Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Động Chúng Thiền Môn

08/12/201708:57(Xem: 4345)
Động Chúng Thiền Môn


Duc The Ton 1

ĐỘNG  CHÚNG  THIỀN  MÔN  4

 

Tôi không gặp được bà Ca và những thành phần chống đối thầy Thiện Thành. Một cuộc gọi từ xa xưng tên Lan, người có công nhiều nhất đối với chùa, từng mua đất hiến cúng để lậpngôi Tam Bảo, cô ta đang ở Sài Gòn,có lẽ ông Hưởng báo; cô ta hẹn gặp tôi tại cư xá Bắc Hải.

Phía chống thầy cũng có bấy nhiêu ngưởi được gặp, phía ủng hộ cũng vài người có khả năng trinh bày. Buổi sáng cảm giác trơ trọi, thời gian trống trãi vô ích, bắt xe về đồi Phương Bối.

Đất Phương Bối của Thiền sư Nhất Hạnh tạo mãi cách đây trên 60 năm, thời gian binh biến, đất bỏ hoang, mãi sau 1975, nhà thơ Nguyễn Đức Sơn đưa gia đình về trú và bảo vệ rừng thông, ông ta trồng thêm thông con để phát triển rừng. Hai con của ông ta là Thạch và Thảo,sau 1975,thời buổi ngăn sông cấm chợ, đói quá, các cháu vào rừng kiếm nấm, ăn nhầm nấm độc nên đã qua đời,  bây giờ những con trưởng thành có hai vị xuất gia là Đức Vân và ĐứcLão, được chia phần trên khu Phương Bối; khu đất ngoài thông ra , không thể phát triển gì hơn.

Chiếc xe ôm hai bánh đưa đến bìa rừng, gặp Đức Lão ngồi trên chòi kiểu nhà tiền chế, cũng độ 4m2, cách mặt đất 0.8cm. Đức Yên và Đức Lão có nét giống Nguyễn Đức Sơn, mũi cao giống chị Phượng (mẹ lai Pháp). Đức Lão đôn đả, mời nước,giải bày mọi việc không theo thứ tự, cứ như sợ không đủ thời giờ cho một dự án lê thê.Đức Lão muốn hiến cúng phần đất để làm tượng đài 2 Thiền sư VN danh tiếng:-Thiền sư T.Thanh Từ và Thiền sư Thích Nhất Hạnh, nhưng còn gặp nhiều chướng ngại.Sau nửa giờ, xin phép cáo từ vô sau đồi Phương Bối, thăm thầy Đức Vân. Nơi đây được mệnh danh là đồi sim, chung quanh am thất toàn là sim tím. Chính điện thờ Phật tầng trên, bên dưới là phòng trống để tu thiền. Gõ cửa, cửa khóa chặt; tiếng gió núi luồn qua rừng sim thổi làm tươi mát cỏ cây. Biết chủ đi vắng, quầy ra đường mòn thoát khỏi rừng sim, chợt phát hiện cách hơn trăm thước, căn nhà loáng thoáng xuyên qua cây lá, có bóng người, đến nơi, một phụ nữ đang chuyện trò với một thanh niên.

-       Thưa cô, đây là nhà thầy Đức Vân?

-        Dạ, thầy ở đây, đi sắp về. Nói xong, cô ta bấm máy, đầu kia trả lời – đang về tới.

Chiếc xe Charly chạy vào đường hẹp như con ngựa từng quen về chuồng, người đàn ông tầm thấp, đội mũ bảo hiểm, áo vạt khách, đạp thắng đột ngột. Đẩy tấm kính che mặt, còn ngỡ ngàng trước vị khách chưa từng gặp mặt. Sau khi xưng danh tính, thầy ồ một tiếng lớn, vội ôm chầm tôi và nói – nghe tên lâu lắm nay mới được gặp mặt. Thầy nhắc món tiền năm xưa ai đó gửi tặng, thầy đưa nhầm người khác trùng tên, tôi chả nhớ chuyện ấy làm gì, nhưng gương mặt Đức Vân có vẻ rắn rỏi và nghiêm túc, chững chạc, đằm thắm hơn Đức Lão. Một thời báo chí gọi thầy là Obama Việt Nam, vì thầy có nét và phong cách giống cựu thổng thồng Mỹ, nếu tầm thước cao như  Obama, người ta sẽ nhầm 2 người là anh em sinh đôi. Thầy mời ở lại dùng cơm,Một cuộc gọi số lạ:

-       Nghe nói anh cần tìm hiểu sự việc chùa Linh Quang?, mời anh đến quán Gọi Gió, chúng tôi cung cấp.

-       Đưa máy cho bác xe ôm hỏi kỷ địa chỉ.

Từ hướng đồi Phương Bối về lại thành phố Bảo Lộc, độ 5km,quán nằm chênh vênh trên vực sâu, thưa khách. Vừa xuống xe, một cậu thanh niên từ trong bước ra đón; hai người đàn ông trạc trên dưới 40 vẫn ngồi tại chỗ. Không ai bảo ai, chả ai tự giới thiệu, đi thẳng vào vấn đề. Người mặc áo chemise trắng, đeo kính cận nhẹ, giọng Bắc, chủ động trình bày mọi việc, người còn lại thỉnh thoảng chêm vào phụ họa. Cậu thanh niên kia ngồi im lặng. Người giọng Bắc lên tiếng:

-       Mấy hôm nay anh tìm hiểu được nhiều chưa? Gặp những ai?

Với  cách nói và trang phụcbình thường, nhưng không dấu được phong cách của người làm an ninh. Tôi chợt hiểu, ông Hưởng đã báo cho an ninh và chuyển số điện thoại của tôi cho họ.

-       Dạ cũng chỉ gặp ít người thôi, hôm qua gặp ông Hưởng, ông ta trình bày tổng quát sự kiện nguyên nhân đưa thầy Thiện Thành về, một số sự kiện linh tinh, cho đến lúc thầy Thiện Thành không sai khiến ông ta được, nên xúi Phật tử chống lại ông ta. Ông ta cũng kể  lúc xuống Đại Tòng Lâm tìm hiểu tông tích thì thầy Nguyên Thái, và một sư bà nói ông này không được, nhưng không nói rõ không đươc như thế nào.Ông ta  không có phẩm chất đạo đức, ông ta nói chuyện đâm thọc, ông ta quan hệ khác phái không rõ ràng…tui là người đưa ông ta về mà thấy không sai khiến được tôi, nên trờ mặt xúi phật tử chống tôi. Ông cứ đốc thúc tôi xin  cho ông làm trụ trì, tôi nói thầy mới về sao làm trụ trì được, HT Thái Thuận bảo ông ta về nhập chúng,sám hối mới về Linh Quang giúp Phật tử, nhưng ông ta không chịu…chùa này tuy có một số phật tử, trong đó có 2 ông lớn đã mất rồi, mọi việc do tôi chủ động xây dựng,

-       Theo anh, việc chùa giải quyết như thế nào?

-       Dạ, tôi không nắm rõ chi tiết nội tình ngoài những vấn đề chung chung, theo tôi, nên tìm cách hóa giải và hòa giải để quý thầy cùng chung sống dưới mái chùa. Tại Bảo Lộc 90% là Kito giáo, đạo Phật nhỏ bằng móng tay mà không giải quyết được  là chuyện đáng tiếc.

-       Anh nói thế chứ chúng tôi không thể chấp nhận ông Thiện Thành. Ông ta không thể tiếp tục cư trú tại chùa Linh Quang. Ông ta cư trú bất hợp pháp, mua đất nông nghiệp đứng tên riêng, xây nhà không có giấy phép, chưa nói tư cách đạo đức; còn nhiều vấn đề mà theo nghiệp vụ chúng tôi không được phép tiết lộ. Anh muốn biết thêm, nên gặp UBND TPvà  BTS PG Thành phố họ trình bày rõ hơn.

-       Thưa anh, nếu đất nông nghiệp sao lại cho xây dựng? xây dựng không có giấy phép mà sao vẫn tồn tại công khai? 7 năm cư trú bất hợp pháp sao không xử lý đợi đến khi BTS PG TP Bảo Lộc lên tiếng mới đòi trục xuất?

-       Đó là việc sơ suất của chính quyền.

Phía an ninh cũng cùng quan điểm với BTS PG TP, không công nhận thầy Thiện Thành, nhưng an ninh chỉ dựa về pháp lý để phủ nhận sự hiện diện của thầy giữa lòng quần chúng , muốn tẩn xuất đương sự ra khỏi Bảo Lộc để BTS đưa thầy khác về với mãnh giấy “quyết định bổ nhiệm trụ trì”.

 

MINH MẪN

09/12/2017      (còn tiếp)

 

 

CÔ LIÊN trình bày ngày phật đản 2011 mời thầy thiện thành vè lo phật đản. hiều lần phật tử đến chúc tết và viếng thăm chư tôn đức, mong sớm có quyết định bổ nhiệm trụ trì cho thầy TT mà gh cứ hẹn. phật tử chủa LQ cảm tưởng bị bỏ rơi. Mong gh so81m giải quyết để pt yên tâm tu học

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
06/11/2012(Xem: 4203)
Điều làm nhiều người giật mình là số liệu người theo đạo Phật tại Việt Nam từ cuộc tổng điều tra dân số năm 2009, do Ban Chỉ đạo Tổng điều tra dân số công bố vào năm 2010 đã cho thấy số lượng tín đồ Phật giáo Việt Nam giảm đến mức chưa từng thấy: 6.802.318 người, chiếm 7,92% dân số!
23/10/2012(Xem: 4311)
Đã là người đệ tử thì chúng ta phải tin và hành theo lời dạy của Phật, đó mới đúng là người đệ tử chân chánh, biết tôn sư trọng đạo, hiếu nghĩa trọn vẹn.
23/10/2012(Xem: 7040)
Sau khi Trưởng lão Mahinda, con trai của vua A Dục, truyền bá Phật pháp đến Srilanka và thực hiện một số việc liên quan đến việc truyền bá Phật pháp, vị vua trị vì đảo quốc này đã hỏi Trưởng lão rằng, có phải Tăng đoàn đã được thiết lập vững chắc ở đảo quốc này rồi không.
18/10/2012(Xem: 7223)
Giới luật Phật giáo và đạo đức xã hội tuy có mối quan hệ gần nhau ở một số lãnh vực, nhưng đôi khi không dung hội nhau trong một số chuẩn mực đạo đức đặc thù. Vì lẽ, con đường đạo đức của thế gian và xuất thế gian tuy gần nhau nhưng về cơ bản thì không trùng nhau.
10/10/2012(Xem: 9387)
Không hiểu tại sao người ta gọi con vật ấy là chó. Cái tên này không gây nên một ấn tượng đẹp theo nghĩa đen lẫn nghĩa bóng, nhất là đối với tôi, một người không mấy ưa loài động vật này. Lý do, có lẻ từ một kỷ niệm thuở mới lớn.
02/10/2012(Xem: 8117)
Một người thầy nói đạo nào cũng tốt là bậc thầy đó đang ngụy biện cho trách nhiệm của mình, một người là thầy hướng dẫn tâm linh cho Phật tử mà để Phật tử của mình cải đạo.
24/09/2012(Xem: 6171)
Chúng ta đang sống ở một thời đại đặc biệt. Phật pháp bây giờ đã được khắp thế giới biết đến. Phật pháp được thực hành ở những vùng đất mới, trong dân chúng với những truyền thống và mối quan tâm khác nhau. Phật pháp đang đóng góp vào một nền văn hóa mới toàn cầu.
06/09/2012(Xem: 6226)
Tiêu chuẩn nghề báo BBC hướng tới phục vụ công chúng một cách tốt nhất trên cơ sở làm báo trung thực, chính xác, độc lập và bất thiên vị. Mục này giới thiệu về các quy tắc đạo đức và các giá trị cốt lõi của nghề báo BBC cùng các quy định pháp luật về truyền thông.
13/08/2012(Xem: 4937)
Có học giả tiên đoán đến năm 2050 Phật giáo chỉ còn chùa hoang, bảo tàng. Theo tôi như thế còn may! Sợ rằng chùa sẽ bị xóa sạch, lấy đất, lấy kiến trúc dùng vào việc khác. Tôi từ lâu cũng có cùng suy nghĩ như tác giả Nguyễn Hữu Đức, nhưng còn ngần ngại chưa viết thành bài, vì câu chuyện có liên quan đến so sánh tôn giáo, còn tôi thì chủ trương chỉ đề cập khi việc có liên hệ đến tôn giáo mình, tức là khi có cải đạo mà thôi.
12/08/2012(Xem: 3500)
Trên trang mạng xôn xao về một chú tiểu nâng váy, chăm sóc cho các hoa hậu, trước sự phản ứng mạnh mẽ từ Phật giáo, hãy nghe sự phân trần của chú tiểu Trí Trần: "Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật! có lẽ thời gian vừa qua quí vị phật tử đã quá đau lòng với một chú tiểu như tôi. Tôi biết tôi đã đi quá giới hạn của một chú tiểu. Nhưng thật sự không biết phải giải thích sao cho quý vị hiểu. Phật Pháp là con đường để tất cả chúng ta tìm đến sự an lạc, nhưng để đến sự an lạc thì mấy ai biết và hiểu rằng chúng ta phải sửa, thế đấy tôi bỏ gia đình tìm THẦY học đạo."
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567