Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thông Bạch số 31 của Viện Hóa Đạo

25/09/200815:20(Xem: 6162)
Thông Bạch số 31 của Viện Hóa Đạo

Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ ra Thông bạch không công nhận các tổ chức Phật giáo tiếm danh GHPGVNTN tại Canada, Úc châu và Âu châu  2008-08-25 PTTPGQT

PARIS, ngày 25.8.2008 (PTTPGQT) - Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế vừa nhận được Thông bạch của Viện trưởng Viện Hóa Đạo về việc tiếm danh Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (GHPGVNTN) tại hải ngoại do Viện Hóa Đạo trong nước gửi ra để phổ biến.

Kể từ Giáo chỉ số 9 của Đức cố Đệ tứ Tăng thống Thích Huyền Quang ban hành ngày 8.9.2007 nhằm thiết lập Văn phòng II Viện Hóa Đạo và kiện toàn GHPGVNTN tại hải ngoại theo lập trường, đường hướng của Giáo hội trước tình thế mới, bỗng xuất hiện một số chư Tăng và Cư sĩ nổi lên chống đối Giáo chỉ số 9. Tuy rằng những kẻ chống đối này vẫn luôn miệng tuyên bố là họ trực thuộc và trung thành với GHPGVNTN và « tuân lệnh » Đức Tăng thống Thích Huyền Quang và Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ.Lập luận như thế khác nào nhóm công dân nào đó nói rằng tôi tin tưởng và tôn kính Tổng thống Hoa Kỳ, nhưng không công nhận Hiến pháp và Luật pháp Hoa Kỳ ?Do đó mà sau Giáo chỉ số 9, có một số chư Tăng và Cư sĩ tại Hoa Kỳ ly khai đường lối và lập trường của GHPGVNTN để cho thành lập tổ chức mới mang tên « Cộng đồng Phật giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ ». Trường hợp này không có gì đáng nói, vì các vị này sử dụng quyền dân chủ để chọn lựa chính kiến họ theo, nên xuất hiện dưới một danh xưng khác với GHPGVNTN.Tuy nhiên, tại Canada, tại Úc châu – Tân Tây Lan và Âu châu thì không như thế.Thượng tọa Thích Bổn Đạt ở Canada, Hòa thượng Thích Như Huệ, Hòa thượng Thích Bảo lạc, Thượng tọa Thích Quảng Ba, v.v... tại Úc châu – Tân Tây Lan, và Hoà thượng Thích Minh Tâm tại Châu Âu tuyên bố trên văn bản hay trong hoạt động không khâm tuân Giáo chỉ số 9 của Đức cố Đệ tứ Tăng thống Thích Huyền Quang, không tuân hành các Thông bạch, Thông tư của Viện Hóa Đạo. Nhưng vẫn tiếp tục tiếm danh GHPGVNTN. Động thái này gây hoang mang dư luận trong Cộng đồng Người Việt Hải ngoại nói chung và Cộng đồng Phật giáo nói riêng. Lựa chọn hay theo đuổi một chính kiến là quyền tự do của mỗi cá nhân hay đoàn thể trong các quốc gia dân chủ. Nhưng không thể bắt cá hai tay hay lập lờ đánh lận con đen giữa chính kiến và danh xưng. Nhất là đối với một giáo hội dân lập và lịch sử có hai nghìn năm thực chứng, như Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất.Vì vậy, Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ, Xử lý Thường vụ Viện Tăng thống kiêm Viện trưởng Viện Hóa Đạo ban hành Thông bạch số 31 ký ngày 24.8.2008 về việc tiếm danh Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất tại hải ngoại. Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế xin đăng tải nguyên văn Thông bạch ấy như sau :

GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHẤT VIỆN HÓA ĐẠO
Thanh Minh Thiền viện,
90 Trần Huy Liệu, Phường 15,
Quận Phú Nhuận, TP. Saigon
Phật lịch 2552
Số : 31/VHĐ/VT


THÔNG BẠCH CỦA VIỆN TRƯỞNG VIỆN HÓA ĐẠO về việc tiếm danh Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất tại hải ngoại
Kính gửi : Chư Tôn Giáo Phẩm thuộc Hội Đồng Lưỡng Viện GHPGVNTN,
Ban Điều Hành Văn Phòng II Viện Hoá Đạo,
Ban Đại Diện Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất các cấp.

Kính bạch chư Tôn giáo phẩm,

Kể từ ngày Giáo chỉ số 9 do Đức cố Đệ tứ Tăng thống Thích Huyền Quang ban hành nhằm thiết lập Văn phòng II Viện Hóa Đạo và kiện toàn nhân sự cùng lập trường GHPGVNTN tại hải ngoại, bỗng nhiên xuất hiện một số chư Tăng và Cư sĩ tỏ ý bất khâm tuân Giáo chỉ của Đức Tăng thống.Từ sự bất khâm tuân Giáo chỉ số 9, chư vị nói trên hoặc đứng ra tổ chức Giáo hội dưới danh xưng khác, hoặc tiếp tục tiếm danh Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất. Đó là trường hợp của Cộng đồng Phật giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất Hải ngoại tại Canada của Thượng tọa Thích Bổn Đạt, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất Hải ngoại tại Úc Đại Lợi – Tân Tây Lan của các vị Hòa thượng Thích Như Huệ, Hòa thượng Thích Bảo Lạc, Thượng tọa Thích Quảng Ba, v.v... và

Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất Âu châu của Hòa thượng Thích Minh Tâm.
Chiếu Hiến chương của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất bản Đại hội GHPGVNTN khóa V tu chính ngày 12.12.1973, và tại các điều 18, 19, 20 và 36 ;

Chiếu Giáo chỉ số 9 của Đức cố Đệ tứ Tăng thống ban hành ngày 8.9.2007 nhằm thiết lập Văn phòng II Viện Hóa Đạo ;
Chiếu Thông bạch của Viện Hóa Đạo ban hành ngày 25.9.2007 hướng dẫn thi hành Giáo chỉ số 9 của Đức Tăng thống ;

NAY VIỆN HÓA ĐẠO QUYẾT ĐỊNH

Điều 1 : Không thừa nhận và không chịu trách nhiệm bất cứ tổ chức nào sử dụng danh xưng Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (GHPGVNTN), khi tổ chức này không tuân thủ Hiến chương GHPGVNTN bản Đại hội GHPGVNTN khóa V tu chính ngày 12.12.1973, cũng như không khâm tuân Giáo chỉ số 9 cùng các Thông điệp, Thông bạch, Thông tư của Hội đồng Lưỡng Viện, GHPGVNTN. Mọi sử dựng danh xưng GHPGVNTN trong trường hợp này chỉ là sự tiếm danh.
Điều 2 : Căn cứ vào điều 1 trên đây, Hội đồng Lưỡng Viện không thừa nhận là thành viên của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất các tổ chức tiếm danh sau đây :
- Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất Hải ngoại tại Canada của Thượng tọa Thích Bổn Đạt ;
- Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất Hải ngoại tại Úc Đại Lợi – Tân Tây Lan của các vị Hòa thượng Thích Như Huệ, Hòa thượng Thích Bảo Lạc, Thượng tọa Thích Quảng Ba, v.v..., và
- Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất Âu châu của Hòa thượng Thích Minh Tâm.Điều 3 : Khuyến thỉnh chư Tăng, Ni, Phật tử tại các châu lục nói trên tùy cơ duyên và hoàn cảnh đứng ra thành lập GHPGVNTN chính thức và trực thuộc Viện Hóa Đạo, chiếu điều 36 của Hiến chương GHPGVNTN bản Đại hội GHPGVNTN khóa V tu chính ngày 12.12.1973, cũng như triệt để khâm tuân và thi hành Giáo chỉ số 9 của Đức cố Đệ tứ Tăng thống ban hành ngày 8.9.2007 và Thông bạch của Viện Hóa Đạo ban hành ngày 25.9.2007 hướng dẫn thi hành Giáo chỉ số 9 của Đức Tăng thống .Kính khẩn thông tri đến Chư Tôn Giáo Phẩm thuộc Hội Đồng Lưỡng Viện GHPGVNTN, Ban Điều Hành Văn Phòng II Viện Hoá Đạo, Ban Đại Diện Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất các cấp, và chư vị Hòa thượng, Thượng tọa, Đại đức thành viên Ban Chỉ đạo Viện Hóa Đạo chiếu nhiệm thi hành.

Thanh Minh Thiền viện,

Saigon ngày 24.8.2008

Xử lý Thường vụ Viện Tăng thống
kiêm Viện trưởng Viện Hóa Đạo, GHPGVNTN
(ấn ký)
Sa môn Thích Quảng Độ

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/08/2013(Xem: 9961)
Mấy năm gần đây, nhất là trong năm đánh dấu 50 năm pháp nạn Phật Giáo Việt Nam, 1963-2013, một hiện tượng xấu ác xảy ra khi một vài người chuyên môn ném hỏa mù vào biến cố lịch sử này bằng những bài viết tung lên các diễn đàn và gửi email đi khắp nơi. Mục đích của số người này là gây hoang mang, ngộ nhận, hiểu lầm về biến cố lịch sử pháp nạn 1963 để qua đó chạy tội cho chế độ nhà Ngô và chụp mũ Phật Giáo Việt Nam
02/07/2013(Xem: 6450)
Ngay khi khởi đầu cuộc tranh đấu chống chính sách kỳ thị tôn giáo của ông Ngô Đình Diệm, các vị lãnh đạo đã ra một bản Tuyên ngôn đọc ngày 10-5-1963 tại chùa Từ Đàm, trong đó phương pháp bất bạo động được long trọng xác định: “Phương pháp tranh đấu mà chúng tôi áp dụng là bất bạo động. Chúng tôi phải thể hiện tư tưởng của Phật giáo ngay trong cuộc tranh đấu của chúng tôi. Chúng tôi chấp nhận một sự hy sinh đến cùng độ và lấy sự hy sinh ấy làm sức mạnh để rung chuyển tận lòng người chứ không phải chỉ rung chuyển chính sách mà thôi. Ngay từ bây giờ chúng tôi có thể tuyên bố minh bạch rằng những người Tăng sĩ của Phật giáo là những người sẵn sàng noi gương Gandhi - vị Thánh của sức mạnh bất bạo động”.
29/06/2013(Xem: 18366)
1963 – 2013! Năm mươi năm đã trôi qua… Một nửa thế kỷ là khoảng thời gian đủ dài để có thể soát xét và suy nghiệm xem từ biến cố đó ta rút ra được những bài học lịch sử gì.
29/06/2013(Xem: 18321)
Nhằm mục đích góp phần giúp thế hệ trẻ Việt Nam ở trong nước cũng như ở hải ngoại biết rõ lịch sử Việt Nam trong năm 1963 xảy ra như thế nào và nhất là để có nhận thức sâu sắc hơn về điều mà dân tộc đã khẳng định: “Phật giáo Việt Nam với dân tộc như hình với bóng, tuy hai mà một”.
29/06/2013(Xem: 20964)
Đạo Phật chỉ xem hành động là có, còn tất cả đều không. Chống, là chống hành động, không chống con người. Cho nên sự chống đối ấy, từ đầu, mang tính văn hóa, đạo đức, chứ không phải chính trị.
22/06/2013(Xem: 30625)
16 Lý Do Để Ghét Việt Nam: Sự gian dối Kiểu nói thách giả cả Tiếng ồn Ngôn ngữ Giao thông Phí xin thị thực để vào Việt Nam Những tòa nhà mỏng Cách người Việt làm cản trở lối ra vào trước cửa hàng Tôm hùm Cái ghế nhựa, con gián và bệnh dịch tả Cái mũ cối (mũ bộ đội) Tài xế taxi ở Việt Nam Món ăn ở Việt Nam Sự vô ý vô tứ (vô ý thức) Khả năng về kiến thức và thông tin kém của người Việt Sự khác biệt văn hóa, góc nhìn cá nhân
06/06/2013(Xem: 6488)
Pháp nạn năm 1963 mở đầu cho một sự tham dự trực tiếp của Phật giáo vào tình hình của thời cuộc gây nên do chiến tranh và sự lợi dụng chiến tranh để nắm giữ quyền hành của dư đảng ông Diệm. Lần đầu tiên, tên gọi "Phật giáo dấn thân" xuất hiện trên báo chí. Phật giáo làm chính trị chăng?
05/06/2013(Xem: 5941)
“Thời gian đó tôi là phóng viên nhiếp ảnh của chính quyền Sài Gòn nên tôi có những điều kiện đi lại, tác nghiệp trong thời kì đấu tranh của Phật giáo lúc ấy. Tôi là người phụ trách trong khu vực Quận 3 nên tôi luôn theo dõi 24/24 những diễn biến của các chùa ở đây. Trước ngày đó chúng tôi được tin bên Giáo hội sẽ có cuộc mít tinh đi ra Hạ Viện (tức là bây giờ nó là Nhà hát Thành phố) Tăng Ni sẽ mit tinh, mổ bụng để phản đối kì thị tôn giáo. Đồng thời đến 11/6 (tức 20/4/1963) chúng tôi bắt đầu đi công tác và thấy các Tăng Ni tập trung ở đường Cao Thắng, trước Phật Bửu tự, bên cạnh Tam Tông miếu, có khoảng 300 Tăng Ni, với biểu ngữ và y phục vàng.
30/05/2013(Xem: 5783)
Mở đầu cuộc đấu tranh, Phật giáo ra một tuyên ngôn, đọc tại chùa Từ Đàm, Huế, ngày 10-5-1963, trong đó đoạn cuối nói về phương pháp tranh đấu như sau: "Phương pháp ấy là "bất bạo động". Chúng tôi ý thức đang ở trong hoàn cảnh mà chính trị và quân sự cực kỳ phức tạp. Chúng tôi, hơn thế nữa, phải thể hiện tư tưởng của Phật giáo ngay trong công cuộc tranh đấu của chúng tôi. Vì những lý do đó, chúng tôi chấp nhận một sự hy sinh đến cùng độ và lấy sự hy sinh ấy làm sức mạnh để rung chuyển tận lòng người chứ không phải chỉ rung chuyển chính sách mà thôi. Ngay từ bây giờ, chúng tôi có thể tuyên bố minh bạch rằng những người tăng sĩ của Phật giáo là những người sẵn sàng noi gương Gandhi - vị thánh của sức mạnh bất bạo động".
30/04/2013(Xem: 6632)
Thưa Đại Vương, những người, có được tài sản lớn, mà không bị chúng làm say đắm... rất hiếm hoi trên đời này... Diệu Liên Lý Thu Linh
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]