Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Kỹ thuật cải đạo tín đồ Phật giáo: Chiếm cứ công viên

06/01/201104:32(Xem: 4809)
Kỹ thuật cải đạo tín đồ Phật giáo: Chiếm cứ công viên



tindophatgiaovnam_1Những người mưu toan cải đạo tín đồ Phật giáo sang các tôn giáo phương Tây luôn săn tìm những không gian thuận lợi để tổ chức thực hiện việc cải đạo.

Tất cả mọi địa điểm đều được chú ý đến, đặc biệt là những địa điểm công cộng như trường học, bệnh viện, kể cả những không gian di động, nhưng có nhiều thời gian để hành sự, như xe đò đường dài, xe lửa…

Tuy nhiên, trong mấy năm gần đây, khi các công viên được chú ý tu sửa chỉnh trang, đẹp đẽ, sạch sẽ hơn xưa, thu hút đông người đến dạo chơi, tập thể dục, thì các công viên trở thành địa bàn nóng của hoạt động cải đạo.

Theo chúng tôi, đây là kết quả của việc nghiên cứu cẩn thận, có tổ chức chặt chẽ, chỉ đạo cụ thể của bộ máy điều hành việc cải đạo tín đồ Phật giáo bên trên.

Công viên không phải là nơi người ta vội vàng ghé qua, mà có thể lưu lại đó khá lâu, đủ thời gian để làm những chuyện cần thiết.

Công viên là nơi người đến thường có tâm trạng thư thái, dễ chịu, do đó tiếp xúc để mưu tính cải đạo là điều rất thuận tiện.

Bối cảnh công cộng của công viên cũng phù hợp với những cuộc nói chuyện giữa những người chưa quen với nhau.

Do đó, tại TPHCM những người làm công việc chuyên nghiệp cải đạo tín đồ Phật giáo đã chiếm cứ hầu hết các công viên lớn. Vào công viên giây lát, sẽ có ngay người sà tới bắt chuyện.

Một số giáo phái luyện tập khí công, như Pháp luân công, xuất phát từ Trung Quốc, cũng chú trọng đến công viên. Tại TPHCM, Pháp Luân công chiếm cứ sân Phú Thọ (Quận 11), còn các giáo phái Tin Lành hoạt động mạnh các ở công viên Tao Đàn, Lê Văn Tám, 23 tháng 9…, đều ở quận 1.

Riêng công viên quanh nhà thờ Đức Bà, thì có lẽ do gần nhà thờ lớn và có tượng Đức Mẹ, nên đây là địa bàn của đạo Ca tô La Mã.

Pháp Luân công thì phát hẳn những tờ rơi giới thiệu hoạt động chữa bệnh, nói rõ họ không phải Phật giáo và kể lể những chuyện bên Trung Quốc. Tờ rơi Pháp Luân Công ghi cả số điện thoại liên hệ khi cần thiết.

Các phái Tin Lành thì kín đáo hơn, nhưng về nhân sự thì bài bản hơn. Dường như có các ca trực luân phiên cho từng buổi. Sau những lời bắt chuyện về thời tiết, hoa cỏ, trăng sao… người ta hỏi thăm thân thế, gia cảnh và rồi đi đến chuyện tôn giáo.

Người phụ trách cải đạo ở công viên được huấn luyện khá chu đáo, ăn nói trôi chảy, khéo léo tâm lý, có thể là đều qua đại học. Có người nói được tiếng Anh.

Bước tiếp nữa là họ mời về nhà, tham dự các cuộc lễ tôn giáo, đi pic nic tập thể thanh niên tôn giáo họ.

Ở khu vực công viên quanh nhà thờ Đức Bà TPHCM thì mọi chuyện chỉ diễn ra vào buổi tối. Không giống như Tin Lành ở công viên Tao Đàn, 23 tháng 9, ở đây người ta mời gọi vào cùng cầu nguyện dưới chân tượng đức Mẹ ngoài công viên.

Tượng đức Mẹ thì nhà thờ nào cũng có, nhưng vài chục người, hình như luân phiên, có tổ chức, cứ phải kéo ra công viên này mà quỳ lạy và chiêu tập những người đến công viên ngồi chơi cùng cầu nguyện.

Họ chuẩn bị khá chu đáo ấn tượng: các lẵng hoa, tượng Thánh, đèn chữ “Ave Maria” thắp sáng bằng bình accu và có cả trăm cây nến, tạo khung cảnh huyền ảo, gây sự hiếu kỳ.

Có lần chúng tôi đi xe gắn máy chậm lại để xem thì có người nhào ra ngoắc vào. Không biết họ bán nước sâm hay mời vào cầu nguyện.

Điều đáng chú ý là những người tụ tập ăn mặc tề chỉnh, tươm tất có phần sang trọng thu hút, cả ở người của Pháp Luân Công, các giáo phái Tin Lành, Ca tô.

Mùa hoạt động cao điểm hoạt động cải đạo ở công viên là Noel, tết dương lịch, mùa nắng sau tết, thanh niên được bắt chuyện thường được tặng thiệp thánh rất đẹp, có hình Chúa, Đức Mẹ…

Những người phụ trách hoạt động cải đạo ở công viên chú ý nhiều đến địa vị xã hội của đối tượng cần cải đạo, nhưng ít quan tâm về hoàn cảnh kinh tế. Trong những lần khác nhau, khi tôi trả lời nghề nghiệp của mình là bán hủ tiếu mì, có tiệm, thì người làm việc cải đạo không mấy mặn mà, nhưng một lần khác tôi nói mình là đạo diễn truyền hình, thì họ rất quan tâm.

Dù là lân la mon men làm quen, nên có thể bị hiểu lầm là bê đê hay gái điếm, họ vẫn không ngần ngại, cứ sáp vào rao giảng và kêu gọi cải đạo với một niềm tin mãnh liệt.

Chắc chắn sẽ có những gia đình Phật giáo, nhất là con em còn trong lứa tuổi thanh thiếu niên, bị cải đạo bằng hoạt động mạnh mẽ ở công viên này.

Minh Thạnh (phattuvietnam.net)

 

PHẢN HỒI TỪ ĐỘC GIẢ:

Mạnh Minhvào lúc 17/04/2010 12:18

Hình như bài báo trên còn thiếu để ý đến giáo phái Nhân Chứng JeHoVa (Jehova's witness), họ có mặt ngay cả trên xe buýt và công viên, bằng chứng thực nhất là bạn em "bị" lôi kéo tại xe buýt và có tham gia học KT ở "phòng nước trời" đường Trần Hưng Đạo quận 1, nguy hiểm thay, bạn em còn vào lớp "lôi kéo" các bạn khác, trong đó có em, em đã đi đến "Phòng nước trời", ở đó họ ăn mặc rất lịch sự, họ bảo họ không phải là Tin Lành,..."chiêu thức" của họ rất hay, tụi em được dẫn đi ăn sinh tố, chè....và đặc biệt hơn họ cho "nhân chứng" cỡ bằng tuổi tụi em để "dẫn dắt"...Thật không biết "thị trường" giáo phái Việt Nam "biến động đột biến" trong những năm gần đây........

Chanh khaivào lúc 17/04/2010 16:26

Hiện nay ,các giáo phái dựa vào chính sách tự do tín ngưỡng của nhà nườc ta nên họ ra sức lôi kéo người vào đạo kể cả các Phật tử của chúng ta.Tôi mong rằng Hội nghị Hoằng Pháp tại Kiên Giang vào tháng 5/2010 Phật giáo chúng ta cần bàn bạc các vấn đề cụ thể để giáo dục đạo đức Phật giáo cho các tầng lớp Phật tử.Đã qua rồi cái thời xem việc đi chùa là của các cụ già và phụ nữ,nhất là ở miền Bắc là các phụ huynh vẫn còn xa lạ với việc cho các em đến chùa học lời Phật dạy.Thậm chí có những vùng như Tây Bắc,Điện Biên Phủ.. người dân chưa bao giờ thấy các nhà sư bằng da bằng thịt(lời của Thầy Đ Niệm -Q Thủ Đức).
Trước tiên chúng ta cần củng cố lực lượng Phật tử tại từng đơn vị Phật giáo .Vì đây là lực lượng nồng cốt cho các hoạt động Phật sự mà hoằng pháp phải được đặt lên hàng đầu.Phải linh động sáng tạo những buổi lễ về hình thức trang trí cắm hoa,âm nhạc,pháp thoại,giảng pháp kết hợp với vấn đề thời sự (như thầy Chân Quang -Chùa Phật Quang có nói là mỗi năm thầy đều làm mới các Lễ Hội Phật Giáo tránh gây tâm lý nhàm chán cho các bạn trẻ)THí dụ các bài giảng phải cập nhật tin tức nóng hổi,lồng ghép vào bài giảng những câu chuyện hay....Cố gắng tìm mọi hình thức thu hút các bạn trẻ đến chùa.
Mặt khác chúng ta học tập những cách truyền giáo của tôn giáo khác như bạn Mạnh Linh nói là họ chỉ dẫn đi ăn chè,sinh tố hay tặng quà như Pt Minh Thạnh đã viết...làm cái của mình.Chúng ta đừng ngại vì họ cũng học tập Phật giáo ta nhiều lắm:nhà thờ có thắp hương,có làm giỗ,có nhà để cốt,có hát nhạc dân tộc,có làm lễ Vu Lan...
Còn vấn đề ĐH Minh THạnh nói là họ lôi kéo tụ tập cầu nguyện thì chúng ta cũng nên dành ra hay chọn những điểm chùa có đông khách qua lại mà tổ chức luân phiên hành lễ cầu nguyện trước Mẹ Quán Thế Âm .
Chẳng hạn như chùa Đại Giác Q_Phú NHuận có vị trí khá tốt ở ngay khu vực đông khách vãng lai.Ta có thể mở rộng không gian thờ tượng Quán Âm ở hướng mũi tàu,tức sau lưng dãy nhà tăng hướng ra sân bay đang xây dựng.Tượng vẫn đặt trong khuôn viên sát tường nhưng không rào lại mà mở cửa ra cho bá tánh có thể lễ bái cầu nguyện cả ngày đêm,phía sau thì tối ta đóng cửa lại vẫn bảo đảm an ninh cho chùa.Tức một phần tượng mặt sau rào lại,phần trước mở hẳn cho bá tánh lễ bái cả ngày đêm.Chứ thờ NgàI trong sân chùa hiện nay thấy chật hẹp quá.CÓ chùa thờ Quan Âm rào sát tượng thấy ngột ngạt quá ,rồi Phật tử đốt nhang lên hàng rào cháy xém hàng rào thấy mất vẽ mỹ quan đó là Chùa GIác NGộ Q-10,nên chăng nhà chùa mở rào phần tượng phía trước cốt Mẹ còn phía sau lưng thì làm cửa tối đóng lại vẫn an ninh mà giúp cho Phật tử có chỗ cắm nhang và lễ bái,dĩ nhiên là lề đường phải được làm sạch.
Vài dòng góp ý mong cho phật giáo mãi trường tồn cùng dân tộc Việt Nam.
Trân trọng kính chào

kinhthanhvào lúc 19/04/2010 19:13

Dường như luât pháp nhà nước ta hiện nay còn nhiều lổ hổng trong vấn đề tự do tôn giáo . Tại sao chứa có luật hay quy định nào cấm truyền đạo những nơi công cộng ngoài khuôn viên cơ sở tôn giáo .Những nước bạn láng giềng đã có điều luật này từ lâu và phạt rất nặng cho hành vi gnang ngược này ,bất chấp liêm sỉ và lòng tự trọng của một tôn giáo đứng đắn .

Đỗ Thành Dũng vào lúc 24/04/2010 20:52

Đất nước VN tự do trong việc truyền bá tôn giáo chứ không ngăn cấm . Tất cả các tôn giáo đều có quyền truyền Đạo theo luật pháp quy định . Việc gìn giữ đạo Phật là từ trong gia đình . Đạo Phật thì mang tính tự nguyện chứ không có quy củ tổ chức như các tôn giáo khác . Điểm thu hút đặc biệt của đạo Phật là ở đó . Không nên thành kiến với các tôn giáo khác bởi tôn giáo nào cũng mục đích hướng thiện mà thôi .

Thành Dũng

Thanh Tâmvào lúc 29/04/2010 16:31 Comment của Thành Dũng rất khách quan, chân thật.
Tại sao chúng ta không xắn tay áo lên? tại sao chúng ta không có nhiều Thầy như thầy Chơn Quang? hoặc có nhiều Phật Tử dám Hoằng Pháp? Đạo Phật, một tôn giáo lớn có mặt khắp năm châu. Chúng ta tự hào đấy. Tuy nhiên, chúng ta chỉ ngồi đó mà phán xét!? Họ làm được, ta cũng làm được là mình bắt tay Hoằng Dương Chánh Pháp như Phật đã phú chúc: Bố thí pháp công đức vượt trên tất cả mà! Bố thí vô úy, Vô ngại biện từ ở đâu? Tự xét lại mình: Ta đã làm được gì cho Phật, cho ta, cho chúng sanh?
Trách nhiệm của trưởng tử Như Lai( Các Thầy) thôi sao? Anh em Tin Lành, Công Giáo (cứ cho là ngoại Đạo). Tại sao họ làm được ,ta thì không? Đâu hẵn là các Thầy mới phải có trách nhiệm đó mà mọi Phật Tử Chính Danh phải làm vì hạnh Độ sanh khi ta chấp nhận nhận Đức Bổn Sư Thích Ca làm Thầy,làm Tổ Tâm linh của đời mình. Vài lời tâm tình. Thanh Tâm

Quang Đạt vào lúc 14/05/2010 05:33

Đối với đồng bào VN thì đạo Phật được xem là Quốc giáo , là cái nôi của dân tộc từ ngàn năm . Cho đến bây giờ đạo CG cũng chiếm có 6% mà thôi . Còn các tôn giáo khác chiếm số ít hơn nữa. Người ta thống kê gần đây là tới trên 2 tỷ tín đồ Phật giáo và những người thiện cảm với đạo Phật ở khắp thế giới . Đạo Phật không xuất phát từ sự mặc khải của Chúa Trời , không từ hình thức bên ngoài mà từ nội tâm , tâm thức bên trong một cách hoàn toàn tự nguyện. Những lời dạy kim khẩu của Đức Phật có giá trị lớn lao trong việc chuyển hóa nội tâm dẫn đến hạnh phúc an lạc , thoát khỏi luân hồi sinh tử bể khổ trầm luân của cuộc đời.

“ Thà đốt lên một ngọn lửa , còn hơn ngồi trong bóng tối mà nguyền rủa ”, chúng ta nên tinh tấn , thúc liễm thân tâm , độ sinh , hoàng pháp thì có giá trị hơn là phán xét. Không ai dám phủ nhận đạo Phật về lòng từ bi , trí huệ lan tỏa sáng khắp thế giới mang lại hồn dân tộc, Quốc Thái dân an , nhà nhà hạnh phúc .

Quang Đạt lehathovào lúc 05/06/2010 00:53

Ý kiến của bạn Thành Dũng hay nhưng khi bạn nói "Không nên thành kiến với các tôn giáo khác bởi tôn giáo nào cũng mục đích hướng thiện mà thôi" thì có vẽ bạn hơi thiếu thực tế đặc biệt khi tôn giáo đó là catholic. bạn có thể có tài liệu tại trang web sau đây : http://sachhiem.net

La Ngọc Vinhvào lúc 22/06/2010 12:17

Thật buồn cười và lố bịch khi dùng mọi mọi cách để "quyến dụ", "lôi kéo" người gia nhập tôn giáo mình, bản thân tự nghĩ rằng đó cóphải là tôn giáo chân chính không? (nếu sự kiện nêu trên của các bạn là sự thật và tôi cũng nghĩ rằng sớm muộn gì họ cũng lòi bản chất thật sự của họ, bấy giờ chính quyền chắc chắn không thờ ơ, bỏ qua đâu khi đó pháp luật sẽ nói chuyện với họ.
Còn đối với Phật giáo đồ chúng ta chẳng nên quá bức xúc kẻo mà làm sai Phật pháp và pháp thế gian.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
30/08/2010(Xem: 8166)
Không giống những tôn giáo khác và những lý thuyết hiện đại về kinh tế học, đạo Phật cho rằng kinh tế học gắn liền với đạo đức học và lý thuyết về hành vi (kamma). Mặc dù nhiều nhà kinh tế xem kinh tế học là một khoa học “tích cực” của một loại hiện tượng xã hội, nhưng dưới cái nhìn của đạo Phật, kinh tế học có quan hệ đặc biệt với đạo đức học. Lý thuyết kinh tế học của đạo Phật nhấn mạnh quan điểm về sự chủ tâm (cetan(, tác ý) trong việc giải thích tư cách đạo đức con người. Trong bài này, tác giả cố gắng giải thích vài khái niệm quan trọng trong kinh tế học như đã được mô tả trong kinh điển đạo Phật để cho thấy rằng đạo đức học đóng một vai trò quan trọng trong kinh tế học và do đó có một tầm quan trọng lớn đối với kinh tế học và ngược lại.
28/08/2010(Xem: 4478)
Để đánh dấu sự hoàn thành Trung Tâm Giáo Dục Phật Giáo Thế Giới của Pháp Cổ Sơn, Hoà thượng Thích Thánh Nghiêm, 76 tuổi, bạn học đồng trường sau khoá với HT. Thích Trí Quảng tại đại học Rissho, Nhật Bản, đã có sáng kiến tổ chức ba toạ đàm quốc tế vào ngày 20 và 22-10-05, với chủ đề: “Từ Nội Tâm đến Nhãn Quan Toàn Cầu.”
28/08/2010(Xem: 5413)
Tình cờ tôi thấy trong thư viện đại học Wisconsin-Madison bài "The Buddhist Approach to Education", đăng trong tờ Vạn Hạnh cách đây hơn hai mươi năm của Giáo Sư Đoàn Viét Hoạt. Nhận thấy đây là một bài viết đặc sắc nói lên trung thực phần nào thực chất Phật Giáo và quan niệm giáo dục của Phật Giáo cho nên tôi dịch ra tiếng Việt để cống hién quý độc giả; và cũng để ghi nhận sự đóng góp cho Phật Giáo của Giáo Sư Đoàn Viết Hoạt trong vấn đề giải hoặc một số ngộ nhận về Phật Giáo mà vì lẽ nào đó đã kéo dài trong tâm cảnh ngay cả những lãnh tụ "tôn giáo bạn" cho tới tận ngày nay.
27/08/2010(Xem: 6730)
Đạo Phật, đạo của từ bi và trí tuệ, luôn luôn tôn trọng và đề cao cuộc sống của tất cả chúng hữu tình. Đức Phật xuất hiện trên thế gian này vì muốn mang hoà bình và hạnh phúc đến cho chư thiên và loài người. Thực vậy, từ xưa đến nay, Đạo Phật đã không bao giờ đem khổ đau cho bất cứ ai. Đạo Phật chỉ đưa ra con đường chuyển hoá đau khổ cho những ai có tâm tìm hiểu và mong muốn để đạt đến con đường đó. Đó là lời mở đầu của Sư cô Thích nữ Giới Hương trong buổi hội thảo về Quan điểm của Phật giáo về án tử hình tại chùa Phước Hậu Milwaukee ngày 28-10-2006.
27/08/2010(Xem: 4387)
Tôi được biết hiện nay có ít nhất là hai đoàn thể cư sĩ Phật giáo tại Hoa Kỳ người Việt và người bản xứ, tự xưng là Tăng đoàn Phật giáo mặc dầu không có một vị Tăng hay Ni nào trong tổ chức. Họ tự gọi là “Tăng thân” gì đó (không liên hệ gì đến giáo hội Làng Mai), hoạt động độc lập, tự tổ chức các khoá tu học, giảng đạo lý, hành thiền. Họ không thuộc bất kỳ một tổ chức giáo hội hay tự viện nào. Vậy xin hỏi quý ban biên tập tăng đoàn là gì và một tập hợp cư sĩ có thể là một tăng đoàn không?
27/08/2010(Xem: 4049)
Tôi là một Ni sinh, hiện đang học Trường TCPH TP.HCM. Trước đây, khi học xong chương trình phổ thông, huynh đệ và bạn bè đều khuyên thi đại học (các trường đại học bên ngoài) nhưng tôi nghĩ học đạo ở các trường Phật học là đủ rồi nên vẫn giữ quyết định của mình. Đến nay, được tin sư chị thi đậu đại học thì vừa mừng cho chị ấy, vừa cảm thấy tủi cho bản thân mình. Đôi khi, trong lòng cũng gợn buồn vì huynh đệ và gia đình có phần xem tôi là người thất bại trong chuyện học hành. Trong bối cảnh các Tăng Ni trẻ hiện nay học hành tất bật ở cả trường đạo lẫn trường đời, cả trong nước lẫn ngoài nước khiến tôi phân vân không biết quyết định trước đây của mình là đúng hay sai?
27/08/2010(Xem: 5597)
Bạn tôi là Phật tử và đã trót lỡ lầm mang thai với người yêu. Sau khi sự việc xảy ra, người yêu của bạn ấy đã chối bỏ trách nhiệm, còn gia đình thì giận dữ xua đuổi. Quá đau khổ và không biết chia sẻ cùng ai nên bạn ấy đã quyết định trút bỏ giọt máu của mình (thai nhi đã trên 1 tháng tuổi). Giờ đây, bạn ấy rất đau khổ, bị dằn vặt về việc làm của mình, bạn ấy mong muốn được sám hối. Xin quý Báo cho biết quan điểm của Phật giáo về tội lỗi phá thai và chỉ cho bạn ấy phương cách sám hối cùng những lời sẻ chia.
27/08/2010(Xem: 5374)
Tôi là Phật tử thường tham gia tu tập Bát quan trai. Tôi được biết trong giới luật nhà Phật có giới cấm không được ca hát và xem nghe. Tuy nhiên, tôi nhận thấy các chùa vẫn thường tổ chức văn nghệ, các Phật tử và chư Tăng cũng hay ca hát đạo ca trong các khóa tu và những dịp lễ. Vậy điều đó có mâu thuẫn không? Nếu không thì nên phát huy vì đạo ca làm cho người nghe nhớ mãi lời Phật dạy.
27/08/2010(Xem: 4779)
An tử, hay “cái chết êm đềm” được thực hiện bằng “máy tự tử” do bác sĩ Jack Kevorkian, chuyên nghiên cứu bệnh học tại nhiều bệnh viện khác nhau ở California và Michigan, thiết kế năm 1989 dưới tên gọi “mercitron”. Máy này nhằm giúp những người mắc bệnh nan y không còn cơ hội chạy chữa, chỉ còn sống lại những ngày tháng “chờ chết” trong đau đớn tột cùng được chết theo ý nguyện của họ, một cái chết “nhanh chóng, nhẹ nhàng” hơn là phải sống trong nỗi khổ đau giày vò triền miên.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]