Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Nén nhang lòng xin tiễn biệt Nhạc Sĩ Lê Cao Phan

03/01/201405:37(Xem: 7320)
Nén nhang lòng xin tiễn biệt Nhạc Sĩ Lê Cao Phan

Nhac_Si_Le_Cao_Phan

NÉN NHANG LÒNG XIN TIỄN BIỆT

NHẠC SĨ LÊ CAO PHAN ( 1923 – 2014)

Trưa hôm nay, ngày 2.1.2014, khi tôi và nhạc sĩ Đặng Công Ninh trên đường trở về từ Tổ Đình Đông Hưng, sau khi làm việc với Thượng Tọa Thích Thông Kinh, thì nhận được nguồn tin từ nhạc sĩ Hằng Vang và đạo hữu Thụy Quang, báo tin nhạc sĩ Lê Cao Phan, người đã dâng tặng cho Phật giáo Việt Nam một tuyệt phẫm bất hủ “Phật giáo Việt Nam”không còn nữa. Xin mời nghe bài này:

Trong lòng anh em chúng tôi lại thêm một lần chứng kiến một báu vật sống, một nhân chứng sống và là một trong hai cây đại thụ còn lại trong giới âm nhạc Phật giáo ra đi vĩnh viễn. Còn lại đây mỗi một nhạc sĩ Hằng Vang, nỗi ngậm ngùi có lẽ rồi còn mãi luống những xót xa.

Nhạc sĩ Lê Cao Phan trong những ngày cuối đông se lạnh của Sài gòn, nằm trong căn phòng 115 bệnh viện Thống Nhất, gởi gấm những ngày cuối đời với bệnh duyên những tưởng rằng sẽ qua khỏi như lòng anh em chúng tôi hằng mong nguyện, nhưng có lẽ vô thường đã chia cắt anh em chúng tôi chưa phải lúc, biến nên nổi hụt hẩng đầy vơi này.

Vì sao vậy ? Vì sức sống đạo tâm vẫn luôn mãi không già, không bệnh và không mất đi. Nó như luôn tràm trể sức sống , nhất là trân lãnh vực âm nhạc Phật giáo, hơn lúc nào hết đang rất cầm những cội cổ thụ lớn đứng đó, dang tay dìu dắt và che bóng mát cho chúng ta- những người làm âm nhạc Phật giáo trong gai đoạn bị pha tạp, biến dạng, gần như mất phương hướng.

Cần lắm những “Phật giáo Việt Nam”uy dũng, hãnh tiếng trên đường đạo mà với tuổi thọ 5o mươi năm chứng kiến bao thăng trầm thế sự và đạo tình . Bài hát đã đi qua thời gian, lướt qua không gian định kiến và chỉ dừng lại trong tâm khàm người con Phật Việt nam biết quý yêu và trân trọng lịch sử truyền thừa. Chưa có bài hát nào mà có sức sống mãnh liệt đến như vậy, đến như việc có mặt trong văn kiện pháp lý Giáo Hội từ ấy đến nay cũng là điều hiếm có. Tất nhiên, ngoại trừ yấu tố “Phật giáo Việt nam”là một bản nhạc thuộc hàng lễ nhạc , hoặc hành khúc chính thức của Giáo Hội, còn lại chính là ý nghĩa, giá trị của sự đột phát từ thưở ban sơ, được rút ra từ tâ nguyện thiết tha của một người con Phật, đúc kết nên một tuyệt tác thiên thu, điều mà các nhạc sĩ trẻ sáng tác nhạc Phật giáo bây giờ hãy còn thấy thiếu vằng.

Vì vậy, khi bài hát “Phật giáo Việt Nam”ra đời, khi mà công nghệ lăng xê không có, tác giả sản sinh ra tác phẫm không hề có một động thái PR cho đứa con tinh thần của mình. Tất cả nhường cho duyên sự làm thay. Cho đến tận hôm nay, bài hất ấy vẫn trụ vững nơi cao nhất trong lòng Phật giáo Việt Nam.

Cho dù mãi đến ngày 30.12. 2008 tác giả mới được tuyên dương công đức trong Hội Nghị Thường Niên kỳ 2 khóaVI của HĐTS-GHPGVN, nhưng trước đó bài hát đã được ghi vào Quy Định tại điều 4, Chương 1, Hiến Chương Tu Chính tại Đại Hội Đại Biểu toàn quốc GHPGVN, kỳ VI, 2007. Và nhạc sĩ Lê Cao Phan cũng đã được một lần mĩm cười trong cuộc đời cống hiến, tận tụy âm thầm của mình cho âm nhạc phật giáo.

Người con của Ngô Xá Đông, Huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng trị, giờ thảnh thơi xuôi tay nhắm mắt, để lại cho đời ngàn vạn tiếc thương vô hạn. Chấp nhận mất mác trong vô thường không có nghĩa là chấp nhận sự tiêu vong theo những tâm hồn đơn điệu; mà là để khẳng định cho một thế đứng mà có thể lâu lắm (biết đến bao giờ?)mới có được lần thứ hai.

Vâng ! Bài hành khúc “Phật Giáo Việt Nam”bất diệt.

Xin ngậm ngùi tiễn đưa hương linh nhạc sĩ Lê Cao Phan.



Giác Đạo DƯƠNG KINH THÀNH

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
13/09/2012(Xem: 2173)
Tôi được biết tin Tì Kheo Thích Minh Châu đã viên tịch ở Việt Nam ngày 1 tháng 9 năm 2012, thọ 93 tuổi. Tin báo đến không trực tiếp hay qua dây nói, mà từ hai người báo tin mà tôi coi như em trong lòng, đã không muốn làm rộn tôi những tháng năm mai danh ẩn tích cuối đời. Nhưng trong thực tế, cái nghiệp dạy học của tôi không dứt được. Tôi ngưng sự giảng dạy y khoa và bỏ nước, bỏ tất cả cái sự nghiệp nghiên cứu và truyền thụ y học vô tận khi được lệnh phải hạ thấp cái học và cái biết của các y sĩ tương lai xuống mức độ bệnh kiết-lị, bệnh sán lãi (mà người ta gọi là y tế nhân dân). Tôi rũ bỏ hết, chỉ đội một cái nón lá trên đầu mà xuống thuyền vì tôi nghĩ rằng nếu tôi đi tu thì phải tới được Chánh Đẳng Chánh Giác dầu có phải qua vạn kiếp khổ, nhưng bảo rằng ngừng thì không, không và không. Sự biết lỏng là đầu mối của rất nhiều khổ đau.
11/09/2012(Xem: 1727)
Sáng nay con về lại Vạn Hạnh, không phải đi học, không phải nộp bài thi, không phải đi đảnh lễ,... mà để đi tiễn Ôn về với Phật. Con hòa mình vào dòng người tấp nập trên giao lộ Nguyễn Kiệm trong buổi sớm bình minh. Một ngày như mọi ngày nhưng cảnh vật hôm nay không còn bình yên nữa. Cây cỏ úa màu, hoa buồn ủ rũ. Mọi người tất bật, nôn nao bước nhanh về cổng chùa Vạn Hạnh, như sợ chậm chân sẽ không còn chỗ cho mình cung tiễn Thầy đi.
10/09/2012(Xem: 1698)
Bài viết này để kính dâng lên giác linh Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Minh Châu, người vừa viên tịch tuần trước, với nội dung sẽ trích hoàn toàn từ bản Việt dịch của ngài trong Kinh Tương Ưng Bộ, tập trung trả lời câu hỏi về con đường giải thoát -- ly tham, ly sân, ly si.
08/09/2012(Xem: 1611)
Con nhận được hung tin khi đang dự lễ Vu lan ở một ngôi chùa miền quê nghèo nắng, gió. Khi đóa hồng vàng vừa được gắn lên ngực thì dòng cảm xúc đã chực chờ trong đôi mắt của con. Cố nén cảm xúc chảy ngược vào trong, con ráng bình tâm để chủ trì lễ hội rằm tháng Bảy, ai đó đâu biết rằng lần đầu con chủ lễ mà trong lòng pha chút tán loạn, phóng tâm.
08/09/2012(Xem: 12340)
Từ thuở hoang sơ đã nguyện làm mây trắng Che mát cho đời qua những đêm ngày oi bức điêu linh Bi mẫn lập ra muôn hạnh Sa mạc cháy bỏng ươm thành rừng xanh
08/09/2012(Xem: 9546)
Mùa trăng Báo hiếu vẳng chuông ngân, Tiễn biệt người xa lánh cõi trần.
05/09/2012(Xem: 1881)
Mặc dầu biết rằng Hòa thượng Minh Châu sức rất yếu, tuổi rất cao, bịnh rất nặng không còn sinh hoạt được như xưa, thì việc Thầy viên tịch là lẽ thường của sanh tử. Nhưng khi nghe tin Thầy từ nay đã vĩnh viễn ra đi, không còn có thể đến thăm Thầy tại thiền viện Vạn Hạnh nữa, tôi cảm thấy nhói tim mà không cầm được giọt lệ.
04/09/2012(Xem: 1780)
Đời “Ôn” gương sáng lạc thường Ngồi nằm đi đứng như sương nhẹ nhàng Nói cười từ tốn âm vang Thức ngủ an tịnh đạo tràng “Phật tâm”
03/09/2012(Xem: 1835)
Ngưỡng bạch Giác Linh Hòa Thượng Ân Sư, Phương Đông chợt tắt một vì sao Nghe tin còn ngỡ giấc chiêm bao Người về xứ Phật, duyên trần mãn Thổn thức lòng con nỗi nghẹn ngào… Suốt hai tuần nay, trong quá trình đào sâu nghiên cứu về đề tài so sánh khía cạnh đạo đức trong các tôn giáo cho chương trình Tiến Sỹ Tôn Giáo Học Hoa Kỳ, con lục tìm đọc lại những bài viết của Hòa Thượng về Đạo Đức Học Phật Giáo, Việt Ngữ và Anh Ngữ. Tản bộ xung quanh University of the West, nơi có nhiều chư Tăng Ni các quốc gia tham học, con nghĩ đến Đại Học Vạn Hạnh trong tương lai có thể phát triển, vươn đến tầm vóc quốc tế để nhiều thành phần cư sỹ và Tăng Ni Quốc Tế tham học.
26/03/2011(Xem: 11602)
Rắn trườn lên đồi tây Rung hết cả rừng cây Gió về bên đồi đông Tịch liêu. Chiều. Ráng hồng.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]