- 01_Công Đức Lễ Phật
- 02_Bậc Thầy của Trời Người
- 03_Thanh Tịnh Tu Đa La (bài giảng của TT Thích Nguyên Tạng)
- 04_Bất Trước Tứ Sa Môn
- 05_Pháp Sư Huyền Trang
- 06_Thập Triền Thập Sử
- 07_Sám Hối Nghiệp Chướng
- 08_Công Đức Xuất Gia (Chủ giảng: TT Thích Nguyên Tạng; Trình Pháp: Cư Sĩ Quảng Tịnh Tâm, Cư Sĩ Huệ Hương; Diễn đọc: Cư Sĩ Diệu Danh; Lồng nhạc và online: Cư Sĩ Quảng Thiện Duyên)
- 09_Không Chấp Bốn Tướng (bài giảng của TT Thích Nguyên Tạng)
- 10_Tứ Hoằng Thệ Nguyện
- 11_Thập Hiệu Thế Tôn
- 12_Cảm Ứng Đạo Giao (bài giảng của TT Thích Nguyên Tạng)
- 13_Tứ Vô Lượng Tâm (bài giảng của TT Thích Nguyên Tạng)
- 14_Tâm Thanh Tịnh Siêu Ư Bỉ (Bài giảng của TT Thích Nguyên Tạng)
- 15_Đức Phật Tỳ Ba Thi
- 16_Đức Phật Thi Khí
- 17_Đức Phật Tỳ Xá Phù
- 18_Đức Phật Câu Lưu Tôn
- 19_Đức Phật Câu Na Hàm Mâu Ni
- 20_Đức Phật Ca Diếp
- 21_Đức Phật Thích Ca Mâu Ni
- 22_ Đức Phật Thanh Tịnh Pháp Thân Tỳ Lô Giá Na
- 23_Đức Phật Viên Mãn Báo Thân Lô Xá Na Phật
- 24_Đức Phật Di Lặc
- 25_Đức Đa Bảo Như Lai
- 26_Đức Bảo Thắng Như Lai
- 27_Đức Diệu Sắc Thân Như Lai
- 28_Đức Quảng Bác Thân Như Lai
- 29_Đức Ly Bố Úy Như Lai
- 30_Đức Cam Lồ Vương Như Lai
- 31_Đức A Di Đà Như Lai
- 32_Phát Bồ Đề Tâm (Bodhicitta), bài giảng của TT Thích Nguyên Tạng
- 33_Yếu Chỉ Kinh Hoa Nghiêm
- 34_Cốt Tủy Kinh Bát Nhã (bài giảng của TT Nguyên Tạng)
- 35_Diệu Nghĩa Pháp Hoa Kinh (Bài giảng của TT Thích Nguyên Tạng)
- 36_Đại Ý Kinh Niết Bàn (Bài giảng của TT Thích Nguyên Tạng)
- 37_Yếu Chỉ Kinh Thủ Lăng Nghiêm (bài giảng của TT Nguyên Tạng)
- 38_Nữ Hoàng Đế Võ Tắc Thiên (bài giảng của TT Thích Nguyên Tạng)
- 39_Cảnh Giới Bất Nhị (bài giảng của TT Thích Nguyên Tạng)
- 40_Bồ Tát Quán Thế Âm (Bài giảng của TT Thích Nguyên Tạng)
- 41_Phương Tiện Độ Sanh (bài giảng của TT Thích Nguyên Tạng)
- 42_Địa Ngục Ở Đâu ?
- 43_Đốt Xác Thân Cúng Dường *bài giảng của TT Thích Nguyên Tạng)
- 44_Tốc Ly Sanh Tử
- 45_Đức Phật Dược Sư (Bài giảng của TT Thích Nguyên Tạng)
- 46_Bồ Đề Diệu Hoa (bài giảng của TT Thích Nguyên Tạng)
- 47_Bồ Tát Chuẩn Đề
- 48_Thần Chú Đại Bi (bài giảng của TT Thích Nguyên Tạng)
- 49_Thanh Lương Nguyệt (Bài giảng của TT Thích Nguyên Tạng)
- 50_Linh Thứu Sơn (Bài giảng của TT Thích Nguyên Tạng)
- 51_Hộ Pháp Vi Đà (Bài giảng của TT Thích Nguyên Tạng)
- 52_Kiết Tập Kinh Điển
- 53_Người Xuất Gia
- 54_Hồi Hướng Công Đức
- 55_Bát Nhã Tâm Kinh
- 56_Sự và Lý về Phật Đản
- 57_Phật Giáo thời Nhà Nguyễn (1802-1945)
- 58_Lục Tổ Huệ Năng
- 59_Thiền Sư Vô Nghiệp
- 60_Đốn Ngộ Tiệm Tu
- 61-108: Bốn Mươi Tám Đại Nguyện Phật A Di Đà
Tâm Thanh Tịnh Siêu Ư Bỉ
Bài pháp thoại giải thích kệ 14 trong nghi thức đảnh lễ Tam Bảo do Đức Đại Trưởng Lão HT Thích Trí Thủ biên soạn được TT Giảng Sư Thích Nguyên Tạng livestream ngày 6/7/2020 trong mùa đại dịch.
XƯỚNG –
Xử thế giới như hư không
Dụ liên hoa bất trước thủy
Tâm thanh tịnh siêu ư bỉ
Khể thủ lễ Vô Thượng Tôn
HÒA : Nhất tâm đảnh lễ vị lai Tinh Tú kiếp tận thập phương vô tận thế giới tam thế nhất thiết chư Phật hải hội bồ tát vô lượng thánh hiền( 1 lạy),
Dịch Việt:
Xem thế giới như hư không
Như hoa sen không dính nước
Tâm thanh tịnh còn hơn thế
Kính lạy Đức Vô Thượng Tôn
Hòa:Một lòng kính lạy tất cả Chư Phật và vô lượng Bồ Tát,Thánh hiền trong vô cùng thế giới khắp mười phương thuộc Tinh Tú kiếp đời vị lai.
Như chúng ta được nghe Đức tăng Giáo Trưởng HT Thích Huyền Tôn chỉ dạy nên cố gắng đảnh lễ 3 câu ngắn gọn đầy đủ ý nghĩa với 3 ngàn vị Phật trong Quá Khứ, Hiện tại, Vị Lai như sau:
Nhất tâm đảnh lễ Nam Mô Quá Khứ Trang Nghiêm kiếp thiên Phật Như Lai
Nhất tâm đảnh lễ Nam Mô Hiện tại Hiền kiếp thiên Phật Như Lai
Nhất tâm đảnh lễ Nam Mô Vị lai Tinh Tú kiếp thiên Phật Như Lai
Chúng ta cũng thầm tri ân Đức Trưởng Lão H T Thích Thiện Siêu đã ghi lại 2 câu đối cho hàng hậu học về nghi thức đảnh lễ 108 lạy Tam Bảo như sau:
“Bái thủ chú đàn hương, tam thiên giới kiết tường vân, phụng hiến Như Lai liên tọa thượng;
Tín tâm trì Phật hiệu, bách bát thanh thành chánh niệm, kỳ sanh Tịnh độ bảo liên trung.”
Dịch:
“Tay sạch đốt hương đàn, thế giới ba ngàn kết mây lành, dâng hiến Như Lai trên bảo tọa;
Tâm thành trì hiệu Phật, một trăm lẻ tám thành niệm chánh, cầu sanh Tịnh độ giữa hoa sen.”
Như vậy toàn câu đảnh lễ đã được dùng để tán dương công đức người có tâm thanh tịnh mà duy chỉ có Đức Thế Tôn là siêu việt hơn hết.
Để được Tâm Thanh Tịnh Đức Phật đã trải 3 a tăng kỳ kiếp trong bản sanh truyện và ngay cả Lục Tổ Huệ Năng để có được ngày đốn ngộ từ kinh Kim Cang “ Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm “ hẳn Tổ cũng đã đào luyện nội tâm trong bao nhiêu đại kiếp chứ không phải chỉ một ngày một giờ là được.
Thanh Tịnh nghĩa là trong sạch. Sự trong sạch này được kết tinh bởi hai hạt nhân căn bản: Thân Thanh Tịnh và Tâm Thanh Tịnh. Mà Thân tâm thanh tịnh chính là “quả” được cảm thành bởi giữ dìn thân khẩu ý mà ra. Như thế, Thanh Tịnh chính là sự trong sạch của ba nghiệp Thân, Khẩu, Ý, bên trong không còn sự vọng động của tham sân si, bên ngoài là sự tịch tĩnh, như như bất động.
Bớt nghe, bớt nói, bớt nhìn
Giũ Tâm thanh tịnh cho đời mình bình an
Như vậy :Tâm thanh tịnh sẽ giúp họ có thể vượt thoát khỏi sự dày vò của những phiền não, gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn, Người thanh tịnh tiến thẳng trên con đường chính đạo, hành sự quang minh lỗi lạc, ngửa mặt không thẹn với Trời, cúi đầu không thẹn với người. Kiểu người này trong tâm thản đãng, như làn gió mát khi trời hửng nắng sau cơn mưa, như vầng trăng sáng sau trận bão tuyết. Trong tâm thanh tịnh vạn vật tự nhiên cũng tươi sáng, thuần khiết.
Khi nghe hết bài pháp thoại được dẫ dắt từ cách đoạn trừ phiền nào từ căn bản gộc và sau đó đến những chi mạt phiền não (gọi là 20 tùy phiền não) và sau đó Giảng Sư đã chuyển hướng một các khéo léo để đưa về những mắt xích của vòng thập nhị nhân duyên tôi bổng nhớ tới lời dạy của Đức Phật trong kinh Satta Sutta trong Saṃyutta Nikāya. Nhân dịp Tỳ Khưu Rādha hỏi Đức Phật về nghĩa chữ Satta (chúng sanh). Đức Phật đã giảng giải rằng:
“Chúng sanh là kẻ còn còn tham ái,
dính mắc mạnh mẽ vào các hiện tượng vật chất"
"Chúng sanh là kẻ còn còn tham ái,
dính mắc mạnh mẽ vào cảm thọ"
"Chúng sanh là kẻ còn còn tham ái,
dính mắc mạnh mẽ vào tưởng hay tri giác"
"Chúng sanh là kẻ còn còn tham ái,
dính mắc mạnh mẽ vào hành hay phản ứng của tâm"
"Chúng sanh là kẻ còn còn tham ái,
dính mắc mạnh mẽ vào thức"
Và theo theo lời Phật dạy, chúng ta phải loại trừ mọi tham ái, diệt tận mọi điều kiện tạo ra dính mắc, đó là loại trừ ngũ uẩn dẫn đến tái sanh.
Nào bây giờ chúng ta cùng tham khảo theo đúng như những gì Giảng Sư đã nói về 6 căn bản phiền não nhé: THAM, SÂN, SI, MẠN, NGHI, ÁC KIỂN ---- Riêng ác kiến là những cái thấy sai lầm từ bên ngoài nên bao gồm cả luôn Tà kiến, Thân kiến, Kiến thủ và Giới cấm thủ,
Chúng ta cũng từng được nghe Đức Phật ví 5 phiền não ngủ ngầm từ vô thỉ đến giờ trong ta là năm con rắn độc lúc nào cũng nằm dưới giuờng và trong nhà chung sống với ta Đó là Tư Hoặc (Tham, Sân, Si, Mạn, Nghi )
Nhưng nói đến 20 tùy phiền não( chi mạt phiền não ) tuy là cành lá nhưng chúng lại tùy thuộc vào 6 căn bản phiền não trên mà sanh khởi nên cũng rất nguy hiểm và là chướng ngại cho Tâm Thanh Tịnh của chúng ta rất nhiêu
1.Phẫn: Giận. , khi gặp cảnh trái nghịch, nóng giận làm tổn hại người, vì rất cộc cằn thô lỗ.
2. Hận: Hờn. Khi gặp cảnh nghịch, trước nóng giận rồi sau mới hờn. Thường gặp ở những người câp dưới ôm ấp sự oán ghét không bỏ đói với người trên và thường thốt lên “Quân tử 10 năm trả thù không muộn “
Tôi rất tâm đắc khi nghe Giảng Sư cho rằng câu này thật là phản nghĩa vì lẽ ra Quân Tử là bậc đại trượng phu thì phải luôn bao dung và tha thứ mà...
Ngoài ra theo y học càng oán hận càng dễ mắc bịnh bao tử hay nhiều bịnh khác vì theo Phật giáo Bịnh là do nghiệp gây nên.
3. Phú: Che giấu tội lỗi của mình đã làm nhưng luôn ăn năn, buồn chán dễ sanh thành khối nghiệp .do đó cần phải sám hối và tu đức và tu phước mà chuyển nghiệp.
4. Não: Buồn buồn. Khi gặp cảnh nghịch, trước giận hờn rồi sau mới buồn.Thường hay nhớ lại những cảnh trái nghịch đã qua, rồi sanh buồn phiền. Những người có tánh này sẽ dễ bị trầm cảm.
5. Tật: tật đố, ganh ghét. đố kị những gì mà người ta hơn mình.
6. Xan: Bỏn xẻn, không bao giờ biết bố thí, rích rắm, không chịu ban bố tiền tài hay giáo pháp cho người.
7. Cuống: Dối gạt người để lợi mình.
8. Siểm: Bợ đở, nịnh hót., lựa thời thế nịnh hót, bợ đỡ người.
.
9. Hại: Tổn hại. cố ýlàm tổn hại các loài hữu tình. Chỉ có Giáo lý đạo Phật mới nhác đến vạn loại chúng sanh .
Chưa đánh người mặt đỏ như vang
Đánh người rồi mặt vàng như nghệ
10. Kiêu: Kiêu căng tụ mãn vì thấy mình giàu sang, quyền tước hoặc tài năng sẽ làm mất hết phước dức về sau cho mình và con cháu nếu có.
11. Vô tàm: Tự mình không biết, xấu hổ.
Tánh của tâm sở này, khi làm việc quấy không biết tự hổ, khinh dễ những người hiền thiện .
12. Vô quý: Không biết thẹn với người. thật ra những hạng người này cái đức, cái tài không bằng ai mà vẫn tỏ ra ta đây hơn người. Có biết đâu rằng một khi có phước thì trí tuệ sẽ mở rộng ra và thiện căn tích tụ.
13. Trao cử: thân tâm chao động không yên ngồi ở đây mà nhớ những chuyện đâu đâu trong khi thân thì cứ lắc lư không ngừng.
14. Hôn trầm: mê muôi trầm trọng. Không biết đường đi lối về của nhân quả nghiệp báo. Làm chướng ngăn Thánh Đạo.
15. Bất tín: Không tin, đa nghi
16. Giãi đãi: Biếng nhác trễ nãi,
17. Phóng dật: phóng túng, buông lung, không thúc liễm thân tâm để đoạn ác tu thiện
Tánh này là đầu mối cho nhiều việc đưa đến thất bại.
18. Thất niệm: Mất chánh niệm. Không nhớ gì đến chuyện đã qua, dễ lãng quên
.
19. Tán loạn: tâm rối loạn. không yên, điên đảo vọng tưởng
20. Bất chánh tri: Biết không chơn chánh, hiểu biết sai lầm.
Tôi rất ngưỡng phục Giảng Sư đã nhìn thấy chi mạt phiền não này rất nguy hiểm cho bất cứ ai trong chúng ta.
Để dẫn dắt chúng đệ tử muốn có tâm thanh tịnh dù rất khó, thi chúng ta phải diệt trừ cho được các căn bản phiền não gốc và cành lá của nó,
Giảng Sư đã giới thiệu lời dạy của Ngài Ajhan Chah ( một nhà Sư rất nổi tiếng của Thái Lan) chuyên tu tập trong rừng sâu nhưng các Phật tử Tây Phương thường tham vấn và tu tập theo Ngài. Theo đó HT dạy rằng “ Muốn có Tâm Thanh Tịnh thì phải làm sao chặt đứt dược một trong những mắt xích của vòng Thập Nhị Nhân duyên (Vô Minh duyên HÀNH, hành duyên THỨC > DANH SẮC > LỤC NHẬP > XÚC > THỌ > ÁI > THỦ > HỮU > SANH > LÃO, TỬ, ưu bi khổ não
Tôi tự kêu lên một cách ái ngại ...Thầy ơi, bài này sao Thầy giảng trình độ cao quá vậy?
Hết căn bản phiền não trong Duy Thức rồi bây giờ mang thêm Giáo Lý Duyên Khởi ...cũng chính giáo lý này mà Đức Thế Tôn đã phát hiện vào đêm Thành Đạo, hơn thế nữa đây là một đề tài mà chỉ có HT Thích Chơn Thiện đã bao năm nghiên cứu để có bằng Tiến Sĩ tại Ấn Độ. Và trong Phật Giáo Nguyên Thủy, lý duyên khởi này lại có tương quan với mãnh lực duyên trong Vi Diệu Pháp.
Nhưng thôi.... tôi cũng phải cố vận dụng hết sức học từ trước tới giờ để chạy cho kịp với Thầy khi Thầy đang thao thao thuyết giảng kìa...trong tôi dường như vẫn muốn tự trả lời cho những thắc mắc trên nên cho rằng ...có lẽ nhiều năm nghiên cứu về Chết và Tái Sinh nên Thầy chiêm nghiệm rất rõ hơn nhiều người ?
Vô minh là không biết luật duyên sinh, không nhận ra thật tánh của các pháp, nên chấp vào sắc tướng và các pháp hiện hữu bên ngoài.Tức là tăm tối, mù mờ, không nhận thức sáng suốt. Phật dạy : “ Thế nào gọi là Vô minh ? Tức là không nhận thức được sự có mặt của khổ, không nhận thức được nguyên nhân gây ra đau khổ, không nhận thức được hạnh phúc khi chấm dứt nguyên nhân đau khổ và không nhận thức được con đường của sự chấm dứt nguyên nhân đau khổ, gọi là vô minh”.
Một khi diệt được Vô Minh thì sẽ có Trí Tuệ và sẽ cắt đứt mọi hệ lụy tiến trình theo chuỗi vừa kể.
2. Hành:
Tức là hành động (Action), động lực trong tâm khi bị khuấy động bởi vô minh (Cái giận, cái ghét, cái buồn, cái bực bội, thù hận,) v. v..Tất cả những hiện tượng ấy đều do vô minh khuấy động từ tam nghiệp khởi ra Như vậy chúng ta thấy đức Phật không chỉ công nhận mọi hành vi của thân, khẩu, mà ngay cả trong ý niệm, suy tư, tình cảm đều được gọi là Sànkhàra.
3. Thức :
Thức là ý thức, là sự hiểu biết, là khả năng biểu hiện và nhận thức, được thúc đẩy bởi một sự phát triển nội tại theo quy trình của Nghiệp thức do một nhân tố có tính quyết định đó là Chủng tữ nằm trong A LẠI DA . Chúng vừa là hạt giống bản hữu vừa là Tân Huân(là những hạt giống thiện hay bất thiện mà ta đang tạo ra trong hiện tại này. Chính chúng sẽ đưa mình đi đầu thai và tái sinh . Hiểu đạo rồi nên tân huân những hạt giống tốt.
4. Danh sắc:
Danh ở đây không phải là tên gọi mà chỉ cho tâm lý. Tâm lý theo Phật giáo nguyên thuỷ đó là Danh bao gồm Thọ, Tưởng, Hành và Thức.
Sắc tức là vật lý (Thân) những hiện vật chất, thời gian, không gian.
5. Lục Nhập :
Cũng còn gọi là lục xứ. Thế nào gọi là lục xứ, tức là nhãn, nhĩ, tỉ, thiệt, thân, ý xứ tiếp xúc với sắc, thanh, hương, vị, xúc và pháp. Sự gặp gỡ của lục căn và lục trần gọi là lục nhập.
6. Xúc :
Tức là xúc chạm, tiếp xúc. Xúc là một tâm sở biến hành, nó được tạo ra bởi lục nhập. Nhưng phạm vi của xúc là sự va chạm giữa căn và trần, sự tiếp xúc giữa chủ thể và đối tượng.
7. Thọ:
Tức là nhận lãnh, cảm thọ gồm : khổ thọ, lạc thọ, phi khổ phi lạc thọ. Cảm thọ được phát sinh do sự xúc chạm. Từ sự xúc chạm mà phát sinh cảm giác dễ chịu, cảm giác khó chịu và cảm giác trung tính
8-Ái
Tức tham ái, vương vấn, thèm muốn, khao khát. Sự thèm muốn, khao khát cái gì ? – Đó là sự khao khát về sắc, thanh, hương, vị, xúc, và pháp. Chính sự khao khát vấn vương là nguồn gốc của khổ đau.
.
9. Thủ :
Tức là mắc kẹt, vì tham ái, vương vấn nên mới mắc kẹt. Sự mắc kẹt có nhiều phương diện. Phật dạy : “ Có 4 loại thủ chấp : Dục thủ ( sự mắc kẹt vào tham muốn), Kiến thủ ( mắc kẹt vào nhận thức ), Giới cấm thủ ( mắc kẹt vào những giới điều ), Ngã luận thủ ( mắc kẹt vào ý niệm về ngã ). Bốn loại này đều gọi là chấp thủ ”.
10. Hữu :
Có nghĩa là có– sự hiện hữu, sự có mặt. Vì mắc kẹt cho nên mới có hiện hữu. Vì mắc kẹt vào Dục, Giới cấm, Ngã và Kiến nên mới có sanh, tử luân hồi tam giới lục đạo. Hữu tức là sự hiện hữu của tam giới,
11. Sinh:
Tức là sự biểu hiện qua thai bào và tiếp diễn lập đi lập lại cho một kiếp người
12. Lão tử :
Tức là già chết, sự hoại diệt.
Lời kết
Mặc dù Thầy có dạy muốn có Tâm Thanh Tịnh không khó... nhưng làm sao đoạn trừ phiền não và cắt được mắt xích trong vòng Thập nhị nhân duyên và nếu tự mình thử hỏi lại rằng ai biết được từ bao đời những phiền não tùy miên đã ở trong căn nhà ngũ uẩn này? trộm nghĩ qua kiếp sống này nếu mình được có phước làm người với lục căn toàn vẹn và có một hoàn cảnh sống tạm gọi là “ngước lên cũng chẳng bằng ai mà nhìn xuống cũng chẳng ai bằng mình” lại được học giáo pháp Phật và gần gũi quý bậc thiện tri thức thì câu Pháp cú mà Giáo Sư Tịnh Minh Đặng Ngọc Chuyết đã dịch Việt quả thật là phương châm cho hàng hậu học chúng con.
“Thân không hề gây nghiệp khổ đau
Miệng thơm ái ngữ trắng hoa cau
Ý trong như tuyết giăng đầu núi
Phiền não còn đâu nhuốm sắc mầu”
Kính đa tạ mãnh lực duyên đã cho chúng con được nghe những bài pháp thoại được tuyển chọn từ lời chỉ dạy của quý danh Tăng thạc đức và những dòng sửa Pháp từ Thầy sẽ có một ngày....trong vô lượng hà sa kiếp Tâm Thanh Tịnh sẽ ngự trị trong đời sống của mình. Và có thể tận hưởng những giây phút an lạc trong nội tâm và giải thoát khỏi những âu lo phiền muộn. Phải chăng Tâm Thanh Tịnh là một trạng thái vắng lặng và thanh bình của nội tâm cùng với một cảm giác tự do. Một khi không còn những suy nghĩ và lo lắng thì không có phiền muộn, căng thẳng và sợ hãi nữa .
Kính tri ân Giảng Sư, và kính chúc Ngài luôn hoàn thành tâm huyết của một Trưởng Tử Như lai và luôn là Vị Đại Thiện Hữu Tri Thức cho chúng con nương tựa .
Kính chúc sức khỏe Giảng Sư .
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
Kính trân trọng,
Bài pháp thoại Tâm Thanh Tịnh...chợt nhớ lời Tổ dạy (1)
Luôn trong 24 giờ hướng về ruộng thức A lại Da
Tận sức chém một nhát...chặt đứt mắt xích ra
Vì Sanh Tử nguyên thật không thể tánh !
Lại nữa ...khi phiền não vừa khởi lên....tỉnh giác !
Sống trong Thân Khẩu Ý ...chánh niệm mọi thời
Biết rằng luật nhân quả...chi phối vạn vật trên đời
Nên ...Trong cửa muôn hạnh ...chẳng từ một pháp
Kính đa tạ Giảng Sư ...pháp nhủ hằng ngày như bảo táp
Tình thương, thiện ý, nối kết tương thông
Đánh thức tư duy ...một cách nhẹ nhàng
Diễn bày Đạo ...phát xuất từ nơi Trí Tuệ
Kính nguyện ghi nhớ:
Niệm chẳng khởi...làm sao sanh não phiền lụy !
Nghiệp chẳng buộc, chẳng thọ lấy hình hài
Chẳng vào Ta Bà khi Ái nặng đôi vai
Tâm chẳng Mê chẳng đọa vào Sinh tử!
Huệ Hương kính trình pháp
____________
(1) Tổ Trung Phong Minh Bổn
***
Mục lục: 108 bài kệ lễ Tam Bảo
***
Mục lục 33 vị Tổ Thiền Tông Ấn-Hoa
Trở về mục lục bài giảng của TT Nguyên Tạng