NÉN NHANG LÒNG XIN TIỄN BIỆT
Trưa hôm nay, ngày 2.1.2014, khi tôi và nhạc sĩ Đặng Công Ninh trên đường trở về từ Tổ Đình Đông Hưng, sau khi làm việc với Thượng Tọa Thích Thông Kinh, thì nhận được nguồn tin từ nhạc sĩ Hằng Vang và đạo hữu Thụy Quang, báo tin nhạc sĩ Lê Cao Phan, người đã dâng tặng cho Phật giáo Việt Nam một tuyệt phẫm bất hủ “Phật giáo Việt Nam”không còn nữa. Xin mời nghe bài này:
Trong lòng anh em chúng tôi lại thêm một lần chứng kiến một báu vật sống, một nhân chứng sống và là một trong hai cây đại thụ còn lại trong giới âm nhạc Phật giáo ra đi vĩnh viễn. Còn lại đây mỗi một nhạc sĩ Hằng Vang, nỗi ngậm ngùi có lẽ rồi còn mãi luống những xót xa.
Nhạc sĩ Lê Cao Phan trong những ngày cuối đông se lạnh của Sài gòn, nằm trong căn phòng 115 bệnh viện Thống Nhất, gởi gấm những ngày cuối đời với bệnh duyên những tưởng rằng sẽ qua khỏi như lòng anh em chúng tôi hằng mong nguyện, nhưng có lẽ vô thường đã chia cắt anh em chúng tôi chưa phải lúc, biến nên nổi hụt hẩng đầy vơi này.
Vì sao vậy ? Vì sức sống đạo tâm vẫn luôn mãi không già, không bệnh và không mất đi. Nó như luôn tràm trể sức sống , nhất là trân lãnh vực âm nhạc Phật giáo, hơn lúc nào hết đang rất cầm những cội cổ thụ lớn đứng đó, dang tay dìu dắt và che bóng mát cho chúng ta- những người làm âm nhạc Phật giáo trong gai đoạn bị pha tạp, biến dạng, gần như mất phương hướng.
Cần lắm những “Phật giáo Việt Nam”uy dũng, hãnh tiếng trên đường đạo mà với tuổi thọ 5o mươi năm chứng kiến bao thăng trầm thế sự và đạo tình . Bài hát đã đi qua thời gian, lướt qua không gian định kiến và chỉ dừng lại trong tâm khàm người con Phật Việt nam biết quý yêu và trân trọng lịch sử truyền thừa. Chưa có bài hát nào mà có sức sống mãnh liệt đến như vậy, đến như việc có mặt trong văn kiện pháp lý Giáo Hội từ ấy đến nay cũng là điều hiếm có. Tất nhiên, ngoại trừ yấu tố “Phật giáo Việt nam”là một bản nhạc thuộc hàng lễ nhạc , hoặc hành khúc chính thức của Giáo Hội, còn lại chính là ý nghĩa, giá trị của sự đột phát từ thưở ban sơ, được rút ra từ tâ nguyện thiết tha của một người con Phật, đúc kết nên một tuyệt tác thiên thu, điều mà các nhạc sĩ trẻ sáng tác nhạc Phật giáo bây giờ hãy còn thấy thiếu vằng.
Vì vậy, khi bài hát “Phật giáo Việt Nam”ra đời, khi mà công nghệ lăng xê không có, tác giả sản sinh ra tác phẫm không hề có một động thái PR cho đứa con tinh thần của mình. Tất cả nhường cho duyên sự làm thay. Cho đến tận hôm nay, bài hất ấy vẫn trụ vững nơi cao nhất trong lòng Phật giáo Việt Nam.
Cho dù mãi đến ngày 30.12. 2008 tác giả mới được tuyên dương công đức trong Hội Nghị Thường Niên kỳ 2 khóaVI của HĐTS-GHPGVN, nhưng trước đó bài hát đã được ghi vào Quy Định tại điều 4, Chương 1, Hiến Chương Tu Chính tại Đại Hội Đại Biểu toàn quốc GHPGVN, kỳ VI, 2007. Và nhạc sĩ Lê Cao Phan cũng đã được một lần mĩm cười trong cuộc đời cống hiến, tận tụy âm thầm của mình cho âm nhạc phật giáo.
Người con của Ngô Xá Đông, Huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng trị, giờ thảnh thơi xuôi tay nhắm mắt, để lại cho đời ngàn vạn tiếc thương vô hạn. Chấp nhận mất mác trong vô thường không có nghĩa là chấp nhận sự tiêu vong theo những tâm hồn đơn điệu; mà là để khẳng định cho một thế đứng mà có thể lâu lắm (biết đến bao giờ?)mới có được lần thứ hai.
Vâng ! Bài hành khúc “Phật Giáo Việt Nam”bất diệt.
Xin ngậm ngùi tiễn đưa hương linh nhạc sĩ Lê Cao Phan.
Giác Đạo DƯƠNG KINH THÀNH