Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Cụ bà 97 tuổi người Việt khiến cộng đồng quốc tế ngả mũ vì trình độ IT cao thủ

28/05/201711:52(Xem: 7004)
Cụ bà 97 tuổi người Việt khiến cộng đồng quốc tế ngả mũ vì trình độ IT cao thủ

Cụ bà 97 tuổi người Việt
khiến cộng đồng quốc tế ngả mũ vì trình độ IT cao thủ

Thoạt nhìn, cụ bà Lê Thi trông giống như những phụ nữ lớn tuổi nói chung. Ở tuổi 97, bà gần như đã rụng hết răng và cái lưng gù nặng khiến bà di chuyển khó khăn. Bà dành phần lớn thời gian nằm nghiêng trên giường, bỏm bẻm nhai trầu.
Nhưng cụ già gần trăm tuổi này nhanh chóng hoạt bát khi được hỏi về niềm đam mề của bà với viết lách, vẽ tranh, và trên tất cả: học hỏi những điều mới.
Chú thích ảnh
Cụ bà Lê Thi cùng chắt nội, người thường giải đáp những thắc mắc công nghệ cho bà
Bà ngồi bật dậy, mắt lấp lánh và miệng cười rộng khi nói về cuộc sống thời Pháp thuộc hơn nửa thế kỷ trước, khi skype với cháu nội đang sống ở Moscow và khi viết sách ở tuổi 87.
“Nếu có 10 điều tôi không biết, tôi muốn được học càng nhiều càng tốt”, bà nói. “Tôi từng là một đứa trẻ mù chữ đấy”. Sự tò mò cháy bỏng và khát khao hiểu biết này đã đưa bà Lê Thi trở thành cụ bà thông tuệ internet nhất Việt Nam.
Bà đón nhận tin tức hàng ngày từ Google và Yahoo. Bà tích cực cập nhật trang Facebook cá nhân, và giữ liên lạc với gia đình cũng như bạn bè qua Skype. Bà cũng thường vào các diễn đàn văn chương và bày tỏ ý kiến.
Chú thích ảnh
Tuổi tác không làm giảm đam mê học hỏi trong bà
Bà Lê Thi lần đầu học dùng máy tính vào năm 2007 vì bà muốn viết một cuốn sách về đời mình nhưng cảm thấy thật khó nếu dùng bút và giấy. “Tay tôi run rẩy và tôi không còn nhìn rõ mọi thứ”, bà nói.
Chứng kiến cảnh bà vật lộn với trang giấy, cháu bà đã đưa bà một chiếc máy tính xách tay và dạy bà cách gõ. Ba năm sau, vào năm 2010, bà phát hành cuốn tự truyện mang tên Ngược dòng.
Rất nhiều người trẻ đã bày tỏ sự ngưỡng mộ trước trình độ tin học của bà, đặt cho bà những biệt danh như “cụ còng xì tin” hay “trẻ mãi không già”.
“Tuổi thực của tôi là gần 100 nhưng tuổi tâm hồn có 20 thôi”, bà Lê Thi mỉm cười chia sẻ.
Chú thích ảnh
Bản viết tay cuốn "Ngược dòng" trước khi bà chuyển qua dùng máy tính
Bà Lê Thi sinh năm 1920, trong một thế giới khác xa bây giờ. Thời đó, ở Việt Nam, đàn ông có địa vị cao hơn hẳn phụ nữ. Anh trai bà Lê Thi thậm chí không cho phép bà đứng cạnh ông.
“Ông anh bấy giờ rất ghê gớm. Đứng gần ông đuổi đi, ‘Đàn bà, bẩn, đi ra chỗ khác’. Ông ấy còn không cho phép tôi ngồi ghế”, bà Lê Thị, người con thứ tám trong gia đình, nhớ lại. “Với ông ấy, đàn bà là bẩn. Tôi cực kỳ chán nản chỉ vì mình sinh ra là đàn bà, ai cũng có thể coi thường mình”.
Là phụ nữ cũng có nghĩa là bà Lê Thi không được phép đi học, thậm chí khi cha bà là một nhà giáo. Dù vậy, bà vẫn yêu con chữ và tranh vẽ. Bà nói: “Khi bố đọc được, khi anh đọc được, người khác đọc được mà mình nhìn vào giấy không đọc được thì tức quá. Tôi tức với cái thân phận của tôi. Con trai mà biết cái gì, tôi mong rằng tôi sẽ làm được cái ấy”.
Và rồi, bà Lê Thi tìm ra cách tự học và vẽ - trong bí mật.
Chú thích ảnh
Cụ bà Lê Thi vẽ trong phòng mình
Chú thích ảnh
Với bà, vẽ tranh dễ hơn là viết lách
“Bố tôi có rất nhiều sách. Tôi lấy chăn che lại và đọc vào buổi tối”, bà nhớ lại. “Tôi đốt cành cây để vẽ trên nền nhà. Tôi viết và vẽ mọi thứ”.
Tinh thần phản kháng đưa bà gia nhập Việt Minh, chiến đấu chống lại Nhật Bản trong Thế chiến II, sau đó là là đấu tranh chống Mỹ.
Đó là lúc bà kết hôn với chồng, một giáo viên. Nhưng cuộc hôn nhân chỉ kéo dài 17 tháng vì chồng bà qua đời do trúng bom. Họ chỉ có duy nhất một con trai với nhau. Dù vậy, giờ đây, bà nói: “Tôi không có thù hằn với bất cứ cá nhân hay quốc gia nào. Tôi ghét chiến tranh. Mục tiêu duy nhất của tôi là làm cho Việt Nam trở thành một nơi tốt đẹp hơn cho mọi người để họ có thể sống cuộc đời của mình”.
Trong đường đời dài dặc, bà đã làm vô số công việc – từ chăn thả gia súc tới xây dựng, thêu thùa – nhưng bà Lê Thi không bao giờ từ bỏ đam mê học tập của mình.

Chú thích ảnh
Cụ bà Lê Thi bên cạnh chắt nội
Chú thích ảnh
Cháu nội là người chăm sóc, mang cơm cho bà
Bà hiện sống trong một căn phòng sáng sủa và thoáng mát, nơi bà có thể đọc, lướt mạng và vẽ lên những điều trái tim bà nói. Bà tự hào rằng cậu con trai duy nhất và ba cháu đều đã hoặc đang theo học sau đại học.
Bà Lê Thi hiện đã hoàn thành hơn 2.000 bức tranh (mà bà thích giữ lại hơn là bán) và viết khoảng 50 cuốn sách cũng như hồi ký. Nhưng bà vẫn không có ý định dừng lại. Dự án lớn tiếp theo của bà là phần tiếp theo của cuốn sách Vòng xoáy cuộc đời.
Chú thích ảnh
Cụ bà Lê Thi quây quần bên con cháu
“Tôi viết về những suy nghĩ của tôi về cuộc sống hiện nay”, bà tiết lộ. “Thế giới như một vòng xoáy vật chất. Mọi người nghĩ tiền có thể mang cho họ hạnh phúc. Nhưng với tôi, hạnh phúc là tự do, hạnh phúc là hiểu biết, và hạnh phúc là khoa học. Tôi thấy tiếc cho những ai phí phạm thời gian của họ”.
Bà cũng thừa nhận tuổi tác cuối cùng cũng bắt kịp mình, và viết lách không còn dễ dàng như trước. Bà từng có thể thức cả đêm để viết, nhưng giờ chỉ sau vài giờ, bà đã thấy mệt. Dù vậy, bà không bỏ cuộc – dẫu có phải mất 10 năm nữa để viết xong sách.
“Tôi muốn truyền hiểu biết của mình cho các cháu tôi”, bà nói.
“Cụ còng xì tin”, người luôn coi “kẻ thù lớn nhất của đời người là sự ngu ngốc”, cũng vẫn chưa hết ham học. “Có hàng triệu thứ tôi muốn biết. Có mất thêm cả thế kỷ nữa để học, tôi cũng sẵn sàng”.

Cụ Lê Thi khiến giới trẻ kính nể vì lòng ham học của mình

Mời xem video do CNA thực hiện:
https://www.facebook.com/cnainsider/videos/1392730257416314/

 
Giả Bình (Theo CNA)
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
15/10/2010(Xem: 5270)
Giới chuyên môn Tây Phương dùng chữ APOCRYPHA – KINH ĐIỂN NGỤY TẠO để gọi văn học Phật giáo phát triển ở nhiều khu vực Á châu giả mạo những văn bản Phật giáo có gốc từ Ấn độ. Mớ bong bong của ngụy thư có nhiều nét chung, nhưng chúng không bao giờ thống nhất bằng cùng một kiểu mẫu (style) văn học hay cùng một nội dung.
13/10/2010(Xem: 6086)
Chiến tranh đi liền với sát sanh. Chiến tranh đồng nghĩa với tội ác. Sát sanh là nhân, chiến tranh là quả và ngược lại. Hai yếu tố này hỗ trợ cho nhau để tạo nên chia lìa, đau đớn, khủng hoảng, tan tóc, đau thương cho cuộc đời. Khi nào còn chiến tranh, nghĩa là con người còn phải gánh chịu đau khổ, giết hại, thù hằn, đấu tố. Chiến tranh sẽ không bao giờ chấm dứt nếu con người còn tâm địa giết hại thú vật không thương tiếc, giẫm lên mạng sống của muôn vật, không biết quý trọng mạng sống của đồng loại! Nhân trả lời một nghi vấn của một Phật tử: “Tổng thống Bush có phạm tội sát sanh hay không khi đem quân đi đánh Afghanistan hay không?” Người viết xin trình bày sơ bộ các cách phán đoán tội của một người phạm tội sát sanh cũng như các cấp độ của sát sanh và vài vấn đề liên hệ đến chiến tranh để bổ sung cho câu trả lời trên.
02/10/2010(Xem: 5369)
ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA NÓI VỀ CHÚA GIÊSU Nguyên tác: LE DALAI LAMA PARLE DE JÉSUS Éditions Brepols, Paris. 1996 Người dịch : VĨNH AN nhà XUẤT BẢN: THIỆN TRI THỨC, 2003 Một Viễn Cảnh Phật Giáo Về Những Lời Dạy của Đức Giêsu
02/10/2010(Xem: 5682)
Trong bài tham luận ngắn này, người viết giới thiệu khái quát về truyền thống khất thực như một pháp tu trong Phật giáo, thông qua đó phân tích hiện tượng khất thực phi pháp của những kẻ ăn xin giả dạng người tu, làm hoen ố truyền thống tâm linh của Phật giáo. Bên cạnh đó, người viết xin đề xuất phương án ngăn chận tệ nạn này. Đồng thời, đề nghị giải pháp ngăn chận tình trạng “khách không mời mà đến” làm mất đi ý nghĩa thiêng liêng của các ngày kỷ niệm tổ sư khai sáng các chùa và các lễ cúng dường trai tăng nói chung.
30/09/2010(Xem: 6493)
Hân hạnh gửi đến quý vị một vài ý nghĩa phiến diện về những điều đè nặng tâm trí tôi trong suốt thời gian ở tù. Nhưng điều trước tiên tôi muốn bày tỏ ở đây là sự tri ân của tôi đối với đồng bào hải ngoại, với sự cộng tác của quốc tế, đã can thiệp một cách có hiệu quả khiến cho bản án tử hình dành cho tôi trở thành bản cáo trạng dành cho những người tự cho có quyền xét xử tôi và phán xét những người đã hành động theo lương tâm.
08/09/2010(Xem: 4983)
Cánh cửa của thế kỷ 20 sắp khép lại, tất cả chúng ta đều nhận thấy rằng thế giới đã trở nên nhỏ hơn, loài người trên hành tinh đã trở thành một cộng đồng lớn, các liên minh về chính trị và quân sự đã tạo ra những khối đa quốc gia, làn sóng của thương mại và công nghiệp thế giới đã cho ra nền kinh tế toàn cầu, những phương tiện thông tin của thế giới đã loại bỏ những chướng ngại về ngôn ngữ và chủng tộc...
06/09/2010(Xem: 4485)
Hiện tượng này do sư cô Thích Chiếu Huệ khởi xướng và ngày càng lan rộng, nhận định về hiện tượng này và tìm hiểu nguyên nhân mà nó phát sinh cần có cái nhìn toàn diện về xã hội và Phật giáo Đài Loan. 1) Xã hội phát triển theo xu hướng nam nữ bình quyền. Đài Loan đã trở thành một trong bốn con rồng Châu Á và đã chịu ảnh hưởng sâu sắc của những tư tưởng phát triển từ phương tây, do đó trong xã hội ngày nay quyền bình đẳng luôn được phụ nữ Đài Loan vận động và tranh đấu. Phong trào nữ quyền ở Đài Loan đã đạt được những thành tựu nhất định. Nữ giới dần có địa vị cao trong mọi lĩnh vực của xã hội. Quan điểm "nam nữ bình quyền" đã được tuyệt đại đa số quần chúng ủng hộ và nó cũng tác động vào sau cánh cổng chùa đến tầng lớp ni giới của Đài Loan.
04/09/2010(Xem: 12941)
Tôi được một vị Tăng sinh ở Saigon mời góp ý kiến về Bát Kính Pháp khoảng hai tuần trước, nhưng vì khá bận rộn với những công việc tại đây (vừa lo thi cử cho việc trường lớp xong thì lại có duyên sự Phật sự 10 ngày tại Minnesota) nên đã khất hẹn với vị ấy là: khi nào tranh thủ được thời gian thì tôi sẽ xem xét vấn đề kỹ hơn để bàn cùng quý vị. Lúc ấy tôi nghĩ rằng: những vị Tăng sinh này sẽ tìm được câu trả lời cho những nghi vấn liên quan đến Bát Kính Pháp nhanh chóng thôi, vì ở Việt Nam hiện có rất nhiều chư Tôn Đức chuyên nghiên cứu, hiểu sâu sắc và hành trì Luật tạng miên mật, các vị dễ dàng đến đảnh lễ thưa hỏi.
04/09/2010(Xem: 4369)
Vì họ nghĩ rằng, Bát kỉnh pháp là điều khoản bất công với Ni giới, nếu chấp nhận sự có mặt của Bát kỉnh pháp trong hệ thống kinh luật, tức là chấp nhận đức Phật không có từ bi, thiếu tuệ giác và chúng ta tự đào thải mình. Rồi qua một số lý luận không có cơ sở khoa học vững chắc, họ suy đoán rằng các điều khoản trong Bát kỉnh pháp được hình thành là do sự mâu thuẫn giữa Tăng Ni trong một giai đoạn lịch sử nào đó, nên các bậc tiền nhân đã áp đặt ra để đè đầu cỡi cổ mấy cô Ni, chứ điều đó không phải do Phật nói. Cho nên, để thích hợp với xã hội toàn cầu hóa ngày nay, chúng ta phải mạnh dạng xóa bỏ điều này.
30/08/2010(Xem: 3774)
Đất nước hiện nay cần phải phát triển kinh tế để dân giàu nước mạnh. Muốn vậy, người dân Việt phải tăng gia sản xuất tất cả các ngành nghề, cần phải cạnh tranh trong tất cả các lãnh vực kinh tế. Chăn nuôi gia súc, nuôi cá, nuôi tôm là các ngành không thể thiếu để cung ứng thị trường nội địa và xuất khẩu để thu ngoại tệ.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]