Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Ôn Đã Ra Đi

08/09/201219:58(Xem: 1384)
Ôn Đã Ra Đi

ÔN ĐÃ RA ĐI (1)
Chúc Phú

Con nhận được hung tin khi đang dự lễ Vu lan ở một ngôi chùa miền quê nghèo nắng, gió. Khi đóa hồng vàng vừa được gắn lên ngực thì dòng cảm xúc đã chực chờ trong đôi mắt của con. Cố nén cảm xúc chảy ngược vào trong, con ráng bình tâm để chủ trì lễ hội rằm tháng Bảy, ai đó đâu biết rằng lần đầu con chủ lễ mà trong lòng pha chút tán loạn, phóng tâm.

Con chưa từng được kề cận Ôn trong nghĩa hiện thực cụ thể, và cũng không may mắn được ngồi dưới giảng đường do Ôn trực tiếp giảng dạy và bảo ban. Con chỉ là kẻ học đạo sơ cơ, đứng ở xa và cố hình dung ra dáng vẻ oai nghiêm của Ôn qua những tác phẩm mà con có duyên may gặp gỡ. Với con, Ôn là Thái sơn, là Bắc đẩu, là học giả, là tác gia của nhiều tác phẩm mà con luôn ngưỡng vọng, nương nhờ. Con viết về Ôn trong nhịp thổn thức của một viễn đồ, được gián tiếp thọ ơn Ôn qua kinh văn, sách vở.

HT-Thich-Minh-Chau

"Mỗi khi con đọc lại những trang kinh Nikaya, thì khi ấy con chợt nhận ra Ôn vẫn còn đây,
mênh mang trong cuộc sống này"

Ấn tượng đầu tiên về Ôn khi con lần đầu được đọc tác phẩm Trước sự nô lệ của con người.Dù chưa thể lĩnh hội nội dung trong lần đầu tiếp cận, nhưng cảm giác khoáng đạt về tầm mức tư duy, chí nguyện dấn thân phụng sự, cũng như nhân cách phiêu nhiên của một bậc xuất sĩ, được thể hiện qua ngòi bút, đã thôi thúc con tìm đọc những tác phẩm tiếp theo.

Với con, ấn tượng về Ôn in dấu mạnh mẽ nhất là những bộ kinh Nikaya đồ sộ mà Ôn đã cần mẫn phiên dịch trong nhiều năm. Thuở đầu nhập đạo, con đã từng xem các bộ kinh ấy như những ngọn núi ở quê nhà mà mỗi chuyến đi về, con đã cố tìm đường tránh để vượt qua. Mãi cho đến một hôm, bỗng dưng con chợt nhận ra, tại sao mình không thử rong chơi một chuyến, biết đâu non cao cách trở còn ẩn khuất nhiều lương vị bên trong.

Kính lạy giác linh Ôn!

Ôn đừng chê con phước mỏng, nghiệp dày vì đã hơn một lần con nản lòng, thối chí, khi không thể đọc tiếp những trang kinh cứ lâu lâu lặp lại một lần; văn cảnh thì rời rạc, khô khốc và chẳng thu hút những kẻ xem việc đọc sách như một thú vui tao nhã dành cho những người nặng nghiệp như con. Cho đến một hôm, con chợt nghĩ về Ôn qua một tác phẩm của Ôn viết về ngài Huyền Tráng, và cảm xúc hôm nọ về Kinh tạng Nikaya một lần nữa trở lại trong con.

Quán niệm về sự nhẫn nại, bền bỉ, khổ công mà Ôn đã bỏ ra khi phiên dịch kinh điển, đã giúp con tăng thêm sức mạnh để vượt qua những cảm giác ngán ngại, ủ ê, nhàm chán khi đọc Kinh tạng Nikaya. Từ đây, con đã đọc kinh Nikaya một cách chậm rãi, con đã thong thả gặm nhấm như một loài bò sát, con đã nghiền ngẫm từng đoạn kinh mà Ôn đã cân nhắc khi phiên dịch, từng câu chữ ít dùng mà Ôn đã trân trọng và mạnh dạn sử dụng lần đầu trong khi phiên dịch kinh văn. Một thoáng liên hệ mở ra, khi con nghĩ về kho tàng dụng ngữ Phật học nước nhà, cũng như vốn từ vựng tiếng Việt đã được bổ sung một dung lượng không nhỏ, do những nỗ lực của Ôn trong khi phiên dịch và trước tác kinh văn.

Đọc sâu, con đã phần nào nhận ra tâm và tầm của Ôn qua những trang kinh Nikaya sống động và nhờ vậy rung động khi đọc kinh điển Nguyên thủy là cảm xúc được trải nghiệm, khi con đọc kỹ Kinh tạng Nikaya. Thẩm quyền cũng như ảnh hưởng về Kinh tạng của Ôn ở Việt Nam quá lớn, lớn đến nỗi khi nói đến kinh điển Nikaya, đúng ra phải xem đó là kinh văn do Phật thuyết; nhưng một nếp nghĩ không chính thức đã định hình, khi gắn kèm và liên hệ với tên tuổi của Ôn!

Ôn giờ đã thong dong và an nhiên miền phương ngoại, nhưng với con, Ôn vẫn còn và như mãi quanh đây. Vì lẽ, mỗi khi con đọc lại những trang kinh Nikaya, thì khi ấy con chợt nhận ra Ôn vẫn còn đây, mênh mang trong cuộc sống này.

Chúc Phú

(1) Ôn ở đây là HT.Thích Minh Châu, bậc cao tăng trong thời hiện đại.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
02/05/2022(Xem: 4962)
Ni trưởng Thích nữ Như Ngọc, thế danh Chế Thị Gi, sinh năm Đinh Tỵ (1917) tại làng Vĩnh Thạnh, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp. Thuở nhỏ, Ni trưởng vừa học trường làng vừa theo học Hán - Nôm với Trưởng lão Hòa thượng Thích Bửu Phước, chùa Phước Ân. Bào tỷ của Ni trưởng tân viên tịch là cố Trưởng lão Ni Như Hoa, người đã hướng dẫn em gái mình đến tổ đình Kim Huê đảnh lễ ngài Luật sư Thích Chánh Quả cầu xin xuất gia tu học Phật pháp và được Hòa thượng bổn sư ban pháp danh Giác Ngọc.
14/07/2020(Xem: 13333)
Trang nhà Quảng Đức vừa nhận được ai tin: Hòa Thượng Thích Phước Sơn (1937-2020) vừa thuận thế vô thường, thâu thần viên tịch vào lúc 3h15 phút sáng nay 16/4/Canh Tý , Chủ Nhật ngày 07 tháng 6 năm 2020 tại Sài Gòn, Việt Nam. Chương trình tang lễ sẽ được công bố trong thời gian sớm nhất có thể. Hòa Thượng Thích Phước Sơn là một bậc cao tăng thạc đức, một nhà Phật học lỗi lạc, một dịch giả, tác giả nổi tiếng, một giáo thọ sư của nhiều thế hệ tăng ni Việt Nam. Chúng con thành kính nguyện cầu Hòa Thượng tân viên tịch Cao Đăng Phật Quốc và sớm tái sanh trở lại thế giới Ta Ba để tiếp tục công cuộc hoằng Pháp lợi sanh. Nam Mô Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật Chủ Biên Trang Nhà Quảng Đức Cựu học tăng tại Vạn Hạnh (khóa 3) TK. Thích Nguyên Tạng
18/04/2020(Xem: 4116)
Hòa thượng U Pannya Jota Mahathera, một trong những nhà lãnh đạo Phật giáo hàng đầu ở Bangladesh, người sáng lập ngôi già lam Dhātu Jadi đã trút hơi thở cuối cùng và an nhiên viên tịch tại một bệnh viện tư nhân ở thành phố Hayogram vào sáng hôm thứ Sáu, ngày 10/4/2020. Hưởng thọ 65 tuổi.
02/01/2020(Xem: 5726)
Tưởng niệm 32 năm ngày mất của nhà văn B.Đ. Ái Mỹ (1987-2019), mồng 6 tháng Chạp âm lịch, năm nay nhằm ngày 31 tháng 12 cuối cùng của năm 2019... Cha hiền của tôi đó, một thiện nam Phật tử, pháp danh Tâm Phát. Ông là một nghệ sĩ tài hoa, đa năng với thơ-văn-nhạc-họa, nhưng rất khiêm cung, hoạt động lặng lẽ vào các thập niên 40-50-60 của thế kỷ trước, và luôn hoan hỷ chịu làm cái bóng mờ nhạt đứng thấp thoáng sau lưng người bạn đời thi sĩ, là Me tôi, cho đến những ngày cuối của cuộc đời...
29/04/2019(Xem: 4725)
Những ý tưởng trong một bài viết ngót 30 năm trước bỗng hiện về trong giấc mơ đêm qua, cùng với hình ảnh người bạn từng chung bước trên chặng đường tranh đấu cho nhân quyền, khi thuyền nhân trong các trại tỵ nạn đang bị cưỡng bức trả về Việt Nam. Người bạn đó là cố nhạc sỹ Việt Dzũng. Sao giấc mơ lại tới trong thời điểm cuối tháng tư? Với tôi, không phải là tình cờ, vì chính bài viết này lại là một, trong những bài mà Việt Dzũng đã chia sẻ rằng “Xúc động lắm! Những rung cảm này thật quá! Thầm lặng mà lại rõ nét qúa! Chị cho Dzũng gom những bài viết khác của chị lại, in thành sách nhé!” .
01/01/2019(Xem: 7028)
Hòa Thượng Thích Mãn Giác, pháp danh Nguyên Cao, đạo hiệu Huyền Không, thế danh Võ Viết Tín, sinh năm Kỷ Tỵ, 1929 tại Cố đô Huế, trong một gia đình mà Nội Ngoại đều tin Phật và nhiều nguời trong thân quyến đã có duyên xuất gia và nổi tiếng thân danh trên đường tác thành Phật sự. Cố đô Huế chỉ là sinh quán, còn nguyên quán thuộc làng Phương Lang, quận Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị.
19/12/2018(Xem: 6776)
Sơn tăng ẩn núi tu hành, Thị phi ngủ trượt, chẳng dành hơn thua. Tròn thế kỷ lẻ bao mùa, Tấm cà sa trọn, muối dưa thanh bần.
18/09/2018(Xem: 5507)
Trăng lăng già trời lặng yên, Quy Nhơn một thửa, giữa niềm huyền thanh. Lắng nghe sóng vổ qua nhanh, Trăm năm kiếp sống, chông chanh khổ sầu.
18/07/2018(Xem: 6515)
Hòa Thượng Thích Thiện Hữu thế danh Nguyễn Hữu Nghĩa thượng Như hạ Lễ tự Viên Nhơn, hiệu Thiện Hữu sinh năm Giáp Thân (1944) tại xã Nhơn Khánh, quận An Nhơn, tỉnh Bình Định. Ngài viên tịch vào lúc 4 giờ ngày 30 tháng 6, 2018. Nhằm ngày 17 tháng 5, Mậu Tuất, hưởng thọ 75 tuổi.
21/01/2014(Xem: 14462)
Từ Úc Quốc xa xôi, thay mặt toàn thể Tăng Tín đồ Phật Tử Tu Viện Quảng Đức, một nơi mà chính Trưởng Lão HT Thích Phước Thành đã về chứng minh lễ Khánh Thành năm 2003, Chúng con thành kính ngưỡng vọng về Thiên Phước Tổ Đình, Quy Nhơn, Bình Định, nhất tâm đảnh lễ Giác linh Hòa Thượng, Nguyện cầu Giác linh Hòa Thượng Cao Đăng Phật Quốc, thượng phẩm thượng sanh, hồi nhập ta bà, phân thân hóa độ, lợi lạc quần sanh. Kính nguyện Giác linh Hòa Thượng thùy từ chứng giám. Thành kính chia buồn đến HT Thích Nguyên Phước cùng chư Tôn Đức & Môn Đồ Pháp Quyến trước sự mất mát lớn lao này.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567