Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Quan điểm của Phật giáo về phá thai

27/08/201019:43(Xem: 4875)
Quan điểm của Phật giáo về phá thai
abortion_1Bạn tôi là Phật tử và đã trót lỡ lầm mang thai với người yêu. Sau khi sự việc xảy ra, người yêu của bạn ấy đã chối bỏ trách nhiệm, còn gia đình thì giận dữ xua đuổi. Quá đau khổ và không biết chia sẻ cùng ai nên bạn ấy đã quyết định trút bỏ giọt máu của mình (thai nhi đã trên 1 tháng tuổi). Giờ đây, bạn ấy rất đau khổ, bị dằn vặt về việc làm của mình, bạn ấy mong muốn được sám hối. Xin quý Báo cho biết quan điểm của Phật giáo về tội lỗi phá thai và chỉ cho bạn ấy phương cách sám hối cùng những lời sẻ chia.

Vấn đề một bộ phận không nhỏ nam nữ yêu đương và có quan hệ trước hôn nhân, hiện không còn xa lạ với mọi người trong xã hội ngày nay, nhất là với giới trẻ. Theo các thống kê cho biết, số lượng các ca nạo phá thai ngày càng gia tăng, nghiêm trọng hơn là có không ít ca ở tuổi vị thành niên đã để lại nhiều hậu quả khôn lường về sức khỏe, tâm lý, học tập… cho người nạo phá thai.

Bạn ấy có thai trước hôn nhân là một lỡ lầm. Khi bị người yêu bội bạc và gia đình thiếu cảm thông cùng hoàn cảnh khách quan tác động khiến bạn ấy quyết định phá thai lại càng lỗi lầm hơn. Đành rằng bạn ấy thật đáng thương hơn đáng trách nhưng để trị liệu và chữa lành vết thương trong thân thể và tâm hồn bạn ấy quả chẳng dễ dàng.

Quan điểm của Phật giáo về vấn đề nạo phá thai, trước hết, đạo Phật là đạo từ bi, luôn tôn trọng sự sống và bảo vệ sinh mạng của mọi loài. Đạo Phật không phản đối các biện pháp hạn chế sinh đẻ bằng cách ngừa thai nhưng không ủng hộ việc phá thai. Bởi lẽ bào thai là một mầm sống, là sinh mạng, do đó cần được bảo vệ. Phật giáo quan niệm sự sống hay sinh mạng có mặt khi mới bắt đầu thụ thai.

Đức Dalai Lama, khi trả lời về vấn đề này cho các nhà khoa học phương Tây đã khẳng định:“Phật giáo quan niệm rằng ý thức xâm nhập vào sinh vật ngay từ phút giây đầu tiên của sự thụ thai, bởi lẽ đó mà phôi bào vẫn được coi như là một sinh vật. Cho nên chúng tôi xem hành động phá thai cũng giống như việc cướp đi sự sống của một con người” (Beyond Dogma, HH the Dalai Lama. Rupa & Co., 1996. tr.11).

Theo giáo lý đạo Phật, hành vi phạm giới sát sanh phải hội đủ năm điều kiện, đó là: Một chúng sanh/ Ý thức hay biết đó là một chúng sanh/ Có ý định giết hại/ Tìm mọi cách để giết/ Kết quả là chúng sanh ấy bị chết. Cứ theo những điều kiện trên thì một bà mẹ (Phật tử) đi phá thai là phạm giới, mắc tội lỗi rất lớn.

Vì thế, một người sau khi phá thai xong, bị đau khổ, lương tâm dằn vặt và mong muốn sám hối là điều dễ hiểu. Dẫu sao thì sự phát tâm sám hối của bạn ấy vẫn là điều tốt, còn hơn là tìm mọi cách để biện minh cho hành động của mình. Sám hối theo Phật giáo là ăn năn với lỗi lầm đã tạo trong quá khứ và nguyện không tái phạm lỗi ấy ở tương lai. Sai lầm sống buông thả theo dục vọng khi chưa cưới hỏi hay không sử dụng các biện pháp ngừa thai đã khiến bạn ấy chịu nhiều khổ đau. Và giờ đây bạn ấy đã ăn năn, hối hận thật nhiều về sự nông nổi, bất cẩn và lối sống buông thả của mình. Sau khi đã ăn năn, quan trọng hơn là nguyện không tái phạm lại việc ấy. Đó là cách sám hối thiết thực nhất.

Ngoài ra, người Phật tử với bất cứ lỗi lầm nào, ngoài ăn năn và nguyện không tái phạm cần tác pháp sám hối theo các nghi thức lễ sám thông thường như lễ lạy Hồng danh Phật, tụng kinh, niệm Phật, tọa thiền cho đến khi tâm lắng đọng, thanh thản, nhẹ nhàng…

Đạo lý của dân tộc Việt là cố gắng giữ gìn sự trinh nguyên cho đến ngày cưới. Tuy nhiên, giới trẻ ngày nay phần lớn có xu hướng “hiện đại” và “thoáng” hơn trong tình yêu thì điều cực kỳ quan trọng là cần phải tuân thủ các biện pháp an toàn. Nếu được giáo dục tốt về giới tính, tiền hôn nhân và luôn ý thức về an toàn tình dục nói chung thì chắc chắn hậu quả của việc nạo phá thai sẽ được giảm thiểu.

Chúng ta đều biết phá thai là giải pháp bất đắc dĩ, để lại hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe, tâm lý và hạnh phúc gia đình về sau. Không ít những trường hợp nạo phá thai đã dẫn đến tử vong, vô sinh; nhiều thiếu nữ sau khi phá thai đã tự tử và nhiều phụ nữ luôn ray rứt, bị trầm cảm, ám ảnh về chuyện phá thai đến suốt đời.

Là Phật tử, chúng ta cần tiết chế dục vọng, nhất là ý thức rất rõ về nhân quả để đề phòng, ngăn ngừa mọi tình huống xấu khi đang còn là nguyên nhân, trước khi xảy ra hậu quả. Nói cách khác, đối với những người đang yêu nhau thì quan trọng là “ngừa bệnh hơn chữa bệnh”. Do đó, thực tập Chánh niệm rất quan trọng trong mọi hành vi của cuộc sống hàng ngày. Chánh niệm là có ý thức về việc mình sắp làm trong phút giây hiện tại, đồng thời cũng thấy được nguyên nhân và hậu quả của hành động đó...

Ý kiến bạn đọc
31/07/201509:27
Khách
Thưa thầy,con năm nay 31 tuổi,đã có 2 con.Vừa qua con bị vỡ kế hoạch tuy đã đặt vòng tránh thai.Vì là giáo viên nên theo quy định của ngành con không được sinh con thứ 3,con đã đi hút thai khi thai đã 6 tuần 1 ngày.Giờ con áy náy lắm,khi nào cũng nghĩ đến tội lỗi của mình.Thầy cho con hỏi con cần phải làm gì để lòng thanh thản hơn không?con cảm ơn thầy.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/03/2013(Xem: 4928)
Các tượng phối ngẫu hoan lạc là của một phái của Mật Tông sáng chế ra, chứ chẳng phải của tất cả Mật Tông, chẳng phải của Phật Thích Ca dạy, bởi vì chúng sinh vô minh tham dục mà phải sinh tử luân hồi, nên nếu người tu chưa tới trình độ tuyệt cao mà đi vào hoan lạc thì không thể giữ tâm yên được.
09/03/2013(Xem: 6653)
Gần đây, cộng đồng cư dân mạng xôn xao về hình tượng “ người nữ ôm trong lòng Phật”. Quả thật, đây là vấn đề nhạy cảm và xa lạ đối với hầu hết tín đồ Phật giáo trên thế giới ngoài một bộ phận Mật tông; Sở dĩ gọi là một bộ phận, vì không hẳn toàn bộ Mật pháp đều sử dụng biểu tượng như thế. Có sự tương thông trong các pháp hành Du già, đạo học, Tiên thiên hợp lưu, Thủy hỏa ký tế, âm dương bảo hòa, Châu Thiên tiểu-đại…của Đông Phương, cũng như một vài mật pháp của Ấn giáo, Ba Tư và Ai Cập cổ đại.
08/03/2013(Xem: 6074)
Một tượng Phật bị “ném đá” trên mạng vì tạo hình được cho là quá sắc dục. Một người nữ khỏa thân ngồi trong lòng, choàng tay ôm lấy vị Phật. Ngay lập tức bức tượng này khiến nhiều người cảm thấy đạo Phật bị xúc phạm, đã khiến phật tử Thái Lan vô cùng giận dữ. Không chỉ có thế, nhiều cư dân mạng VN cũng chia sẻ nỗi bất bình vì hình ảnh này. Bangkok Post dẫn lời một cư dân mạng gọi người đúc tượng là “quỷ dữ”, muốn làm ô uế thanh danh của Đức Phật. Một người sử dụng mạng xã hội Facebookcòn kêu gọi giới chức Thái Lan can thiệp bằng đường ngoại giao để phá hủy bức tượng.
07/03/2013(Xem: 3078)
Hãi hùng ở đây đối với tôi không phải chỉ là sự kiện một tấm hình “cô gái ôm đức Phật (sic)” mấy hôm nay do đài BBC đưa tin và báo Thái Lan Bangkok Post góp phần tạo nên làn sóng lên án mạnh mẽ từ các cư dân mạng. Bên cạnh đó là nhiều sự việc tương tự đã và đang diễn ra đó đây, không riêng gì ở đất nước Việt Nam chúng ta, với rất nhiều hình thức khác nhau, từ quai đôi dép mang dưới chân, thậm chí đến đôi nịt ngực nơi vùng nhạy cảm của phu nữ; rồi công khai trương bảng hiệu trong các quán nhậu, quán Bar và cả massa v.v… là hình ảnh Đức Phật tôn kính!
07/03/2013(Xem: 8014)
Không ít ngôi chùa hiện nay đang có chiều hướng “tư nhân hoá” dưới danh nghĩa trùng tu lại, xoá sạch dấu vết gắn bó một thời của người dân địa phương, trở thành sở hữu riêng của vị trụ trì và một số đại gia có tiền bạc và quyền thế. Văn hoá Phật giáo Việt Nam sẽ hội nhập như thế nào với thế giới? Phật giáo Việt Nam sẽ đưa hình ảnh gì của mình ra bên ngoài? Những câu hỏi này được đặt ra từ lâu trước thực tế các quốc gia, dân tộc, tôn giáo trên thế giới đang ngày càng có nhiều hoạt động thúc đẩy quảng bá cho sức mạnh mềm văn hoá.
24/02/2013(Xem: 6745)
Tỉ phú Hong Kong Yu Pang-Lin vừa qua đời ở tuổi 93, để lại di chúc hiến toàn bộ tài sản trị giá khoảng 2 tỉ USD cho hoạt động từ thiện. “Nếu các con tôi giỏi hơn tôi thì chẳng cần phải để nhiều tiền cho chúng. Nếu chúng kém cỏi thì có nhiều tiền cũng chỉ có hại cho chúng mà thôi” - ông Yu Pang-Lin khẳng định.
15/01/2013(Xem: 3193)
Trong khi ở trong nước, nhà cầm quyền CSVN. vẫn ngoan cố đàn áp tôn giáo, sách nhiễu các nhà lãnh đạo, nhất là Đức Tăng Thống Đại lão Hoà thượng Thích Huyền Quang, Hoà thượng Thích Quảng Độ, hai nhà lãnh đạo tối cao của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thông Nhất. Cuộc bắt bớ và bạo hành đối Hoà thượng Thích Quảng Độ Viện Trưởng Viện Hoá Đạo tại nhà ga Sài gòn vừa qua , là một hành động thô bỉ nhất từ ngàn xưa tới nay, một chủ trương khinh thường, vô lễ, mất nhân tính và văn minh văn hoá Việt nam, mà nhà nước CHXHCHN /VN. Đã bất chấp dư luận và công luận quốc tế !
01/01/2013(Xem: 3429)
Đại lão Hòa thượng Thích Hộ Giác viên tịch vào ngày 05/12/2012. Ngày hôm sau, 06/12/2012, Hòa thượng Thích Tín Nghĩa, Chủ tịch Hội Đồng Điều Hành Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hoa Kỳ (GHPGVNTNHK) gửi điện thư phân ưu đến Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hải Ngoại tại Hoa Kỳ (GHPGVNTNHN-HK), Giáo Hội Tăng Già Nguyên Thủy Việt Nam (GHTGNTVN) và môn đồ pháp quyến. Qua tuần sau, phái đoàn của GHPGVNTNHK trên dưới 10 vị cũng đã đến phúng viếng và đọc lời cảm niệm bày tỏ đạo tình trước kim quan của Giác linh tân viên tịch vào ngày 12/2/2012.
22/12/2012(Xem: 3876)
Trong lịch sử hiện đại Trung Quốc, có 2 trường hợp cải đạo sang Cơ Đốc giáo được nhắc đến nhiều do ảnh hưởng của nó. Trường hợp thứ nhất là Tôn Trung Sơn, mà chúng tôi đã đề cập đến trong một bài viết trước đây. Trong bài viết này, chúng tôi xin đề cập đến trường hợp Tưởng Giới Thạch. Cả 2 trường hợp cải đạo đều là tổng thống của Trung Hoa Dân Quốc.
25/11/2012(Xem: 3137)
Tôi ký tên dưới đây Hòa Thượng Thích Giác Lượng, công dân Hoa Kỳ gốc Việt Nam đã và đang hành đạo tại Hoa Kỳ và các nước ven Thái Bình Dương. Tôi sử dụng quyền công dân để đạo đạt lên quí Ngài một phương án tháo gỡ Thế Chiến thứ III do Trung Cộng khởi xướng bằng cách “Tiến công Việt Nam theo kế họach A: Đánh một trận, thiên hạ sẽ ổn định”.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567