Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thành Kính Tưởng Niệm Cố Hòa Thượng Thích Mãn Giác

01/01/201906:21(Xem: 8497)
Thành Kính Tưởng Niệm Cố Hòa Thượng Thích Mãn Giác

ht thich man giac
Thành Kính Tưởng Niệm Cố Hòa Thượng Thích Mãn Giác  

Tiểu Sử Hòa Thượng Thích Mãn Giác

Hòa Thượng Thích Mãn Giác, pháp danh Nguyên Cao, đạo hiệu Huyền Không,  thế danh Võ Viết Tín, sinh năm Kỷ Tỵ, 1929 tại Cố đô Huế, trong một gia   đình mà Nội Ngoại đều tin Phật và nhiều nguời trong thân quyến đã có duyên xuất gia và nổi tiếng thân danh trên đường tác thành Phật sự. Cố đô Huế    chỉ là sinh quán, còn nguyên quán thuộc làng Phương Lang, quận Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị.

Sau khi học xong chương trình Tiểu Học Yếu Lược và được lên Lớp Nhì Nhứt Niên, tuổi đời mới lên 10, HT Thích Trí Thủ là người anh cô cậu ruột đã có duyên xuất gia từ trước, đã hướng dẫn người em gửi gắm đến với HT Thích Quảng Huệ, Trú trì chùa Thiên Minh Huế cho nhập đạo tu hành.

Năm 16 tuổi, nhằm quý niên Giáp Thân, 1944, Sa Môn Thích Mãn Giác được Thế độ thọ giới Sa Di, pháp danh Nguyên Cao, tự Thích Mãn Giác, đạo hiệu Huyền Không tại Chùa Thiên Minh và sau đó được thọ giới chính thức tại Giới Đàn Thuyền Tôn do Đại Lão HT Thích Giác Nhiên làm Đường Đầu Hòa Thượng, HT Thích Tịnh Khiết làm Yết Ma, HT Thích Đắc Quang (Chùa Quốc Ân) làm Giáo Thọ. Trong Giới đàn này, Thiền sư Thích Mật Thể đỗ Thủ Sa Di, Thích Trí Quả làm Vỹ Sa Di và Sư Bà Thích Nữ Diệu Không cũng được nhận Đại Giới Tỳ Kheo Ni.

Năm Kỷ Sửu, 1948, cùng với học tăng cùng học chương trình Đại Học Phật Giáo tại Phật Học Đường Báo Quốc được tiếp nhận giới bổn Tỳ Kheo trong Đại Giới Đàn do Đại Lão HT Thích Tịnh Khiết làm Đường Đầu, Đại Lão HT Thích Giác Nhiên làm Yết Ma, HT Thích Vĩnh Thừa (Châu lâm) làm Giáo Thọ. Giới đàn này quy tụ các học chúng ưu tú mà sau này trở thành các nhân sự lãnh đạo Phật giáo tăm tiếng _ HT Thích Thiện Siêu làm Thủ Sa Di. HT Thích Thiện Minh làm Vỹ Sa Di _ đã lèo lái con thuyền PGVN vượt qua nhiều cơn giông bão. Cùng thọ giới với Sa Môn Mãn Giác năm này còn có các vị thạc đức tha thiết hoạt động trong lãnh vực văn hóa giáo dục sau này như HT Thiên Ân, HT Thích Đức Tâm... là những vị đã từng học và đã đồng tốt nghiệp chương trình Đại Học Phật Giáo niên khoá 1951-1952 trên Hàm Long Sơn, Huế.

Năm 1950, Canh Dần sau lễ Chung Thất của Ngài Bổn Sư vừa viên tịch, Đại lão HT Thích Giác Nguyên, Trưởng Pháp Phái, đã chiếu tập Chư Sơn Giáo Hội Huế, HT Thích Quảng Nhuận, Trú Trì Tổ Đình Từ Quang, huynh đệ trong cùng môn phái Thiên Minh như Thích Châu Phong (Nguyễn Phương Danh), Thích Châu Ninh, Thích Châu Sơn, Thích Châu Đức, Thích Nữ Diệu Âm... hội họp và truy cử Sa Môn Thích Mãn Giác giữ chức vụ Trú Trì Chùa Thiên Minh để tiếp tục nối dòng Pháp Phái.

Từ năm 1954, Sơn Môn Huế và Hội Phật Học Trung Phần công cử Sa Môn đến làm giảng sư tại Dalat, vài năm sau kiêm nhiệm chức vụ Hội Trưởng Hội Phật Giáo Dalat, Đại Diện Hội Phật Giáo Cao Nguyên Trung Phần. Đây là những năm tháng gắn bó với Phật sự, dấu chân hoằng pháp in đậm trên mọi miền và đem lại rất nhiều an ủi cho quần chúng tin Phật đang bị thử thách nguy cơ đàn áp và lôi cuốn đổi đạo của chính quyền.

Năm 1960, được đi du học Nhựt Bổn, được tiếp xúc miền đất Thiền học hưng thịnh và được thở hương Đạo mặn mà ủ kín nơi những bài thơ Hài Cú tài hoa và dưới những cánh hoa anh đào rực rỡ.

Cuối năm 1965, sau khi tốt nghiệp Tiến Sĩ, Bộ Giáo Dục VNCH chính thức mời về giảng dạy tại ĐH Văn Khoa Sài Gòn và Huế qua bộ môn Triết Học Ấn Độ và Trung Hoa. Đây cũng là thời gian mà Sa Môn Mãn Giác thực sự dấn thân vào các hoạt động văn hóa, giáo dục, nhằm giải tỏa và vô hiệu hóa những xuyên tạc ngộ nhận đối xử bất công đối với văn học và Phật giáo nói chung.

Cũng trong năm này, 1965, Sa Môn Mãn Giác bắt đầu cộng tác chặt chẽ với Viện Đại Học Vạn Hạnh. (Viện Đại Học dân lập đầu tiên của Phật giáo) do HT Thích Minh Châu làm Viện trưởng, Sa Môn Thích Mãn Giác đóng vai trò Khoa trưởng Phân Khoa Phật Học và Triết Học Đông Phương. Và trong vài năm sau đó, giữ trong nhiệm Phó Viện Trưởng Điều Hành Viện Đại Học Vạn hạnh cho tới ngày miền Nam sụp đổ (1975) và Viện Đại Học Vạn hạnh bị chiếm dụng làm cơ sở nhà nước.

Từ ngày về lại nước, một mặt, Sa Môn Mãn Giác hoạt động trong môi trường văn hóa giáo dục của Đời lẫn Đạo, mặt khác còn dấn thân tích cực trong các Phật sự của Giáo Hội. Những vai trò mà Sa Môn Mãn Giác từng đảm trách với Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất như:

- Quyền Tổng Vụ Trưởng Thanh Niên (Tổ Chức Đại Hội Thanh Niên Toàn Quốc)

- Tổng Vụ Trưởng Văn Hóa (Tổ Chức Đại Hội Văn Hóa Toàn Quốc)

- Trưởng Ban Tổ Chức nhiều năm Đại Lễ Phật Đản trọng thể tại Thủ Đô Saigon. 

Từ năm 1977,  sau cuộc vượt biên thành công, Sa Môn Mãn Giác chính thức định cư tại Hoa Kỳ, Viện Chủ Chùa Việt Nam Los Angeles và là Hội Chủ Tổng Hội Phật Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ, một tập hợp gồm nhiều Chùa, Hội Phật Giáo Việt Nam trải khắp đất nước Hoa Kỳ. Trong cương vị Hội Chủ, với hơn 25 năm hành đạo trên đất mới, tâm niệm và hành tác như trọn đời vẫn là hướng về chăm lo cho chùa Tổ ở quê nhà, tiếp dẫn hậu lai nơi hải ngoại. Những việc cần làm sẽ và đã làm xong, cuối đời, lòng bình an như thảnh thơi mây trắng.

Sa Môn Mãn Giác, qua đạo hiệu Huyền Không là một hồn thơ Đạo. Tiếng thơ rộn rã trong hơn một ngàn bài gói trọn tâm hồn và gương mặt tác giả thu được gồm 5 tập:

_ Không bến hạn

_ Hương Trần Gian

_ Không Gian Thành Chiếc Áo

_ Kẻ Lữ Hành Cô Độc

_ Mây Trắng Thong Dong

Ngoài ra, về phương diện trước tác, sáng tác, phiên dịch, biên soạn... Sa Môn Mãn Giác còn để lại trên 20 cuốn sách giá trị cho nhiều đối tượng người đọc khác nhau. Đi vào khu rừng nhận thức trù phú ấy, người ta có thể tha hồ gặt hái những nụ đẹp cành mềm, những hương và những sắc nồng nàn mà lý tưởng một đời của người mài miệt trồng rừng là chỉ làm đẹp đời sống văn hóa, làm đẹp tâm hồn con người.

Sa Môn Thích Mãn Giác thường trú tại Chùa Việt Nam Los Angeles. Thỉnh thoảng, còn làm thơ, viết văn, dịch sách...  như là một dáng đẹp những       ngày cuối đời.


htmangiac_scchonmy

 Hòa Thượng và Sư Cô Chơn Đức (người Mỹ)

Vào đầu tháng 8 năm 2006, Hòa Thượng cảm thấy pháp thể khiếm an, mặc dù được các hàng đệ tử, các y, bác sĩ tận tình chăm sóc chữa trị,  nhưng vì tuổi cao sức yếu, Ngài đã không qua khỏi. Ngài đã an tường xả báo thân lúc 07 giờ 55 sáng tại Chùa Việt Nam , Los Angeles, California, ngày 13 tháng 10 năm 2006. Thọ Thế 78 tuổi đời, 58 pháp lạp.

Suốt cuộc đời, từ khi xuất gia hành đạo cho đến lúc viên tịch, Hòa Thượng Thích Mãn Giác đã nỗ lực không ngừng trong công việc xiễn dương đạo pháp và văn hóa dân tộc. Cuộc đời Ngài là một tấm gương sáng ngời về đạo hạnh và sự nghiệp hoằng hóa cho Tăng ni và Phật tử noi theo. Mặc dù sắc thân của Ngài không còn nữa nhưng đạo hạnh và sự nghiệp hoằng hóa của Ngài sẽ mãi mãi là ngọn đuốc soi đường cho Tăng Ni Phật tử Việt Nam ở mai sau.

Nam mô Tân Viện Tịch Từ Lâm Tế Chánh Tông Tứ Thập Tứ Thế, Phật Giáo Việt Nam Tự Viện Chủ, Tổng Hội Phật Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ Hội Chủ, húy thượng Nguyên hạ Cao, tự Thích Mãn Giác, hiệu Huyền Không Hòa Thượng Giác Linh thùy từ chứng giám.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
02/01/2020(Xem: 8081)
Tưởng niệm 32 năm ngày mất của nhà văn B.Đ. Ái Mỹ (1987-2019), mồng 6 tháng Chạp âm lịch, năm nay nhằm ngày 31 tháng 12 cuối cùng của năm 2019... Cha hiền của tôi đó, một thiện nam Phật tử, pháp danh Tâm Phát. Ông là một nghệ sĩ tài hoa, đa năng với thơ-văn-nhạc-họa, nhưng rất khiêm cung, hoạt động lặng lẽ vào các thập niên 40-50-60 của thế kỷ trước, và luôn hoan hỷ chịu làm cái bóng mờ nhạt đứng thấp thoáng sau lưng người bạn đời thi sĩ, là Me tôi, cho đến những ngày cuối của cuộc đời...
29/04/2019(Xem: 5355)
Những ý tưởng trong một bài viết ngót 30 năm trước bỗng hiện về trong giấc mơ đêm qua, cùng với hình ảnh người bạn từng chung bước trên chặng đường tranh đấu cho nhân quyền, khi thuyền nhân trong các trại tỵ nạn đang bị cưỡng bức trả về Việt Nam. Người bạn đó là cố nhạc sỹ Việt Dzũng. Sao giấc mơ lại tới trong thời điểm cuối tháng tư? Với tôi, không phải là tình cờ, vì chính bài viết này lại là một, trong những bài mà Việt Dzũng đã chia sẻ rằng “Xúc động lắm! Những rung cảm này thật quá! Thầm lặng mà lại rõ nét qúa! Chị cho Dzũng gom những bài viết khác của chị lại, in thành sách nhé!” .
19/12/2018(Xem: 9379)
Sơn tăng ẩn núi tu hành, Thị phi ngủ trượt, chẳng dành hơn thua. Tròn thế kỷ lẻ bao mùa, Tấm cà sa trọn, muối dưa thanh bần.
18/09/2018(Xem: 7932)
Trăng lăng già trời lặng yên, Quy Nhơn một thửa, giữa niềm huyền thanh. Lắng nghe sóng vổ qua nhanh, Trăm năm kiếp sống, chông chanh khổ sầu.
18/07/2018(Xem: 8018)
Hòa Thượng Thích Thiện Hữu thế danh Nguyễn Hữu Nghĩa thượng Như hạ Lễ tự Viên Nhơn, hiệu Thiện Hữu sinh năm Giáp Thân (1944) tại xã Nhơn Khánh, quận An Nhơn, tỉnh Bình Định. Ngài viên tịch vào lúc 4 giờ ngày 30 tháng 6, 2018. Nhằm ngày 17 tháng 5, Mậu Tuất, hưởng thọ 75 tuổi.
21/01/2014(Xem: 16324)
Từ Úc Quốc xa xôi, thay mặt toàn thể Tăng Tín đồ Phật Tử Tu Viện Quảng Đức, một nơi mà chính Trưởng Lão HT Thích Phước Thành đã về chứng minh lễ Khánh Thành năm 2003, Chúng con thành kính ngưỡng vọng về Thiên Phước Tổ Đình, Quy Nhơn, Bình Định, nhất tâm đảnh lễ Giác linh Hòa Thượng, Nguyện cầu Giác linh Hòa Thượng Cao Đăng Phật Quốc, thượng phẩm thượng sanh, hồi nhập ta bà, phân thân hóa độ, lợi lạc quần sanh. Kính nguyện Giác linh Hòa Thượng thùy từ chứng giám. Thành kính chia buồn đến HT Thích Nguyên Phước cùng chư Tôn Đức & Môn Đồ Pháp Quyến trước sự mất mát lớn lao này.
03/01/2014(Xem: 7320)
Trưa hôm nay, ngày 2.1.2014, khi tôi và nhạc sĩ Đặng Công Ninh trên đường trở về từ Tổ Đình Đông Hưng, sau khi làm việc với Thượng Tọa Thích Thông Kinh, thì nhận được nguồn tin từ nhạc sĩ Hằng Vang và đạo hữu Thụy Quang, báo tin nhạc sĩ Lê Cao Phan, người đã dâng tặng cho Phật giáo Việt Nam một tuyệt phẫm bất hủ “Phật giáo Việt Nam” không còn nữa.
09/04/2013(Xem: 9689)
Mỗi lần đi Huế lòng tôi lại nao nao khôn tả. Huế là đạo, là thơ, là nghĩa tình ý vị, là tinh hoa văn hóa của ba miền đất Việt, nhưng cũng là mảnh đất khô cằn của đói nghèo khốn khổ “mùa đông thiếu áo mùa hè thiếu cơm” đã hứng chịu nhiều thiên tai nhân họa. Huế được phong phú về mặt văn hóa, tâm linh là nhờ hình ảnh những vị đại lão hòa thượng nơi đây đã sống, hành đạo và xả báo thân. Dù đã viên tịch, dư hương các ngài vẫn như còn phảng phất nơi các ngôi tổ đình tĩnh lặng và những rừng thông bạt ngàn.
28/03/2013(Xem: 2058)
Nếu xưa Có tổ Ðạt Ma Chín năm “diện bích” Dù không còn lưu bút tích Ðời vẫn đắt truyền
18/10/2012(Xem: 2204)
Lặng nhìn hương án khói tàn rơi Người đã ra đi - chốn xa vời… Lung linh ẩn hiện trong ký ức Gương sáng còn lưu mãi cõi đời.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]