Nam Mô A Di Đà Phật
Kính bạch Sư Phụ
Bạch Sư Phụ, hôm nay chúng con được học về Thiền Sư Tiếu Nham Đức Bảo (1512-1581).Ngài là Tổ thứ 65 (tính từ sơ tổ Ca Diếp), thuộc đời thứ 32 sau Lục Tổ Huệ Năng và cũng là Tổ thứ 28 của Thiển Phái Lâm Tế.Bài pháp thoại hôm nay là bài giảng thứ 233 trong loạt bài giảng của Sư Phụ bắt đầu từ mùa cách ly do bệnh dịch cúm Tàu.
Sư sanh năm 1510, niên hiệu Chính Đức thứ 5, đời vua Minh Vũ Tông tại Kim Đài (nay thuộc tỉnh Hà Bắc) Trung Hoa. Thân phụ họ Ngô, thân mẫu họ Đinh, Sư có hiệu là Tiếu Nham .
Một hôm nghe giảng kinh Hoa Nghiêm Đại Sớ, phẩm Thập Địa, bất giác thân tâm rúng động và Sư thốt lên “xưa nay tất cả đều trong mộng”, Sư bèn quyết chí xuất gia.
Sư đến chùa Quảng Huệ trong tỉnh xuất gia với Hoà Thượng Đại Tịch Năng Công, năm sau thọ Cụ túc giới.
Sư Phụ giải thích về phẩm Thập Địa thuộc Kinh Hoa Nghiêm ( có 8 quyển, 40 phẩm), phẩm 26, Đức Thế Tôn nói phẩm Thập Địa này tại Ma-ni bảo điện trên cung trời Tha Hóa Tự Tại.
Thập địa là 10 địa vị của Bồ Tát, đó là:
1/ Hoan hỷ địa
2/Ly cấu địa
3/Phát quang địa
4/Diệm huệ địa
5/Nan thắng địa
6/Hiện tiền địa
7/Viễn hành địa
8/Bất động địa
9/Thiện huệ địa
10/Pháp vân địa.
Sư phụ cũng giải thích: Địa (đất) là nơi sinh trưởng vạn vật, tất cả đều nương theo đất mà sinh, nương theo đất mà lớn, nương theo đất mà thành, nương theo đất mà trụ, nương theo đất mà được giải thoát.
Trước khi vào Thập Địa, hành giả phải trải qua các tầng bậc của:
*Thập tín:
1/Tín tâm
2/ Niệm tâm
3/Tinh tấn tâm
4/Huệ tâm
5/Định tâm
6/ Bất thoái tâm,
7/Hồi hướng tâm
8/ Hộ pháp tâm
9/Giới tâm
10/ Nguyện tâm
*Thập trụ:
1/Phát tâm trụ
2/ Trị địa trụ.
3/ Tu hành trụ.
4/Sinh quý trụ.
5/Cụ túc phương tiện trụ.
6/ Chánh tâm trụ.
7/Bất thối trụ.
8/Đồng chân trụ.
9/Pháp vương tử trụ.
10). Quán đảnh trụ
*Thập hạnh:
1/ Hoan hỷ hạnh
2/Nhiêu ích hạnh
3/Vô sân hận hạnh
4/Vô tận hạnh
5/ Ly si hạnh
6/Thiện hiện hạnh
7/Vô trước hạnh
8/Tôn trọng hạnh
9/Thiện pháp hạnh
10/Chân thật hạnh
*Thập hồi hướng:
1/Cứu độ nhất thiết chúng sinh ly chúng sinh tướng hồi hướng
2/Bất hoại hồi hướng,
3/ Đẳng nhất thiết Phật hồi hướng
4/Chí nhất thiết xứ hồi hướng
5/Vô tận công đức hồi hướng
6/ Tuỳ thuận bình đẳng thiện căn hồi hướng,
7/Tuỳ thuận đẳng quán nhất thiết chúng sinh hồi hướng,
8/Như tướng hồi hướng ,
9/Vô phược giải thoát hồi hướng
10/Pháp giới vô lượng hồi hướng.
Tất cả thập địa của Bồ Tát, hành giả phải đào luyện hoan hỉ địa là địa đầu tiên, dầu trời có sập xuống cũng hoan hỉ, không có gì làm xáo trộn nội tâm. Phải tu thập địa Ba la mật, bố thí, trì giới..., và tu ly cấu địa, tâm thiện, đại tâm...Sư Tiếu Nham khi nghe phẩm thập địa, ngài bừng tỉnh trong một sát na, nhưng ngài phải trải qua một quá trình đào luyện từ tâm phàm phu qua mười giai đoạn thập địa mới đạt đến giác ngộ.
Sư Phụ kể Hoà Thượng Thanh Từ khi đọc về sự rung động của Sư Tiếu Nham Đức Bảo, Hoà Thượng cũng bừng tỉnh viết bài thơ về “mộng”:
Gá thân mộng (thân này là mộng)
Dạo cảnh mộng (đời này là mộng)
Mộng tan rồi
Cuời vỡ mộng
Nhắn khách mộng
Biết được mộng
Tỉnh cơn mộng.
Sư phụ cũng diễn đọc 1 bài thơ khác của Hoà Thượng Thanh Từ về mộng ảo cuộc đời nữa:
"Chiếc thân tứ đại khói
Sinh họat thế gian mây
Thành công khối nước đá
Thất bại chùm bọt tan.
Nhục vinh bong bóng nứơc
Thương ghét hạt sương mai
Khổ vui trong giấc mộng
Lành dữ bóng chim bay.
Tháng ngày cái chớp mắt
Còn mất bóng trăng lay
Chung cuộc cơn gió thoảng
Viên mãn bầu trời trong.”
Sư Phụ giải thích, thân tứ đại như khói, như mây trên trời tụ rồi tan. Sự thất bại như bọt trên mặt nước, phải đứng dậy đi tới mới không còn khổ. Vinh nhục như bóng nước là giả tạm. Tháng ngày trong chớp mắt, không tồn tại. Còn mất như ánh trăng dưới nước. Chung cuộc là một cơn gió thổi. Viên mãn bầu trời xanh. Người tu an ổn trong lòng, đời này không là duy nhất , tâm hoan hỉ mọi việc sẽ qua.
Về sau, Sư đến tham học với thiền sư Tuyệt Học Minh Thông, Sư liễu ngộ và trình kệ:
Bổn lai chân phụ mẫu
Lịch kiếp bất tằng ly
Khởi tọa thừa tha lực
Hàn ôn diệt cộng tri
Tương Phùng bất tương kiến
Tương kiến bất tương thức
Vì vấn kim hà tại
Phân minh trình tổ sư.
Dịch nghĩa:
Vốn là cha mẹ xưa nay,
Đã trong muôn kiếp chưa ngày nào xa
Đứng ngồi ơn mẹ ơn cha
Nghĩa tình ấm lạnh, bao la vô cùng
Gặp nhau không thấy hình dung
Đến khi thấy được, lại không biết gì
Ngày nay cha mẹ ở đâu
Rõ ràng đã lộ bóng hình minh Sư.
(HT Thích Huyền Tôn dịch Việt)
Thiền Sư Vô Văn Minh Thông ấn chứng cho Ngài qua bài kệ:
Tâm người tức tâm ta
Tâm ta vốn không tâm
Tâm ta đồng tâm Phật
Tâm Phật chẳng phải ta.
(HT Thích Huyền Tôn dịch Việt)
Một bản dịch khác:
Cha Mẹ từ xưa nay
Bao kiếp chẳng lìa nhau
Đứng ngồi nhờ nâng đỡ
Ấm lạnh cùng có nhau
Gặp nhau nhưng chẳng thấy
Thấy mà chẳng biết nhau
Xin thưa nay ở đâu ?
Trình thầy mong giải bày.
(HT Thích Bảo Lạc dịch)
Tâm ngươi tức tâm ta
Tâm ta vốn vô tâm
Vô tâm như tâm Phật
Tâm Phật khác tâm ta.
(HT Thích Bảo Lạc dịch)
Một hôm, Sư đang rửa rau chợt tỏ ngộ liền mang rổ trở về. Vừa thấy sư, ngài Tuyệt Học hỏi:
-chuyện gì thế?
-thưa, một rổ rau.
-sao không nói gì khác, chỉ một lời cộc lốc thế?
-xin Hoà Thượng hỏi câu khác.
Ngài đứng lên đi quanh lò lửa, thiền sư Tuyệt Học hỏi tiếp:
-vốn dĩ mỗi người đều có cha mẹ, vậy hiện giờ cha mẹ ông đang ở đâu?
-lửa đốt cháy cả rồi.
-vậy là ông không có cha mẹ ư?
-tất nhiên là có, nhưng Phật nhãn còn chưa thấy được nữa là.
-ông thấy được không?
-con cũng không thấy.
-tại sao không thấy?
-nếu thấy được, tức không phải cha mẹ thật rồi
Sư Phụ giải thích, về lý cha mẹ là Phật tánh của mình, chỉ tự mình biết không thể nói ra được chỉ chính bản thân người đó thấy được thôi.
Lúc đầu Sư về Kim Đài trụ trì chùa Viên Thông, sau đó lần lượt trụ các chùa khác.
Ngày 16 tháng giêng năm Tân Tỵ (1581), niên hiệu Vạn Lịch thứ 9, triều vua Minh Thần Tông, Sư thị tịch, thọ thế 71 tuổi.
Đệ tử nối pháp là thiền sư Chánh Truyền.
Kính bạch Sư Phụ, hôm nay chúng con được Sư Phụ ban giảng bài pháp về thiền sư Tiếu Nham Đức Bảo, Ngài được ấn chứng qua lời đối đáp dõng mãnh với sư phụ Tuyệt Học, là đã đốt cháy cha mẹ cả rồi, vì cha mẹ này là Phật tánh, không thể diễn tả được chỉ tự chứng tự biết thôi.
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Cung kính và tri ơn Sư Phụ,
Đệ tử Quảng Tịnh Tâm
(Montréal, Canada).
nên mới có thể thân tâm rúng động
khi đọc đến phẩm thứ 26 Thập Địa của kinh HOA NGHIÊM !!!
(Thiền Sư Tiếu Nham Đức Bảo (1512-1581) Tổ thứ 65 (tính từ Sơ Tổ Ca Diếp), Đời thứ 32 sau Lục Tổ Huệ Năng và cũng là Tổ thứ 28 của Thiền Phái Lâm Tế.)
Kính dâng Thầy bài thơ về Tổ 28 Tiếu Nham Đức Bảo . Kính đa tạ và tri ân những lời pháp thoại quá cao siêu và sách tấn chúng đệ tử thấy ra cuộc đời là như thế đấy, hãy chấp nhận thực tại mà sống theo hai bài thơ của Đại Lão HT Thiền Sư Thích Thanh Từ . Kính đảnh lễ Thầy và kính chúc sức khỏe Thầy, HH
Chưa xuất gia đã tỏ ngộ kinh Hoa Nghiêm phẩm Thập Địa (1)
Hẳn nhiều kiếp tiệm tu, thượng căn cơ đã lộ hình,
Tích truyện khi trình sở ngộ từ hai tài liệu chứng minh (2)
Được Sư Phụ ấn chứng liền ...truyền trao nối pháp !
Kính đa tạ Giảng Sư ... biện tài hai đề tài bao quát
Đường đi đến Thập Địa trải qua rất nhiêu khê (3)
Thêm chữ Mộng để thoát ra thấy cửa tìm về (4)
Tán thán thay những bậc Thiền Sư đạt sở ngộ
Nhận được Bản Tâm, hoằng hoá chúng sinh cứu độ
Đem pháp chân truyền giảng dạy các già lam (5)
An nhiên thị tịch , đệ tử nối pháp tông Lâm Tế rỡ ràng (6)
Kính mời xem HT Hư Vân hết lời ngợi ca tán thán (7)
Nam Mô Tiếu Nham Đức Bảo Thiền Sư tác đại chứng minh
Huệ Hương
Melbourne 13/5/2021
(1)
Con đường kiến đạo là Thập địa - mười phần Pháp thân. Sự chứng ngộ mỗi địa là sự chứng ngộ từng phần Pháp thân, là nguồn gốc và nền tảng của mọi phẩm chất và công hạnh giác ngộ. Khi đạt được các địa Bồ tát, hành giả sẽ thoát khỏi năm sợ hãi: sợ hãi bị làm hại, sợ hãi bị chết, sợ hãi bị tái sinh vào cõi giới thấp, phiền não và sợ hãi trong luân hồi. Theo cách này, những phẩm chất giác ngộ của thập địa Bồ tát ngày một tăng tiến.
Kinh điển có giảng chi tiết về 10 Ba la mật kết hợp với Thập địa theo thứ tự tăng tiến. Sự kết hợp và thành tựu tương ứng được tóm tắt như sau:
1. Hoan hỷ địa (tâm ý hoan hỷ)
Ở quả vị này, Bồ tát đạt được sự an lạc thanh tịnh sau khi đã đoạn trừ kiến hoặc và đã chứng đắc Nhân không, Pháp không. Bồ tát trải qua con đường tu tập phần lớn thông qua thực hành về Bố thí Ba la mật để đưa tâm thoát khỏi sự sợ hãi, khiếp nhược ngay cả nếu phải hy sinh đầu mắt chân tay hay những bộ phận thân thể khác của mình vì lợi ích chúng sinh hữu tình.
2. Ly cấu địa (xa lìa phiền não)
Trong địa thứ hai, Bồ tát thành tựu Trì giới Ba la mật, giới đức viên mãn, giới hạnh thanh tịnh rửa sạch phiền não, nhiễm ô, giữ tâm Bồ đề hoàn toàn thanh tịnh.
3. Phát quang địa (trí tuệ chói sáng)
Sau khi đặt lợi ích của chúng sinh lên trên hết, Bồ tát thành tựu Nhẫn nhục Ba la mật, nhờ đó, trí tuệ sáng suốt, mầu nhiệm, vô biên bắt đầu hiển phát.
4. Diệm tuệ địa (trí tuệ rực rỡ)
Tại giai đoạn bậc trung về sự chứng ngộ từng phần Pháp thân, các phẩm chất tối thượng của Phật được tăng tiến hơn nữa và hành giả đạt tới địa thứ tư này. Với Diệm tuệ địa, Bồ tát thành tựu Tinh tấn viên mãn, tuệ tính phát khởi mạnh mẽ. Trí tuệ không ngừng tăng trưởng sáng suốt và phát huy cho đến khi lửa Trí tuệ đó đốt sạch mọi phiền não của vô lượng kiếp trong tâm Bồ đề.
5. Cực nan thắng địa (vô cùng khó khăn mới đạt được)
Bởi đã tịnh hóa mọi nhiễm ô của các khuynh hướng khó tịnh hóa thông qua chứng ngộ sự hợp nhất bất nhị của Tính không và Từ bi, hành giả đạt tới quả vị này. Địa thứ năm này, Bồ tát thành tựu Thiền định Ba la mật, thấu suốt Nhị đế, chứng đắc Pháp thân thanh tịnh.
6. Hiện tiền địa (chân như hiển hiện)
Tại thời điểm chứng ngộ được mức độ Pháp thân rõ ràng hơn do thực chứng luân hồi và niết bàn không sinh khởi, ở quả vị này, Bồ tát thành tựu Trí tuệ viên mãn, phát khởi trí tối thắng, hoàn tất công hạnh lục độ.
7. Viễn hành địa (đi xa)
Các ngôi địa hay quả vị được giới thiệu ở phía trên là phổ biến với các bậc Thanh văn và Bích chi Phật. Các trải nghiệm nhị nguyên ví dụ như thiền và hậu thiền, luân hồi và niết bàn tiếp đến được gỡ giải để mở đầu cho sự chứng ngộ nhất như trong địa thứ bảy là Viễn hành địa. Ở quả vị này, Bồ tát thành tựu sự viên mãn của phương tiện, tức thành tựu Phương tiện thiện xảo Ba la mật trong Thập độ Ba la mật. Bồ tát vượt rất xa khỏi hai đạo Thế gian và Xuất thế gian, thâm nhập Vô Tướng.
8. Bất động địa (không lay động)
Ở ngôi địa này, Bồ tát tiến xa hơn lên bậc trung để an trụ trong trạng thái không lay chuyển của sự chứng ngộ nhất như. Bồ tát thành tựu Nguyện Ba la mật và trụ trong vô tướng thanh tịnh, không còn bị các phiền não tà kiến làm cho lay động. Nhờ liên tục vận dụng Trí tuệ Vô phân biệt mà Bồ tát không bao giờ còn bị lay chuyển bởi những phiền não, hình tướng và công dụng hấp dẫn của thế gian.
9. Thiện tuệ địa (trí tuệ diệu dụng)
Tiếp đến, khi tất cả những nhiễm ô còn lại, ngoại trừ những nhiễm ô rất vi tế như trải nghiệm nhị nguyên huyễn ảo đã được tịnh hóa, Bồ tát chứng đạt giai đoạn nhất như bậc cao ở địa thứ chín gọi là Thiện tuệ địa. Bồ tát thành tựu Lực Ba la mật, đạt được mười thần lực và trí tuệ biện tài vô ngại. Nhờ thành tựu bốn Biện Tài vô ngại, Bồ tát thuyết pháp lưu loát, thiện xảo, dễ hiểu và linh hoạt, có thể thuyết pháp mãi mà không tận ý, cạn lời.
10. Pháp vân địa (mây pháp che khắp cả muôn loài chúng sinh)
Khi trải nghiệm nhị nguyên vi tế này cũng được tịnh hóa trong tự nhiên, mọi phẩm chất của các con đường tu tập và các địa bồ tát đã được viên mãn. Tuy nhiên, vẫn còn có ám chướng của trí tuệ nhị nguyên là xu hướng tập khí về bám chấp cái nhiễm ô vô cùng vi tế còn sót lại của tâm. Trong bối cảnh này, đây là thời điểm của những giai đoạn không thiền bậc thấp và bậc trung gọi là Pháp vân địa hay địa cuối cùng của Thập địa. Bồ tát Quan Thế Âm đã đạt được Địa này
(2) Theo tài liệu của TT Thích Như Tịnh trong Lịch Sử truyền thừa thiền phái Lâm Tế Chúc Thánh
THIỀN SƯ TIẾU NHAM ĐỨC BẢO ( 1510-1581)
Sư sinh năm 1510 niên hiệu Chính Đức thứ 5 đời vua Minh Vũ Tông tại Kim Đài ( nay thuộc Hà Bắc )
Thân phụ họ Ngô. Thân mẫu họ Đinh
Sư có hiệu là Tiếu Nham
Một hôm nghe giảng Kinh Hoa Nghiêm Đại Sở , đến phẩm Thập Địa bất giác thân tâm rúng động và Sư thốt lên XƯA NAY TẤT CẢ ĐỀU TRONG MỘNG bèn quyết chí xuất gia
Ban đầu Sư đến chùa Quảng Huệ trong tỉnh Hồ Bắc xuất gia với HT Đại Tích Năng Công và năm sau thọ giới Cụ Túc
Về sau Sư đến tham học với Thiền Sư Vô Văn Minh Thông và liễu ngộ
Sư bèn trình kệ
Bổn Lai chân phụ mẫu
Lịch kiếp bất tằng ly
Khởi tọa thừa tha lực
Hàn ôn diệc cộng tri
Tương Phùng bất tương kiến
Tương kiến bất tương thức
Vi vấn kim hà tại
Phân minh trình tợ Sư
Việt dịch của HT Bảo Vương Tăng giáo Trưởng Thích Huyền Tôn :
Vốn là cha mẹ xưa nay
Đã trong muôn kiếp chưa ngày nào xa
Đứng ngồi ơn mẹ ơn cha
Nghĩa tình ấm lạnh bao la vô cùng
Gặp nhau không thấy hình dung
Đến khi thấy được lại không biết gì
Ngày nay cha mẹ ở đâu
Rõ ràng đã lộ bóng hình minh sư !
Tổ Minh Thông ấn chứng kế thừaTổ nghiệp thứ 28 và phó chúc với bài kệ :
Nhữ Tâm tức ngã tâm
Ngã Tâm bổn Vô Tâm
Vô Tâm đông Phật Tâm
Phật Tâm phi Ngã Tâm
Việt dịch của HT Bảo Vương Tăng giáo Trưởng Thích Huyền Tôn
Tâm ngươi đạt tâm ta
Tâm Ta vốn Không Tâm
Tâm ta đồng Tâm Phật
Tâm Phật chẳng phải Tâm Ta
Theo tài liệu trong Phật Tổ Đạo Ảnh :
Thiền Sư Tiếu Nham họ Ngô ' người Kim Lăng đến tham học với HT Tuyệt Học Minh Thông. Một hôm Ngài đang rửa rau chợt tỏ ngộ , liền mang rỗ trở về
Ngài Tuyệt học hỏi : Chuyện gì thế ?
Đáp : Thưa 1 rỗ rau (rõ biết hiện tiền tánh thấy
- Sao không nói gì khác Chỉ một lời cộc lốc thế !
-Kính xin Hoà Thượng hỏi câu khác . Ngài liền đứng lên đi quanh lò lửa
Ngài Tuyệt Học hỏi tiếp :
Vốn dĩ mỗi người đều có cha mẹ , vậy hiện giờ cha mẹ Ông ở đâu ?
- Lửa đốt cháy cả rồi
Vậy là Ông không có cha mẹ ư ?
- Tất nhiên là có, nhưng Phật nhãn còn chưa thấy được nữa là !
Ông thấy được không ?
- Con cũng không thấy
Tại sao không thấy ?
- Nếu thấy được tức không phải cha mẹ thật rồi
Ngài Tuyệt Học Minh Thông liền ấn chứng cho Ngài
(3) Nhờ có trí tuệ nhìn rõ bản chất của khổ đau, cùng với thực hành phương pháp tu tập thù thắng của Bát chính đạo, thấm nhuần giáo lý Trung đạo, phát khởi Bồ đề tâm mạnh mẽ hành trì Lục độ Ba la mật, hành giả có thể trải qua các thứ lớp tu tập khác nhau với các cấp độ thành tựu khác nhau trên con đường dẫn tới Giác ngộ.
Giai đoạn phải đi qua ( TAM HIỀN THẬP THÁNH ) theo đại thừa và bắt đầu với nền tảng là Thập Tín , Thập Trụ, Thập Hạnh , Thập Hồi Hướng và cuối cùng là Thập Địa
(4) Mộng
Gá thân mộng,
Dạo cảnh mộng.
Mộng tan rồi,
Cười vỡ mộng.
Ghi lời mộng,
Nhắn khách mộng.
Biết được mộng,
Tỉnh cơn mộng.
(Thiền viện Chân Không, tháng 7. 1980)
Cuộc Đời Qua Mắt Tôi
Chiếc thân tứ đại khói,
Sinh hoạt thế gian mây.
Thành công khối nước đá,
Thất bại chùm bọt tan.
Nhục vinh bong bóng nước,
Thương ghét hạt sương mai.
Khổ vui trong giấc mộng,
Danh lợi bóng chim bay.
Tháng ngày cái chớp mắt,
Còn mất nước trăng lay.
Chung cuộc cơn gió thoảng,
Viên mãn bầu trời trong.
(Thiền viện Chân Không, tháng 6. 1984)
(5) Ban đầu Sư về Kim Đài trụ tại chùa Viên Thông, sau đó lần lượt trụ các chùa Lộc Uyển, Từ Quang, Thiện Quả' Sau đó Ngài đến vùng Giang Hán hoằng hoá lần lượt trụ trì tại các chùa già lam như Ngưu Đầu , Viên Thông
(6) Vào ngày 16 tháng giêng năm 1584 niên hiệu Vạn Lịch thứ 9 triều vua Minh Thần Tông Sư thị tịch 71 tuổi
Tác phẩm có Tiếu Nham Tập. ngữ lục
Nối pháp là Thiền Sư Huyễn Hữu - Chánh Truyền
(7) Người quyết công phu phải tập thiền
Rửa rau, vo gạo vẫn điềm nhiên
Cột tâm một chỗ tâm càng sáng
Tán niệm muôn nơi, chuốc lụy phiền
Sưởi ấm mới tường chân thật nghĩa
Uống nước hay rằng lạnh xung thiên
Như Lai chẳng đến không đi lại
Lũ chột rờ voi chấp triền miên.
(Bài thơ tán thán công hạnh của Thiền Sư Tiếu Nham Đức Bảo (1512-1581) của Hòa Thượng Hư Vân, do HT Minh Cảnh dịch Việt)