Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Pháp hành trong thời mạt pháp

19/03/201212:20(Xem: 6014)
Pháp hành trong thời mạt pháp
ducphatthichca

PHÁP HÀNH TRONG THỜI MẠT
Bài Giảng Luận

HT.Thích Huyền-Tôn

Tham khảo từ:

*.Phật Niết Bàn Ký Pháp Trụ Kinh.

*.Đại Tập Kinh.

*.Đại Tỳ Bà Sa Luận Q18.

*.Phật Học Đại Từ Điển. Đinh Phúc Bảo. Tam Thời. Q1, tr. 322, Hán Tự.

*.Từ Điển Phật Học Huệ Quang Tập 1. Chánh Tượng Mạt, tr.945, Chữ Việt.

*.Phật Quang Đại Từ Điển . Q1, tr. 596. Và 2002 Q3. Chánh Tượng Mạt, HánTự.

Phật còn tại thế, Phật đã dạy về vị lai và chia ra 3 thời kỳ:

*Chánh Pháp. *Tượng Pháp . *Mạt Pháp.

*Chánh Pháp thời kỳ:Là sau Phật diệt độ, mới bắt đầu 500 năm Chánh pháp.( Theo luận Tỳ bà sa Q18. Vì độ cho Nữ giới xuất gia, nên Chánh Pháp bị giảm còn 500)Chánh pháp, có nghĩa là ‘Chứng Pháp’. Thời kỳ này có pháp, có người tu, và có người chứng được pháp đã tu. Có đủ Giáo Hạnh. Chánh pháp tồn tại 500 năm, hết 500 năm là qua thời Tượng pháp.

*Tượng Pháp thời kỳ:Là sau Chánh pháp, Tượng pháp tồn tại được 1000 năm. Tượng có nghĩa là ‘vẫn giống’ như Chánh pháp, có giáo, có hạnh, có pháp để tu, nhưng ít người chứng ngộ. Hết 1000 năm Tượng-pháp, là vào thời kỳ Mạt pháp.

*Mạt Pháp thời kỳ: Là thời khởi đầu chuyển thành ‘vi mạt’, Pháp mạt tồn tại 10.000 năm. Chỉ có Giáo mà không còn Hạnh! Tệ hơn, nhỏ bé hơn, thời kỳ của hao mòn, teo tóp, suy vi, chánh tà lẫn lộn.

Ngày nay, Tượng pháp hết đã lâu. Mạt Pháp cũng đã trôi qua 1051 năm rồi, nhưng còn kéo dài 8.949 năm nữa thì “Mạt Pháp” chấm dứt.

Ngay ở đây, tôi xin tính rõ các năm đã qua, hay sắp đến của các thời kỳ Chánh, Tượng, Mạt; theo Việt Nam Quốc Lịch kèm Âm-lịch và lịch Tây-dương để quí vị tiện việc kê cứu và có ấn tượng dễ nhớ lâu dài hơn .

  1. Phật nhập diệt năm 80 tuổi. -Là năm VNQL 2335. ÂL Bính Thìn.

(Tr.TL 545) Lão-tử 27 tuổi / Khổng-tử mới 06 tuổi. (VN-Hồng-bàng kỷ). Năm sau, VL.2336, khởi nguyên vào thời Chánh Pháp: Phật pháp do chư A-la-hớn trụ trì và các bậc đắc đạo khác, truyền đến 500 sau.

Chánh Pháp dứt vào năm VL.2836. ÂL Đinh-sửu (Tr. TL 44 năm.).

Phật Đản 581. Phật Lịch 501.

(Để nhớ:Thời kỳ này VN bị thuộc nhà Hán-Vũ-Đế, đã 69 năm rồi.)

  1. Tượng Pháp: Khởi từ VNQL 2837. ÂL Nhâm-Dần. (Tr.TL 43 ).

“VN đã bị thuộc Hán !”.Tượng Pháp tồn tại 1000 năm.

Và, Tượng Pháp đã chấm dứt vào năm VL.3837. ÂL. Mậu Ngọ. (TL.958). Phật Đản 1582. Phật Lịch 1502.

Thời cuối tượng pháp, VN trong những năm Đinh-Bộ-Lĩnh dấy binh ở Hoa-Lư. (Tàu, Bắc Tống Triệu Khuôn Dẫn).

  1. Mạt Pháp: Sau tượng pháp, Mạt Pháp tồn tại 10.000 năm. Mạt pháp khởi đầu từ năm VNQL 3838. ÂL Kỷ-Mùi. (TL.959) tức là Mạt pháp đã có mặt trên cõi đời này 1051 năm rồi.

Bấy giờ Phật Đản là 1583. Phật Lịch 1503.

Mạt pháp, đến vào thời Ngũ Đại vừa cáo chung, và vào lúc Việt Nam

Năm thứ 8 thời đang tung hoành lãnh trị từng vùng của 12 Sứ quân.

Thời hiện tại đang viết là Năm Tân Mão . VL.4890. (TL.2011)

Đến năm Ma vương mạt pháp tắt hơi thở cuối cùng phải vào năm VNQL 13.837. và Tây dương lịch 10.958. Tức là sắp tới còn 8.949 năm. Mạt Pháp sẽ là năm cuối cùng. Thế gian sẽ ra sao!? Cứ theo nghiệp nhân của Thế giới mà luận đoán…

Thuyết “Tam Thời” theo các Kinh điển có nhiều sở luận khác nhau, tôi xin trích dẫn (đoạn luận về 3 thời ) vào đây, để quí vị nghiên cứu thêm, nếu muốn .

又作正像末三時、三時。即教法住世之正、像、末等三期變遷。據大乘同性經卷下、大乘法苑義林章卷六本等載,三時即:(一)如來滅後,教法住世,依教法修行,即能證果,稱為正法(梵 saddharma)。(二)雖有教法及修行者,多不能證果,稱為像法(梵 saddharma-pratirpaka,像,相似之意)。(三)教法垂世,人雖有稟教,而不能修行證果,稱為末法(梵 saddharma-vipralopa)。然法華玄論卷十載,正、像之分別有多種說法,即:(一)佛在世為正法,佛滅後為像法。(二)未有異部之時代為正法,異部紛紛出現之時代為像法。(三)得道者多之時代為正法,得道者少之時代為像法。(四)正法未破之時代為正法。正法已破之時代為像法。(五)未起惡法為正法,起諸惡法為像法。(六)二千年皆屬正法,萬年轉衰微為像法。(七)諸菩薩見如來之法無有興滅,常見諸佛,則一萬二千乃至一切時皆是正法,二乘人見佛法有興衰,故有正、像之分別。 至於三時之時限,諸經論說法各異:(一)據賢劫經卷三、大乘三聚懺悔經等之說,正法有五百年,像法亦五百年。(二)據中觀論疏卷一末、釋淨土群疑論卷三等之說,正法有一千年,像法亦一千年。(三)據大方等大集經卷五十六、摩訶摩耶經卷下、南嶽思大禪師立誓願文等之說,正法有五百年,像法有一千年。(四)據悲華經卷七、大乘悲分陀利經卷五等之說,正法有一千年,像法為五百年。關於末法之時限,諸經論所說大抵為末法一萬年。然俱舍論寶疏卷二十九依善見律毘婆沙卷十八所舉,將正法千年之後尚有一萬年之說法,解釋作一萬年中之前五千年為像法時,而後五千年為末法時。 另據大方等大集經卷五十五,舉出「五五百年」之說,即將佛陀入滅後之二千五百年間,區分為五個五百年,依次為解脫堅固、禪定堅固、多聞堅固、造寺堅固、鬥諍堅固等五個時期;五個時期以後,雖有剃除鬚髮、身著袈裟者,然毀破禁戒,不如法行。又佛臨涅槃記法住經,於正法一千年中,以一百年為一期,依次分為聖法、寂靜、正行、遠離、法義、法教、利養、乖爭、事業、戲論等十個堅固時期。又毘尼母經卷三,於正法五百年中,亦以一百年為一期,次第分為解脫、定、持戒、多聞、布施等五個堅固時期。此二經之說法與前面大集經之說相似,依此,大集經之「五五百年」說,或亦指正法住世之相。 然據華嚴經隨疏演義鈔卷二所舉,則將「五五百年」分為正、像、末三時,即以前二個五百年為正法時,第三、第四個五百年為像法時,最後一個五百年為末法一萬年之初五百年。 又大毘婆沙論卷一八三載,由於度女人出家之故,正法減五百歲,故以初五百年之解脫堅固為正法期,次五百年之禪定堅固為像法期,後三個五百年之無行無證為末法期。 此外,羅什、不空二師所譯之仁王經中,因所舉之時限語義不詳,故各經論及智顗、吉藏、真諦等諸師之異說紛紜;或謂仁王經所說乃另一種之「三時說」,即以八十年(或五十年)為正法期,八百年(或五百年)為像法期,八千年(或五千年)為末法期。 關於我國諸師之異說,據勝鬘經疏詳玄記卷十載,淨影、道綽、法上、賢首等師說正法五百年;南山、清涼、靈芝等師說正法一千年。淨土家則謂聖道門之諸教,歷三時而漸趨衰滅,淨土教卻漸興盛,於末法一萬年之後,尚能住世一百年。 另就三時之修行證果而論,有謂正法時,持戒即能成就,稱為戒成就;像法時,修禪即能成就,稱為禪成就;末法時,惟依淨土念佛法門方能成就,稱為淨成就。〔雜阿含經卷三十二、別譯雜阿含卷六、十誦律卷四十九、仁王經合疏卷下、安樂集卷下、法華玄贊卷五、法華義疏卷五、大藏法數卷十二、末法燈明記〕

Kiếtý đoạn Hán văn trên. Ba thời, -Chánh là, giáo pháp đang như pháp và thạnh trụ ở đời Saddharma. -Tượng là, Giáo pháp vẫn như chánh, nhưng ít người tu chứng Saddharma-pratirupaka. -Mạt là, Giáo pháp nhiều biến thiên, Saddharma-vipralopa suy mạt sai phạm.

Hiện Tượng Mạt Pháp :

Hiện tượng Mạt Pháp, mà ai là Phật-tử chân chính có tu cũng đều thấy rõ:

Vi khuẩn mạt pháp xuất hiện khắp nơi, như hiện tượng Vô Thượng Sư, tới Chơn Quang! Thông Lạc, Huệ Nhật v.v… Số tiểu phôi này do tà chủng cấy vào…và còn một loại chúng quảng cáo đôi tay không dám cầm tiền, bất đắc dĩ phải tạm dùng đôi đũa gắp bỏ vào túi, trước mặt thí chủ! Về phòng kín mới dám lấy tay đếm xếp! Khi đi thì đầu đội thiên lôi, đôi chân thì trực tiếp bước trên mình của kiến trùn giun dế. Chúng phỉ bán giáo pháp, khinh mạ đại thừa, hoặc nối giáo theo dị thuyết, tâng bốc luồn cúi những tờ báo ma đạo, xuyên tạc Kinh điển với kiến giải vô minh, nhằm bôi nhọ hàng Tôn sư từng dạy dỗ nó, sỉ vả giáo pháp Đại thừa vô thượng của Đạo Phật.

Những phôi khuẩn tạp uế, hợp với tạp khí cáu cặn vô minh chủ nghĩa thời đại tạo nên phần tử giáo gian bọn ma đạo đã cấy chúng vào khi thân phận và gia cảnh của chúng nghèo đói! Vì từ bi, các Thầy các chùa ở vùng quê thương tâm, mở vòng tay nhân ái bảo bọc nuôi nấng. Với khả năng hữu hạn, chỉ dạy cho bọn chúng hai buổi công phu, và chút ít Kinh điển trong vài niên khóa sơ học. Phần tu học này, chỉ tạm để trả nợ áo cơm cho đàn na tín thí, phần tri thức hoằng hóa cho bản thân chưa đủ, thì việc giúp đời độ sanh như kẻ mù đi đêm. Bản chất và khả năng học đạo chỉ có chừng ấy, làm sao đủ sức chối bỏ được cốt tủy phôi khuẩn do “Ma đạo” cấy vào, cọng với cái bã Tài, Sắc. Danh, Lợi đang chờ chúng từ lâu? Thời cơ tới, lịnh kín ban ra, bài vở có sẵn, cởi áo ra ngoài vất sạch những cơ cực, những cái bất như ý trong bao năm nằm vùng tung ra cho hết, để đổi lại những thứ phù vinh mà cả gia phong họ hàng của chúng qua bao thế hệ thật khó kiếm ra.

Thành phần giáo gian phản đạo địa vị của chúng đủ để phỉnh gạt kẻ nghèo nhân quả tín tâm. Chúng nương tựa vào hạng Thầy trung niên xuất gia, hoặc loại Sư đã qua nửa đời hương phấn. Cố công tham cứu và leo lên nấc thang giáo phẩm có thể đóng vai trò “Sư tử trùng thực sư tử nhục”. Nhưng, nếu nói đúng hơn là “Uế khuẩn” từ ma giới cấy vào, chẳng đáng được gọi là “Sư tử trùng”, mà là “Uế khuẩn” của thế gian trong các tạp uế chủ nghĩa, tà đạo cấy vào.

Vậy, Phật tử chân chánh hộ trì Tam Bảo bằng cách nào? Để giữ Đạo Pháp! Và bằng cách nào để đứng vững trên địa bàn Hộ Trì Tam Bảo?

Hộ Trì Tam Bảo:

Phương pháp Hộ Trì Tam Bảo cũng chính là “Phương pháp tu sửa chính mình trước”, Là Phật tử, phải cẩn trọng giữ Tam Nghiệp để tịnh hóa thân tâm. Tam nghiệp? Có Phật-tử nào mà chẳng hiểu -Thân làm, Miệng nói, Ý nghĩ. Thế nào là giữ tam nghiệp để tịnh hóa thân tâm?

Về Thân, ngoài giới bất sát sanh đang thọ trì, 3 giới đạo dâm vọng cũng phải nghiêm chỉnh gìn giữ. Là đệ tử Phật tức là nhận Phật làm đấng Từ Phụ, theo lời giáo dưỡng của Phật mới mong thoát khỏi sanh tử luân hồi. Hành trì được như vậy tức là đủ năng lực hộ trì Tam-Bảo.

Phải xa hạng người, không lo tu trì, chỉ lo thu gom các bài trên Internet, rồi huênh hoang mồm năm miệng bảy, tưởng mình như một giảng sư, xuyên tạc Kinh điển, chưởi rủa tự do bất chấp phải trái tôn ti, giống một ngựa khùng buông lung trên đường phố! Không biết tự thẹn; chiêu tập được một số “Não thi” lễ bái tung hô, bỗng chốc ta đây là thần là thánh. Không hề biết, Ngũ Giới là đại địa, vị trí căn bản cứng chắc nhất nơi đặt nấc thang để lên Thánh Địa.

Kinh Lăng Nghiêm: Từ Phụ Thích Ca Mâu Ni, hỏi Bồ Tát Đại Thế Chí:

- Ông tu pháp gì mà thành bậc Bồ Tát oai lực vô biên như vậy?

- Dạ, bạch Thế Tôn, Con chỉ lấy 6 căn quán triệt đối tác với 6 trần mà ngộ đạo!

Sáu căn, Mắt thấy cảnh vật, Tai nghe đủ thứ tiếng, Mũi ngửi các thứ mùi, Miệng Lưỡi, nói năng, ăn uống nếm biết mùi vị. Thân xúc chạm mềm cứng, lạnh nóng…mà tâm không tham trước mê đắm, cũng không ghét bỏ chê khen; đối tác như vậy mà không khởi niệm, thản nhiên như không có “Căn, Trần” Như vậy không phải là Tịnh Hoá Tam Nghiệp hay sao? Người Phật-tử chân chánh không bao giờ a tùng theo các lời dụ dỗ tà ngụy, như: “ Chị biết không (hay anh…) Lúc này mình theo bên Tiểu thừa ăn mặn tha hồ sung sướng lắm, các Thầy dạy rất tự tại, không câu chấp giới luật khắc khe, Phật xưa ăn thế nào giờ mình cũng ăn như vậy, điều chính yếu là không được ăn quá “Ngọ”. Ăn quá ngọ là tà đạo! Bấy lâu mình lỡ theo mấy Thầy Đại thừa ăn rau trái hành khổ cái “Miệng” cực cái “Thân”, giới gì mà tùm lum, giờ mình tu ngon lành vui sướng lắm, đi với mình đi, đi một lần thôi, là chị thấy ngán bên Đại thừa liền...”

Đó là, những lời mở đường để cùng đi vào Địa ngục, Ngạ quỉ, Súc sanh, cho những ai thiếu phước tu hành.

-NGỌ - CHAY - MẶN VÀ QUAN NIỆM NAM, BẮC TÔNG :

Đại thừa Phật Giáo, đưa chúng sanh từ phàm phu lên Phật vị, hoán cải tất cả những mê lầm tiêu trừ vô số phiền não, cùng lên chiếc xe rộng lớn, chở tất cả mọi loài. Phật quả, mới là tối thượng.

Ai cũng biết, A-La-Hán tuy đã ra khỏi luân hồi, nhưng tế độ chúng sanh còn hữu hạn. Hãy quyết tâm, lấy Tam-vô-lậu-học để tiến tu, Giới, Định, Huệ học. Giới là pháp sở thuyên của Luật Tạng, để ngăn điều ác. Định là pháp sở thuyên của Kinh tạng, để tịnh tâm sáng trí. Huệ là pháp sở thuyên của Luận tạng, để phá ngu si, tỏ chơn lý.

Phần nội Tâm không những chỉ tu luyện “tâm pháp” mà cả “sắc pháp”phải song hành quyết chí bước đều trong tiến trình ‘Dọn sạch ba nghiệp, Giữ năm giới, Nhiếp tam vô lậu học! Giờ đây ta không đích thực là Phật Tử, thì là gì?

Khi người Phật Tử có được pháp lực đó rồi, đứng ra, nêu tỏ vấn đề, (Tà, Mạt) thỉnh cầu Giáo Hội, hoặc thỉnh Đại Tăng, tác pháp “Yết Ma” Thông bạch Pháp sự khuyên dạy những sai lầm của những phần tử đã và đang phạm tội đáng thương và luôn cả những lãnh đạo thiên kiến, chấp thủ sai lầm cố ý bôi đen Giáo lý Đại Thừa, hoặc cảm tình phe phái, thù đáp nghĩa đón đưa, mà xem nhẹ pháp hành của bổn phận, dám liều lĩnh bất chấp sự tiến tu, bo bo giữ cái học sơ đẳng bỏ pháp giải thoát cao thượng.

Lẽ nào người xuất gia, đã xả bỏ tất cả, vượt thoát ba nhà, lại có thể thua sút bao người thế tục, họ vâng lời Phật dạy vì lòng từ bi, không nỡ tiếp tay với sát nghiệp mà ăn chay, hơn nữa nền y học tiến bộ đương thời, ăn chay giảm bớt nhiều bịnh tật, giúp trong sạch cho môi trường sống, khoẻ mạnh, tăng tuổi thọ. Đâu đâu cũng khuyến khích, ca ngợi.

Các nhà khoa học, chỉ là thực nghiệm, họ còn ca ngợi giáo lý ăn chay, là lời dạy của Phật từ xa xưa, đâu có thể viện lý xưa sao nay vậy, cố ý si mê làm lợi cho kẻ sát sanh, thẳng tay bóp nát tâm từ bi, tiếp tục gây tổn hại sinh mạng chúng sanh, trong lúc chúng sợ khổ đau và cầu mong sự sống còn. Phương tiện tạm thời cho thằng bé uống sữa thay cơm lúc nó chưa có răng, phải khác với lúc răng đã mọc đủ đầy hàm? Mãi mê chấp quyền làm thật, tức không phải là dòng giống trí tuệ.

Thế giới hiểu biết đều cúi đầu đón chào học cái Học Từ Bi! Ấy thế, mà những con người được đặt vào chỗ hãnh diện mặc chiếc áo pháp phục của Như Lai! Ăn, thì lo cẩn trọng giữ gìn, còn Ngưu Mã Trư Dương thì không chút từ tâm cứu độ!?. Giữ ‘Ngọ’ mà bỏ mất từ bi, thì phỏng được ích gì? Cái tính ranh giới của Ngọ, chỉ là địa phương theo vòng quay của trái đất!

Ở Úc mà ngọ, VN mới 9 giờ sáng! VN mà ngọ, Úc đã 4 giờ chiều! Cùng một ngàn người ở nhiều địa vức, hẹn đồng ăn đúng “Ngọ”: Ngọ Úc, Mỹ là Tý! Việt là Rồng. Cứ như thế 12 con giáp chỉ có được một ngựa, khó có cái ngọ đồng đều (?).

Nói như thế không có nghĩa là bác lại Tổ ý “Văn lân phòng Tăng, Ngọ hậu cữ soán, Bất giác thế khấp, bi Phật Pháp chi suy tàn dã”.

Tuy nhiên, nói Ngọlà nói ở xứ địa chỗ đó vậy.

Những phần tử cũng đi chùa tụng kinh, cũng biết lặt rau, công quả, cũng biết theo tụng Đại-Bi, Di Đà, nhưng giờ thì đầu phục Tiểu thừa, chống phá ăn chay là sai! Ăn Bồ câu, Bò, heo là đúng! Phải chăng cái ăn, cái uống giống in ở gia đình, sự hỷ hạ không khác mấy ở tiệm ở quán; cái phong cách thế tục ấy không lẽ các sư cũng nhiễm cả rồi sao?! Tại sao các tín hữu PG.Đại Thừa, những ngày qua họ cùng phụng sự việc ăn chay như là một pháp trợ tu chánh đáng, và tại sao sau khi gặp các Sư “Ăn Thịt” thì họ lại tin tưởng sự ăn sinh mạng và cố tâm tuyên truyền “Ăn mạng” như là một pháp cổ xưa chính chân của nguyên thỉ !? Tại sao các vị không dạy cho họ biết, sự ăn sinh mạng là “Bất đắc dĩ” buổi ban đầu?

Nếu quả thật, sự kiện này do các Sư truyền dạy và duy trì? Chúng tôi Xin các vị nên dừng lại, nên tin lời Di Giáo sau cùng trước khi Niết Bàn của Đức Từ Phụ Thích Ca Mâu Ni trong KINH DI GIÁO.

Các Sư có thể, hoặc tự do tiện dụng các món: “Chim trời cá nước, và tương dưa cà bí, nhưng không nên nói: Ăn chay là tà đạo hay là sai với lối sống của Phật Giáo”.

Tôi, và chúng tôi luôn luôn kính phục lòng hy sinh cao cả của các Sư qua bao lần phá hoại của tà giáo đối với Phật Giáo trên đất Ấn. Nhưng không chấp nhận sự ác kiến đó. đối với Đại Thừa Phật Giáo.

Nhìn lại thời gian bao năm qua, người Phật tử Bắc Tông luôn kính trọng với Nam Tông. Từ chợ búa và những nơi họ đi khất thực ngang qua đều hoan hỷ kính cẩn cúng dường, nhưng rất hiếm khi có sự gần gũi lui tới, vì tính cách, nếp sống, lối tu hành, việc ăn uống, giao thiệp quá khác biệt. Khác biệt đến nỗi như phải mang một cái gì “ngỡ ngàng” cho người tham bái!

Nhưng ngày nay, do lẽ gì, đã dẫn đến sự gần gũi của một số ít Tín hữu Đại thừa tham gia, thù phụng, hoan hỷ đồng lõa ca ngợi sự ăn mặn như là một giáo pháp yêu quí và còn ngầm tán trợ hành vi trở mũi dùi chê bai đả kích pháp môn vì Từ Bi ăn chay của những kẻ tội lỗi tân tòng bày biện thịt cá công khai hỷ hạ trong giờ hợp pháp “NGỌ” !!! Đại Thừa, và chính các vị đáng kính áo vàng sắc màu giải thoát ấy lại cũng chê cười đả kích ăn chay không phải là pháp của Phật? Vậy ăn thế nào mới là đúng pháp của người tu? Con gà con vịt vàng khè nằm ngay đơ trần truồng trên dĩa nó chẳng thèm để ý ai cắn nó! Một sinh vật gà, một thực vật tàu hủ. Ngay nơi đây, có lẽ cũng nên lưu ý một sự kiện: Từ lâu rồi, Các sư Tiểu thừa chưa bao giờ (dù đã nhiều năm thống nhất) mời chư Tăng Đại-thừa đến trụ xứ của Nam Tông để chú nguyện, hay để cùng thọ trai? Cái này thì không được rồi, đâu có ‘trai’ đâu, để mà thọ! Sự thể có lắm bất đồng, nên mối giây liên hệ trở nên không cần thiết. (Sự thật năm 1964 VN, Tôi được 1 lần tham dự, mà lại có 2 sòng cỗ !)

Nhưng ngược lại, khoảng chừng 10 năm, một ít Thầy tại Úc, giao thiệp rộng, nhận thấy ở các Sư Tiểu thừa có đôi nét đáng mến nên kết bạn lữ, mời ăn chay, cúng lì xì, còn thỉnh tụng giọng Bali, phạn ngữ hy vọng dung hóa sự trọn lành giữa hai tông phái, biết chừng đâu từ đạo tình này mà các Sư cùng nhất tâm thương kính, cùng vâng lời dạy của Đức Từ Phụ Thích Ca Mâu Ni Phật, cùng ăn chay với nhau, Cùng tôn kính Phật ở Phật Vị, Đức Phật không ở A La Hán vị. Là Tu sĩ Phật Giáo đều biết A-la-hán chỉ chứng quả cao nhất của Thanh-văn-thừa, thoát ly sanh tử luân hồi, nhưng không thể phân thân vô số để độ vô lượng chúng sanh được. Là đệ tử Phật không thể nào kéo lôi Phật vị, bậc chánh biến tri, xuống quả vị Thanh-Văn, là một lỗi lầm lớn! Chúng tôi không dám cầu mong quí vị cùng đồng hóa kiến thức, vì pháp môn tu học phải hợp với căn cơ, trên bình diện lý trí tin nhận có nhiều khác biệt, do đó sự tin kính phụng hành phải là cái duyên của kiến giải đầu tiên. Cũng như khi sinh vật mở mắt chào đời cái hình dáng nó thấy trước nhất là cái thân thương khó quên nhất.

Chúng tôi thì tin kính, tin đúng với lời DI GIÁO sau cùng của Từ Phụ Thích Ca. Chúng tôi không ăn thịt sinh mạng vì thấm thía nỗi đau đớn banh da cắt thịt mà Phật đã ân cần khuyên bảo! Không được sát sanh! Không được ăn thịt chúng sanh! Như thế là có tội sao? Lúc ban sơ ở Ấn Độ đâu đâu cũng ăn sinh mạng, bỗng xuất hiện một bậc Thầy và năm đồ đệ, bưng bình bát xin món ăn chay! Món chay thuở ấy chưa có! Hơn nữa, xin ăn lúc bấy giờ, là tạo Phúc báo Nhân Thiên cho người bố thí, đắp con đường thiện quả cho người đi. Đến lúc người hiểu Phật Đạo đã nhiều, Biết nhân quả, đã rộng mở tánh từ. Rau quả cây trái cung ứng cho xã hội đã đầy đủ, Đức Phật mới nói rõ tội phước, và dạy bày phúc đức ăn chay. Chúng tôi noi theo Phật Pháp vừa tu, vừa truyền dạy mọi người con Phật cùng tu, tại sao các vị lại chê cười? Truyền dạy kẻ tà tâm cố ý hiểu sai, cùng ngụy biện ngôn ngữ bảo “Ăn chay là tà đạo? Tà chỗ nào? Ngũ Tịnh Nhục? Tịnh chỗ nào? Lỗ tai thịt phàm phu làm sao nghe thấu tiếng la khổ đau của con vật bị làm thịt? Quí vị đem một cân thịt và một cân rau, bỏ vào 2 cái hũ đậy kín, hôm sau lấy ra, thứ nào tịnh? Xin lỗi! Nói như thế, chúng tôi không dám có ý: “Bác pháp số ngũ tịnh nhục”. Chỉ xin đừng và đừng bao giờ nói: “Ăn chay là sai lời Phật, là ngoại đạo”.

Cái tính vị tha cung kính của Tăng sĩ Đại Thừa, phải lo cho các vị “Ăn” trước, trước giờ cúng Ngọ Phật, vì sợ để quá “Ngọ” các vị ‘đói’. Còn cúng Phật lỡ có quá giờ thì chúng tôi có thể sám hối, vì đó, là tình pháp lữ. Thỉnh quí vị, góp lời kinh cầu nguyện, không phải thiếu lời của quí vị là mất đi sự linh hiển? Mà chính là muốn Phật Tử khối đại thừa cung kính quí vị để họ có thêm đạo tâm cúng dường!Chứ không phải Nghi Lễ Kinh Việt, rời âm Pali, là hết hiển linh; thực ra có thể nói nó phong phú hơn và thẳm sâu hơn cho người tụng đọc dễ thấu rõ ý nghĩa Kinh điển nhiều hơn, đối với Phật tử Việt.

Chúng tôi không ngờ, sự hảo cảm giao duyên này, lại là một thúc đẩy cho những hạng người, kém hiểu biết, ưa chuộng cái mê, bỗng chốc, mau chóng tiêm nhiễm “Cái cùng sở thích” Ăn Mặn ngon! rồi trở nên một mối họa phản phúc chia rẽ giữa “Chay’’ và ‘’Mặn”.

Các vị thích ăn chim trời cá nước thì cứ ăn, còn ai kính tin lời Phật không nỡ “ĂN” trên đau đớn của sinh linh thì xét ra họ cũng có được chút đức từ bi...

Các vị Tiểu Thừa chấp chặt việc ăn sinh mạng chúng sanh là không phạm tội, quá ngọ mà ăn là không giữ giới! Là có tội! Buồn thay cho quí vị, cái hiểu Đức Phật chỉ là A-La-Hớn có khác gì đứng trong đáy giếng thấy không gian không bằng một trái kinh khí cầu. Con người sống trong tục lụy lấy việc ăn uống một trong “Ngũ Dục” để si mê gián tiếp giết hại, các vị xuất gia thời nay có chùa, có tăng xá, có nấu nướng đàng hoàng, ai là Phật-tử lại đi nấu cá thịt mang đến, quí vị không thấy ngượng sao? Chính mình là người vi phạm “Nhứt bất sát sanh” Cái tội Ba-la-di số 1 đó ngày ngày say sưa mê phạm, nuôi tấm thân ú na ú nần, ngậm miếng thịt chín rồi, làm sao nghe được tiếng gào thét của sinh linh Con gà quay nằm ngửa trên mâm, trần truồng vàng khè quí vị thấy gì khi nó quằn quại? Thiên nhãn đã không, ít ra nhơn nhãn hay “Đạo nhãn học” cũng giúp cho người tu thấy được cái thảm khổ “phân thây” cái địa ngục trần gian đầu rơi, mình nát khắp cõi Á, Âu một tí nào chứ?

Thảm thay! Thời nay, Tượng pháp qua rồi! Mạt Pháp đang hoành hành bá đạo! Người chứng ngộ không có, người tu trì ít oi! Ai cũng chỉ lo tự tồn trước những phá hoại, tấn công hoặc từ ma chướng ngoại tại, hoặc do những nội trùng được cấy vào bởi thế lực đen tối từ ba, bốn hay năm thập niên về trước, mà cứ dửng dưng thì dù đó là Đạo pháp cũng phải đành bất ổn trước bao nanh vuốt vậy.

Muốn thăng hoa cho người Tăng Sĩ ở Hiện tại, Muốn ngời sáng trải rộng chân nghĩa “Hoằng Pháp lợi sanh” của chân tu… chúng ta không thể chỉ có Duy Trì cầm chừngnhững pháp thấp nhỏ? Lỗi thời!

Không ai dám phủ nhận những gì GH đã và đang làm, Lập chùa, Đúc Phật, Kỷ niệm, An cư, Khóa tu học, Cầu nguyện, Lễ bái, Xây dựng, Từ thiện, Thù đáp tứ ân, Hoằng pháp hay hộ trợ hoằng pháp đó đây xa gần, siêu An khắp xứ v.v…Cái công, cái khổ, cái lo, cả bằng tâm, bằng lực của các Giáo phẩm thành viên như vậy, kể cả rất nhiều sự tốn kém khác mà vẫn gánh chịu mọi thứ vu khống mưu đồ lợi dưỡng bất công đến như vậy hay sao!

Còn như tại sao bên Đại thừa lại dám coi mình là Đại Thừa? Ô hay! Tín, Trì, Tu theo giáo nghĩa Đại-Thừa không được nhận nói là Đại thừa vậy nói là gì? Thực ra, hai chữ Đại Thừa và Tiểu Thừa nó chỉ có thật trong lý giải tu chứng và cảnh giới. Còn về Truyền bá để bình đẳng trên phương diện Giáo lý vẽ nên một chấm phá hài hòa, “Vượt núi băng ngàn giữ nét đặc thù khất thực” thì gọi là Nam Tông PG. “Lướt Biển Ba đào, qua bao đại quốc gia, truyền trì Chân nghĩa giáo pháp của Thích Ca Như Lai, thì gọi là Bắc Tông PG.” là đã đủ về đối đãi khiêm tốn theo phương diện địa dư.

Khất Thực, đối với Đại thừa không còn bó buộc trong cái bát “Cho gì ăn nấy” mà tất cả đều cúng dường quy hướng về nơi trụ xứ Tăng, Tín đồng tu, kể cả trong cây rau lá cải. Cái nghĩa “Xin Ăn” ở đây nó trở nên rộng lớn bao la, không chỉ đứng trước cửa tiệm làm cản ngăn sự tấp nập buôn bán của người. Sự chú nguyện cho thí

chủ không còn khu biệt, chờ đợi trước một ngôi nhà mà thí chủ chưa chuẩn bị một vật thực để cúng dường !

Đem giáo lý chân thật vào đời phải khế hợp với nếp sống, những nơi không cần phải bấm chuông kêu gọi, tất phải khác hẳn với những nơi vừa thoáng ánh màu vàng người ta đã rộn rả sẳn sàng rau thịt cơm canh. Nếu chỉ đem bi tâm chú nguyện từng nhà rồi đi, thì có lẽ thích hợp với mọi nơi và mọi chỗ. Hơn là đứng yên choán chỗ, để kẻ bàng quan phải tổn phước vì dị nghị.

Nếu chúng ta được như phần chú tựa Kinh Lăng Già: Ngài Cầu Bạt Đà La Dịch, Đời Nam Tống. Năm Bính Tuất (463 TL) Ngài từ Ấn qua tới Quảng Châu. Nghe tin, Vua cho các quan tại Triều đi rước Ngài về kinh. Từ Vua xuống các quan và các chùa ai ai cũng kính lễ Ngài và cầu xin Ngài giảng Kinh Hoa-Nghiêm, bằng tiếng Trung Quốc.

Ngài u hoài thầm trách, tiếng Hoa ta không thông, mà đến phương xa giảng truyền Phật đạo, giờ biết biến giải làm sao!!!

Dù là Thánh tăng, Ngài cũng đến trước Thánh Tượng Quán Thế Âm cầu nguyện, xin Bồ Tát từ bi giúp cho lần khổ nạn này….Rồi Ngài ngồi suốt đêm ấy, qua khuya Ngài thiếp đi, Ngài mộng một vị Kim Cang Thần, tay phải cầm gươm, tay trái xách một cái đầu bảo Ngài rằng: “Ta vâng lịnh Bồ Tát thay cái đầu tiếng Trung quốc cho ông.” Canh sau Ngài tỉnh dậy, biết mình thông suốt Hoa ngữ. Hôm sau Ngài lên giảng tòa, giảng kinh Hoa-nghiêm, âm ngữ chẳng kém một quan viên tài giỏi bản xứ nào. Hiển hiện sự gia hộ lý thú này Tăng-già chúng ta khó có được, phải chăng vì đạo nghiệp chưa thông, năng lực tu dưỡng hàm súc chưa đáo đỉnh huyền thẩm đến chư Bồ Tát ?!

Sau khi nghe đoạn ngắn tích sử này, người có tu thì sẽ khởi ít nhiều tự cảm, còn thế tâm thì so sánh nghi ngờ (?). Nhưng đây là chuyện thật trong lời tựa dịch Kinh Lăng Già. (Cao hùng Văn Thù giảng đường).

Tóm lại, Tuy dù Mạt Pháp đã có mặt trong đương đại! Nhưng Tăng, Tín đừng vì thế mà ưu lo hãy nhìn vào đây mà cố gắng tu trì [有謂正法時,持戒即能成就,稱為戒成就;像法時,修禪即能成就,稱為禪成就;末法時,惟依淨土念佛法門方能成就,稱為淨成就] Bàigiảng luận này, không mang ý niệm chê trách, chống đối mà chỉ đề cập trọng tâm của 3 thời Chánh, Tượng và vài hiện tượng nhỏ nhoi trong Mạt pháp. Tất cả những phi pháp xảy ra trong mạt pháp đối với Phật pháp đều từ kiến văn biết trước vị lai của Thế Tôn dạy cho đệ tử để sớm biết “bản diện” của tà ma hầu lo hộ trì Chánh pháp mà thôi./

Vì là Mạt Pháp đã có hoặc đang xảy ra, bao trò ma quái xấu ác cố phá hoại Phật pháp một cách quá đáng thiếu lịch sự, không đúng sự thật, từ hơn 360 trăm trước dẫn đến ngày nay.

Là người Việt chính Việt, là Phật Tử chính Phật tử, quí vị ít ra đã biết kẻ tà ma ấy là ai?

CHƯỚNG NẠN CHUNG CỦA DÂN TỘC :

Đã có chứng tích, lịch sử như vào thời Vua Lê Chúa Trịnh. Chúa Trịnh Tráng: Đã từng đuổi nhà truyền giáo thiếu tư cách truyền giáo đó là A-Lịch-Sơn-Đắc-Lộ phải Rời khỏi Việt Nam.

Bài giảng ngày thứ Tư trong bài “Phép giảng tám ngày” kẻ đại diện cho 1 Tôn-giáo ở Tây dương, ông ta đã chưởi mắng Phật Thích Ca Mâu Ni, bằng (Thằng…) và Khổng..Lão..và dân tộc VN thờ cúng ông bà cha mẹ…là những thứ cần phải đánh đổ như đốn ngã một thứ cây vô dụng.

Những lời lẽ mà người có chút ít hiểu biết không bao giờ dám nghĩ tới, chưa chắc đã có ai dám nói ra ?!. “Thô lỗ, xấc xược, ngây ngô, bập bẹ tựa như người ốc đảo xa lạ” Thế mà Đắc Lộ này đã nói, chúng đã in thành sách, (Nhà sách Dũng Lạc trong Google) thật đáng thương và tội nghiệp cho một danh xưng “Nhà truyền giáo Phương Tây” thế nên Chúa Trịnh Tráng đã thay mặt cho “ Nguyên lý dân tộc” đuổi Đắc Lộ phải rời khỏi nước Việt-Nam.(1650-1652) Thời gian bị đuổi vẫn qua lại Ma Cao - Việt Nam. Hãy đọc sách “Phép giảng tám ngày” để thấy bản chất thật của ngoại đạo này.

Có ai đến một quốc gia khác, mà chưởi bới, mắng nhiếc, hạ nhục những thuần phong mỹ tục, ông bà cha mẹ và đạo lý cao siêu của dân tộc đó hay không? Ngoại trừ kẻ xâm lăng sắp cướp hay đã đủ hậu thuẩn sẽ cướp được quốc gia đó.

Quân xâm lược Pháp đã lộng xưng là “Mẫu Quốc” của VN, và đã khuân hết núi BẠC ở Quảng Nam của non nước, “Nước mẹ ăn xới của nước con “!!!?

Gần đây, trong vài thập niên qua, Hiện tượng gì, nào “Vô thượng sư”, rồi Chơn Quang (cháu ô Hồ), rồi Thông-Lạc, (đã là Hòa thượng sao dám xuyên tạc kinh Phật?) rồi Huệ Nhật, Chú này là tu sĩ PG ra đời ư? Giáo phái “Tin Lành” tưởng là mang hắn về để bôi nhọ PG. Thưa, Tin Lành hãy xem lại tấm lòng đại lượng của chính mình có hay không? Một thứ cặn bã được Chùa Phật giáo nuôi lúc đói rách cơm áo, nay tấm thân nhờ tương rau mà lớn, phản bội PG, đem chuyện con mèo con chó viện dẫn quàng xiên, để méo mó thuyết luân hồi tưởng có thể hủy hoại được giáo lý PG sao? Tin Lành hãnh diện đớp được loại chú tiểu bất lương, bất nghĩa này, rồi nuôi dưỡng cho lên “Mục Sư” hằng ngày giảng phá Phật giáo... Giáo phái Tin Lành thấy có xứng đáng và có chút ưu tư “Trắc ẩn” gì , với thể diện của một giáo phái? khi “đăng quang: một Huệ Nhật một tiểu phản bội chùa chiền (Trong PG không khi nào có hình, như HN áo vàng đi trước vợ con theo sau ngày HN rời VN trên internet) (Trừ khi Tin Lành đã cấy chú này vào chùa vài ba thập niên trước ? Nếu thế, thì chúng tôi “kính nhi viễn chi”. Vì, (Cố) Thủ Tướng CS Phạm Văn Đồng đã giảng giải cho Dân cộng biết từ lâu, về lối cấy người của đảng (1947).

(xem Email; [email protected] bài của Nguyễn Hữu Ba “Tôi đi nghe Mục sư Nguyễn Huệ Nhựt giảng đạo tin làmh)

Thật ra, Đức Phật đã dạy rõ ràng rồi. Hôm nay, bài nói về Mạt Pháp tưởng cũng đưa ra được chút gì hiện tượng của Pháp Mạt.

Kính mong Tứ chúng, sáng suốt tùy theo sở nguyện mà đảm đương Phật Sự.

NGUỒN , VÀ LẠC NGUỒN:

Lại một vấn đề, cũng đã làm nhiễu loạn trong tu giới hàng Tăng sĩ Phật Giáo, mỗi một vị lại phải chọn lựa cho mình một thế đứng dĩ nhiên là “Tự do chọn lựa” Cùng trong một danh xưng - Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất:

Sau GC số 9. Đã gây ra quá nhiều phân hóa, và nay đã qua một thời gian đủ dài để ổn định, xin các bậc thức giả hãy từ bi làm cho gió lặng sóng êm.

Và cũng nhân đây, xin mạn phép tôi chép đoạn trả lời về thế đứng mà một Phật tử đã gặn hỏi tôi có liên quan tới mạt pháp, như là một lời đáp chung cho những nghi vấn:

-Phật-Tử ấy hỏi cộc lốc: Hòa Thượng ở Đâu? (tỏ ý khi dễ)

-Tôi đang ở Tại Úc Đại Lợi .

-Con không hỏi ý đó ?

- À, Tôi hiểu, Tôi là Sáng lập viên GHPGVNTN UĐL TTL từ 1981 – 1995 và Từ 1999 cho đến nay 2011 chưa hề vắng mặt. Ý đó phải không ?

- Vậy Hòa Thượng không phải trong nhóm Về Nguồn sao?

-Tôi không cần biết nhóm nào, Giáo Hội nào, nếu họ có giữ đúng truyền thống Đạo Pháp và Dân Tộc trải qua hơn 2000 năm lịch sử Giữ nước và Dựng nước cùng thịnh suy với dân tộc, cùng đuổi ngoại xâm, không chấp nhận tà thuyết vô thần, không chấp nhận độc thần chủ tể sáng tạo, chà đạp ông bà cha mẹ, hãm hiếp nhân bản, được như vậy là có lòng kính mộ của tôi trong đó.

Còn hai chữ “Về Nguồn” thì không xứng hợp với người Tăng Sĩ Phật Giáo! Vì cá nhân tôi chỉ tị nạn cộng sản mà ra khỏi nước, chứ chưa từng xa bỏ nguồn gốc Đạo Phật và Dân tộc. Về thân tôi xa đất nước, về tâm vẫn mãi sống tại nguồn thì còn có nguồn nào khác để về? Tôi chưa hề lạc nguồn! Xin anh thận trọng đừng hỏi những lời ẩn ý vi phạm nhân bản như thế với tôi. Theo thiển ý của tôi, Ai đó, Thờ cha Mẹ (Cha mẹ ruột) không phải loại cha mẹ ngoại xâm, không thờ kính những kẻ chẳng cứu được mình mà đòi đi cứu bao đồng kẻ khác! Đất nước mình không tôn thờ gìn giữ, mà vong bản cứ muốn đem dâng cho kẻ sống thì ác độc, chết chẳng trọn lành!

“Vong Bản” đến độ như thế, nếu tốt đẹp thay! Một ngày nào đó, ông bà cha mẹ, đất nước tổ tiên hiển linh cho lòng họ thức tỉnh biết sự si mê, hồ đồ sai trái, lầm lỗi đáng thương, quay về sám hối với đất tổ! Với dòng họ! Với đạo lý từ bi sáng ngời chân lý mà chính dân tộc Việt Nam đã bao đời thờ tự! Thời điểm đó, mới gọi là “VỀ NGUỒN”. Còn tất cả những bậc Thầy, tu sĩ của Đạo Phật, những Phật tử đệ tử của Phật Giáo, những người Việt Nam đích thực Việt Nam, chưa có ai xa nguồn, thì tại sao lại có chuyện về nguồn. Đang ở tại nguồn, mà la ó đòi về nguồn; hiển nhiên mang bịnh “Sốt thời đại” xin tịnh tâm niệm chú Đại Phật Đảnh để hết bịnh vậy. Kìa ai, ai đã mất nguồn!

Muốn về, về sớm cội nguồn {Quy Nguyên}.

楞嚴: 若人壹真歸元十方世界盡從消隕. Kinh Lăng Nghiêm :Nhược nhơn nhứt chơn quy nguyên thập phương thế giới tận tùng tiêu vẫn.

Phần cuối:

Tác dụng ba thời: Riêng tôi, ba thời này nếu đứng về mặt Ta-Bà mà nói, thì chỉ nói cho từng một thế giới. Còn nếu nói cho một quốc độ thì, chỉ nói cho riêng Ấn-Độ là quốc gia đầu tiên nhận lãnh những thịnh suy của ba thời.

Chúng ta thử chiết một cành cây từ vùng đất Ấn, sau cây mẹ 500 năm, khi cây mẹ đã già cũ. Rồi đem về nuôi dưỡng sum sê, cây con này có cùng theo hệ thống thời gian của cây mẹ mà tàn rụi hay không ? Hay là cây con cứ trưởng thành theo thời gian thế hệ của nó!? Với so sánh này, Đạo Phật bất cứ ở đâu cũng không sao ra khỏi qui luật “Ba Thời” ấy. Nhưng cái thứ tự niên đại “Sanh trước phải già trước” – “Sanh sau sẽ già sau”! Chỉ ngại một chút éo le, không đủ Thước Ca La Tâm để duy trì, chớ để đi vào nghịch lý “ Trồng sau lại Xụ trước” !

Kết luận Mạt Pháp: KHÔNG MẠT MÀ MẠT !!!!!

Quý Ngài! Quí Vị! Quí Sư! Và chư quí Phật Tử đông đảo !!!


Một hiện tượng MẠT PHÁP to như núi! Lớn như châu lục! Hùng mạnh như sư đoàn….Hãy xem Bảng Hiệu Mừng Phật Đản VESAK 2010? tại Thái Lan.

Vesak 2010

Ba Tuần Lục Thiên ơi ! Tại sao 2010 ? Nếu của Ngài, thì vạn 6 ngàn năm rồi.

vesak 2010a

Hình Ảnh kỷ niệm Đại Lễ Tam Hợp Vĩ Đại Quốc Tế Mừng Phật Đản Tại Thái-Lan.

Mừng Phật Thích Ca Thỉ Tổ của Đạo Phật Đản Sanh ???

Ngày ở đâu? Tháng ở đâu? Năm ở đâu? Ngày, Tháng, Năm Nào??? của Tây!

Giả mượn danh tiến sĩ xin thưa: Thay mặt các Tiến Sĩ Chư Tôn đại tiểu Úc, Việt, Thái, Lào và chư Quốc gia, nhân giả! Xin đáp: Đó, ngày 23-25 May 2010 ! (?)

Không thể có cái -VESAK nào là 2010? 2010 Là năm kế tiếp của JÊSU ra đời trong đêm đen tuyết rơi lạnh lẽo !!! Tại sao lại lấy niên đại “Không phải của Phật” để đi Mừng Phật Đản Sanh ?? Cúi lạy những ai thờ Ma xin giác tỉnh về Chân tâm Phật Đản! Kẻo ngày mai Phật Đản, biến thành Ma Đảng!. Đừng thấy reo hò mà tưởng bở! Thẹn mặt vỗ tay “Mừng Ma Đảng” !

Tu mấy năm rồi vẫn si mê !!!!!!!

Mô Phật! Mừng Phật Giáng Trần là 2634 năm ! Sao lại nỡ phế mất 624 năm cổ đại Phật Lịch Sử? Mà chư Tôn Tiến sĩ lại chui vào “Ma Đạo” Đem Phật chun núp vào cái năm phi dân tộc? Dân Tộc của ta là 4890 năm VNQL!

-Bằng cấp để chi? Chức vụ dài ‘thòng’ để chi? Nói nhiều ngôn ngữ để chi? Tam hợp là thế đó sao? Đản sanh. Thành đạo. Niết bàn đều gom vô cái rọ Bôi Nhọ Dòng Đời Gần 3000 năm Phật Giáo!

Khi không! Mà ngoại đạo lợi to! Không tốn một xu mà cái hố đen 10 mét lại ngoạm được tòa sen 10 mẫu !!!.

Ma cười! Tăng khóc! Tăng khóc là khóc Phật bị “ ‘D’‘Gianh’ tăng” xúm hùa nhau tâng bốc lấy cái “Ma niên” bao trùm lên một Lịch đại sáng ngời của Phật giáo.

Hiện tượng Mừng Phật, liên hoan quốc tế, kiểu vừa lễ nghi, vừa bôi bác, hay chỉ là vô tình sơ suất? Nhưng sao có thể? Đâu phải một hai ngườ! Cả ngàn vạn trí thức, bằng cấp, Danh thiếp chở cả xe tải ! Uy thế có thể đập nát thái sơn! Chức vụ có thể đủ hàng ma phục quỉ! Vậy tại sao “ VESAK 2010 ???

* MÀ KHÔNG PHẢI: 2634??? Tạm Tạm cũng 2554! Ai lèo lái ? Thế lực nào ghê gớm làm tiêu hủy NGÀY PHẬT ĐẢN SANH TẠI THÁILAND NĂM Canh Dần VNQL 4889. ( Tây Dương Lịch 2010). ???! Ai cười ! Ai nhỏ lệ !?

Vấn đề phát Huy chân lý, phá ác bố ma ra sao sau này, chỉ nhờ vào ĐỨC LỰC CHÂN CHÍNH TRỤ TRÌ hoằng pháp, là của Tăng-già, tứ chúng Phật tử.

Những lời nói thẳng, là những lời chân lý trong đời sống đạo, tiếc thay nó lại không có trong tâm hồn kẻ chuộng lợi danh!

Vì thế cho nên, tuy dù thuộc lòng Thập Hạnh Phổ Hiền họ vẫn đâm sau lưng bạn đồng tu, gạt bỏ những chân lý mà trước sau gì họ cũng phải thở và sống nhờ vào chân lý đó, chỉ tại vì nó ‘phàm minh” nên quáng nhãn họ rồi.

Nếu tâm bình, các pháp đều bình thì có ma quân nào phá được chân lý.

Cầu chúc hãy bỏ lợi danh, để cùng phò trì chân lý, tất ma chướng sẽ cút về bóng đêm của nó.

NamMô Đại Phật Đảnh Ma Ha Tất Đát Đa Bát Đát Ra.

Mừng“Ngồi ghế khách”

Hân hoan được mời theo dự lễ,

Hãnh diện lông mày đến gót chưn.

Phúc đức chao ôi khôn xiết kể,

Chạnh lòng Thấy Phật, lệ rưng rưng !?!

(Tăng sĩ VN nào, Lặng thinh trước hàng chữ Vesak 2011! Là : “Cổ đã đeo cà vạt,

bộ não đã để dưới trướng của Ba-tuần” !!! Trí óc đã quỳ lạy ma niên !!!

Báo Động :

Năm nay, Sắp tiếp diễn xảy ra Một Mạt Cảnh “Thiên Đường Thiết Đại Tiệc

Quần Ma Mừng Phật Đản VESAK 2011. “

ĐÚNG RA PHẢI MỪNG PHẬT ĐẢN : 2635 !

Ba Tuần muốn: Hủy bỏ <624> Năm Cổ Sử của Phật Bổn Sư !?!

Nam Mô Từ Phụ Thích Ca Mâu Ni Phật

Tác Đại Chứng Minh.

Chúa Ba Tuần ơi ! (大亂誰先覺,平生我自知)

Nhớ về, Lời nói Về Nguồn của :

Cố Đức Hoà Thượng Pháp Chủ (Tăng Thống) nói về 2 chữ “Về Nguồn” :

Năm xưa Cố TT Mật Thể, an cư ở Chùa Thiếu Lâm Trung Quốc về , đưa ra vấn đề “Cải Tổ Sơn Môn” để được đồng hành với PGTQ” Chư Tôn Việt Nam Tán Thành.

Cố Đại Lão Hoà Thượng PHÁP CHỦ Thích Thượng Tịnh hạ Khiết dạy:

-“Nên lắm, Các Thầy hết sức tận tụy và cố gắng đi khắp các chùa trong SƠN MÔN

giữ lễ cho khéo, đừng gây ra mích lòng. Ôn tồn khuyến thỉnh kích lệ, mong tất cả nhớ về nguồn gốc huy hoàng của Đinh Lê Lý Trần. Thời ấy Phật Giáo VN chúng ta không có sách lược tà giáo của Tây phương, bọn cầm quyền “Pháp’ chúng triệt để lòn cái tôn giáo của chúng vào, và ủng hộ bày vẽ cho sơn môn hành động mọi thứ phù pháp, nghi lễ đồng bóng, phù thủy hòng hủy diệt PG mình đó”.

Còn nói về tâm “Trọng Đức Báo Ân” thì, - Tăng Già chúng ta nên làm:

ĐẠI LỄ HIỆP KỴ CHƯ TỔ:Trên 28 Tổ Ấn, 6 Tổ Hoa và các tôn phái: Lâm Tế, Pháp Nhãn, Vân Môn, Tào Động, Quy Ngưỡng. Không phân biệt, được như vậy thì nhất định không một vị nào không kính lễ tham dự. Tôi từng nghe: “Cực chẳng đã, vị nể mà đi, chứ đâu có Tổ Đại gì của mình, mình không đi dự, đâu có sao” ?

Đó là tôi nghe trong mấy lần giỗ tổ Chúc Thánh.

Tóm lại, Hiệp Kỵ là một công đức lớn cho hàng hậu học, còn 2 chữ VỀ NGUỒN

Không nên mang vào, Tăng sĩ không nên tựa vào uy đức mà bảo thủ bất chấp sự khinh chê của nhiều người trong cộng đồng Việt Nam. Dù họ là ai. Làm không sợ, sợ không làm. Đó là đức tính của người VN, nhưng không phải của ta lúc này.

Cái phải làm gì? Là tiểu trừ sự cường hào tà giáo tính, cải đạo của ngoại đạo.

Một ánh đuốc thắp lên, ngàn bàn tay trí tuệ cùng thắp, bóng đêm trở thành ánh sáng

Mê biến Giác là như thế. Đó là PHÁP HÀNH ĐỜI MẠT PHÁP.

Kính quí vị, Thiểm Tăng tôi chỉ chánh ngữ trình bày quyết không tranh cãi, vì kẻ trộm ghét trăng rằm. Kính lạy Đức Từ Tôn Xá Lợi Biến Vô Lượng Giới.




Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
23/02/2011(Xem: 3525)
Phật Giáo Hoà Hảo được khai sáng từ năm 1939 trong dòng lịch sử cận đại của dân tộc - một nền đạo quy nguyên Phật pháp, với phương thức hành đạo đơn giản, không chuộng hình tướng lễ mễ, rườm rà mà cốt yếu hướng về tâm, chủ trương nhập thế tích cực vào mọi phương diện của xã hội, đã nhanh chóng phù hợp với phong hoá nhân sinh vốn mộc mạc, thuần phác ở vùng châu thổ sông Cửu Long.
23/02/2011(Xem: 3796)
Chính thức ra đời từ tháng 11-1926 với một lễ rất long trọng (gọi là Khai minh Đại đạo) tại chùa Gò Kén, làng Long Thành,[1] đạo Cao Đài dần dần hình thành những cộng đồng Cao Đài khác nhau trong lịch sử phát triển của nền tôn giáo bản địa mới mẻ. Mỗi cộng đồng bao gồm nhiều tín đồ với những sinh hoạt tu hành lâu đời kết tập. Sự thấm nhuần giáo lý và hàm dưỡng trong việc thực hành pháp môn trải qua thời gian mấy mươi năm đã hình thành những sắc thái riêng trong nếp nghĩ, trong hành vi, trong tình cảm của các tín đồ Cao Đài. Như vậy là có tâm lý của người tín đồ Cao Đài, nếu hiểu thật đơn giản rằng: Tâm lý là những đặc điểm về tình cảm và hành vi của một cá nhân, một nhóm người, hay một hoạt động.[2]
19/02/2011(Xem: 3440)
(VOV) - Hình ảnh những tảng thịt xâu, móc trên giá, máu còn nhỏ đỏ tươi, có miếng trơ xương, có miếng còn nguyên da lủng liếng ở một góc “chợ” trên đường vào Chùa Hương thật gây phản cảm cho người hành hương. Mới đây Đài Truyền hình Trung ương đã chiếu một phóng sự ngắn, lên tiếng về việc thịt thú rừng được treo, bày bán vô tội vạ gần thắng cảnh Hương Sơn. Hãy khoan nói về việc đó có thể là thịt thú rừng thuộc danh mục cấm săn bắn, việc có thể thú nhà giả thú rừng.v.v… Ở đây tôi chỉ muốn nói đến những hình ảnh gây phản cảm đối với khách hành hương.
19/02/2011(Xem: 4435)
Tôi chỉ là một Tu Sĩ tầm thường nhất, cho nên khi đọc những bài viết mang tính công kích, bài trừ mê tín về Hoa Trời. Tôi không chắc là Hoa Mạn đà la hay Mạn thù sa, cho nên tôi tạm gọi là Hoa Trời. Khi tôi nhận được các E-mail của Quý Ngài, cũng như vào các Websites thấy hình ảnh Hoa Trời, và nhất là lúc hành lễ Phật Ngọc có vòng hào quang xuất hiện trên trời. Lúc đó tôi rất mừng và vô cùng hoan hỷ để được chút Công Đức Tùy Hỷ. Vì mình không có góp công, góp của trong việc thỉnh Phật Ngọc Hòa Bình, nhưng có tâm tuỳ hỷ cũng được Tùy Hỷ Công Đức. Do đó, tôi thấy niềm tin của tôi phát khởi mạnh thêm, làm cho tôi tinh tấn thêm. Những Phật tử cũng điện thoại và E-mail cho tôi, thấy những hiện tượng này, làm cho gia đình họ vô cùng hoan hỷ và phát lòng tin mạnh mẽ để tinh tấn hơn. Những hình ảnh đó, đã có tác dụng làm cho bao nhiêu triệu người Phật tử trên thế giới vui tươi. Giúp họ rơi rụng đi biết bao nhiêu nhiệt não, bao nhiêu đau khổ bởi cuộc đời. Những hình ảnh ấy, đã làm cho tâm hồn h
19/02/2011(Xem: 3757)
Trong Ca Khúc Đông và Tây (The Ballad of East and West), văn hào người Anh Rudyard Kipling (1865–1936) đã viết “Ôi, Đông là Đông và Tây là Tây, cả hai chẳng nên hề gặp gở” (Oh, East is East, and West is West, and never the twain shall meet) đã trở nên câu nói thời thượng diễn tã sự dị biệt khó hòa giải giữa hai nền văn hóa.
19/02/2011(Xem: 4236)
Ai đó dựng ra câu chuyện “sư cô trụ trì” cải đạo theo Chúa là người có tâm lý cạnh tranh tôn giáo kém lành mạnh, nếu không muốn nói là hành vi thiếu lương thiện, và những người lợi dụng tình cảnh đau đớn, lúc mê lúc tỉnh của bệnh nhân để đạt mục đích cưỡng đoạt niềm tin tôn giáo là phi đạo đức.
12/02/2011(Xem: 7188)
Có rất nhiều hình tượng để chúng ta hư cấu, mà thông qua đó gởi gấm tâm sự của mình, hay phê phán hoặc giáo dục thói hư tật xấu của xã hội. Phật, Bồ-tát và thánh tăng là những mẫu người toàn thiện của xã hội, những bậc vĩ nhân của nhân loại (chứ không phải của chủ nghĩa lý tưởng hóa).
23/01/2011(Xem: 4147)
Tôn trọng niềm tin tôn giáo của người khác chính là tôn trọng mình. Ai đem sự tôn trọng đi thì nhận lại sự tôn trọng. Đó là định luật nhân quả. Người viết xin được mở đầu câu chuyện trong tuần kỳ này bằng câu thành ngữ “Cáo mượn oai hùm” thường ngụ ý để chỉ cho những người ưa lòe bịp, hù dọa mọi người bằng quyền uy của người khác để tự tung tự tác. Chuyện kể, có một con hùm đói bụng đang tìm cách săn mồi thì gặp ngay một con cáo. Cáo thấy nguy bèn nói: “Này anh hùm, anh đừng có ý định ăn thịt tôi. Trời đã giao cho tôi làm chúa tể muôn loài. Anh mà ăn tôi là làm trái ý của trời! Không tin, tôi đi đằng trước, anh đi đằng sau, thử hỏi có con vật nào trông thấy tôi mà không sợ?”. Quả nhiên, khi cả hai cùng bước đi, mọi vật nhìn thấy đều chạy tán loạn. Con cáo lấy uy của trời để lừa hùm, rồi lại mượn hình ảnh của hùm để dương dương tự đắc với những loài vật khác.
08/01/2011(Xem: 4524)
Chẳng bao lâu nữa, đám lửa bùng lên từ Mỹ Đình kia, hay từ bất cứ tư gia nào, sẽ lan hết khắp mọi miền đất nước, và lan cả đến xung quanh chùa Quán Sứ, hay mỗi ngôi chùa khác. Mùa Noel năm nay, bên cạnh các hoạt động tưng bừng không khí ăn chơi, hội hè, mua bán thường thấy ngoài xã hội, chúng ta còn chứng kiến sự trỗi dậy của Tin lành, qua một loạt các sự kiện lễ hội mừng giáng sinh được tổ chức vào giờ chót khắp nơi trên đất nước, đặc biệt tại TP.Hồ Chí Minh và Hà Nội.
06/01/2011(Xem: 4810)
Những người mưu toan cải đạo tín đồ Phật giáo sang các tôn giáo phương Tây luôn săn tìm những không gian thuận lợi để tổ chức thực hiện việc cải đạo. Tất cả mọi địa điểm đều được chú ý đến, đặc biệt là những địa điểm công cộng như trường học, bệnh viện, kể cả những không gian di động, nhưng có nhiều thời gian để hành sự, như xe đò đường dài, xe lửa…
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]