Sự thiếu tính khoa học của Bộ GDĐT
trong việc tính điểm thi tạo bất công,
sai lầm nghiêm trọng trong mùa tuyển sinh năm 2017
Mùa tuyển sinh năm nay đã chứng tỏ cách thức tính điểm để thí sinh dùng dự tuyển vào Đại Học của Bộ Giáo Dục Đào Tạo đã khiến cho những học sinh ưu tú nhất đã không vào được Đại Học. Theo bài báo “Cuộc Đua Không Cân Sức” trên Tuổi trẻ online ngày 04/8/2017 thì ở hai Đại Học Y Hà Nội và Y Tp HCM, trên 90% những người trúng tuyển vào trường là nhờ công điểm ưu tiên!. Như thế những thí sinh thật sự giỏi chỉ chiếm chưa tới 10% trong tổng số những người được tuyển vào học Đại học. Như thế làm sao thực hiện được chính sách đào tạo nhân tài cho đất nước mà chính phủ của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cổ vũ và mong đợi? Xin ông Bộ trưởng GDĐT hãy giải thích dùm!
Đó là một sai lầm, bất công, phi khoa học mà không nhà Giáo dục chân chính, nhà Khoa học chân chính, và không trường Đại Học chân chính nào trên thế giới chấp nhận! Ta thử phân tích vì sao? Vì cả hai: Thứ nhất : Cách tính điểm Thi , và Thứ 2: Cách tính điểm ưu tiên
Thứ nhất: Cách tính Tổng Điểm Thi mà Bọ Giáo Dục bắt buộc là:
50% Điểm thi bài Tốt nghiệp Quốc Gia với đề thi chung toàn quốc+50% Điểm Trung Bình Trong Học Bạ
Chính cái 50% Điểm Trung Bình Trong Học Bạ với Bài Thi Các Môn khác nhau từ lớp này qua lớp khác, từ trường qua trường khác là một nguyên nhân đưa đến thiếu ông bằng. Không thể so sánh điểm trung bình của hai thí thí khi mà hai người làm hai bài thi khác nhau. Chỉ có thể so sánh khí hai thí sinh cùng làm một đề thi. Vậy thì 50% Điểm trung bình trong học bạ chỉ tạo ra công bằng khi tất cả học sinh cả nước cùng làm chung một đề thi trong các học kỳ mà thôi. Hơn nữa, với căn bệnh chạy theo thành tích thăm căn cố đế thì các trường đua nhau cho điểm “trên trời”, là điểm ảo cả, khiến không thể phân loại học sinh giỏi với học sinh trung bình thì làm sao xét tuyển được các thí sinh thật sự ưu tú vào Đại học được.
Thứ hai: Điểm ưu tiên được cộng một cách cứng nhắc, theo cảm tính, thiếu tinh thần khoa học. Vì sao? Bởi vì Điểm ưu tiên chỉ có thể tạo ra công bằng và khoa học khi không làm những thí sinh thuộc loại ưu tú nhất bị loại. Muốn vậy, thì điểm ưu tiên chỉ thực sự có ý nghĩa và thực sự khoa học là khi cộng vào thì không một thí thí sinh nào được cộng ưu tiền mà có tổng điểm vượt điểm người thủ khoa không cộng ưu tiên.
Muốn thế phải làm sao?
Có hai cách: Cách tuyệt đối (cách lý tưởng) và cách tương đối (cách có thể áp dụng thức tế)
Cách tuyệt đối (lý tưởng): Giả sử các thí sinh thi vào Trường Đại Học Y Hà Nội.
Gọi T là điểm thủ khoa, ở đây được định nghĩa là tổng điểm cao nhất của các môn thi trong tất cả thí sinh mà chưa cộng điểm ưu tiên. Sinh viên sẽ gồm hai loại: Loại không có điểm ưu tiên. Gọi K là điểm trung bình của tất cả thí sinh không có điểm ưu tiên. Loại thí sinh có điểm ưu tiên sẽ gốm n mức ưu tiên khác nhau. Gọi U1, U2, …, Un là điểm thi trung bình lần lượt của các nhóm thí sinh ứng với mức ưu tiên 1, 2, …, n mà chưa cộng điểm ưu tiên.
Khi đó, điểm thi để ứng viên nôp đơn xét vào Đại Học Y Hà Nôi của nhóm ưu thiên thứ i sẽ được tính là:
Min [(Điểm thi chưa công điểm ưu tiên của thí sinh) x (K/Ui), T] (1)
Lưu ý, việc lấy Min là cái nhỏ nhất trong hai cái để bảo đàm rằng sau khi thêm điểm ưu tiên thì điểm của thí sinh không được vượt điểm của thủ khoa T đã định nghĩa trên đây. Còn công thức (Điểm thi chưa cộng điểm ưu tiên của thí sinh) x (K/Ui) tức là nhân điểm thi thực tế của thí sinh trong nhóm ưu tiên thứ i cho hệ số K/Ui là cốt nhằm làm cho điểm trung bình của nhóm ưu tiên thứ i bằng điểm trung bình của nhóm không ưu tiên, và như vậy mọi nhóm đều có điểm trung bình bằng nhau. Đó là cách thêm điểm ưu tiên khoa học nhất dựa trên thống kê toán học.
Với phương tiện máy tình ngày nay thì việc thực hiện tính điểm ưu tiên như thế không có gì khó khăn cả.
Nhưng hãy lưu ý rằng với công thức (1) trên đây, nếu đề thì dễ quá như năm nay hay đề thi thiếu tính khoa học phân loại khiến các thí sinh trung bình khá và thí thí sinh giỏi có điểm sít soát như nhau, dính chùm một cục thì tỉ số K/Ui tương đương hay gần bằng 1, khi đó công thức (1) cho biết việc thêm điểm ưu tiên không ảnh hưởng đáng kể đến điểm thật, có nghĩa không cần thêm điểm ưu tiên nữa. Nhưng nếu trong trường hợp này (như năm nay có nhiều thí sinh ở vùng được điểm ưu tiên có điểm thi chưa kể ưu tiên có thể đã bằng hay gần bằng điểm thù khoa T) mà cứ cho điểm ưu tiên bằng cách cộng điểm ưu tiên do Bộ ấn định trước vào điểm thi thì hoàn toàn phi khoa học, những người làm theo chính sách này hoàn toàn không biết gì về thống kê cả! Vì vậy, không có gì khôi hài bằng tổng điểm tuyệt đối theo lý thuyết là 30 mà điểm chuẩn vào trường, tức điểm thấp nhất để vào trường lại trên 30! hay 30; 29, 5 v… như đã thấy tại một số trường năm nay. Chính vì cái sai lầm chết người này mà năm nay, rất nhiều thí sinh giỏi thật sự đã không được trúng tuyển vào Đại Học! Cái này sẽ là một trong những thủ phạm làm trì trệ đất nước. Ai chịu trách nhiệm đây, ngoài Bộ Giáo Dục và Đào Tạo?
Cách tương đối (dễ áp dụng trong thực tế):
Gọi T là điểm thủ khoa như đã định nghĩa trên đây
Gọi U1, U2, … Un là điểm ưu tiên mà Bộ GDĐT gán lần lượt cho các nhóm ưu tiên 1, 2, …, n
Gọi U = Max (U1, U2, … Un ) là điểm ưu tiên lớn nhất trong tất cả các nhóm ưu tiên.
Bấy giờ:
Bước 1: Mọi thí sinh có điểm thi không kể ưu tiên mà lọt vào khoảng [T-U, T] đều được tuyển. Chẳng hạn, điểm thủ khoa T là 29, và tổng điểm ưu tiên tối đa là 3,5 thì tất cả mọi thí sinh có điểm thi không kể ưu tiên từ 29-3,5 = 25,5 đương nhiên trúng tuyển. Trong số đã được tuyển này có thẻ có những thí sinh dù có ưu tiền mà không cần đểm ưu tiên thì đã trúng tuyển rồi. Khi đó, không cộng điểm ưu tiên vào làm chi nữa! Sau đó qua:
Bước 2: Xếp thứ tự tất cả những thí sinh còn lại theo thứ tự điểm từ trên xuống. Điểm ở đây là điểm không có ưu tiên nếu thí sinh không thuộc diện ưu tiên, điểm thi cộng với điểm ưu tiên nếu thí sinh thuộc diên ưu tiến. Căn cứ vào danh sách này tuyển từ trên xuống đúng với số chỉ tiêu còn lại sau khi đã tuyển ở Bước 1
Chỉ có một trong hai cách trên đây mới không loại đi những thí sinh thuộc loại ưu tú nhất và đồng thời cũng nâng đỡ được các thí sinh thuộc diện ưu tiên một cách tương đối công bình mà thôi.
Lê Tự Hỷ