- 01_Công Đức Lễ Phật
- 02_Bậc Thầy của Trời Người
- 03_Thanh Tịnh Tu Đa La (bài giảng của TT Thích Nguyên Tạng)
- 04_Bất Trước Tứ Sa Môn
- 05_Pháp Sư Huyền Trang
- 06_Thập Triền Thập Sử
- 07_Sám Hối Nghiệp Chướng
- 08_Công Đức Xuất Gia (Chủ giảng: TT Thích Nguyên Tạng; Trình Pháp: Cư Sĩ Quảng Tịnh Tâm, Cư Sĩ Huệ Hương; Diễn đọc: Cư Sĩ Diệu Danh; Lồng nhạc và online: Cư Sĩ Quảng Thiện Duyên)
- 09_Không Chấp Bốn Tướng (bài giảng của TT Thích Nguyên Tạng)
- 10_Tứ Hoằng Thệ Nguyện
- 11_Thập Hiệu Thế Tôn
- 12_Cảm Ứng Đạo Giao (bài giảng của TT Thích Nguyên Tạng)
- 13_Tứ Vô Lượng Tâm (bài giảng của TT Thích Nguyên Tạng)
- 14_Tâm Thanh Tịnh Siêu Ư Bỉ (Bài giảng của TT Thích Nguyên Tạng)
- 15_Đức Phật Tỳ Ba Thi
- 16_Đức Phật Thi Khí
- 17_Đức Phật Tỳ Xá Phù
- 18_Đức Phật Câu Lưu Tôn
- 19_Đức Phật Câu Na Hàm Mâu Ni
- 20_Đức Phật Ca Diếp
- 21_Đức Phật Thích Ca Mâu Ni
- 22_ Đức Phật Thanh Tịnh Pháp Thân Tỳ Lô Giá Na
- 23_Đức Phật Viên Mãn Báo Thân Lô Xá Na Phật
- 24_Đức Phật Di Lặc
- 25_Đức Đa Bảo Như Lai
- 26_Đức Bảo Thắng Như Lai
- 27_Đức Diệu Sắc Thân Như Lai
- 28_Đức Quảng Bác Thân Như Lai
- 29_Đức Ly Bố Úy Như Lai
- 30_Đức Cam Lồ Vương Như Lai
- 31_Đức A Di Đà Như Lai
- 32_Phát Bồ Đề Tâm (Bodhicitta), bài giảng của TT Thích Nguyên Tạng
- 33_Yếu Chỉ Kinh Hoa Nghiêm
- 34_Cốt Tủy Kinh Bát Nhã (bài giảng của TT Nguyên Tạng)
- 35_Diệu Nghĩa Pháp Hoa Kinh (Bài giảng của TT Thích Nguyên Tạng)
- 36_Đại Ý Kinh Niết Bàn (Bài giảng của TT Thích Nguyên Tạng)
- 37_Yếu Chỉ Kinh Thủ Lăng Nghiêm (bài giảng của TT Nguyên Tạng)
- 38_Nữ Hoàng Đế Võ Tắc Thiên (bài giảng của TT Thích Nguyên Tạng)
- 39_Cảnh Giới Bất Nhị (bài giảng của TT Thích Nguyên Tạng)
- 40_Bồ Tát Quán Thế Âm (Bài giảng của TT Thích Nguyên Tạng)
- 41_Phương Tiện Độ Sanh (bài giảng của TT Thích Nguyên Tạng)
- 42_Địa Ngục Ở Đâu ?
- 43_Đốt Xác Thân Cúng Dường *bài giảng của TT Thích Nguyên Tạng)
- 44_Tốc Ly Sanh Tử
- 45_Đức Phật Dược Sư (Bài giảng của TT Thích Nguyên Tạng)
- 46_Bồ Đề Diệu Hoa (bài giảng của TT Thích Nguyên Tạng)
- 47_Bồ Tát Chuẩn Đề
- 48_Thần Chú Đại Bi (bài giảng của TT Thích Nguyên Tạng)
- 49_Thanh Lương Nguyệt (Bài giảng của TT Thích Nguyên Tạng)
- 50_Linh Thứu Sơn (Bài giảng của TT Thích Nguyên Tạng)
- 51_Hộ Pháp Vi Đà (Bài giảng của TT Thích Nguyên Tạng)
- 52_Kiết Tập Kinh Điển
- 53_Người Xuất Gia
- 54_Hồi Hướng Công Đức
- 55_Bát Nhã Tâm Kinh
- 56_Sự và Lý về Phật Đản
- 57_Phật Giáo thời Nhà Nguyễn (1802-1945)
- 58_Lục Tổ Huệ Năng
- 59_Thiền Sư Vô Nghiệp
- 60_Đốn Ngộ Tiệm Tu
- 61-108: Bốn Mươi Tám Đại Nguyện Phật A Di Đà
Cảm Ứng Đạo Giao
Bài pháp thoại giải thích kệ 12 trong nghi thức đảnh lễ Tam Bảo do Đức Đại Trưởng Lão Thích Trí Thủ biên soạn được TT Giảng Sư Thích Nguyên Tạng livestream ngày 4/7/2020.
Kính bạch Giảng Sư,
Trong khi nghe pháp thoại này con được biết sẽ có thêm hai kệ kế tiếp cùng trong nghi thức tụng ba ngàn vị Phật trong 3 kiếp Quá Khứ, Hiện tại, Vị Lai và con cũng được biết rằng mình đã có thượng duyên được học nghi thức đảnh lễ Tam Bảo của Đức Đại Trưởng Lão Thích Trí Thủ vì trong đây đã bao gồm tinh yếu của thiên kinh mà các bậc Thánh Tăng đã ghi chép lại trong những lần kiết tập kinh điển theo lời dạy từ kim ngôn của Đức Thế Tôn.
Hơn thế nữa, với những năm GS được thiện duyên làm thị giả cho quý bậc đại danh tăng trong thế kỷ hiện đại như quý Đại Lão Hòa Thượng Thích Trí Nghiêm, HT Thích Thiện Siêu ( cũng là bạn rất thân của HT Thích Trí Thủ ) nên con đã học từ Giảng Sư thông qua các trải nghiệm truyền thừa từ quý Ngài khi tán dương Công Đức Phật.
Trộm nghĩ : Sẽ là một đại phước duyên cho những ai chú tâm lắng nghe thật nhiều lần để thấy ra sự thâm thúy của mỗi câu kệ trong nghi thức đảnh lễ này.
Và kính tri ân Giảng Sư đã cho phép con trình pháp lại những gì được nghe với sự tận dụng hết tâm ý mình để thấu hiểu được ý nghĩa sâu sắc mà Giảng sư đã thuyết giảng.
Kính tri ân Giảng Sư và kính xin Thầy niệm tình tha thứ cho những gì khiếm khuyết mà căn cơ con chưa với tới được so với kiến thức quảng đại và đa văn của Giảng Sư.
Kính trân trọng và kính xin được bắt đầu ....
Kệ 12 trong nghi thức
Năng lễ sở lễ tánh không tịch.
Cảm ứng đạo giao nan tư nghị.
Ngã thử đạo tràng như đế châu.
Thập phương chư Phật ảnh hiện trung.
Ngã thân ảnh hiện chư Phật tiền.
Đầu diện tiếp túc quy mạng lễ.
HÒA: Nhất tâm đảnh lễ quá khứ Trang nghiêm kiếp tận thập phương vô tận thế giới tam thế nhất thiết chư Phật hải hội bồ tát vô lượng thánh hiền. (1 lạy)
Phật, chúng sinh tánh thường rỗng lặng,
Đạo cảm thông không thể nghĩ bàn.
Đạo tràng của chúng con nơi đây
Giống như lưới ngọc trời Đế Thích,
Chư Phật mười phương đều ảnh hiện,
Thân con ảnh hiện trước chư Phật,
Cúi đầu thành tâm xin đảnh lễ.
HÒA: Một lòng kính lạy tất cả chư Phật và vô lượng Bồ Tát, Thánh, Hiền trong vô cùng thế giới khắp mười phương thuộc kiếp Trang-nghiêm đời quá khứ. (1 lạy)
Nếu như trong nghi thức đảnh lễ này có 3 kệ liên tiếp nhau để xiễn dương vô lượng vị Phật, Bồ tát, Thánh hiền, trong vô cùng thế giới khắp mười phương thuộc Quá khứ Trang Nghiêm kiếp, Hiện tại Hiền kiếp và Vị lai Tinh Tú kiếp thì một lần nữa chúng ta được nghe Giảng Sư giới thiệu phần đông chúng Phật Tử tại Melbourne/ Úc Châu đã có được phước duyên tu tập với Đức Tăng Giáo Trưởng HT Thích Huyền Tôn từ lâu đã từng khuyên chúng ta đảnh lễ cuối sau thời công phu thì nên đảnh lễ 3000 vị Phật thuộc ba kiếp rất đơn giản như sau:
NHẤT TÂM ĐẢNH LỄ QUÁ KHỨ TRANG NGHIÊM KIẾP THIÊN PHẬT -Như Lai
NHẤT TÂM ĐẢNH LỄ HIỆN TẠI HIỀN KIẾP THIÊN PHẬT -Như Lai
NHẤT TÂM ĐẢNH LỄ VỊ LAI TINH TÚ KIẾP THIÊN PHẬT -Như Lai
Cũng trong buổi pháp thoại này chúng ta sẽ được Giảng sư vừa cung kính lại vừa rất kính quý Đức HT Thích Huyền Tôn khi giới thiệu sơ lược chút ít về quảng đời thật bi tráng hào hùng và anh dũng của một danh tăng ( nguyên là vỏ sư Thiếu Lâm) đã kéo dài thọ mạng đến nay được 95 qua những ngày tù tội giam cầm trong thời gian Pháp Nạn và bị đánh đập đến cho tới nay vẫn mang di chứng đau lưng trầm trọng...
Và...Ngài vẫn còn chỉ dạy lại những kinh nghiệm quý báu của một đời tu tập cho chúng đệ tử như di sản cuối cùng trước khi về đất Phật.....Tôi nghe dạt dào niềm tri ân đến Ngài đang dâng lên trong lòng ...Quý Hóa thay cho những ai đã diện kiến và đảnh lễ Ngài....
Kính mời nghe Giảng Sư định nghĩa về chữ Kiếp nhé
Theo đó có 3 hạng: Tiểu Kiếp- Trung Kiếp- Đại Kiếp.
Được biết 1 tiểu kiếp=16 triệu 8 trăm ngàn năm
Và 1 Trung kiếp =20 tiểu kiếp
Và 1 Đại kiếp= 4 trung kiếp =80 tiểu kiếp.
Tuy Giảng Sư có làm toán tính ra năm nhưng theo tôi đã quá đủ để biết một tiểu kiếp rồi và tự hỏi không biết trong 16 triệu tám trăm ngàn năm đó mình đã luân hồi ở đâu?
Nhưng may mắn thay chúng ta đã được HT Thích Huyền Vi trong kinh Tam Thiên Phật Danh đã sách tấn chúng ta rằng chỉ cần lạy đủ 3 ngàn vị Phật thì nhờ công hạnh đảnh lễ Hồng danh Tam Thiên Phật trong 3 kiếp Quá Khứ Hiện Tại và Vị Lai ... ngày mạng chung sẽ được thác sanh vào cõi Sắc giới vượt qua được cõi Dục giới nữa.
Tôi thật hỗ thẹn vì biết chắc chắn rằng nhiều năm nay tôi đảnh lễ rất vụng về hơn thế nữa tôi chỉ quì thẳng lưng rồi lạy, chứ không đứng. Riêng Phật giáo Việt Nam, nhất là câu cuối của kệ này chỉ cho chúng đệ tử Phật nên lạy theo phương cách Ngũ thể đầu địa, tức là làm thế nào cho hai tay, hai chân và cái trán đụng mặt đất và ngửa hai bàn tay ra như đang nâng hai chân Phật và cúi lưng xuống đặt trán mình lên trên hai lòng bàn tay.
Giảng Sư còn căn dặn thật kỹ rằng “ Hãy làm theo đúng nguyên tắc như sau: Khi xuống đầu gối và mông xuống trước và đầu xuống sau. Nhưng khi đứng lên đầu lên trước và hạ bộ lên sau “ đó cũng là cách giáo hóa của HT Tinh Vân( một đại sư Đài Loan danh tiếng của Phật Giáo thời hiện đại này) và ở VN có HT Thích Chân Tính và Ở Đức quốc có HT Thích Như Điển.
Kính đa tạ GS đã cảm thông cho những Phật Tử không thể đứng cũng như quỳ nên có nhắc đến cách ngồi lạy như Phật tử Thái Lan ...nhưng cũng kèm theo lời nói vừa đùa vừa cảnh cáo của HT Như Điển rằng: Các vị mà ngồi lạy Phật thì sau này chỉ thành Phật một nửa”. Tôi hãi sợ quá nhưng tự nhủ thầm “mình chỉ nguyện vào được dự lưu thì 7 kiếp chót chắc chắn sẽ có cơ hội lạy Phật đúng như công hạnh của HT Tinh Vân và Ngài Như Điến mà thôi ! “
Trở về câu kệ đã được Ôn Từ Đàm ( Đại Trưởng Lão HT Thích Thiện Siêu ) dịch rất tuyệt vời khi tán dương công đức Phật mà ai trong chúng ta đều cảm thấy ngay cái gọi là Cảm Ứng ....Hẵn chúng ta thường được nghe” Phật thị môn trung, hữu cầu tất ứng”. Quang minh của Phật ở khắp mọi nơi, ở ngay trong nhà của mình, ở sát bên cạnh mình. Người thành tâm cầu nguyện thì tự nhiên đều được Cảm-Ứng. như vậy Hữu cầu tức là: CẢM, tất ứng tức là: ỨNG. Đó là trường hợp của Hoàng hậu Vi đề Hy khi cầu nguyện với Đức thế Tôn, nhờ thế mà Kinh Vô Lượng Thọ ra đời từ đấy khi bà được Ngài Mục Kiền Liên và Ngài A Nan đến thuyết giảng cho bà.
Kính đa tạ GS đã tán dương Ôn Từ Đàm trong nhiều bài pháp thoại và con cũng theo thói quen đã sưu tầm tất cả những câu đối của Ôn trong thiền môn và trong đó đã ghi lời dịch này:
Phật, chúng sinh tánh thường rỗng lặng,
Đạo cảm thông không thể nghĩ bàn,
Lưới đế châu ví đạo tràng,
Mười phương Phật hiện hào quang sáng ngời,
Trước bảo tọa thân con ảnh hiện,
Cúi đầu xin thề nguyện quy y.
Trở về bài kệ chữ Hán , Gs đã giải thích như sau:
-Năng lễ : chúng ta, người đang quỳ lạy;
-Sở lễ : Phật, Bồ Tát, đối tượng được lạy.
-Tánh không tịch : tự tánh rỗng lặng, không loạn động . Chính nhờ cả hai đang ở thể rỗng lặng này, thật thanh tịnh nên mới có thể cảm ứng được
-Nan tư nghì: không thể nghĩ bàn được... chỉ là tự mỗi người hiểu được , cảm ứng được, tương ưng được mà thôi
-Ngã thử đạo tràng như Đế châu: chỉ cho cung trời tầng 33 của Đế Thích có những màng lưới gắn những viên ngọc như ý ( chúng ta biết Ngài Đế Thích và 32 vị khác nữa trong nhiều kiếp quá khứ đã phát tâm chuyên sửa và làm các cây cầu ) ,ở đây ví rằng Đạo tràng đang lễ Phật đẹp như châu báu trên cung trời Đế Thích và có lẽ Phật tử nào có công hạnh lễ lạy khi tụng câu này đều phát khởi niềm vui và tự hào trong tâm( hiểu theo Sự và Lý).
-Và 3 câu cuối cùng cũng nhắc nhở rằng khi ta lễ lạy Phật, Pháp và Tăng với chánh niệm tỉnh giác thì 10 phương Chư Phật đang ẩn hiện ngay trong lúc mình lạy. Ngoài ra ba cái lạy cũng còn mang ý nghĩa lễ lạy ba ngôi qúy báu bên trong chúng ta và trong mỗi chúng sinh, vì chúng sinh cùng chư Phật đồng một thể tánh sáng suốt (Phật tánh), đồng một pháp tánh từ bi và bình đẳng (Pháp tánh), và đồng một đức tánh thanh tịnh, hòa hợp (Thanh tịnh tánh).
Lời kết:
Từ lời chúc và sách tấn của Giảng sư đến hàng chúng đệ tử về Sáu chữ Di Đà:
“Lục tự Di Đà vô biệt niệm
Bất lao đàn chỉ đáo Tây Phương”
và công hạnh lễ Phật đã nhắc nhở cho chúng con biết rằng ba cái lạy mỗi khi trước Tam Bảo cũng còn mang ý nghĩa lễ lạy ba ngôi qúy báu bên trong chúng ta và trong mỗi chúng sinh, vì chúng sinh cùng chư Phật đồng một thể tánh sáng suốt (Phật tánh), đồng một pháp tánh từ bi và bình đẳng (Pháp tánh), và đồng một đức tánh thanh tịnh, hòa hợp (Thanh tịnh tánh).
Ngài Tuệ Sỹ cũng dạy thêm:
“Khắp cả chốn đâu chẳng là Tịnh Độ
Vô sự một đời trắc trở gì đâu
Không phiền trược mong cầu chi giải thoát
Cứ thong dong như nước chảy qua cầu”
Thành kính tri ân GS đã cho chúng con một bài pháp thoại quá tuyệt vời cùng những sơ lược về tiểu sử và hành trạng của quý danh tăng thời hiện đại đã có công tiếp nối xiển dương công đức Phật sau mấy ngàn năm lịch sử.
Kính chúc Giảng Sư TT luôn pháp thể khinh an và viên mãn thành tựu sự nghiệp hoằng pháp trong mọi lúc mọi nơi.
Kính trân trọng.
Nguồn Pháp mênh mông trong mỗi kệ nghi thức,
Được diễn bày, giải thích quá uyên thâm
Nêu rõ quý bậc danh tăng ...vì Đạo vẫn âm thầm
Tự mình thọ trì, đảnh lễ, tán dương công đức Phật.!
Kính đa tạ Giảng Sư ...
“Hãy noi gương ...đó là pháp tu dễ nhất”
Tam thiên Phật danh hành trì ...sẽ đủ tư lương
Cảm ứng bất khả tư nghì...thấu đến mười phương
Diệu lý thoát như nhiên khi ngũ thể gần chân Phật.
Tịnh lạc thay ...chan hòa sức sống dù đôi khi tất bật
Mỗi sáng sớm công phu thấy được lưới đế châu
Tự hiểu rằng ....Phật chẳng ở xa đâu,
Bên trong con và Ngài đồng một thể tánh sáng suốt !!!!
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Nhất tâm đảnh lễ Quá khứ Trang Nghiêm kiếp Thiên Phật Như Lai
Nhất tâm đảnh lễ Hiện tại Hiền kiếp Thiên Phật Như Lai
Nhất tâm đảnh lễ Vị lai Tinh Tú kiếp Thiên Phật Như Lai
Huệ Hương kính trình pháp
***
Mục lục: 108 bài kệ lễ Tam Bảo
***
Mục lục 33 vị Tổ Thiền Tông Ấn-Hoa
Trở về mục lục bài giảng của TT Nguyên Tạng