốc gia này cần phải bị bóc trần và bãi bỏ chức vụ.

Khá nhiều cuộc họp đã được tổ chức và nhiều cá nhân bị thẩm vấn vào năm 1954, sau đó bị sa thải, chấm dứt sự nghiệp hoạt động xã hội.

Kết cục của tất cả những sự tra vấn chính sách, tranh luận công khai và những rối loạn chính trị này chính là sự trở lại nắm quyền kiểm soát của Đảng Cộng hòa ở Nhà Trắng (và ở Hạ Nghị viện)”.

“Trung Quốc” được nói đến trong những đoạn văn trích dẫn trên là chỉ Đài Loan, với danh xưng “Trung Hoa Dân Quốc”.

Nhiều tài liệu lịch sử cũng như tác phẩm văn học lấy đề tài lịch sử của Trung Quốc và Đài Loan đều nói rằng lịch sử Trung Quốc hiện đại có thể khác đi ít nhiều nếu không có sự việc cải đạo của Tưởng Giới Thạch. Lá bài tôn giáo đối với Trung Quốc vẫn tiếp tục chơi sau đó, và cũng nhằm vào những người theo Cơ đốc giáo ở Mỹ, như tài liệu nói trên đã viết.

Trang 507 sách đã dẫn, cùng một báo cáo khoa học, cho chúng ta biết tiếp “Những cuộc biểu tình năm 1989 ở Quảng trường Thiên An Môn đã làm phức tạp mọi vấn đề đối với Tổng thống Bush bởi vì nó đã đặt sự chú ý cao độ vào sự đối xử của Trung Quốc đối với người dân và đẩy vấn đề nhân quyền lên đến đỉnh điểm.

Như tôi đã đề cập trước đó, người Mỹ đã mong muốn từ lâu rằng, người Trung Quốc có quyền tự do tin tưởng vào đạo Cơ đốc – và từ đó mở rộng sang quyền tự do theo đuổi các hệ tư tưởng khác nhau dù là về tinh thần hay chính trị. Các sinh viên Trung Quốc đã dựng lên một “Nữ thần Dân chủ và Tự do” và dù muốn hay không cũng đã hướng theo các khuynh hướng của người Mỹ”.

Như vậy, một quy trình đã được bắt đầu dưới tác động của Tống Mỹ Linh: Tưởng Giới Thạch cải đạo -> chính quyền Quốc dân Đảng mang mác vì Chúa Cơ Đốc -> hướng đến những người theo đạo Cơ đốc ở Mỹ…

Việc cải đạo ở một số cá nhân thuộc tầng lớp cầm quyền, tinh hoa, rõ ràng, sẽ có tác động tiêu cực đối với lịch sử và đối với Phật giáo. Đối với Trung Hoa, Tưởng Giới Thạch là một ví dụ bên cạnh Tôn Trung Sơn.

Nghiên cứu về vấn đề này có thể rất hữu ích, vì hiện, cách chơi lá bài tôn giáo, mà chủ chốt là Cơ Đốc giáo theo kiểu Tống Mỹ Linh đã chơi, vẫn còn có những người làm chính trị ở Mỹ, Đài Loan và cả Trung Quốc tiếp tục chơi. Việc cải đạo của Tưởng Giới Thạch là một ván thắng lớn của Tống Mỹ Linh. Nhờ vốn liếng được bạc ván đầu đó, Tống Mỹ Linh đầu tư vào những ván tiếp theo cuối thập niên 1940, thập niên 1950… Thượng nghị sĩ Mc Carthy đã mượn vốn đó cho những canh bạc tiếp theo. Và cứ thế, đến nay vẫn có người còn tiếp tục...

Ngày nay, khi nhìn những người chơi lá bài cơ đốc giáo đối với các nước theo chế độ xã hội chủ nghĩa còn lại, có ai biết đến những ván đầu tiên do Tống Mỹ Linh khởi động từ vụ “được bạc” cải đạo của Tưởng Giới Thạch, bắt đầu ở thập niên 1940. Có được Tưởng Giới Thạch cải đạo, bà Tống Mỹ Linh mới Cơ đốc hóa cuộc nội chiến do Quốc dân Đảng tiến hành và hoạt động đề kháng sau đó, kể cả mưu toan “phục quốc”. Canh bạc đã được chơi cả trên tình cảm tôn giáo của người Mỹ (xem sách đã dẫn) (1).

Với những phát hiện lịch sử như vậy, rõ ràng không thể không lưu tâm với vấn đề cải đạo. Vấn đề đã đi từ cải đạo đến quan hệ quốc tế, ảnh hưởng chính trị, sự tồn tại của các lực lượng và cả đến mức quốc gia?
Những nhà ngoại giao Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đầu tiên đến Mỹ miêu tả những cuộc biểu tình phất cờ “Thanh niên bạch nhật” (quốc kỳ Đài Loan, tự xưng là Trung Hoa Dân quốc) cùng với việc giương cao thánh giá, là hiện tượng nằm trong khuôn khổ của canh bạc chính trị này. Rõ ràng, bà Tống Mỹ Linh sẽ mất nhiều hơn nữa nếu Tưởng Giới Thạch không cải đạo. Bà sẽ có ít hơn để mớm cho Thượng nghị sĩ Mc Carthy làm nên sóng gió.

Theo PGS. Ts Alan Richard Sweeten thì đỉnh cao cơn sống gió gồm cả việc thay đổi chính quyền và chính sách ở Mỹ trong thập niên 1950. Chúng ta đọc ở trang 499 sách đã dẫn “Nước Mỹ đã hy vọng sẽ đứng ngoài những xung đột mở rộng ở đấu trường Trung Quốc và thậm chí đã chuẩn bị để chứng kiến việc Mao Trạch Đông xâm chiếm và tái hợp nhất Đài Loan. Chính sách mới định hình này đã thay đổi nhanh chóng bởi những sự kiện diễn ra ở Triều Tiên, nhưng trước khi chuyển sang cuộc chiến đó, tôi muốn dành một chút thời gian để thảo luận về nhóm vận động (ủng hộ) Trung Quốc và chủ nghĩa McCarthy.

• Nhóm vận động (ủng hộ) Trung Quốc và chủ nghĩa McCarthy (1950-1956).

Sự dao động thường xuyên không bao giờ ngớt của nền chính trị Mỹ chính là câu chuyện một đảng (dù là Cộng hòa hay Dân chủ) luôn tìm cách giành quyền kiểm soát Quốc hội và Nhà Trắng về phe mình.

Theo mạch truyện đặc biệt này, khi mà Roosevelt và Truman đã kiểm soát nền chính trị Mỹ quá lâu thì việc Trung Quốc đi theo chủ nghĩa Cộng sản trở thành một cơ hội cho Đảng Cộng hòa giành lại quyền lực từ tay Đảng Dân chủ”.
(Từ “Trung Quốc” ở đây chỉ “Trung Hoa Dân Quốc”).

Trang 502 sách dẫn trên nói tiếp đến những kết quả sau thập niên 1950: “Trước việc nước Mỹ tiêu tan hy vọng về Trung Quốc, quyền lực của nhóm vận động Trung Quốc và ảnh hưởng (ngày càng tăng) của những người ủng hộ McCarthy, Đài Loan đã đảm đương một vai trò to lớn hơn trước đây. Thêm vào đó, Mỹ đã rót hàng tỷ USD vào một hiệp ước phòng thủ song phương (có thời hạn kéo dài đến năm 1979). Nước Mỹ trên thực tế đã tạo ra một chính sách “hai Trung Quốc” tồn tại cho đến tận ngày nay. Đài Loan được sử dụng để nhằm thúc đẩy sự ổn định ở Đông Á hoặc cũng có thể phân tán sự chú ý của Trung Quốc (và các nguồn lực quân sự) khỏi các khu vực khác”.

Không phải là cú thắng bạc lớn nhưng rõ ràng nó giúp cho Tống Mỹ Linh và đảng của bà ta không thua cháy túi. Hệ lụy chính trị của sự việc trên ngày nay vẫn còn với lãnh thổ Đài Loan tách rời Trung Quốc.

Và kiểu làm chính trị pha màu sắc tôn giáo theo cách thức Tống Mỹ Linh vẫn còn tiếp tục, và không chỉ với đối tượng “Trung Quốc” (Trung Quốc được hiểu là gồm 2 bờ eo biển Đài Loan).

Vì vậy, kết luận có thể rút ra là không nên xem thường việc cải đạo! (2).

MT

(1) Cuốn sách Quan hệ quốc tế thời hiện đại – Những vấn đề mới đặt ragồm một số bài viết được chọn lọc của các nhà khoa học lịch sử trong và ngoài cuộc hội thảo quốc tế với chủ đề “Nghiên cứu và giảng dạy Lịch sử quan hệ quốc tế thời hiện đại”, do Khoa Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội tổ chức năm 2011; do GS. TS. Đỗ Thanh Bình và PGS. TS. Văn Ngọc Thành đồng chủ biên. Nội dung sách đã đưa ra cách tiếp cận mới về một số vấn đề nổi bật trong lịch sử quan hệ quốc tế: nguồn gốc Chiến tranh lạnh; quan hệ giữa các cường quốc lớn như Ấn Độ-Trung Quốc, Nga-Trung Quốc, Mỹ-Nga…; quan hệ giữa Việt Nam với các nước Đông Nam Á, Liên minh châu Âu (EU), châu Phi, Mỹ…

(2) Quý bạn đọc có biết thêm thông tin, tư liệu lịch sử, bình luận về vụ việc cải đạo của Tưởng Giới Thạch, kể cả từ truyện kí lịch sử, xin vui lòng cung cấp thông tin cho chúng tôi, theo phản hồi dưới bài viết hoặc qua email [email protected]. Xin chân thành cảm ơn.


Minh Thạnh
(Phật Tử Việt Nam)
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
15/10/2010(Xem: 5289)
Giới chuyên môn Tây Phương dùng chữ APOCRYPHA – KINH ĐIỂN NGỤY TẠO để gọi văn học Phật giáo phát triển ở nhiều khu vực Á châu giả mạo những văn bản Phật giáo có gốc từ Ấn độ. Mớ bong bong của ngụy thư có nhiều nét chung, nhưng chúng không bao giờ thống nhất bằng cùng một kiểu mẫu (style) văn học hay cùng một nội dung.
13/10/2010(Xem: 6129)
Chiến tranh đi liền với sát sanh. Chiến tranh đồng nghĩa với tội ác. Sát sanh là nhân, chiến tranh là quả và ngược lại. Hai yếu tố này hỗ trợ cho nhau để tạo nên chia lìa, đau đớn, khủng hoảng, tan tóc, đau thương cho cuộc đời. Khi nào còn chiến tranh, nghĩa là con người còn phải gánh chịu đau khổ, giết hại, thù hằn, đấu tố. Chiến tranh sẽ không bao giờ chấm dứt nếu con người còn tâm địa giết hại thú vật không thương tiếc, giẫm lên mạng sống của muôn vật, không biết quý trọng mạng sống của đồng loại! Nhân trả lời một nghi vấn của một Phật tử: “Tổng thống Bush có phạm tội sát sanh hay không khi đem quân đi đánh Afghanistan hay không?” Người viết xin trình bày sơ bộ các cách phán đoán tội của một người phạm tội sát sanh cũng như các cấp độ của sát sanh và vài vấn đề liên hệ đến chiến tranh để bổ sung cho câu trả lời trên.
02/10/2010(Xem: 5391)
ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA NÓI VỀ CHÚA GIÊSU Nguyên tác: LE DALAI LAMA PARLE DE JÉSUS Éditions Brepols, Paris. 1996 Người dịch : VĨNH AN nhà XUẤT BẢN: THIỆN TRI THỨC, 2003 Một Viễn Cảnh Phật Giáo Về Những Lời Dạy của Đức Giêsu
02/10/2010(Xem: 5716)
Trong bài tham luận ngắn này, người viết giới thiệu khái quát về truyền thống khất thực như một pháp tu trong Phật giáo, thông qua đó phân tích hiện tượng khất thực phi pháp của những kẻ ăn xin giả dạng người tu, làm hoen ố truyền thống tâm linh của Phật giáo. Bên cạnh đó, người viết xin đề xuất phương án ngăn chận tệ nạn này. Đồng thời, đề nghị giải pháp ngăn chận tình trạng “khách không mời mà đến” làm mất đi ý nghĩa thiêng liêng của các ngày kỷ niệm tổ sư khai sáng các chùa và các lễ cúng dường trai tăng nói chung.
30/09/2010(Xem: 6514)
Hân hạnh gửi đến quý vị một vài ý nghĩa phiến diện về những điều đè nặng tâm trí tôi trong suốt thời gian ở tù. Nhưng điều trước tiên tôi muốn bày tỏ ở đây là sự tri ân của tôi đối với đồng bào hải ngoại, với sự cộng tác của quốc tế, đã can thiệp một cách có hiệu quả khiến cho bản án tử hình dành cho tôi trở thành bản cáo trạng dành cho những người tự cho có quyền xét xử tôi và phán xét những người đã hành động theo lương tâm.
08/09/2010(Xem: 5003)
Cánh cửa của thế kỷ 20 sắp khép lại, tất cả chúng ta đều nhận thấy rằng thế giới đã trở nên nhỏ hơn, loài người trên hành tinh đã trở thành một cộng đồng lớn, các liên minh về chính trị và quân sự đã tạo ra những khối đa quốc gia, làn sóng của thương mại và công nghiệp thế giới đã cho ra nền kinh tế toàn cầu, những phương tiện thông tin của thế giới đã loại bỏ những chướng ngại về ngôn ngữ và chủng tộc...
06/09/2010(Xem: 4508)
Hiện tượng này do sư cô Thích Chiếu Huệ khởi xướng và ngày càng lan rộng, nhận định về hiện tượng này và tìm hiểu nguyên nhân mà nó phát sinh cần có cái nhìn toàn diện về xã hội và Phật giáo Đài Loan. 1) Xã hội phát triển theo xu hướng nam nữ bình quyền. Đài Loan đã trở thành một trong bốn con rồng Châu Á và đã chịu ảnh hưởng sâu sắc của những tư tưởng phát triển từ phương tây, do đó trong xã hội ngày nay quyền bình đẳng luôn được phụ nữ Đài Loan vận động và tranh đấu. Phong trào nữ quyền ở Đài Loan đã đạt được những thành tựu nhất định. Nữ giới dần có địa vị cao trong mọi lĩnh vực của xã hội. Quan điểm "nam nữ bình quyền" đã được tuyệt đại đa số quần chúng ủng hộ và nó cũng tác động vào sau cánh cổng chùa đến tầng lớp ni giới của Đài Loan.
04/09/2010(Xem: 13091)
Tôi được một vị Tăng sinh ở Saigon mời góp ý kiến về Bát Kính Pháp khoảng hai tuần trước, nhưng vì khá bận rộn với những công việc tại đây (vừa lo thi cử cho việc trường lớp xong thì lại có duyên sự Phật sự 10 ngày tại Minnesota) nên đã khất hẹn với vị ấy là: khi nào tranh thủ được thời gian thì tôi sẽ xem xét vấn đề kỹ hơn để bàn cùng quý vị. Lúc ấy tôi nghĩ rằng: những vị Tăng sinh này sẽ tìm được câu trả lời cho những nghi vấn liên quan đến Bát Kính Pháp nhanh chóng thôi, vì ở Việt Nam hiện có rất nhiều chư Tôn Đức chuyên nghiên cứu, hiểu sâu sắc và hành trì Luật tạng miên mật, các vị dễ dàng đến đảnh lễ thưa hỏi.
04/09/2010(Xem: 4391)
Vì họ nghĩ rằng, Bát kỉnh pháp là điều khoản bất công với Ni giới, nếu chấp nhận sự có mặt của Bát kỉnh pháp trong hệ thống kinh luật, tức là chấp nhận đức Phật không có từ bi, thiếu tuệ giác và chúng ta tự đào thải mình. Rồi qua một số lý luận không có cơ sở khoa học vững chắc, họ suy đoán rằng các điều khoản trong Bát kỉnh pháp được hình thành là do sự mâu thuẫn giữa Tăng Ni trong một giai đoạn lịch sử nào đó, nên các bậc tiền nhân đã áp đặt ra để đè đầu cỡi cổ mấy cô Ni, chứ điều đó không phải do Phật nói. Cho nên, để thích hợp với xã hội toàn cầu hóa ngày nay, chúng ta phải mạnh dạng xóa bỏ điều này.
30/08/2010(Xem: 3797)
Đất nước hiện nay cần phải phát triển kinh tế để dân giàu nước mạnh. Muốn vậy, người dân Việt phải tăng gia sản xuất tất cả các ngành nghề, cần phải cạnh tranh trong tất cả các lãnh vực kinh tế. Chăn nuôi gia súc, nuôi cá, nuôi tôm là các ngành không thể thiếu để cung ứng thị trường nội địa và xuất khẩu để thu ngoại tệ.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]