Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Sự thiếu tính khoa học của Bộ GDĐT trong việc tính điểm thi tạo bất công, sai lầm nghiêm trọng trong mùa tuyển sinh năm 2017

01/10/201708:35(Xem: 3830)
Sự thiếu tính khoa học của Bộ GDĐT trong việc tính điểm thi tạo bất công, sai lầm nghiêm trọng trong mùa tuyển sinh năm 2017

 Sự thiếu tính khoa học của Bộ GDĐT
trong việc tính điểm thi tạo bất công,
sai lầm nghiêm trọng trong mùa tuyển sinh năm 2017
 Lê Tự Hỷ


      Mùa tuyển sinh năm nay đã chứng tỏ cách thức tính điểm để thí sinh dùng dự tuyển vào Đại Học của Bộ Giáo Dục Đào Tạo đã khiến cho những học sinh ưu tú nhất đã không vào được Đại Học. Theo bài báo “Cuộc Đua Không Cân Sức” trên Tuổi trẻ online ngày 04/8/2017 thì ở hai Đại Học Y Hà Nội và Y Tp HCM, trên 90% những người trúng tuyển vào trường là nhờ công điểm ưu tiên!. Như thế những thí sinh thật sự giỏi chỉ chiếm chưa tới 10% trong tổng số những người được tuyển vào học Đại học. Như thế làm sao thực hiện được chính sách đào tạo nhân tài cho đất nước mà chính phủ của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cổ vũ và mong đợi? Xin ông Bộ trưởng GDĐT hãy giải thích dùm!


hoc sinh viet nam

       Đó là một sai lầm, bất công, phi khoa học mà không nhà Giáo dục chân chính, nhà Khoa học chân chính, và không trường Đại Học chân chính nào trên thế giới chấp nhận! Ta thử phân tích vì sao? Vì cả hai: Thứ nhất :  Cách tính điểm Thi , và Thứ 2: Cách tính điểm ưu tiên
Thứ nhất: Cách tính Tổng Điểm Thi mà Bọ Giáo Dục bắt buộc là:

         50% Điểm thi bài Tốt nghiệp Quốc Gia với đề thi chung toàn quốc+50% Điểm Trung Bình Trong Học Bạ

 Chính cái 50% Điểm Trung Bình Trong Học Bạ với Bài Thi Các Môn khác nhau từ lớp này qua lớp khác, từ trường qua trường khác là một nguyên nhân đưa đến thiếu ông bằng. Không thể so sánh điểm trung bình của hai thí thí khi mà hai người làm hai bài thi khác nhau. Chỉ có thể so sánh khí hai thí sinh cùng làm một đề thi. Vậy thì 50% Điểm trung bình trong học bạ chỉ tạo ra công bằng khi tất cả học sinh cả nước cùng làm chung một đề thi trong các học kỳ mà thôi. Hơn nữa, với căn bệnh chạy theo thành tích thăm căn cố đế thì các trường đua nhau cho điểm “trên trời”, là điểm ảo cả, khiến không thể phân loại học sinh giỏi với học sinh trung bình thì làm sao xét tuyển được các thí sinh thật sự ưu tú vào Đại học được.

Thứ hai: Điểm ưu tiên được cộng một cách cứng nhắc, theo cảm tính, thiếu tinh thần khoa học. Vì sao? Bởi vì Điểm ưu tiên chỉ có thể tạo ra công bằng và khoa học khi không làm những thí sinh thuộc loại ưu tú nhất bị loại. Muốn vậy, thì điểm ưu tiên chỉ thực sự có ý nghĩa và thực sự khoa học là khi cộng vào thì không một thí thí sinh nào được cộng ưu tiền mà có tổng điểm vượt điểm người thủ khoa không cộng ưu tiên.   
     Muốn thế phải làm sao?

Có hai cách: Cách tuyệt đối (cách lý tưởng) và cách tương đối (cách có thể áp dụng thức tế)

      Cách tuyệt đối (lý tưởng): Giả sử các thí sinh thi vào Trường Đại Học Y Hà Nội.
     Gọi T là điểm thủ khoa, ở đây được định nghĩa là tổng điểm cao nhất của các môn thi trong tất cả thí sinh mà chưa cộng điểm ưu tiên. Sinh viên sẽ gồm hai loại: Loại không có điểm ưu tiên. Gọi K là điểm trung bình của tất cả thí sinh không có điểm ưu tiên. Loại thí sinh có điểm ưu tiên sẽ gốm n mức ưu tiên khác nhau. Gọi U1, U2, …, Un    điểm thi trung bình lần lượt của các nhóm thí sinh ứng với mức ưu tiên 1, 2, …, n mà chưa cộng điểm ưu tiên.

  Khi đó, điểm thi để ứng viên nôp đơn xét vào Đại Học Y Hà Nôi của nhóm ưu thiên thứ i sẽ được tính là:

           Min [(Điểm thi chưa công điểm ưu tiên của thí sinh) x (K/Ui), T]   (1)

Lưu ý, việc lấy Min là cái nhỏ nhất trong hai cái để bảo đàm rằng sau khi thêm điểm ưu tiên thì điểm của thí sinh không được vượt điểm của thủ khoa T đã định nghĩa trên đây. Còn công thức (Điểm thi chưa cộng điểm ưu tiên của thí sinh) x (K/Ui) tức là nhân điểm thi thực tế của thí sinh trong nhóm ưu tiên thứ i cho hệ số K/Ui  là cốt nhằm làm cho điểm trung bình của nhóm ưu tiên thứ i bằng điểm trung bình của nhóm không ưu tiên, và như vậy mọi nhóm đều có điểm trung bình bằng nhau. Đó là cách thêm điểm ưu tiên khoa học nhất dựa trên thống kê toán học.

   Với phương tiện máy tình ngày nay thì việc thực hiện tính điểm ưu tiên như thế không có gì khó khăn cả.

  Nhưng hãy lưu ý rằng với công thức (1) trên đây, nếu đề thì dễ quá như năm nay hay đề thi thiếu tính khoa học phân loại khiến các thí sinh trung bình khá và thí thí sinh giỏi có điểm sít soát như nhau, dính chùm một cục thì tỉ số K/Ui tương đương hay gần bằng 1, khi đó công thức (1) cho biết việc thêm điểm ưu tiên không ảnh hưởng đáng kể đến điểm thật, có nghĩa không cần thêm điểm ưu tiên nữa. Nhưng nếu trong trường hợp này (như năm nay có nhiều thí sinh ở vùng được điểm ưu tiên có điểm thi chưa kể ưu tiên có thể đã bằng hay gần bằng điểm thù khoa T) mà cứ cho điểm ưu tiên bằng cách cộng điểm ưu tiên do Bộ ấn định trước vào điểm thi thì hoàn toàn phi khoa học, những người làm theo chính sách này hoàn toàn không biết gì về thống kê cả! Vì vậy, không có gì khôi hài bằng tổng điểm tuyệt đối theo lý thuyết là 30 mà điểm chuẩn vào trường, tức điểm thấp nhất để vào trường lại trên 30! hay 30; 29, 5 v… như đã thấy tại một số trường năm nay. Chính vì cái sai lầm chết người này mà năm nay, rất nhiều thí sinh giỏi thật sự đã không được trúng tuyển vào Đại Học! Cái này sẽ là một trong những thủ phạm làm trì trệ đất nước. Ai chịu trách nhiệm đây, ngoài Bộ Giáo Dục và Đào Tạo?   

  Cách tương đối (dễ áp dụng trong thực tế):

     Gọi T là điểm thủ khoa như đã định nghĩa trên đây

     Gọi U1, U2, … Un là điểm ưu tiên mà Bộ GDĐT gán lần lượt cho các nhóm ưu tiên 1, 2, …, n

    Gọi U = Max (U1, U2, … Un ) là điểm ưu tiên lớn nhất trong tất cả các nhóm ưu tiên.

Bấy giờ:

Bước 1: Mọi thí sinh có điểm thi không kể ưu tiên mà lọt vào khoảng [T-U, T] đều được tuyển. Chẳng hạn, điểm thủ khoa T là 29, và tổng điểm ưu tiên tối đa là 3,5 thì tất cả mọi thí sinh có điểm thi không kể ưu tiên từ 29-3,5 = 25,5 đương nhiên trúng tuyển. Trong số đã được tuyển này có thẻ có những thí sinh dù có ưu tiền mà không cần đểm ưu tiên thì đã trúng tuyển rồi. Khi đó, không cộng điểm ưu tiên vào làm chi nữa! Sau đó qua:

Bước 2: Xếp thứ tự tất cả những thí sinh còn lại theo thứ tự điểm từ trên xuống. Điểm ở đây là điểm không có ưu tiên nếu thí sinh không thuộc diện ưu tiên, điểm thi cộng với điểm ưu tiên nếu thí sinh thuộc diên ưu tiến. Căn cứ vào danh sách này tuyển từ trên xuống đúng với số chỉ tiêu còn lại sau khi đã tuyển ở Bước 1

    Chỉ có một trong hai cách trên đây mới không loại đi những thí sinh thuộc loại ưu tú nhất và đồng thời cũng  nâng đỡ được các thí sinh thuộc diện ưu tiên một cách tương đối công bình mà thôi. 

   Lê Tự Hỷ                                                                                                                                                 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
31/12/2010(Xem: 4020)
Khi thấy những không gian ngập tràn sách trong ngày hội sách đang diễn ra ở nhiều thành phố lớn, lòng tôi rộn lên một niềm vui khó tả. Tôi bỗng nhớ về những ngày chật vật gom từng cuốn sách từ nước ngoài về Việt Nam, thời chúng ta còn hiếm sách.
27/12/2010(Xem: 4196)
Người dịch: Xuất bản lần đầu vào năm 1995 (tái bản 2001), “Phật Giáo và Đạo Đức Sinh Học” (Buddhism and Bioethics) là một đống góp có ý nghĩa của Damien Keown* cho Phật giáo về một đề tài chưa được giới Phật giáo nghiên cứu nhiều trước đó. Nội dung cuốn sách tập trung thảo luận về đạo đức học Phật giáo và liên hệ nó với những vấn đề đạo đức hiện đại như phá thai, hạn chế sinh sản, nghiên cứu phôi thai, trợ tử, việc kéo dài trạng thái sống thực vật.v.v… Cuốn sách cũng bàn đến vấn đề khi nào thì đời sống một con người được xem chính thức bắt đầu, và khi nào cái chết được coi chính thức xảy ra.
24/12/2010(Xem: 5412)
Phật giáo Việt-Nam trải qua nhiều bước thăng trầm. Đời Lý, Trần Phật giáo cực thịnh, là quốc đạo. Triều Lê Phật giáo bắt đầu suy vi. Đến triều Nguyễn Phật giáo sa sút, mất hẳn vị trí trong chính trị văn hóa và xã hội ở Việt-Nam.
19/12/2010(Xem: 5023)
Gần đây có người nói rằng Phật Giáo Đại Thừa là Bà La Môn Giáo, là tà ma ngoại đạo. Thật ra lời nói này không có gì mới lạ, nó đã có từ thời xưa, khi Phật Giáo đang ở trong thời kỳ phát triển. Tuy nhiên, nhằm tránh sự hoang mang cho những người mới bước chân vào đạo Phật và cho những Phật tử không có nhiều thì giờ nghiên cứu về sự khác biệt giữa hai tôn giáo nên chúng tôi viết bài dưới đây. Chúng tôi không có ý so sánh hai tôn giáo lớn của nhân loại, vì việc làm này là của các nhà học gỉa, mà chúng tôi chỉ đưa ra vài điểm khác biệt quan yếu có tính cách nền tảng giữa đạo Phật nói chung, Phật Giáo Đại Thừa nói riêng so với Bà La Môn Giáo.
18/12/2010(Xem: 16123)
Nhận Xét Của Thượng Tọa Thích Đức Thắng Về Quyển Sách: Đường Về Xứ Phật Thích Thông Lạc
08/12/2010(Xem: 5393)
“Tăng ly chúng tăng tàn”, còn chúng tại gia ly chúng xuất gia thì ra sao? Thế nào là “cư sĩ ly tăng”? Đâu là nguyên nhân và đâu là cách giải quyết vấn đề? “Tăng ly chúng” là một vấn đề đã được bàn luận nhiều.
24/11/2010(Xem: 10715)
Mấy ngày qua, cả nước oằn mình trước sự tàn phá đầy tang thương của cơn bão Ketsana. Cũng thời điểm đó “cơn bão” bất khoan dung của chính quyền tỉnh Lâm Đồng kéo đến tu viện Bát Nhã, gây nên tình cảnh bất an cho khoảng 400 Tăng Ni tu theo pháp môn Làng Mai. Hai cơn bão đến cùng một lúc khiến cho lòng người Phật tử Việt Nam thêm quặn thắt.
23/10/2010(Xem: 4049)
"Chẳng có gì hổ thẹn cho một người có ông nội là khỉ. Nếu có gì đáng hổ thẹn về tổ tiên của tôi, thì đó là vì tổ tiên của tôi là người: một người có trí thức nông cạn và bất nhất, một người không biết tự bằng lòng với thành công trong lĩnh vực riêng của mình, lại hăm hở can thiệp vào những vấn đề khoa học hoàn toàn xa lạ, làm tối tăm vấn đề bằng thứ từ chương rỗng tuếch, đánh lạc hướng chú ý của cử tọa để khỏi đi vào những vấn đề thực sự đặt ra bằng lối nói lạc đề đầy hùng biện và những hô hào đầy thành kiến tôn giáo".
16/10/2010(Xem: 4531)
Tuần vừa qua, một cuốn phim Đại Hàn ra mắt khán giả Paris, được khen ngợi. Báo Mỹ cũng khen. Tên của phim là : Xuân Hạ Thu Đông ... rồi Xuân (1). Không phải là người sành điện ảnh, đọc tên phim là tôi muốn đi xem ngay vì nên thơ quá. Xuân hạ thu đông thì chẳng có gì lạ, nhưng xuân hạ thu đông ... rồi xuân thì cái duyên đã phát tiết ra ngoài. Huống hồ, ở trong phim, xuân rồi lại xuân trên một ngôi chùa nhỏ ... trên một ngôi chùa nhỏ chênh vênh giữa núi non.
16/10/2010(Xem: 4722)
"Giê-su qua cái nhìn của người Phật tử": đây là một đề tài lý thú, nhưng quả thực là khó. Trước hết, trong tất cả những đạo lớn của thế giới, có lẽ đạo Phật là đạo xa cách đạo Ki-tô nhất trên những giáo lý cơ bản và trên nhiều điểm quan trọng, mặc dù vẫn gần gũi, hay có vẻ gần gũi, trên nhiều điểm khác. Thứ đến, vì hình thức hành đạo rất đa dạng của đạo Phật qua thời gian và không gian, vì sự hội nhập của đạo Phật vào nhiều nền văn minh khác nhau, vào nhiều dân tộc khác nhau, mà có thể có những "cái nhìn về Giê-su" rất khác nhau giữa những người Phật tử. Sau hết, nếu chúng ta biết khá rõ về cái nhìn của người Phật tử, nhất là Phật tử thời nay, về đạo Ki-tô, chúng ta rất ít khi được nghe họ nói quan niệm của họ về cá nhân Giê-su.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]