Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Nước Ta Nên Chọn Hướng Phát Triển Ưu Tiên Theo GDP Hay GNH ?

01/08/201702:26(Xem: 4662)
Nước Ta Nên Chọn Hướng Phát Triển Ưu Tiên Theo GDP Hay GNH ?




money 2

N
ước Ta  Nên Chọn Hướng Phát Triển Ưu Tiên Theo GDP Hay GNH ?

                                                                                                  Lê Tự Hỷ
                                  

       Nước ta từ khi theo chính sách đổi mới (1986) đến nay đã đạt rất nhiều thành tích đáng kể về cả kinh tế lẫn vị thế chính trị trong khu vực Đông Nam Á và trên trương quốc tế.
      Trong xu thế làm ăn mới nầy, chúng ta đã say sưa theo đuổi chiến lược phát triển kinh tế hầu như duy nhất nhắm làm tăng Tổng Sản Lượng Nội Địa (GDP) (Gross Domestic Product) hay còn gọi là Tổng Thu Nhập Nội Địa (GDI) (Gross Domestic Income). Điều nầy hẵn là không sai vì hầu như mọi nhà kinh tế, nhà chiến lược phát triển quốc gia đều cỗ vũ và lấy GDP làm tiêu chuẩn để đánh giá sự thịnh vượng của một đất nước. Nhưng thật ra là chưa đủ, chưa hoàn toàn đúng hay chưa tối ưu với những nước từ chỗ nghèo nàn, lạc hậu, bị tàn phá vì chiến tranh như nước ta tìm cách vươn lên trong thế giới mà đã có sẵn những nước đã bắt đầu phát triển từ khoảng 300 năm trước với những ưu thế như : chiếm tài nguyên của những xứ thuộc địa hay mua rẽ của những nước lạc hậu làm nguyên liệu sản xuất, và những nước thuộc địa hay lạc hậu lại trở thành thị trường béo bở cho sản phẩm của họ. Ngoài lý do nước ta không còn cơ hội phát xuất như những nước  tiên tiến, bản thân GDP hàm chứa một số khuyết điểm mà từ lâu những nhà kinh tế nghiêm túc đã nhận ra :
     -  Trong GDP, người ta kể cả những chi phí dùng cho y tế và an ninh như là yếu tố tích cực, có nghĩa là sự thịnh vượng của một đất nước dựa thuần trên GDP thì người ta đã không kể tới sự an toàn của người dân vì chi phí cho dịch vụ y tế va an ninh được tính gộp trong tiêu chuẩn thịnh vượng. Nói cách khác, đó là một hình thức không xem trọng “hạnh phúc” của nhân dân trong tiêu chuẩn thịnh vượng của một đất nước.
    - GDP là tổng sản lượng được sản xuất bên trong biên giới của một nước bất kể người chủ cơ sở sản xuất  kinh doanh là người dân của nước đó hay người nước ngoài đầu tư vào. Trong khi GND (Gross National Product = Tổng Sản Lượng Quốc Gia) là tổng sản lượng sản xuất được do người dân của một nước sản xuất bất chấp cơ sở sản xuất  nằm ở bên trong biên giới hay bên ngoài biên giới của nước ấy. Như vậy, lấy GDP làm tiêu chuẩn đánh giá sự thịnh vượng đối với những nước mà đang cần nhiều nhà đầu tư nước ngoài tới mở cơ sở sản xuất kinh doanh như nước ta hiện nay thì càng có nhiều nguy cơ xa rời “hạnh phúc” của nhân dân vì nhiều lý do :

    a. Trong GDP, chúng ta đã “cầm nhầm” phần  giá trị tài sản của “nhà đầu tư nước ngoài” làm giá trị tài sản của ta, vì GNP mới là “cái của ta”, mà GDP lớn hơn GNP khá nhiều trong tình hình nước ta hiện nay.
   b. Một nhà đầu tư nước ngoài đem vốn và kỹ thuật tới nước ta để mở cơ sở sản xuất, kinh doanh thì hoàn toàn không phải họ yêu thương gì xứ sở ta, muốn cho đất nước ta phát triển thành giàu mạnh, văn minh đâu, mà hoàn toàn vì lợi nhuận của bản thân họ. Và cũng cần biết là không bao giờ họ đưa được tới nước ta công nghệ tiên tiến nhất, hiện đại nhất, mà đại đa số là công nghệ đã bị lỗi thời ở nước họ, có thể bị cấm sử dụng ở nước họ vì gây ô nhiểm môi trường do chất phế thải, và gây độc hại cho người công nhân trực tiếp sản xuất, và họ muốn khai thác tài nguyên của ta vì họ hoặc không có tài nguyên hoặc có mà để dành tài nguyên theo chiến lược phát triển bền vững của họ, và lợi dụng được giá lao động rất thấp ở ta, và khi sản xuất tại nước ta thì chất phế thải công nghiệp do quá trình sản xuất tạo ra sẽ ở tại nước ta, khiến nhân dân ta phải gánh chịu chứ nước họ được giữ khỏi bị ô nhiễm.
   c. Điều đặc biệt nghiêm trọng là cán bộ của ta hoặc chưa có kinh nghiệm, chưa đủ bản lĩnh về cả khoa học kỹ thuật lẫn quản lý trong việc hợp tác sản xuất kinh doanh với đối tác nước ngoài, lại thêm bị cái nạn tham những hoành hoành, khiến cho tác dụng tích cực của việc đầu tư nước ngoài có thể không bù được sự mất mát mà nhân dân ta phải gánh chịu trong quá trình phát triển lâu dài của đất nước như cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường. Vụ Vedan làm ô nhiễm môi trường mà báo chí phản ánh là một điển hình.
     Trong khi mãi lao vào sự phát triển kinh tế để nâng cao GDP hay GND thì chúng ta chưa giải quyết được nhiều vấn đề cốt lõi của đất nước, những thứ có thể nói là những yếu tố chính đem lại “hạnh phúc’’ cho cuộc sống của đại bộ phân nhân dân. Đó là, có trường học với chất lượng đương đối tốt cho hai người con của một gia đình bình thường dù ở thành thị hay nông thôn theo học với chi phí mà thu nhập của gia đình họ dễ dàng trang trãi không ? Có bệnh viện tốt để người dân dù ở thành thị hay nông thôn có thể dễ dàng tới để chữa bệnh với chi phí mà người dân bình thường trang trãi được không ? Có sản phẩm từ nông nghiệp đến công nghiệp đạt chuẩn an toàn (như an toàn thực phẩm,v.v...) cho người dân dễ dàng mua sắm với giá cả phải chăng không ? Công việc cấp giấy tờ cho người dân có ít mất thời giờ nhất không? hay kéo dài nhiều tháng, năm (như giấy chủ quyền nhà đất chẳng hạn) khiến người dân mõi mòn tới lui xin xỏ ? Việc đi lại có dễ dàng không ? hay thường bị nạn kẹt xe như ở Tp. Hồ Chí Minh, Hà Nội ? Không khí có trong lành ? Tiếng ồn có bị hạn chế tối đa ? Có nhiều nơi thoáng mát cho người già, trẻ em, thanh thiếu niên đến ngồi chơi, giải trí một cách an toàn hay luôn bị đe dọa bởi các tệ nạn xã hội ? v.v...
        Trong bối cảnh đó, GDP của nước ta hiện nay theo ước tính năm 2009 của 3 cơ quan quốc tế : IMF (International Monetary Fund = Quỹ TIền Tệ Quốc Tế), WB (World Bank = Ngân Hàng Thế Giới), và CIA World Factbook (Central Intelligence Agency World Factbook) lần lượt là : 1060 USD/đầu người, đứng thứ 137/180 nước ; 1052 USD,  thứ 146/185 nước; và 1000 USD, thứ 152/191nước (1). Như vậy, so ra, trong khối Asean, chúng chỉ hơn được hai nước Lào và Compuchia (GDP của họ từ khoản 600 USD đến khoảng 800 USD), và thua rất xa Singapore (37.293 USD;  36.534 USD; 38.000 USD) Hàn Quốc (17.074 USD; 17.078 USD;17.100 USD), Đài Loan (16.392 USD;... ;16.400 USD) Nhật Bản ( 39.731USD;, 39.727 USD; 39.800 USD) và thua vô cùng xa  các nước nhóm cao nhất( 40.000-105.000 USD; 40.000-210.000 USD; 40.000-134.000 USD) (2)
         Mặc dầu tốc độ tăng GDP của ta theo CIA World Factbook năm 2009 là  5.3% (3) , nhưng chắc chắn chúng ta không thể nâng cao GDP lên bằng các nước nhóm giữa vào cuối thế kỷ 21 nầy, và nếu chỉ ưu tiên phát triển theo hướng tăng GDP, bỏ lơ các yếu tố tiêu cực do sự tăng GDP gây ra thì nhân dân ta sẽ phải gánh chịu hậu quả nghiêm trọng về cạn kiệt tài nguyên, hủy hoại môi trường nhiều hơn nữa.
         Vậy chọn con đường nào ? Một số nhà kinh tế đã và đang tìm cách đề xuất một tiêu chuẩn khác, vượt ngoài GDP khi ý thức được rằng sự khai thác tài nguyên để tăng GDP như hiện nay thì chẳng bao lâu nữa hành tinh của chúng ta sẽ hết tài nguyên, và đồng thời chứa quá nhiều chất ô nhiễm do quá trình sản xuất của loài người gây ra. Đã có một số mô hình mới , đầu tiên là GNH.
       Mô hình GNH (Gross National Happiness = Tổng Mức Hạnh Phúc Quốc Dân) :
     
Điều thú vị là người tạo thuật ngữ Tổng Mức Hạnh Phúc Quốc Dân không phải là một nhà kinh tế lỗi lạc, hay một giáo sư kinh tế hay chiến lược phát triển nổi tiếng nào mà là cựu quốc vương Jigme Singye Wangchuck (4) của nước Bhutan trên Hy Mã Lạp Sơn vào năm 1972, khi Bhutan vẫn đang là một vương quốc hẽo lánh, tách biệt với thế giới bên ngoài. Khi thay cha lên ngôi vua năm 1972, Jigme Singye Wangchuck chưa đầy 17 tuổi, nhưng đã long trọng hứa với thần dân Bhutan là ông sẽ hiện đại hóa đất nước, và nói rằng sẽ thực hiện sự phát triển kinh tế ưu tiên theo GNH chứ không phải GDP bởi không phải GDP mà chính GNH mới đem lại sự phồn vinh đích thực cho đất nước, mới đem lại một cuốc sống hạnh phúc an lạc cho nhân nhân trong một đất nước phát triển dựa trên 4 trụ cột sau đây :

1. Xúc tiến phát triển bền vững (sustainable development)
2. Bảo quản và thăng tiến các giá trị văn hóa
3. Bảo tồn môi trường thiên nhiên
4. Thiết lập nền cai trị tốt đẹp (good governance.
      Trong khi các mô hình phát triển thông thường nhấn mạnh về sự phát triển kinh tế như là mục  đích tối hậu, thì khái niệm GNH lại dựa trên tiền đề rằng một số dạng phát triển kinh tế thật ra là “phi kinh tế” (uneconomic), một khái niệm tiên tiến trong lãnh vực mới là kinh tế học sinh thái (ecological economics). Sự phát triển “phi kinh tế” theo quan điểm GNH là sự phát triển mà về lâu về dài sẽ đem lại sự hủy hoại, sự ô nhiễm môi trường vật chất và tinh thần, và cạn kiệt tài nguyên, khiến cho con cháu ở các thế hệ mai sau phải gánh chịu thiệt hại có thể vượt quá lợi lộc trước mắt do sự phát triển ấy đem, không thể bù đắp được. 

      Khái niệmTổng Hạnh Phúc Quốc Dân (GNH) đã được phát triển trong cố gắng xác định một chỉ số đo chất lượng cuộc sống (quality of life) hay sự tiến bộ xã hội theo nghĩa toàn diện hơn và tâm lý hơn GNP hay GDP. Nhưng nhà vua trẻ, khi lên ngôi mới chỉ phát họa ý niệm tổng quát, chưa thể đề xuất ra được phương pháp, cách tính cụ thể của GNH.

     Giống như nhiều biểu thị tố (indicator) khác về tâm lý và xã hội, GNH là dễ nói tới hơn là xác định chính xác bắng công thức toán học. Nhưng về sau, Trung Tâm Nghiên Cứu Bhutan (Center  for Bhutan Studies) tại thủ đô Thimphu của Bhutan đã dựa trên ý niệm tổng quát của vua Jigme Singye Wangchuck  để soạn thảo ra 72 chỉ số gồm trong 9 nhóm biểu thị tố (5) :

  1. Các biểu thị tố về Sức Khỏe Tâm Lý (Psychological Wellbeing indicators, gốm 11 chỉ số)  2. Các biểu thị tố về Sinh Thái (Ecology indicators, 5 chỉ số)  3. Các biểu thị tố về Sức Khỏe Thể Chất (Health indicators, 7 chỉ số)  4. Các biểu thị tố về Giá Dục (Education indicators, 4 chỉ số)  5. Các biểu thị tố về Văn Hóa (Culture indicators,12 chỉ số)  6. Các biểu thị tố về Tiêu Chuẩn Sống (Living Standards indicators, 8 chỉ số)  7. Các biểu thị tố về Việc Sử Dụng Thời Gian (Time Use indicators, 2 chỉ số)   8. Các biểu thị tố về Sứ Sống Cộng Đồng (Community Vitality Indicators,16 chỉ sô)  9. Các biểu thị tố về Nền Cai Trị Tốt Đẹp (Good Governance indicators,7 chỉ số).

     Sau đó dùng các câu hỏi để điều tra tại từng vùng của nước Bhutan, và tính toán để đưa ra kết quả các chỉ (6). Mọi kế hoạch, dứ án về kinh tế tại Bhutan phải thỏa các chỉ số chuẩn về GNH của Trung Tâm Nghiên Cứu Bhutan mới được chấp thuận cho triển khai.

    Mặc dầu hiện nay GDP của Bhutan còn khá thấp theo ước tính năm 2009 (188 USD, thứ 120/180;1832USD, thứ 127/185; 1800USD, thứ 128/191) (7), nhưng năm 2006, Tạp chí Busines Week  đã xếp hạng Bhutan là xứ sở hạnh phúc nhất ở châu Á, và nằm trong số 8 nước hạnh phúc nhất thế giới theo một nghiên cứu toàn cầu có tên “ World Map of Happiness” do đại học University of Leicester  tại Anh thực hiện năm 2006 (8)
        Tuy phát xuất  từ nhãn quan của những con người vốn thấm nhuần tư tưởng Phật giáo của xứ Bhutan, nhưng khái niệm GNH hiện nay đã tỏ ra dung nạp được trong mọi nền văn hóa của thế giới vì tính chất “thiện” trong tinh thần nhân bản của GNH. Nó không xa với một số khái niệm mới như GPI (Genuine Progress Indicator = Biểu thị tố Tiến Bộ Đích Thực) trong Kinh Tế Học Xanh (green economics) và Kinh Tế Học Thịnh Vượng ( welfare economics) đã được nghiên cứu và đề xuất đặc biệt bởi một số nhà nghiên cứu, nổi bật là nữ TIến sĩ Marilyn Waring là dùng GDI thay cho GDP làm tiêu chuẩn đo lường sự phát triển kinh tế (9))

       Bản Tuyên Bố Ảnh Hưởng Về Môi Trường ( EIS = Environment Impact Statement) của đòi hỏi cho sự phát triển trong nước Mỹ theo Luật Môi Trường Mỹ (United States environmental law) chứa nhiều nội dung tương tự khái niệm về GNH của Butan. Nhà dịch tể học Michael Pennock đã lãnh đạo một nhóm nghiên cứu triển khai một công cụ mà ông gọi là phiên bản của mô hình GNH của Bhutan (de-Bhutanized version) để sử dụng tại Victoria, British Columbia nước Canada. Nước Ý và Brazil đã và đang nghiên cứu sử dụng mô hính GNH, và Brazil đã thành lập Trung Tâm HNG.

      Năm 2006, Med Jones, Chủ tịch của International Institute Management (Mỹ) đã xem hạnh phúc như một tiêu chuần để đo lường sự phát triển của kinh tế xã hội, và xem như đã đưa ra khái niệm về GNH thế hệ hai khi kết hợp trung bình trên đầu người của 7 yếu tố phát triển bao hàm cả sức khỏe thể xác và tinh thần sau đây để xây dựng một hàm chỉ số về GNH (10):

1. Sự tốt đẹp về Kinh tế (Economic Wellness): Được chỉ ra qua sự nghiên cứu trực tiếp và số đo thống kê về các chuần kinh tế như nợ của người tiêu dùng, tỉ lệ giữa  thu nhập trung bình với chỉ số giá tiêu dùng và sự phân bố thu nhập.

2.Sự tốt đẹp về Môi trường (Environment Wellness) : Được chỉ ra qua sự nghiên cứu trực tiếp và số đo thống kê về các chuẩn môi trường như sự ô nhiễm, tiếng ồn và sự lưu thông của xe cộ

3.Sự tốt đẹp về Thể chất (Physical Wellness) : Được chỉ ra qua số đo thống về các chuẩn sức khỏe thể chất như các căn bệnh hiểm nghèo.

4.Sự tốt đẹp về Tinh thần (Mental Wellness) : Được chỉ ra sự nghiên cứu trựct iếp và số đo thống kê về các chuẩn sức khỏe tinh thần như việc sử dụng những chất chống làm giảm hoạt động (antidepressants) và sự tăng hay giảm những bệnh nhân theo liệu pháp tâm lý

5.Sự tốt đẹp về Nơi làm việc (Workplace wellness) : Được chỉ ra qua sự nghiên cưu trực tiếp và số đo thống kê về các chuẩn  như các bản báo cáo thất nghiệp, sự thay đổi việc làm, những phàn nàn về nơi làm việc, và những vụ kiện cáo.

6.Sự tốt đẹp về Xã hội (Social Wellness) : Được chỉ ra qua sự nghiên cứu trực tiếp và số đo thống kê về các chuẩn xã hội như sự phân biệt đối xử, sự an toàn, tỉ lệ li dị, những đơn kiện về những xung đột trong ga đình và nội địa, những vụ kiện cáo công sở, tỉ lệ phạm tội.

7. Sự tốt đẹp về Chính trị (Political Wellness) : Được chỉ ra qua sự nghiên cứu trực tiếp và số đo thống kê về các chuẩn chính trị như chất lượng của sự dân chủ, tự do cá nhân, và những xung đột với nước ngoài

        Bảy tiêu chuẩn đo lường trên đây đã được kết hợp để dùng  trong một Nghiên Cứu Về GNH Toàn Cầu đầu tiên (11)
        Trong năm 2009, một tổ chức về GNH được thành lập tại vùng Montpelier bang Vermont, Mỹ có tên tắt là GNHUSA là một tổ chức phi lợi nhuận, phi đảng phái có mục đích nghiên cứu  đề xuất những vấn đề để kiến tạo một nền kinh tế cho phát triển thịnh vượng bền vững (12)

       
Vậy có lẽ đã đến lúc các cơ quan, các giới chức có thẩm quyền nước ta nên để tâm huyết và thì giờ nghiên cứu các mô hình GNH trên thế giới hầu giúp nhà nước xây dựng một chiến lược phát triển bền vững (sustainable development) trong đó khái niệm hạnh phúc của quốc dân phải được xem trọng hơn là chỉ đơn thuần phát triển kinh tế ưu tiên theo GDP.

                                                                                                     Lê Tự Hỷ   

Tài liệu tham khảo :

1. List of countries by GDP (nominal) per capita, http://en.wikipedia.org/wiki/List_of_countries_by_GDP_(nominal)_per_capita  
2. như 1.
3. List of countries by real GDP growth rate, http://en.wikipedia.org/wiki/List_of_countries_by_real_GDP_growth_rate   
4.  Jigme Singye Wangchuck sinh ngày  11/11/ 1955 lên ngôi vua nước Bhutan ngày 24/07/1972 khi chưa đầy 17 tuổi. Thoái vị ngáy 14/12/2006 để nhường ngôi cho con sau khi làm vua được 34 năm 143 ngày
5. Gross National Happiness, Center For Bhutan Studies, GNH Index variables, http://grossnationalhappiness.com/gnhIndex/gnhIndexVariables.aspx  
6. Gross National Happiness, Center for Bhutan Studies, Results of Indexes, http://grossnationalhappiness.com/gnhIndex/resultGNHIndex.aspx
7. như 1.

8. The World's Happiest Countries. Images.businessweek.com. http://images.businessweek.com/ss/06/10/happiest_countries/index_01.htm. Retrieved 2009-04-23
9. Genuine Progress Indicator http://en.wikipedia.org/wiki/Genuine_Progress_Indicator
10.  http://www.iim-edu.org/grossnationalhappiness/
11. Global GNH Survey, http://www.iim-edu.org/polls/grossnationalhappinesssurvey.htm
12. http://grossnationalhappiness.com/announcement.html
                                 -----------------------------------------

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
23/12/2015(Xem: 6085)
Những ngày qua, bên cạnh việc quảng bá và cổ vũ rầm rộ cho ngày lễ Giáng sinh Gia tô giáo trên các phương tiện truyền thông ở Việt nam, thì cũng đồng thời xuất hiện thông tin được trích từ Telegraph với dòng tít: “Brunei: Chúc mừng Giáng sinh bị án tù 5 năm và nộp phạt tương đương 400 triệu VNĐ”.
11/12/2015(Xem: 9189)
Những ngày vừa qua với loạt bài phóng sự điều tra của báo Lao Động về cách tu hành, ăn tiết canh, uống rượu Tây, phát ngôn “bá đạo” của ông Sư Minh Thịnh chùa Phú Thị, chưa dứt, tạo nên sự bức bối trong dư luận và đương nhiên nhiều nhóm ngoại giáo không từ khước miếng mồi béo bở này để lên giọng thuyết giáo xúc xiểm Phật giáo…; thì báo Thanh Niên lại tung ra một bài báo khác, như để nối tiếp sự kiện không giống ai của mấy ông Sư tự cho mình là “những công dân đặc biệt áo nâu” sống ở chùa! Đó là bài “Dân Chàng Sơn “trả” Sư trụ trì chùa làng” của tác giả T.N.
10/12/2015(Xem: 5735)
Tự lực và tha lực là những khái niệm được đề cập rất nhiều trong Phật giáo. Những khái niệm này bao trùm mọi tiến trình tu tập của một cá nhân và cũng quyết định pháp môn tu tập mà người ấy chọn. Bài viết này sẽ cố gắng không đề cập đến quá nhiều những khái niệm phức tạp có thể khó hiểu đối với đa số độc giả, nhưng tất yếu phải đủ bao quát để nêu rõ ý nghĩa của tự lực và tha lực, cũng như chỉ ra các mối tương quan được nhận hiểu như thế nào trong đạo Phật. Do tính chất phức tạp và bao quát đó, ở một số nơi cần thiết chúng tôi sẽ đặt những liên kết để người đọc có thể tùy ý tham khảo thêm nếu thấy một khái niệm nào đó là khó hiểu. Ngoài ra, những thuật ngữ Phật học thông thường đều có thể tra cứu dễ dàng ở đây. Tất cả kinh điển được trích dẫn trong bài viết này đều là trích dẫn trực tiếp từ kinh văn, không trích lại từ nguồn khác, và nếu các đoạn kinh văn nào không ghi người Việt dịch thì xin quý độc giả ngầm hiểu đó là bản Việt dịch của người viết bài này.
07/12/2015(Xem: 6807)
Trong những tháng vừa qua, người viết được mời tham dự nhiều cuộc hội thảo, tọa đàm về công tác văn hóa, thông tin và báo chí, (phần lớn đều nằm phía ngoại biên Phật giáo). Với người ta, mình đã nhiệt tình đóng góp rất nhiều ý kiến cũng như học hỏi được không ít điều hay, khả dĩ có thể bổ sung kinh nghiệm viết lách cho bản thân; nhưng khi nhìn về mình, một khoảng trời lý tưởng đang dốc lòng phụng sự, thấy vẫn còn rất nhiều những nhấp nhô, gồ ghề, thậm chí xấu xí trên mặt bằng thông tin truyền thông Phật giáo (TTTT PG).
12/11/2015(Xem: 10673)
Đây là bài Pháp luận có Chủ đề: Tại Sao Giới Trẻ Ít Đến Với Đạo Phật? do Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hoa Kỳ và Canada tổ chức trong KHÓA TU HỌC PHẬT PHÁP BẮC MỸ LẦN V tại San Diego, CA từ ngày 6 đến ngày 10, tháng 8 năm 2015. Thuyết trình đoàn gồm có Thượng Tọa Thích Hạnh Bình, Thượng Tọa Thích Nhật Trí, Ni Sư Thích Thiền Tuệ, Cư Sĩ Quảng Thành Bùi Ngọc Đường, và cá nhân tác giả. Đây là phần thuyết trình của chúng con / chúng tôi. Nếu có chút vụng về gì trong khi truyết trình hay viết thành văn, kính mong quý Ngài và quý vị niệm tình mà tha thứ cho.
08/10/2015(Xem: 5377)
Ai giết chùa? Sau khi bài viết “Chùa chết” của tôi được nhiều bạn đọc được, tôi đã nhận được rất nhiều phản hồi. Thành tâm biết ơn sư quan tâm của các bạn. Nay tôi quyết định đi sâu thêm 1 chút nữa, chỉ 1 chút và động đến 1 góc nhỏ thôi ạ. Chuyện chùa chết thì đã rõ. Nhưng ai là người giết chùa.
03/10/2015(Xem: 9232)
Tôi nhận được email, nhắn tin, điện thoại mỗi ngày. Nhiều lắm. Trong số đó có những thắc mắc, những trăn trở và đây là một trong rất nhiều số đó. “Con xin phép hỏi thầy 1 câu ạ: các nhà sư khi xuất gia (đã thành đại đức và là trụ trì 1 ngôi chùa) thì có được phép ăn mặn và uống rượu bia không ạ. Vì con có tìm hiểu và biết rằng Phập Pháp rất tốt cho bản thân con và những người xung quanh nên con có tham gia 1 câu lạc bộ phật tử ở tỉnh Nam Định (quê con ạ) và có theo 1 thầy đại đức. Nhưng hóa ra con mới biết là thầy không ăn chay mà cũng thi thoảng uống rượu, bia. Theo thầy Hùng thì con có nên theo thầy đại đức này không ạ?”
24/09/2015(Xem: 5598)
Trong những ngày mưa ngập lụt lội nhiều nơi tại Việt Nam, có một người đàn ông đi xe hơi hạng đắt tiền đã giận dữ bỏ đi giữa làn nước, vốn đã lên đến thắt lưng, để lại chiếc xe của mình một cách đau đớn bất lực. Như hàng vạn người nghèo khó khác đã ngụp lặn, lội qua giòng nước ô nhiễm đó, chèo kéo từng chiếc xe honda, xe đạp của mình để về nhà, người đàn ông đó chắc cũng có chung một câu hỏi không lời đáp về tương lai mà tiền của là vô nghĩa trước những biến động đang ập đến ngay cửa nhà mình. Qua những biểu đạt than phiền về ngập lụt khắp nơi, qua các trang mạng hay báo chí, có thể thấy rằng không phải con người Việt Nam đã quá sức chịu đựng, mà họ như sực tỉnh trước một giấc mộng dài được vỗ về bởi những người lãnh đạo về sự hoa lệ của đô thị, về những chỉ số phát triển… nhưng chỉ trong tíc tắc đã lộ ra rằng mọi thứ chỉ là sân khấu tạm thời rực rỡ. Khi cánh màn nhung và những lời tuyên bố vừa dứt, hiện thực đã hiện ra tàn nhẫn với tương lai về nhà đen ngòm.
24/09/2015(Xem: 8856)
Phải nói thật rằng câu hỏi này lởn vởn trong đầu tôi nhiều lần, trong nhiều năm nay. Nghe có vẻ ngớ ngẩn. Mà cũng có thể tôi là người ngớ ngẩn. Ai đời lại đi đặt câu hỏi mà đứa trẻ học tiểu học cũng có câu trả lời thế này. Ấy thế mà khi ngồi tĩnh tâm tại ngôi chùa lớn nhất thế giới Borobudur, Indonesia câu hỏi này lại hiện về. Hiện về 1 cách rất rõ nét. Đây là lần thứ 3 câu hỏi này làm tôi trăn trở nhiều nhất.
13/09/2015(Xem: 7666)
Giáo dục là gì? Hiện nay khó mà định nghĩa dứt khoát; có rất nhiều định nghĩa khác nhau, ví dụ: Như trong cuốn "The Educator’s encyclopedia" của ba học giả Mỹ E.W. Smith, S.W. Krouse và M.M. Atkinson, 1969, USA, cho rằng khái niệm giáo dục chuyển tiếp từ Phương Đông đến thái độ Phương Tây và trong Larouse Universelle của Pháp định nghĩa: "Giáo dục là toàn thể những cố gắng có ý thức để giúp tạo hóa trong việc phát triển các năng lực thể chất, tinh thần và đạo đức của con người, hướng về sự toàn thiện, hạnh phúc và sứ mạng xã hội của con người". (Trích dẫn từ Sư Phạm Lý Thuyết, nhiều tác giả, nhà xuất bản trẻ năm 1971).
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]