Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Cụ bà 97 tuổi người Việt khiến cộng đồng quốc tế ngả mũ vì trình độ IT cao thủ

28/05/201711:52(Xem: 6513)
Cụ bà 97 tuổi người Việt khiến cộng đồng quốc tế ngả mũ vì trình độ IT cao thủ

Cụ bà 97 tuổi người Việt
khiến cộng đồng quốc tế ngả mũ vì trình độ IT cao thủ

Thoạt nhìn, cụ bà Lê Thi trông giống như những phụ nữ lớn tuổi nói chung. Ở tuổi 97, bà gần như đã rụng hết răng và cái lưng gù nặng khiến bà di chuyển khó khăn. Bà dành phần lớn thời gian nằm nghiêng trên giường, bỏm bẻm nhai trầu.
Nhưng cụ già gần trăm tuổi này nhanh chóng hoạt bát khi được hỏi về niềm đam mề của bà với viết lách, vẽ tranh, và trên tất cả: học hỏi những điều mới.
Chú thích ảnh
Cụ bà Lê Thi cùng chắt nội, người thường giải đáp những thắc mắc công nghệ cho bà
Bà ngồi bật dậy, mắt lấp lánh và miệng cười rộng khi nói về cuộc sống thời Pháp thuộc hơn nửa thế kỷ trước, khi skype với cháu nội đang sống ở Moscow và khi viết sách ở tuổi 87.
“Nếu có 10 điều tôi không biết, tôi muốn được học càng nhiều càng tốt”, bà nói. “Tôi từng là một đứa trẻ mù chữ đấy”. Sự tò mò cháy bỏng và khát khao hiểu biết này đã đưa bà Lê Thi trở thành cụ bà thông tuệ internet nhất Việt Nam.
Bà đón nhận tin tức hàng ngày từ Google và Yahoo. Bà tích cực cập nhật trang Facebook cá nhân, và giữ liên lạc với gia đình cũng như bạn bè qua Skype. Bà cũng thường vào các diễn đàn văn chương và bày tỏ ý kiến.
Chú thích ảnh
Tuổi tác không làm giảm đam mê học hỏi trong bà
Bà Lê Thi lần đầu học dùng máy tính vào năm 2007 vì bà muốn viết một cuốn sách về đời mình nhưng cảm thấy thật khó nếu dùng bút và giấy. “Tay tôi run rẩy và tôi không còn nhìn rõ mọi thứ”, bà nói.
Chứng kiến cảnh bà vật lộn với trang giấy, cháu bà đã đưa bà một chiếc máy tính xách tay và dạy bà cách gõ. Ba năm sau, vào năm 2010, bà phát hành cuốn tự truyện mang tên Ngược dòng.
Rất nhiều người trẻ đã bày tỏ sự ngưỡng mộ trước trình độ tin học của bà, đặt cho bà những biệt danh như “cụ còng xì tin” hay “trẻ mãi không già”.
“Tuổi thực của tôi là gần 100 nhưng tuổi tâm hồn có 20 thôi”, bà Lê Thi mỉm cười chia sẻ.
Chú thích ảnh
Bản viết tay cuốn "Ngược dòng" trước khi bà chuyển qua dùng máy tính
Bà Lê Thi sinh năm 1920, trong một thế giới khác xa bây giờ. Thời đó, ở Việt Nam, đàn ông có địa vị cao hơn hẳn phụ nữ. Anh trai bà Lê Thi thậm chí không cho phép bà đứng cạnh ông.
“Ông anh bấy giờ rất ghê gớm. Đứng gần ông đuổi đi, ‘Đàn bà, bẩn, đi ra chỗ khác’. Ông ấy còn không cho phép tôi ngồi ghế”, bà Lê Thị, người con thứ tám trong gia đình, nhớ lại. “Với ông ấy, đàn bà là bẩn. Tôi cực kỳ chán nản chỉ vì mình sinh ra là đàn bà, ai cũng có thể coi thường mình”.
Là phụ nữ cũng có nghĩa là bà Lê Thi không được phép đi học, thậm chí khi cha bà là một nhà giáo. Dù vậy, bà vẫn yêu con chữ và tranh vẽ. Bà nói: “Khi bố đọc được, khi anh đọc được, người khác đọc được mà mình nhìn vào giấy không đọc được thì tức quá. Tôi tức với cái thân phận của tôi. Con trai mà biết cái gì, tôi mong rằng tôi sẽ làm được cái ấy”.
Và rồi, bà Lê Thi tìm ra cách tự học và vẽ - trong bí mật.
Chú thích ảnh
Cụ bà Lê Thi vẽ trong phòng mình
Chú thích ảnh
Với bà, vẽ tranh dễ hơn là viết lách
“Bố tôi có rất nhiều sách. Tôi lấy chăn che lại và đọc vào buổi tối”, bà nhớ lại. “Tôi đốt cành cây để vẽ trên nền nhà. Tôi viết và vẽ mọi thứ”.
Tinh thần phản kháng đưa bà gia nhập Việt Minh, chiến đấu chống lại Nhật Bản trong Thế chiến II, sau đó là là đấu tranh chống Mỹ.
Đó là lúc bà kết hôn với chồng, một giáo viên. Nhưng cuộc hôn nhân chỉ kéo dài 17 tháng vì chồng bà qua đời do trúng bom. Họ chỉ có duy nhất một con trai với nhau. Dù vậy, giờ đây, bà nói: “Tôi không có thù hằn với bất cứ cá nhân hay quốc gia nào. Tôi ghét chiến tranh. Mục tiêu duy nhất của tôi là làm cho Việt Nam trở thành một nơi tốt đẹp hơn cho mọi người để họ có thể sống cuộc đời của mình”.
Trong đường đời dài dặc, bà đã làm vô số công việc – từ chăn thả gia súc tới xây dựng, thêu thùa – nhưng bà Lê Thi không bao giờ từ bỏ đam mê học tập của mình.

Chú thích ảnh
Cụ bà Lê Thi bên cạnh chắt nội
Chú thích ảnh
Cháu nội là người chăm sóc, mang cơm cho bà
Bà hiện sống trong một căn phòng sáng sủa và thoáng mát, nơi bà có thể đọc, lướt mạng và vẽ lên những điều trái tim bà nói. Bà tự hào rằng cậu con trai duy nhất và ba cháu đều đã hoặc đang theo học sau đại học.
Bà Lê Thi hiện đã hoàn thành hơn 2.000 bức tranh (mà bà thích giữ lại hơn là bán) và viết khoảng 50 cuốn sách cũng như hồi ký. Nhưng bà vẫn không có ý định dừng lại. Dự án lớn tiếp theo của bà là phần tiếp theo của cuốn sách Vòng xoáy cuộc đời.
Chú thích ảnh
Cụ bà Lê Thi quây quần bên con cháu
“Tôi viết về những suy nghĩ của tôi về cuộc sống hiện nay”, bà tiết lộ. “Thế giới như một vòng xoáy vật chất. Mọi người nghĩ tiền có thể mang cho họ hạnh phúc. Nhưng với tôi, hạnh phúc là tự do, hạnh phúc là hiểu biết, và hạnh phúc là khoa học. Tôi thấy tiếc cho những ai phí phạm thời gian của họ”.
Bà cũng thừa nhận tuổi tác cuối cùng cũng bắt kịp mình, và viết lách không còn dễ dàng như trước. Bà từng có thể thức cả đêm để viết, nhưng giờ chỉ sau vài giờ, bà đã thấy mệt. Dù vậy, bà không bỏ cuộc – dẫu có phải mất 10 năm nữa để viết xong sách.
“Tôi muốn truyền hiểu biết của mình cho các cháu tôi”, bà nói.
“Cụ còng xì tin”, người luôn coi “kẻ thù lớn nhất của đời người là sự ngu ngốc”, cũng vẫn chưa hết ham học. “Có hàng triệu thứ tôi muốn biết. Có mất thêm cả thế kỷ nữa để học, tôi cũng sẵn sàng”.

Cụ Lê Thi khiến giới trẻ kính nể vì lòng ham học của mình

Mời xem video do CNA thực hiện:
https://www.facebook.com/cnainsider/videos/1392730257416314/

 
Giả Bình (Theo CNA)
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
23/02/2011(Xem: 3056)
Phật Giáo Hoà Hảo được khai sáng từ năm 1939 trong dòng lịch sử cận đại của dân tộc - một nền đạo quy nguyên Phật pháp, với phương thức hành đạo đơn giản, không chuộng hình tướng lễ mễ, rườm rà mà cốt yếu hướng về tâm, chủ trương nhập thế tích cực vào mọi phương diện của xã hội, đã nhanh chóng phù hợp với phong hoá nhân sinh vốn mộc mạc, thuần phác ở vùng châu thổ sông Cửu Long.
23/02/2011(Xem: 3397)
Chính thức ra đời từ tháng 11-1926 với một lễ rất long trọng (gọi là Khai minh Đại đạo) tại chùa Gò Kén, làng Long Thành,[1] đạo Cao Đài dần dần hình thành những cộng đồng Cao Đài khác nhau trong lịch sử phát triển của nền tôn giáo bản địa mới mẻ. Mỗi cộng đồng bao gồm nhiều tín đồ với những sinh hoạt tu hành lâu đời kết tập. Sự thấm nhuần giáo lý và hàm dưỡng trong việc thực hành pháp môn trải qua thời gian mấy mươi năm đã hình thành những sắc thái riêng trong nếp nghĩ, trong hành vi, trong tình cảm của các tín đồ Cao Đài. Như vậy là có tâm lý của người tín đồ Cao Đài, nếu hiểu thật đơn giản rằng: Tâm lý là những đặc điểm về tình cảm và hành vi của một cá nhân, một nhóm người, hay một hoạt động.[2]
19/02/2011(Xem: 3021)
(VOV) - Hình ảnh những tảng thịt xâu, móc trên giá, máu còn nhỏ đỏ tươi, có miếng trơ xương, có miếng còn nguyên da lủng liếng ở một góc “chợ” trên đường vào Chùa Hương thật gây phản cảm cho người hành hương. Mới đây Đài Truyền hình Trung ương đã chiếu một phóng sự ngắn, lên tiếng về việc thịt thú rừng được treo, bày bán vô tội vạ gần thắng cảnh Hương Sơn. Hãy khoan nói về việc đó có thể là thịt thú rừng thuộc danh mục cấm săn bắn, việc có thể thú nhà giả thú rừng.v.v… Ở đây tôi chỉ muốn nói đến những hình ảnh gây phản cảm đối với khách hành hương.
19/02/2011(Xem: 3905)
Tôi chỉ là một Tu Sĩ tầm thường nhất, cho nên khi đọc những bài viết mang tính công kích, bài trừ mê tín về Hoa Trời. Tôi không chắc là Hoa Mạn đà la hay Mạn thù sa, cho nên tôi tạm gọi là Hoa Trời. Khi tôi nhận được các E-mail của Quý Ngài, cũng như vào các Websites thấy hình ảnh Hoa Trời, và nhất là lúc hành lễ Phật Ngọc có vòng hào quang xuất hiện trên trời. Lúc đó tôi rất mừng và vô cùng hoan hỷ để được chút Công Đức Tùy Hỷ. Vì mình không có góp công, góp của trong việc thỉnh Phật Ngọc Hòa Bình, nhưng có tâm tuỳ hỷ cũng được Tùy Hỷ Công Đức. Do đó, tôi thấy niềm tin của tôi phát khởi mạnh thêm, làm cho tôi tinh tấn thêm. Những Phật tử cũng điện thoại và E-mail cho tôi, thấy những hiện tượng này, làm cho gia đình họ vô cùng hoan hỷ và phát lòng tin mạnh mẽ để tinh tấn hơn. Những hình ảnh đó, đã có tác dụng làm cho bao nhiêu triệu người Phật tử trên thế giới vui tươi. Giúp họ rơi rụng đi biết bao nhiêu nhiệt não, bao nhiêu đau khổ bởi cuộc đời. Những hình ảnh ấy, đã làm cho tâm hồn h
19/02/2011(Xem: 3316)
Trong Ca Khúc Đông và Tây (The Ballad of East and West), văn hào người Anh Rudyard Kipling (1865–1936) đã viết “Ôi, Đông là Đông và Tây là Tây, cả hai chẳng nên hề gặp gở” (Oh, East is East, and West is West, and never the twain shall meet) đã trở nên câu nói thời thượng diễn tã sự dị biệt khó hòa giải giữa hai nền văn hóa.
19/02/2011(Xem: 3668)
Ai đó dựng ra câu chuyện “sư cô trụ trì” cải đạo theo Chúa là người có tâm lý cạnh tranh tôn giáo kém lành mạnh, nếu không muốn nói là hành vi thiếu lương thiện, và những người lợi dụng tình cảnh đau đớn, lúc mê lúc tỉnh của bệnh nhân để đạt mục đích cưỡng đoạt niềm tin tôn giáo là phi đạo đức.
12/02/2011(Xem: 6672)
Có rất nhiều hình tượng để chúng ta hư cấu, mà thông qua đó gởi gấm tâm sự của mình, hay phê phán hoặc giáo dục thói hư tật xấu của xã hội. Phật, Bồ-tát và thánh tăng là những mẫu người toàn thiện của xã hội, những bậc vĩ nhân của nhân loại (chứ không phải của chủ nghĩa lý tưởng hóa).
23/01/2011(Xem: 3686)
Tôn trọng niềm tin tôn giáo của người khác chính là tôn trọng mình. Ai đem sự tôn trọng đi thì nhận lại sự tôn trọng. Đó là định luật nhân quả. Người viết xin được mở đầu câu chuyện trong tuần kỳ này bằng câu thành ngữ “Cáo mượn oai hùm” thường ngụ ý để chỉ cho những người ưa lòe bịp, hù dọa mọi người bằng quyền uy của người khác để tự tung tự tác. Chuyện kể, có một con hùm đói bụng đang tìm cách săn mồi thì gặp ngay một con cáo. Cáo thấy nguy bèn nói: “Này anh hùm, anh đừng có ý định ăn thịt tôi. Trời đã giao cho tôi làm chúa tể muôn loài. Anh mà ăn tôi là làm trái ý của trời! Không tin, tôi đi đằng trước, anh đi đằng sau, thử hỏi có con vật nào trông thấy tôi mà không sợ?”. Quả nhiên, khi cả hai cùng bước đi, mọi vật nhìn thấy đều chạy tán loạn. Con cáo lấy uy của trời để lừa hùm, rồi lại mượn hình ảnh của hùm để dương dương tự đắc với những loài vật khác.
08/01/2011(Xem: 4036)
Chẳng bao lâu nữa, đám lửa bùng lên từ Mỹ Đình kia, hay từ bất cứ tư gia nào, sẽ lan hết khắp mọi miền đất nước, và lan cả đến xung quanh chùa Quán Sứ, hay mỗi ngôi chùa khác. Mùa Noel năm nay, bên cạnh các hoạt động tưng bừng không khí ăn chơi, hội hè, mua bán thường thấy ngoài xã hội, chúng ta còn chứng kiến sự trỗi dậy của Tin lành, qua một loạt các sự kiện lễ hội mừng giáng sinh được tổ chức vào giờ chót khắp nơi trên đất nước, đặc biệt tại TP.Hồ Chí Minh và Hà Nội.
06/01/2011(Xem: 4279)
Những người mưu toan cải đạo tín đồ Phật giáo sang các tôn giáo phương Tây luôn săn tìm những không gian thuận lợi để tổ chức thực hiện việc cải đạo. Tất cả mọi địa điểm đều được chú ý đến, đặc biệt là những địa điểm công cộng như trường học, bệnh viện, kể cả những không gian di động, nhưng có nhiều thời gian để hành sự, như xe đò đường dài, xe lửa…
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567