Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Kết thúc của "Tây Du Ký" - Sự chống lại đạo đức

12/02/201104:42(Xem: 6658)
Kết thúc của "Tây Du Ký" - Sự chống lại đạo đức
Tay Du Ky_1b
KẾT THÚC CỦA "TÂY DU KÝ"
SỰ CHỐNG LẠI ĐẠO ĐỨC

Thích Nhật Từ

Có rất nhiều hình tượng để chúng ta hư cấu, mà thông qua đó gởi gấm tâm sự của mình, hay phê phán hoặc giáo dục thói hư tật xấu của xã hội. Phật, Bồ-tát và thánh tăng là những mẫu người toàn thiện của xã hội, những bậc vĩ nhân của nhân loại (chứ không phải của chủ nghĩa lý tưởng hóa).

Tây Du Ký còn gọi là Truyện Tề Thiên Đại Thánh,một bộ tiểu thuyết trường thiên, cổ điển của văn học Trung Quốc, đãđược giới độc giả trên khắp thế giới hâm mộ, ưa thích, mỗi khi đọc đến quên cả ăn và bỏ cả ngủ. Gần đây, các đài truyền hình trong nước, từ đài Cần Thơ cho đến đài TP. HCM đã cho chiếu rộng rãi bộ phim truyện này do nữ đạo diễn Dương Khiết thực hiện, thì Tây Du Kýmột lần nữa trở nên phổ biến hơn và quen thuộc hơn đối với mọi người từ già đến trẻ, từ trí thức đến bình dân.

Từ mọi góc độ, người đọc cũng như người xem cảm nhận tác phẩm theo những nhận thức khác nhau, và đúc kết cho mình những bài học cũng vô cùng khác nhau. Tác dụng của tác phẩm rất đa dạng. Nó đến với lòng người dĩ nhiên không thể đồng dạng với ý tưởng nắn ra tác phẩm của tác giả Ngô Thừa Ân. Và do vậy, sự đánh giá, nhận định, bình phẩm, dù trải qua nhiều thời kỳ vẫn cứ nghiễm nhiên diễn ra theo chủ kiến của người cầm bút.

Từ góc độ nghệ thuật cũng như diễn xuất, Tây Du Kýcủa đạo diễn Dương Khiết phong phú và hấp dẫn không kém gì nguyên tác truyện của Ngô Thừa Ân. Có thể nói, đạo diễn Dương Khiết và các tay diễn viên lão luyện của bà đã thành công đáng kể ở mặt này. Tuy nhiên, một bộ phim dài 25 tập, tuy có chọn lọc từ bộ truyện dài hơn 2000 trang với 81 nạn trên đường thầy trò Đường Tăng thỉnh kinh, cũng không thể tránh khỏi những hạn chế nhất định. Ngay cả nguyên tác, ngoài mặt thành công nghệ thuật và tính cách của các tuyến nhânvật, thiện ác rõ ràng, đẹp xấu phân minh, Ngô Thừa Ân cũng vấp phảinhiều thiếu xót rất lớn. Chẳng hạn như sự thiếu tính logic trong diễn tiến các tình tiết của nhân vật Sa Tăng và Ngựa Bạch giữa trướclúc còn là yêu quái với lúc sau khi được Đường Tăng nhận làm học trò và theo thầy sang Thiên Trúc thỉnh kinh. Tôn Ngộ Không với 72 phép thần thông biến hóa phi thường, nhào một cái là mấy trục vạn dặm, vậy mà phải mất đến 17 năm trời mới cùng thầy đến được Thiên Trúc, một nước cách Đại Đường có là bao xa, so với cái nhào nhảy "khôn lường" đó. Các vị Phật và Bồ-tát tuy được tác giả mô tả trong truyện vượt xa 72 phép thần thông của Tôn Ngộ Không và dĩ nhiên hơn cả Ngọc Hoàng Thượng Đế, Thái Thượng Lão Quân và bỏ xa Nương Nương Thánh Mẫu, nhưng lại là các tuyến nhân vật đóng vai phản diện hơn làchính diện. Chính Phật Tổ Như Lai và Bồ-tát Quán Thế Âm đã bắt giamTôn dưới chân núi Ngũ Hành ngót 500 năm dài và cũng chính Phật Tổ Như Lai và Bồ-tát Quán Thế Âm một lần nữa tạo ra 81 nạn cho 4 thầy trò Đường Tăng, để rồi dẫn đến kết thúc của tác phẩm chẳng có nghĩa lý gì: Như Lai là người chủ mưu cuộc hối lộ cái "bát vàng" trước khigiao chân kinh có chữ về Đông Thổ. Hẳn rằng phim của đạo diễn DươngKhiết giữ lại tình tiết này bằng một tập cuối, trong khi đã lược bỏrất nhiều nạn khác, hẳn không phải là không có dụng ý và mục đích của nó. Điều này thiết tưởng không cần nói thì người xem vẫn rõ.

Chúng ta có thể thông cảm với Ngô Thừa Ân rằng muốn cốt truyện ănkhách thì phải hư cấu. Tuy nhiên hư cấu để cho người xem có thể chấp nhận được mà không gượng ép thì hư cấu đó phải bắt nguồn từ cuộc sống hiện thực. Nghĩa là mượn những nhân vật có thật, chẳng hạnA, B, C, để tố cáo, phản ánh các nhân vật A' B' C' mà mình không tiện nói thẳng hay không dám đụng tới. Đối tượng cần được phản ánh núp sau tính cách bỉ lậu của nhân vật được hư cấu phải được xác lập trên nền tảng sự thật và không nên đi qúa đà. Vì khi hư cấu quá đà thì tác phẩm không những trở nên kỳ cục mà quan trọng hơn, khó được người đọc chấp nhận. Trong truyện cũng như trong phim Phật Tổ Như Lai chủ mưu cuộc hối lộ bằng cách "ném đá dấu tay," mặc ra lệnh cho hai tôn giả Ca-diếp và A-nan-đà, những vị thánh tăng hàng đầu trong hàng đệ tử Phật, đòi "quà thông cảm" với bốn thầy trò Đường Tăng. Điều đó đã làm cho ba vị đồ đệ cương trực của Đường Tăng bất bình. Nhưng vì thấy tôn giả Ca-diếp và A-nan-đà "xuống nước nhỏ" (nhưng thật chất là đánh lừa), cả ba vị đã hỷ xả mà không làm lớn chuyện! Bốn thầy trò tưởng mọi việc êm xuôi, hớn hở đem kinh về. Gần về đến Đại Đường thì bổng đâu chim Đại Bàng của Phật Di-lặc cướp bay lên không, rồi sau đó bỏ xuống đất. Lúc đó, thầy trò Đường Tăng mới vỡ lẽ ra là kinh mà họ khổ công mang về là "kinh vô tự." Ở đây, theo dụng ý của Ngô Thừa Ân, Phật Di-lặc cũng là người gián tiếp gây họa,vì biết việc hối lộ mà không truy tố, đợi đi về gần tới nước mới cho hay. Có lẽ tác giả cố nắn ra những cái éo le như vậy để ru ngủ độc giả.

Cái gút "kinh vô tự và kinh hữu tự" mà tác giả dựng lên không mang dụng ý thiền học như nhiều người đã cố tình lý giải. Thật ra, nó nhằm tạo ra thái độ căm phẫn, cay cú của độc giả đối với đức Phậtvà Bồ-tát, thông qua đó, bôi bác, xuyên tạc Phật giáo. Mặc dù chúngta co thể chấp nhận với tác giả Ngô Thừa Ân rằng ở bất kỳ thời đại nào, sự đút lót, hối lộ, ăn chận không thể tránh khỏi với những phầntử cơ hội và phản diện, nhưng chúng ta không thể đồng tình với tác giả khi ông áp đặt các phần tử xấu xa, đáng lên án bằng hình ảnh củađức Phật và các vị thánh tăng. Không phải ở các xã hội phong kiến, nạn hối lộ mới có, mà cả các xã hội tư bản và cộng sản, nạn này trànlan không kém gì, thậm chí còn tinh vi và thâm độc hơn nhiều, như gần đây báo chí trong và ngoài nước đã vạch mặt điểm tên. Tác giả Ngô Thừa Ân thật là quái đãng. Ông đã dựng lên một con khỉ không chakhông mẹ, một con heo với nhiều tính cách xấu và một con yêu quái phá hại dân lành. Nhưng khi làm đồ đệ Đường Tăng, chúng đã trở thànhnào là Chiến Đấu Thắng Phật, Tịnh Đàn Sứ Giả và nào là Kim Thân A-la-hán, để rồi làm gì? Bất quá chỉ thành cỡ Phật Tổ Như Lai hay tôn giả Ca-diếp và A-nan-đà, những người đã chủ mưu cuộc hối lộ là cùng!?

Có rất nhiều hình tượng để chúng ta hư cấu, mà thông qua đó gởi gấm tâm sự của mình, hay phê phán hoặc giáo dục thói hư tật xấu của xã hội. Phật, Bồ-tát và thánh tăng là những mẫu người toàn thiện củaxã hội, những bậc vĩ nhân của nhân loại (chứ không phải của chủ nghĩa lý tưởng hóa). Các ngài là những con người lịch sử thật. Các đóng góp về đạo đức và trí tuệ của các ngài cho nhân loại là những sự thật lịch sử không phủ nhận được. Những người cầu tiến bộ về đời sống đạo đức và tâm linh phải học hỏi ở các ngài. Do đó, người làm công tác văn học không nên tùy tiện đem các ngài ra mà mua bán, mà giễu cợt với một thái độ trịch thượng với dụng ý kích bác và vu khống. Phật và Bồ-tát không những không thể có các thói hư thế tục đó mà các ngài là những người đã giáo dục cuộc đời từ bỏ chúng. Do đó không thể tô đen các ngài để giáo dục xã hội. Bởi lẽ chính các ngài bằng hành động, lời nói và ý nghĩ đã để lại nhiều bài học đạo đức vô giá để cho toàn nhân loại học hỏi và trau dồi.

Tôi cho rằng Ngô Thừa Ân đã xúc phạm một cách trịch thượng đến đức Phật, các vị Bồ-tát và các vị thánh tăng, khi ông bất chấp dư luận, dựng lên một tình tiết trái ngang "tồi" như trên. Nếu Ngô ThừaÂn biết hư cấu một vị Hòa thượng tu đến cuối cuộc đời, chỉ vì tham vọng cưỡng đoạt y bát của Đường Tăng mà gây ra thảm họa thiêu hủy ngôi đại Già-lam và cuối cùng phải bị chết thiêu một cách tàn khốc; nếu Ngô Thừa Ân biết hư cấu một nhà sư chỉ vì đam mê sắc đẹp của yêutinh Ngọc Thố mà phải bị yêu tinh này giết chết lúc nửa đêm, và nhiều hư cấu khác có thể chấp nhận được trong cuộc sống v.v... thì tại sao Ngô Thừa Ân không biết hư cấu những vị "phàm tăng" nào đó trông coi hay cận phụ Linh Sơn Tự đã bày trò "đúc lót" bốn thầy trò Đường Tăng thì có phải khả dĩ chấp nhận hơn không? Vì đó có thể là chuyện đời thường, có thể xảy ra ở bất kỳ nơi nào, và ở bất kỳ con người nào chưa dứt trọn vẹn lòng tham lam, ích kỷ, Đây là mà điều đức Phật dạy không chỉ mang lại kết quả xấu xa, bất hạnh cho mình mà còn cho người khác, không chỉ ở đời nay mà còn ở đời khác nữa. Những điều gì mà đức Phật khuyên người ta nên từ bỏ, xa lìa thì Ngô Thừa Ân lại đem những cái đó gán lên đức Phật. Như vậy mục đích của Ngô Thừa Ân nhằm vào đâu: truyền bá đạo đức hay chống lại đạo đức? Dĩ nhiên câu trả lời là chống lại đạo đức Phật giáo. Mục đích giáo dụccủa Ngô Thừa Ân nếu có thông qua truyện cũng đã trở nên vô nghĩa, khi ông dựng lên cái trò quái gỡ ở đoạn cuối của truyện: Phật Tổ hối lộ một cách trắn trợn lại còn lên tiếng mắng Tôn Ngộ Không, khi chú khỉ này đòi làm lớn chuyện:

"Nhà ngươi chớ nói ồn lên! Chuyện hai người đó [Ca-diếp và A-nan]đòi lễ bọn ngươi, ta đã biết rồi. Có điều là kinh không phải ai cũng cho, mà cũng không thể lấy không được..." và "chỉ lấy được của nhà ấy ba đấu, ba thăng vàng cốm đêm về, ta còn bảo bọn họ bán quá rẽ, con cháu đời sau lấy tiền đâu mà dùng!"

Để làm cơ sở cho việc Phật tổ chủ mưu hối lộ, Ngô Thừa Ân còn dựng chuyện Đường Tăng đã chấp nhận thủ tục "đầu tiên" để lấy được các loại kinh có chữ:

"Lũ hạ thần biết rằng Phật tổ biết rõ việc hai tôn giả đòi ăn lễ,đành phải đem cái bát tộ bằng vàng tía vua ban biếu họ, họ mới chịutruyền bộ chân kinh có chữ."

Có thể khẳng định rằng mục đích bôi nhọ này đã được Ngô Thừa Ân định hướng ngay từ đầu truyện hư cấu của ông. Bởi vì theo quy định của Phật người tu sĩ Phật giáo không được sử dụng bát bằng vàng. Ở đây, Ngô Thừa Ân dựng lên sự kiện vua Đường Thái Tông tặng cho ngự đệ Huyền Trang mới kết nghĩa của mình một cái bát bằng vàng, để rồi mấy chục hồi sau mới có chuyện có phẩm vật quý để đúc lót kẻ hối lộ.

Xem Tây Du Ký nếu những cái hay, cái độc đáo, cái ly kỳ của nó chúng ta khen ngợi thì những cái phi lý của nó nhất là cái phản đạo đức, phản giáo dục, đi ngược lại sự thật thì chúng ta phải thẳng thắn lên án, nếu chúng ta không muốn để mặc tình cho thế giới hư cấucủa Tây Du Ký cũng như tên tuổi của Ngô Thừa Ân đã bao đời được cácnhà văn học nhận định, đánh giá một cách a dua theo kiểu "thấy ai sang bắt quàng làm họ" đi vào ngỏ cụt của bế tắt, của sự phản lại đạo đức cuộc sống.

Tháng 7 năm 1989
Thích Nhật Từ
(Đạo Phật Ngày Nay)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN:

PHÁP NGỮ CỦA THIỀN SƯ HƯ VÂN
Tỳ kheo Thích Hằng Đạt dịch
PHẦN V

Truyện Tây Du Ký hay truyện Mục Liên được lưu truyền trong thế gian. Chúng vốn là những truyện thanh tục không phân, thị phi điên đảo, chân thành giả, giả thành chân. Truyện Mục Liên viết rằng tôn giả Mục Kiền Liên biến thành Bồ Tát Địa Tạng ở trong kinh Địa Tạng. Đây là lời rất hàm hồ. Trong đời Đường, pháp sư Huyền Trang có viết quyển Tây Du Ký. Nội dung của quyển này vốn là những lời chân thật. Song, truyện Tây Du Ký được lưu truyền trên thế gian hoàn toàn là những lời ma quỶ. Hòa thượng Bạch Vân ở chùa Bạch Vân giảng kinh Đạo Đức, khiến rất nhiều đạo sĩ xuất gia làm tăng sĩ. Do đó, các đạo sĩ tại Trường Xuân Quán không vừa lòng, nên nói dối là theo lịnh quan quân, sửa Trường Xuân Quán thànhchùa Trường Xuân, và chùa Bạch Vân thành Bạch Vân Quán.

Các đạosĩ tự viết ra quyển tiểu thuyết Tây Du Ký để phỉ báng Phật giáo. Xem xét kỸ càng quyển tiểu thuyết Tây Du Ký này thì sẽ thấy chân tướng của họ. Sự lợi hại nhất là họ chẳng hề ghi lại việc pháp sư Huyền Trang mangkinh vượt qua các bãi sa mạc mà trở về bổn quốc. Họ viết là pháp sư Huyền Trang chỉ lưu lại sáu chữ "Nam Mô A Di Đà Phật". Những kinh điển do pháp sư Huyền Trang phiên dịch, họ hoàn toàn bỏ qua không nhắc đến. Thế nhân rất tin tưởng vào quyển truyện Tây Du Ký giả dối đó, khiến quyển Tây Du Ký chân thật lại bị chôn vùi. Để đối đầu lại quyển tiểu thuyết Tây Du Ký giả dối, các Phật tử viết ra bộ truyện Phong Thần để phỉ báng các đạo sĩ. Quyển truyện này nói rằng các đạo sĩ dầu tu tiên bao số kiếp, nhưng vẫn còn tâm sân hận chém giết lẫn nhau.

Xem hai quyển truyện này, nếu không biết rằng chư Phật tử cùng các đạo sĩ phỉ báng lẫn nhau, thì sẽ lầm nhận giả thành chân. Vì vậy, khi xem sách vở thế tục, phải phân biệt rõ những điều thị phi, đúng sai, tà chánh. Truyện Bạch Xà ghi rằng chùa Kim Sơn bị nạn lụt lội; việc này được ghi chép trong sách vở của nhà nho, còn kinh sách của Phật giáo nào có viết đến. Thế nên, chẳng phải là sự thật. Hiện nay, tại chùa Kim Sơn còn độngPháp Hải, mà tiểu thuyết lại ghi rằng đó là tháp Lôi Phong và đỉnh Phi Lai. Thật là những điều hàm hồ vô căn cứ. Lại nữa, một truyền thuyết chorằng thiền sư Cao Phong có một nửa đồ đệ: Đoạn Nhai là một, và Trung Phong là phân nửa. Trong các điển chương của Phật giáo nào có ghi những điều này!

Nếu muốn có lợi ích thật thụ, hãy xem những quyển kinh sách của cổ nhân như Thích Thị Cổ Lược, Thiền Lâm Bảo Huấn, Hoằng Minh Tập, Bổ Giáo Biên, kinh Lăng Nghiêm.

Nguồn:

/D_1-2_2-75_4-14505_5-50_6-4_17-320_14-1_15-1/#nl_detail_bookmark

Bản để in dạng PDF: PHÁP NGỮ CỦA THIỀN SƯ HƯ VÂN - Tỳ kheo Thích Hằng Đạt dịch

Hình ảnh Phật giáo trong truyện Tây Du Kí

PHẢN HỒI TỪ ĐỘC GIẢ

tuonggodida.com 18/11/201022:35:32

Theo tôi nghĩ đây là một chi tiếtrất hay của Tây Du Ký: nó có ý nghĩa là Kinh Phật quý giá hơn tất cả các thứkhác. Một cách thử của Phật mà thôi.

19/11/2010 15:30:11

(Trích : Pháp Ngữ của Thiền Sư HưVân - Hòa Thượng Thích Ấn Thuận giảng-Tỳ kheo Thích Hằng Đạt dịch)

...Truyện Tây Du Ký hay truyện Mục Liên được lưu truyền trong thế gian. Chúngvốn là những truyện thanh tục không phân, thị phi điên đảo, chân thành giả, giảthành chân. Truyện Mục Liên viết rằng tôn giả Mục Kiền Liên biến thành Bồ TátĐịa Tạng ở trong kinh Địa Tạng. Đây là lời rất hàm hồ. Trong đời Đường, pháp sưHuyền Trang có viết quyển Tây Du Ký. Nội dung của quyển này vốn là những lờichân thật. Song, truyện Tây Du Ký được lưu truyền trên thế gian hoàn toàn lànhững lời ma quỷ. Hòa thượng Bạch Vân ở chùa Bạch Vân giảng kinh Đạo Đức, khiếnrất nhiều đạo sĩ xuất gia làm tăng sĩ. Do đó, các đạo sĩ tại Trường Xuân Quánkhông vừa lòng, nên nói dối là theo lịnh quan quân, sửa Trường Xuân Quán thànhchùa Trường Xuân, và chùa Bạch Vân thành Bạch Vân Quán. Các đạo sĩ tự viết raquyển tiểu thuyết Tây Du Ký để phỉ báng Phật giáo. Xem xét kỹ càng quyển tiểuthuyết Tây Du Ký này thì sẽ thấy chân tướng của họ. Sự lợi hại nhất là họ chẳnghề ghi lại việc pháp sư Huyền Trang mang kinh vượt qua các bãi sa mạc mà trở vềbổn quốc. Họ viết là pháp sư Huyền Trang chỉ lưu lại sáu chữ "Nam Mô A DiĐà Phật". Những kinh điển do pháp sư Huyền Trang phiên dịch, họ hoàn toànbỏ qua không nhắc đến. Thế nhân rất tin tưởng vào quyển truyện Tây Du Ký giảdối đó, khiến quyển Tây Du Ký chân thật lại bị chôn vùi. Để đối đầu lại quyểntiểu thuyết Tây Du Ký giả dối, các Phật tử viết ra bộ truyện Phong Thần để phỉbáng các đạo sĩ. Quyển truyện này nói rằng các đạo sĩ dầu tu tiên bao số kiếp,nhưng vẫn còn tâm sân hận chém giết lẫn nhau. Xem hai quyển truyện này, nếukhông biết rằng chư Phật tử cùng các đạo sĩ phỉ báng lẫn nhau, thì sẽ lầm nhậngiả thành chân. Vì vậy, khi xem sách vở thế tục, phải phân biệt rõ những điềuthị phi, đúng sai, tà chánh. Truyện Bạch Xà ghi rằng chùa Kim Sơn bị nạn lụtlội; việc này được ghi chép trong sách vở của nhà nho, còn kinh sách của Phậtgiáo nào có viết đến. Thế nên, chẳng phải là sự thật. Hiện nay, tại chùa KimSơn còn động Pháp Hải, mà tiểu thuyết lại ghi rằng đó là tháp Lôi Phong và đỉnhPhi Lai. Thật là những điều hàm hồ vô căn cứ. Lại nữa, một truyền thuyết chorằng thiền sư Cao Phong có một nửa đồ đệ: Đoạn Nhai là một, và Trung Phong làphân nửa. Trong các điển chương của Phật giáo nào có ghi những điều này!....

Nguyễn Quốc Mỹ28/11/2010 11:09:45

Phim Tây Du ký giúp hình ảnh Phậtgiáo gần gủi với người thế gian hơn. Nhưng phim còn nhiều hạn chế trong việtruyền tải nội dung Phật Pháp.
Phim Tây Du ký có nhiều tình tiết hư cấu không đúng với cuộc đời Đức Phật làđiều đáng lên án.
Cái làm tôi chưa hài lòng là hình ảnh Đường Tăng trong phim như là thiếu nữkiêu sa, yếu ớt, mong manh và là gánh nặng cho con đười đến chánh quả. Là CaoTăng mà không có bày thuyết pháp cơ bản nào cho các đệ tử. Trong khi Tôn NgộKhông với 72 phép thần thông đại diện cho bản lãnh thế gian thì hóa giải gầnnhư tất cả cá khổ nạn. Điều này làm giảm giá trị của chánh pháp trong lòng biếtbao thế hệ người xem, đề cao cách hành xử, mưu mẹo thế gian là nguồn gốc củakhổ đau ở đời.
Phim Đường Xưa Mây Trắng sẽ thay đổi cái nhìn của người xem về Đức Phật. Khôngbiết bộ phim này đã làm xong chưa?

Kity Pham10/12/2010 12:11:58

Có thể vì Ngô Thừa Ân không phải làngười đạo Phật nên ông ta thỏa sức hư cấu theo ý tưởng mà ông ta áp đặt vào đạoPhật một cách sai lầm, quá đà. Nhưng đó không phải là trường hợp riêng lẻ, ngaycả trong thời đại hiện nay vẫn có không ít người có cái nhìn méo mó về đạo Phậtnhư một người đứng ngoài cửa nhìn vào mà đã vội nhận xét ngay căn nhà. khoanhay nói đến nguyên nhân chủ quan của bản thân họ, chỉ nói đến nguyên nhân kháchquan thôi thì cũng đủ để chúng ta nhìn nhận lại vấn đề.
Tôi nghĩ chúng ta cần phải chung tay, góp sức làm thay đổi cách nhìn của họ. đólà nhiệm vụ của một người con Phật.

Unknown04/01/2011 13:10:10

Thật ra cái thâm thúy của TDK là ởsự ẩn dụ. Hình ảnh tượng trưng của Đường Tăng, Tôn Ngộ Không, Bát Giới hay SaTăng đều tượng trưng cho mỗi đức tính trong bản thân mỗi con người chúng ta, aicũng có lúc yếu mềm như Đường Tăng, suy nghĩ bồng bột nóng nảy và háo thắng nhưTNK, ham ăn, đam mê lục dục như Bát Giới và kiên trì chịu khó như Sa Tăng. Hỏithử xem ai mà không có những đức tính ấy, chỉ có điều cái nào trội hơn cáinào...Bốn hình ảnh ấy đều muốn nói rằng, tất cả mỗi chúng ta, đều là một ĐườngTăng và những đệ tử, đều có thể thỉnh kinh, hay nói cách khác là tu học phậtpháp được cả. Hình ảnh TNK giết cướp tượng trưng cho ngũ uẩn năm căn của mỗingười (nếu có điều kiện, xin bạn đọc lại nguyên tác Ngô Thừa Ân miêu tả rấtkhái quát hình ảnh tượng trưng của 5 tên cướp). Còn kết thúc truyện, hình ảnhPhật tổ mà mọi người cho rằng chủ mưu để nhận hối lộ cũng là một hình ảnh ẩn dụmà thôi. Một khi ta đã quyết định chân tu thì những vật chất bề ngòai không cầnmàn nữa. Ở đây tác giả mượn hình ảnh ấy muốn cho chúng ta thấy được rằng, khichúng ta chưa dứt lòng trần, còn vương vấn ngọc ngà châu báu thì bản thân chúngta không thể gần gũi Phật pháp mà chân tu được. Càng đọc truyện ta càng thấynội dung thâm thúy của tác giả, chỉ có điều cách cảm nhận mỗi người sẽ đứng ởmỗi góc độ khác nhau. Ngày nay thì qua nhiều dị bản của phim rùi, nên nó khôngsát thực với những điều tác giả muốn gửi gắm nữa. Còn bộ phim dựng lên trongnhững năm 1980 phản ánh được khá nhiều triết lý Phật giáo á

Loan05/01/2011 11:51:11

Tôi quan niệm là chuyện Tây DuKý vô tình đã làm mất đi hình ảnh của Ngài Huyền Trang và kết thúccó hình tượng ẩn dụ nên vô tình đã xúc phạm đến Đức Phật .Nhưngnói Ngô Thừa Ân có dụng ý xấu là hạ thấp Phật giáo thì hoàn toànkhông.Các bạn cũng biết Lục Tiểu Linh Đồng người đóng Tôn Ngộ Khôngqua Việt Nam ,và các báo chí có đăng ông lão không quản tuổi già từmiền Tây lên Sài Gòn để gặp mặt “Tề Thiên”,vì ông tâm đắc nhất làTề Thiên đã dám đại náo Thiên cung ,dám chống lại với Trời mộttruyền thống mà cả Trung Hoa và Việt Nam đều tôn thờ đi trước cả tưtưởng phương Tây hiện đại .Tôi nghĩ tại sao Ngô Thừa Ân lại có tưtưởng như vậy ?là do tin hiểu Phật giáo vì hầu hết các tín ngưỡngdân gian và các tôn giáo đều tôn kính Trời .Khi xem truyện này tôi mớihiểu được mình theo Phật giáo là đúng ,và Đức Phật là vị Thầy củaTrời ,Người vì Ngọc Hoàng đã cầu cứu Đức Phật và trong suốt cuộchành trình dù Tề Thiên có giỏi đến đâu cũng phải cầu cứu đếnPhật,Bồ Tát. Đối với tôi theo Phật giáo là niềm hạnh phúc của đời mình nhưng tôirất tôn trọng các tôn giáo khác đặt biệt là Khổng giáo và Lão giáomặc dù cũng có một số nhà Nho hay Đạo sĩ có quan điểm và hànhđộng không tốt với Phật giáo nhưng tư tưởng của Khổng và Lão giáorất thoáng và rất dễ đến với Phật giáo không có cảm thấy “sự tộilỗi “khi đến chùa Phật giáo ,cũng không có ép buộc cải đạo khi kếthôn ./.

Nguyễn Tùa Lỹ13/01/2011 21:11:13

Thượng tọa Nhật Từ viết bài này vàotháng 7 năm 1989 .Tức là cách nay 21 năm .Nói về Tây du ký có quá nhiều kiếngiải . Mỗi một lứa tuổi , mỗi một trình độ đều có các kiến giải khác nhau .Ngay chính một người nhìn nhận sự việc cũng khác nhau khi họ ở vào những độtuổi và hoàn cảnh khác .

Năm nay Thầy Nhật Từ đã có gấp đôi số tuổi lúc Thầy viết bài này . Hoàn cảnh ,vị trí và cái thấy về Đạo của Thầy cũng khác xa ngày xưa . Chúng con sẽ rất vuilòng sung sướng nếu được Thầy kiến giải lại về Tây du ký . Kính


hvt08/02/2011 00:04:08

Tôi xem bộ phim đã lâu ko còn nhớnhiều, nhưng đúng là cảm giác mà bộ phim tạo ra là sự thiếu tôn trọng đức Phậtcũng như đạo Phật. Xem phim ảnh và văn học TQ luôn có cảm giác người TQ rấttrịch thượng, nham hiểm, nói chung ko có cảm tình với TQ.

Tram09/02/2011 00:01:28

Người Hoa không như bạn nghĩ vậyđâu.Nền văn hóa Trung Hoa là niềm hãnh diện của Á Châu. Người Hoa và Việt Namlà anh em với nhau,cùng là dân châu Á ,cùng chung một nền văn hóa. Xin bạn đừngxúc phạm đến Trung Hoa !

Ý kiến bạn đọc
28/07/201521:35
Khách
Chưa biet TAM la gi,thi lam sao hieu noi truyen TAY DU.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
23/05/2019(Xem: 4430)
bức tranh “Đạo pháp và dân tộc” là tác phẩm được xây dựng dựa trên sáng kiến của ông Hà Huy Thanh, cháu của ông Hà Huy Tập, nếu không có lời tán tụng diễn luận quá đáng của “ngài” Tiến sĩ viện trưởng học viện Phật giáo, thì không có gì phải xôn xao, nó cũng chỉ như nhũng bức tranh trưng bày trong phòng triễn lãm không hơn không kém; quyền diễn đạt qua ngôn ngữ tranh là quyền của tác giả, nhưng bình phẩm tranh đôi khi đi quá xa ý tưởng ban đầu, nâng sản phẩm lên hàng Thánh. Ngài Tiến sĩ viện trưởng học viện Phật giáo đề cao nội dung bức tranh: Đây là bức tranh đặc biệt có ý nghĩa, đức Phật tổ Thích Ca và Bác Hồ đều là những vị cứu tinh của nhân loại, càng có ý nghĩa hơn khi đúng với tinh thần của Giáo hội Phật Giáo Việt Nam là “Đạo pháp và dân tộc”, Đức Phật biểu trưng cho Đạo pháp, Bác Hồ tượng trưng cho tinh thần dân tộc.
16/05/2019(Xem: 5213)
Mẹ quên con ở phòng chờ, máy bay buộc phải quay đầu hạ cánh khẩn cấp, Quên hành lý ở sân bay đã trở thành một câu chuyện hết sức bình thường rồi, còn quên cả con mình ở sân bay thì có lẽ đây là lần đầu tiên người ta nghe thấy. Cả hành khách lẫn phi hành đoàn trên chuyến bay mang số hiệu SV832 của hãng hàng không Saudia Flight khởi hành từ Jeddah (Saudi Arabia) đến Kuala Lumpur (Malaysia) đã có một kỷ niệm nhớ đời.
07/05/2019(Xem: 5097)
Rùng mình trước thực trạng ô nhiễm môi trường trên thế giới: Ô nhiễm là một trong những tăng ô nhiễm môi trường trên toàn cầu rất đáng báo động. Cậu bé này không có lựa chọn nào khác ngoài uống nước bị ô nhiễm. Một nhiếp ảnh gia đã tình cờ gặp hình ảnh này tại quận Fuyuan ở tỉnh Vân Nam, Tàu Quốc vào ngày 20/3/2009.
04/04/2019(Xem: 5780)
Chuẩn bị lên đường, bạn dặn tôi đến nơi nhớ điện thư cho biết năm nay (2018) Bồ Đề Đạo Tràng có gì lạ. Tôi đáp ngay: vâng, sẽ cố gắng. Nhưng xin hiểu giùm. Nếu ai đó trong ba năm qua, năm nào cũng đến đấy thì khó thấy chuyện lạ. Chuyện gì cũng quen. Từ con đường đi có chỗ ổ gà phải tránh, cổng vào chùa khép đến chỗ nào thì nghe tiếng kêu két két, anh bán hàng góc chùa Tây Tạng lúc nào cũng cười tươi. Kể cả bà già ăn xin cũng là người cũ, ngồi ủ rũ y nguyên chỗ cũ. Chuyện gì cũng thấy như năm ngoái mình đã thấy. Nhưng, nói vậy mà việc ấy cũng có cái hay của nó: tự nhiên sao mình có cảm giác thật thân quen, như đi xa về lại thăm nhà. Thành ra muốn vừa lòng bạn nhưng không lẽ lặp lại chuyện đã từng kể cho bạn nghe những năm rồi. Rồi bỗng … quên luôn!
27/03/2019(Xem: 5605)
Câu hỏi :Theo giáo lý Phật Giáo, thực sự có hồn Ma báo oán không? Trả lời : Trong văn học dân gian, chúng ta thường đọc, thường nghe rất nhiều về “hồn Ma báo oán”.Trong Kinh sách Phật Giáo cũng có nhiều câu chuyện về Ma Quỷ báo oán đối với những người có tiền khiên oan trái với họ.Đã là tôn giáo, hầu như tôn giáo nào cũng nói đến sự tồn tại các dạng siêu nhiên mà sáu giác quan thường của con người không tiếp xúc được. Theo Phật Giáo, có 6 nẻo luân hồi : Trời, Người, Súc Sanh, A Tu La, Ngạ Quỷ, Địa Ngục. Vậy có 2 loại có thể theo báo oán con người, nếu người đó từng gây kết oan nghiệp với họ, đó là : A Tu La và Ngạ Quỷ.
16/03/2019(Xem: 4689)
Bản Tin ngắn tường thuậtnhững ngày điều trần về nhân quyền và tự do Tôn Giáo(ICCPR-International Convenant on Civil and Political Rights) của cộng sản Việt Nam tại Geneve Thụy Sĩ ngày 11 và 12.3.2019. Thích Như Điển
11/02/2019(Xem: 4310)
Nước Việt Nam ta tự hào có bốn nghìn năm văn hiến, nhưng mãi đến thế kỷ thứ 11, đời vua Lý Nhân Tông (1072-1076) mới có thi cử để chọn nhân tài với khoa thi đầu tiên gọi là Bác Học. Từ đó, khoa cử là con đường vinh hiển nhất để tiến thân. Bậc học cao nhất là Tiến sĩ. Người thi Đình để chính thức xếp hạng tiến sĩ được ngồi dưới mái “nghè” thường là văn phòng tứ bảo của Vua nên được vinh dự gọi là ông Nghè. Ông Nghè được vinh quy bái tổ có quyền chọn năm mẫu đất bất cứ nơi nào mình thích trong Tổng để làm nhà nên dân gian có câu: “Chưa đỗ ông Nghè đã đe hàng Tổng”!
14/12/2018(Xem: 5367)
Vừa rồi đạo hữu Nguyên Hòa – Lê Văn Trung có bức xúc gởi email cho người viếtnói về một bài báo theo đạo hữu là “hết sức tào lao” , được đăng trên một wedsite Phật giáo lớn . Nội dung chỉ là vài lời phòng vấn một ca sĩ trẻ tự nhận mình là “con nhà Phật” co trì tụng chú Đại Bi hằng ngày, có đi thăm các thánh tích ( Tứ Động tâm) ở Ấn Độ. Ca sĩ này còn nói rằng giáng sinh hằng năm vẫn thường hòa vào dòng người đón lễ, cất tiếng hát lời ca tại các giáo sứ, được các cha, các soeu và giáo dân – những người con Chúa hiền lành (lời ca sĩ) yêu mến ,và gởi lời cầu chúc giáng sinh an lành đến với mọi người trên hành tinh này và chuẩn bị cho ra mắt bài hát mới mừng giáng sinh năm nay….!Như vậy, tôi trả lời, bài viết này chẳngtào lao chút nào, vì mục đích của bài viết chỉ là hỗ trợ cho ca sĩ trẻ này PR cho bài hát mới mừng giáng sinh của anh ta mà thôi. Tôi mong đạo hữu hãy bình tâm kẻo bị lừa vào vòng xoáy dĩ hòa vi quý , rổi dần cũng sẽ biến thành một trích đoạn tấu hài rẻ tiề
14/12/2018(Xem: 6706)
Câu chuyện xôn xao dư luận những ngày qua là những cái tát ở Quảng Bình và Thủ đô Hà Nội. Xôn xao ở đây không chỉ là những cái tát mà là chính là tại sao cô giáo lại ra lệnh cho các học sinh tát bạn mình, thậm chí chính cô giáo, tấm gương sáng về đạo đức trong bạn và trong tôi lại giơ tay tát học trò. Chuyện gì nên nông nỗi này!
13/12/2018(Xem: 5150)
Kháng Thư chống dự án thành lập một quốc gia Kinh tại Bussy Saint Georges (77600) và sự đồng hóa người Việt với Tộc Kinh của Trung Hoa
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567