Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Đừng gọi tên khỉ nữa mà cảm thấy nhục nhã

11/08/201001:12(Xem: 4236)
Đừng gọi tên khỉ nữa mà cảm thấy nhục nhã

"ĐỪNG GỌI TÊN KHỈ NỮA MÀ CẢM THẤY NHỤC NHÃ"
GS. Cao Huy Thuần


dacwinPhải chờ thêm 12 năm nữa, cho đến 1871, khi không thể giấu mãi niềm tin chắc của mình, ông mới xuất bản tác phẩm "Thủy tổ của con người".

Darwin viết thầm trong Nhật Ký: "Để tránh khỏi phải nói rằng tôi đã trở thành duy vật đến thế, tôi phải nhẹ nhàng trong cách nói, chỉ nói rằng những cảm xúc, những bản năng, những mức độ tài năng, tất cả đều di truyền, bởi vì bộ não của đứa bé giống như bộ não của cha mẹ nó" (18). Ông viết trong thư gửi Karl Marx: Đừng tấn công trực tiếp Thiên chúa giáo làm gì, vô ích đối với quần chúng; "hãy làm giàu trí óc con người bằng tiến bộ của khoa học, chỉ nhờ thế tự do tư tưởng mới phát triển thêm. Và bởi vậy, tôi tránh nói đến tôn giáo, chỉ hạn chế vào khoa học" (19).

Thận trọng như thế cho nên ông chưa dám động đến con người trong "Nguồn cội ..." khi sách xuất bản năm 1859. Ông còn chua thêm một câu ỡm ờ trong sách: "Ánh sáng sẽ rọi vào nguồn gốc của con người và của lịch sử nhân loại". Phải chờ thêm 12 năm nữa, cho đến 1871, khi không thể giấu mãi niềm tin chắc của mình, ông mới xuất bản tác phẩm "Thủy tổ của con người".

Từ đó lại nổ ra thêm một tranh luận triết lý nữa, lần này trên vấn đề đạo đức: còn gì là "nhân cách" khi con người có thủy tổ là khỉ? Đây là luận cứ mà giới thần quyền ở Mỹ đập vào đầu dư luận từ nhiều năm nay để buộc chính quyền Mỹ đưa vào chương trình học thuyết sáng tạo nói theo Kinh thánh. Con khỉ! Nhục nhã thế! Ai muốn thủy tổ của mình là con bú dù? Chẳng lẽ Hằng Nga, Dương Quý Phi, Tây Thi là hậu duệ của các cụ đang bắt rận cho nhau?

Vấn đề không phải là muốn thế này hay thế kia. Lý luận kiểu đó chẳng có chút gì khoa học. Vả chăng, từ chối họ hàng với khỉ thì đâu có nhất thiết phải nhận mình là con thừa tự của một Đấng nào cao xa? Hãy nghe Darwin lý luận: một đứa bé sinh ra đã bị tật nguyền, điều đó là do Thượng đế muốn thế chăng, hay là do tác dụng của những luật phức tạp về di truyền, về bào thai, áp dụng vào một trường hợp cá thể? Vậy, nếu đứa bé đó chỉ là một cá thể lẻ loi giữa một dân số toàn cầu đông hàng tỷ người, tại sao không xem một loài sinh vật cũng như thế, cũng là một cá thể lẻ loi giữa muôn triệu sinh vật tiếp nối nhau sống trên trái đất, trải qua bao nhiêu thời kỳ địa chất?

Tại sao loài Homo Sapiens lại phải được xem như là mục đích, như là một giá trị tiên thiên, trong khi con rắn, con rết có mặt trên trái đất lâu hơn thế, lại bị xem như là chẳng có gì để nói trong lịch sử vũ trụ? Cái gì, ngoài tính kiêu ngạo vô căn cứ của ta, cho phép ta vỗ ngực tự xưng là loài sinh vật được hưởng đặc ân trong hàng trăm triệu loài sinh vật được trái đất tiếp nhận trong lịch sử trường thiên của mình?

Trong một thư viết cho đồng nghiệp năm 1860, ông đặt câu hỏi: "Tôi thấy một con chim mà tôi muốn ăn thịt, tôi rút súng ra bắn, nó chết, tôi làm hành động đó có chủ đích. Một người kia, vô tội, đứng cạnh một gốc cây, bị sét đánh chết. Anh có tin chăng Thượng đế đã giết người đó có chủ đích? Nếu anh tin như thế, anh có tin thêm rằng, khi một con chim én hớp một con bọ, Thượng đế đã sắp đặt trước khiến con én ấy hớp con bọ kia đúng vào thời điểm đó? Về phần tôi, điều mà tôi tin là người ấy và con bọ kia đều ở trong cùng một hoàn cảnh. Nếu cái chết của người ấy và cái chết của con bọ kia đều không có định đoạt trước, tôi chẳng thấy lý do gì chính đáng để nghĩ rằng sự khai sinh hoặc sáng tạo đầu tiên của người kia và của con bọ ấy nhất thiết phải được định trước" (20).

Đừng gọi tên "khỉ" nữa mà cảm thấy nhục nhã; hãy gọi tên khoa học là Homo Sapiens: homo sapiens, nghĩ cho cùng thì cũng chỉ là một giống sinh vật đã tiến hóa giữa một Vũ Trụ bao la, không biết đâu là khởi thủy. Trước mắt khoa học, như thế là bình thường, có gì là thiếu đạo đức, có gì là mất nhân cách? Ngược lại, như thế mới hợp đạo đức, như thế mới là đạo đức đối với muôn loài mà con người cứ cho rằng Thượng đế đã sinh ra để phục vụ mình. Con thú cũng có đời sống tình cảm, mọi sự sống đều phải được tôn trọng ngang nhau: nếu con người mất nhân cách, chính là lúc hành hạ thú vật để tạo miếng ăn ngon cho mình.

Nhưng nếu không có Thượng đế, không có Ý Định gì trước trong tiến hóa của sinh vật, thì cái gì giải thích sự lựa chọn tự nhiên? Darwin trả lời: Tình cờ, Ngẫu nhiên.

Ngẫu nhiên

Như đã nói ở trên, đây là kết luận xấc xược thứ hai của ông với thế giới thần học. Trái với hình ảnh Ông Đồng Hồ, tích tắc, tích tắc, tính toán chi ly, chính xác, từng giờ, từng khắc, Darwin đưa ra hình ảnh của thiên nhiên như không hề biết toan tính, lo xa, tuy có đôi bàn tay cực kỳ thiện xảo của một anh thợ nghiệp dư tài ba xuất chúng.

Ông lý luận: "Tuy rằng một cơ quan có thể, lúc khởi thủy, không được tạo ra vì một mục đích rõ rệt, nhưng nếu trong hiện tại nó thực hiện cái chức năng ấy, ta có thể nói một cách đúng đắn rằng nó đã được đặc biệt tạo ra để làm việc đó. Cũng vậy, nếu một người chế tạo ra một cái máy trong một mục đích rõ rệt, nhưng đã dùng lại những cái lò xo cũ, được sửa đổi đôi chút, để làm chuyển động những bánh xe và ròng rọc cũng cũ, ta phải nói về cái máy đó rằng, trong toàn bộ, với tất cả những bộ phận đã làm thành ra nó, nó đã được chế tạo đặc biệt trong mục đích đã vạch ra.

Bởi vậy, trong toàn thể thiên nhiên, hầu hết những cơ quan của mỗi sinh vật đều có thể dùng để đáp ứng, trong những điều kiện được sửa đổi đôi chút, nhiều mục đích khác nhau, và đều có vai trò trong guồng máy sống của nhiều hình thức cũ đặc thù, khác với những hình thức hiện hữu". Hãy xem ngón tay cái của con panda: xét về cơ thể học, cái đó đúng ra chẳng phải là "ngón tay cái" gì cả, bởi vì nó chẳng phải là ngón tay, nhưng nó đã được "tạo dựng" ra để dùng như một ngón tay cái từ một cái xương bàn tay, vì hậu quả của sự "chọn lọc tự nhiên". Thượng đế chẳng ăn nhậu gì trong việc sinh ra "ngón tay cái" này cả (21).

Ý tưởng nói trên đã được Darwin diễn giảng rộng ra từ khảo cứu của ông về cây lan. Lan là giống hoa vừa đực vừa cái; nếu chất đực và chất cái từ cùng một hoa phải yêu đương nhau để sinh con nở cái - nghĩa là nếu tự một hoa lan trong cùng một cây phải làm nhiệm vụ nối dõi tông đường - thì lan sẽ yếu giống, nhan sắc của hậu duệ có hiểm họa tàn phai.

Bởi vậy, cây lan đã vận dụng đến nhiều môi giới khác nhau để truyền giống: gởi phấn cho ong bướm, bắn sâu bọ vào phấn hoa, buộc khách làng chơi phải tích tụ phấn hoa bằng những vuốt ve trong tận thâm cung bí ẩn. "Quan sát các loại lan, không có sự kiện nào đập vào mắt tôi bằng muôn vàn cấu trúc đã dùng để thực hiện cùng một mục đích: làm thụ thai một hoa bằng phấn của một hoa khác" (22).

Vô tận cách thức được áp dụng để thực hiện một mục đích là kết quả của ngẫu nhiên, thuần túy ngẫu nhiên. Chẳng có một chương trình gì của một Thượng đế nào đã sắp đặt trước. Trừ khi ta tưởng tượng có một ông Thượng đế thích gửi phấn cho hoa, gửi hương cho gió, gửi gió cho mây ngàn bay... Hay, như Darwin nói, một ông Thượng đế thích tạo ra nhiều hình thức khác nhau chỉ để thỏa mãn cái thích thấy muôn hình muôn vẻ, "như đồ chơi trong hiệu bán đồ chơỉ". Thượng đế như vậy thì đáng yêu quá, nhưng "quan niệm thiên nhiên theo kiểu đó thì quả là hết nước nói" (23).

Nếu thiên nhiên không biểu lộ ý muốn của Thượng đế, vậy thì thiên nhiên nói cái gì? Nếu Thượng đế vắng mặt trong thiên nhiên, cái gì trong thiên nhiên nói lên ý nghĩa của sự sống? Đặt câu hỏi như thế, đối với Darwin, đã là sai rồi. Bởi vì câu hỏi đó là câu hỏi của con người, khái niệm thiện ác lành dữ là từ cái đầu của con người mà ra, chứ thiên nhiên không biết đến.

Thiên nhiên không biết bởi vì thiên nhiên là thiên nhiên. Thiên nhiên đã hiện hữu từ vô tận thời gian trước khi có con người, đâu cần biết con người sẽ sinh ra, vậy thì thiên nhiên cần quái gì con người? Thiên nhiên cứ bình thản như thế, khi lành khi dữ, không có luân lý đạo đức gì ráo. Đừng gán cho thiên nhiên những tình cảm, những mong đợi của chính mỗi chúng ta. Tình cảm đó là của chính ta, thiên nhiên không có tình cảm.

Darwin thú nhận: lúc trẻ, ông cũng rờn rợn cảm giác tôn giáo, tưởng như có mặt Thượng đế khi choáng ngợp trước cảnh hùng vĩ của rừng rậm Brazil. "Nhưng bây giờ, những cảnh hùng vĩ nhất cũng không gợi lên trong tôi một niềm tin gì hay một tình cảm nào tương tự [...] có liên hệ thâm sâu đến niềm tin Thượng đế" (24).

Niềm tin tôn giáo là của con người phóng vào thiên nhiên, tưởng rằng thiên nhiên có bản chất tốt, làm chứng cho sự thương xót của Thượng đế. "Nhưng, ông viết, tôi thú nhận rằng tôi không thấy rõ ràng như những người khác, cũng không thấy như tôi muốn, những dấu hiệu của một ý định tổng quát và của một lòng nhân từ độ lượng đối với chúng ta" (25).

Ngược lại, ông thấy bao nhiêu đau khổ tràn ngập trần thế. Làm thế nào giải thích những sự kiện thiên nhiên tràn đầy đau khổ như vậy? Làm sao một Thượng đế nhân từ lại có cái ý muốn kỳ quặc, nham hiểm tạo ra con ong ichneumon đẻ trứng trong thân thể những con sâu bướm đang sống để bầu đoàn quý tử của nó, khi trứng nở ra, lúc nhúc xơi tái các vị chủ nhà rộng lượng kia từ ruột đến da? Tạo chi con mèo chơi trò tra tấn dã man con chuột trước khi đánh chén? Tạo chi đứa bé sinh ra đã bị khờ? Tiêu chuẩn đạo lý ở đâu, ông hỏi. Cắt nghĩa thế nào hai bộ mặt đó của thiên nhiên, bộ mặt hùng vĩ tuyệt vời của vũ trụ và bộ mặt tàn nhẫn hiểm ác tràn đầy trong sự sống?

Ông trả lời: "Tôi tưởng nên nghĩ rằng tất cả đều bắt nguồn từ những luật đã được tổ chức, nhưng về phần chi tiết tốt hay xấu thì thuộc về cái mà ta có thể gọi là ngẫu nhiên. Ý tưởng này chẳng làm tôi hài lòng chút nào. Tận đáy lòng, tôi cảm thấy tất cả câu hỏi đó quá sâu cho sự hiểu biết của con người. Chẳng khác gì hỏi con chó lý giải về trí óc của Newton" (26).

Nhà khoa học Stephen Jay Gould, mà các tác phẩm đã làm tôi say mê vì ông viết về khoa học mà cứ như là viết văn, đã trích dẫn một bài thơ của Robert Frost lấy hứng từ cái ý ngẫu nhiên đó của Darwin. Một buổi sáng tinh sương, trên đường đi dạo, nhà thơ bỗng thấy ba cái gì trắng trắng giăng trước mắt. Buổi sáng trong veo, ba cái gì trắng trắng trong veo, quang cảnh tinh khôi, trong veo, như lấp lánh ý lành của trời đất. Lại gần, nhà thơ thấy gì? Một con nhện trắng giăng tơ trắng trên một cuống hoa trắng và một con bướm trắng nằm gãy cánh trong tơ.

Hoa màu xanh, cái gì trong đêm đổi ra màu trắng?

Cái gì dẫn đường cho nhện trắng đến hoa

Rồi dẫn đường cho bướm đêm đến đó?

Cái gì? Ý định? Ý định gì nham hiểm

Cai trị gì trong chút phận cỏn con?

Tôi cũng muốn bắt chước nhà thơ đi vào những chuyện vặt như thế.

Mời đọc kỳ cuối: Từ chuyện vặt bắt qua chuyện lớn

--------------------

Chú thích:

18. Như trên, trang 24.

19. Như trên, trang 24.

20. Stephen Jay Gould, Et Dieu dit: "Que Darwin soit!", Seuil, 2000, trang 185-186.

21. Stephen Jay Gould, Le pouce du panda, trích bởi D. Lecourt, trang 49.

22. http://bibliobs.nouvelobs.com/blog/darwin/20090319/11380/darwin-1872-larme-fatale-contre-les-creationnistes

23. Cũng vậy

24. L'Autobiographie, trang 87.

25. Gould, Et Dieu dit..., trang 181.

26. Như trên, trang 46.

(tuanvietnam.net)
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
12/03/2024(Xem: 1273)
“Thật-giả” nghe có vẻ như lẫn lộn và khó phân biệt nhưng không phải vậy, nó chỉ khó phân biệt khi chúng ta chỉ mới nhìn thoáng qua mà chưa có thời gian tiếp cận và thử thách, một khi đã có dấu chân của thời gian cùng với sự nhìn nhận từ vô số con người thì thật giả đều sẽ bị phơi bày, dù là sự ngụy trang tinh xảo nhất, thế nên người chân tu sẽ không bao giờ phải sợ hãi trước bất kỳ điều gì, họ sẽ luôn bình thản đón nhận mọi sóng gió, thị phi, bởi họ có tâm bồ đề kiên cố, có như vậy họ mới là thạch trụ minh sư soi sáng cho tầng tầng lớp lớp phật tử đi theo. Ngược lại, người chưa có tâm tu hành thật sự sẽ dễ dàng bị chao đảo trước những làn sóng thị phi, họ sẽ cất công tìm mọi cách che chắn cho mình rồi từ đó lại có những hành động nhất thời làm mất đi hình ảnh, mất đi sự uy nghiêm, vững chãi.
08/03/2024(Xem: 635)
Chúng ta sinh ra làm người đã là khó, xuất gia lại càng khó hơn. Nhưng xuất gia rồi lại được học Phật, học Phật rồi lại được chiêm nghiệm lời Phật dạy và sau khi chiêm nghiệm lời Phật dạy rồi, thấy pháp học này, pháp hành này thích ứng với chúng ta và chúng ta đưa pháp học, pháp hành đó ứng dụng vào trong đời sống của chúng ta lại là rất khó. Và khó hơn nữa là chúngta ứng dụng pháp học pháp hành ấy vào trong đời sống chúng ta mà dục lậu, hữu lậu, vô minh lậu trong tâm thức ta hoàn toàn lắng yên, tịch lặng, khiến cho hết thảy điều ác từ nơi thân khẩu ý không còn có điều kiện để biểu hiện, khiến cho tất cả những điều thiện luôn luôn biểu hiện nơi thân ngữ ý của chúng ta lại là rất khó. Và khó hơn nữa, là chúng ta luôn luôn giữ tâm ý thanh tịnh đúng như lời Phật dạy, đó là thiên nan vạn nan trong đời sống tu học của chúng ta
23/02/2024(Xem: 481)
Tôi viết bài này với tư cách là một tu sĩ Phật giáo cấp cao người Mỹ gốc Do Thái, người đã cực kỳ đau khổ trước cuộc tấn công quân sự của Israel vào người dân Gaza. Tôi nhìn thấy chiến dịch này có lẽ là cuộc khủng hoảng đạo đức bi thảm nhất trong thời đại chúng ta. Những trận bom dữ dội, số người chết tăng không ngừng, cuộc phong tỏa chết chóc đối với những nhu yếu phẩm thiết yếu, trận hủy diệt sinh mạng của những người vô tội - tất cả những sự kiện này đốt cháy ý thức đạo đức như một bàn ủi nóng đỏ và đòi hỏi một tiếng hét lớn từ sâu thẳm tâm hồn: “Trời ơi, hãy dừng lại đi!” Thực vậy, với giọng điệu kín đáo của mình, Tòa án Công lý Quốc tế (International Court of Justice) đã đưa ra một tiếng hét như vậy, nhưng nó như dường đã bị rơi bỏ đối với những tai điếc.
25/07/2023(Xem: 1593)
Trong số những lý do Tổng thống Nga Vladimir Putin viện dẫn, qua diễn văn dài trên đài phát thanh truyền hình Nga chiều tối ngày 21 tháng 2 năm 2022 để chuẩn bị và biện minh cho cuộc tấn công vào Ukraine từ ngày 24 tháng 2 năm 2022, ngoài những lý do chính trị và quân sự, còn có lý do tôn giáo, gọi là để “bênh vực Giáo hội Chính thống Nga tại Ukraine bị chế độ của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy áp bức”.
14/04/2023(Xem: 4106)
Xưa nay ngoài chư Tăng đắp y vàng, tín đồ phật tử chỉ mặc áo tràng, khất sĩ gọi là áo giới để phân biệt tôn ti.Người Tàu có nhóm đạo tràng cho cư sĩ đắp y nâu, cũng thâm nhập vào Việt Nam, nhưng chưa phổ biến trong các chùa. Giờ đây lại xuất hiện một nữ cư sĩ đắp y vàng, vài ba vị nam cạo đầu đắp y ngồi làm Duy na duyệt chúng trong buổi lễ do vị nữ cư sĩ đắp y vàng làm chủ lễ. Mọi người tôn xưng là sư phụ; xuất hiện tại một ngôi chùa tại miền Bắc Trung Việt.
25/02/2023(Xem: 1347)
Giá trị của một Tôn giáo, không chỉ nhìn vào số lượng tín đồ, nhìn vào cơ cấu tổ chức hay vào mức độ phát triển,thậm chí thời gian tồn tại. Mỗi Tôn giáo có một quy luật, một giáo chế để củng cố tổ chức; giới luật dành cho tu sĩ càng khắc khe,thì thân hành càng hiển lộ uy đức, phước tướng càng phát sanh.
03/11/2021(Xem: 3704)
Đoạn tuyệt với Facebook để vun xới tình người Facebook do Mark Zuckerberg sáng lập năm 2004 khi đang theo học năm thứ hai Đại học Harvard. Zuckerberg ra mắt Công ty Facebook năm 2012 ở vai trò Chủ tịch kiêm Giám đốc Điều hành và trở thành tỉ phú trẻ tuổi nhất thế giới được nằm trong danh sách 100 nhân vật có ảnh hưởng nhất toàn cầu. Facebook hiện có 2.7 tỷ người tham gia. The Forbes xếp Mark Zuckerberg hạng 5 trong tốp 10 tỉ phú hàng đầu với tổng số tài sản lên tới 97 tỷ USD.
16/06/2021(Xem: 12645)
Thời gian như đến rồi đi, như trồi rồi hụp, thiên thu bất tận, không đợi chờ ai và cũng chẳng nghĩ đến ai. Cứ thế, nó đẩy lùi mọi sự vật về quá khứ và luôn vươn bắt mọi sự vật ở tương lai, mà hiện tại nó không bao giờ đứng yên một chỗ. Chuyển động. Dị thường. Thiên lưu. Thiên biến. Từ đó, con người cho nó như vô tình, như lãng quên, để rồi mất mát tất cả... Đến hôm nay, bỗng nghe tiếng nói của các bạn hữu, các nhà tri thức hữu tâm, có cái nhìn đích thực rằng: “Đạo Phật và Tuổi Trẻ.” “Phật Việt Trong Lòng Tộc Việt.” “Dòng Chảy của Phật Giáo Việt Nam” hay “Khởi Đi Từ Hôm Nay.” Tiếng vang từ những lời nói ấy, đánh động nhóm người chủ trương, đặt bút viết tâm tình này. Đạo Phật có mặt trên quê hương Việt Nam hai ngàn năm qua, đã chung lưng đấu cật theo vận nước lênh đênh, khi lên thác, lúc xuống ghềnh, luôn đồng hành với dân tộc. Khi vua Lê Đại Hành hỏi Thiền sư Pháp Thuận về vận nước như thế nào, dài ngắn, thịnh suy? Thì Thiền sư Pháp Thuận đã thấy được vận nước của quê hương mà
26/04/2021(Xem: 4445)
Dịch Covid-19 "càn quét" Ấn Độ khiến quốc gia Nam Á rơi vào tình trạng nghiêm trọng, với cảnh các bệnh viện không còn giường trống và thi thể xếp hàng dài trước các cơ sở hỏa táng.
16/04/2021(Xem: 5031)
Từ chuyện bộ phận có trách nhiệm, một vài địa phương đưa ra yêu cầu những ai muốn khai tôn giáo là Phật giáo trong thủ tục Căn Cước Công Dân (CCCD), phải có giấy chứng nhận là tín đồ mới được chấp nhận. Đây là một chuyện lạ gây ra nhiều thắc mắc trong giới Phật tử, vì từ trước đến nay chưa thấy xảy ra. Ngay cả trong thời gian còn nhiều lo toan, từng bước ổn định và hoàn thiện bộ máy hành chính và quản lý nội chính sau năm 1975, điều này vẫn chưa xảy ra. Nếu ai đến khai vào mục tôn giáo là không tôn giáo hay có tôn giáo là Phật giáo, thì bộ phận chuyên trách vẫn ghi vào theo lời khai ấy. Thí dụ người viết bài này làm thủ tục xin cấp Chứng Minh Nhân Dân (CMND) tại Sở Công An TP.HCM (ảnh 1-xem biên nhận), ngày 16/05/1978, tôi vẫn ghi rõ ràng tôn giáo là Phật giáo mà không ai làm khó dễ gì. Thời gian sau đó sau một vài lần cấp mới, gần nhất là ngày 26/03/2011 làm lại, tôi vẫn ghi Tôn giáo Phật đàng hoàng (ảnh) mà vẫn không thấy có một cản ngại nào. Đó mới là chuyện bình thường (ảnh 2-
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567