Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thiền Sư Viên Ngộ Khắc Cần Phật Quả (1036-1135) Tổ thứ 11 của Thiền Phái Lâm Tế 🌼🌹🥀🌷🌸🏵️

30/03/202112:29(Xem: 20863)
Thiền Sư Viên Ngộ Khắc Cần Phật Quả (1036-1135) Tổ thứ 11 của Thiền Phái Lâm Tế 🌼🌹🥀🌷🌸🏵️




Nam Mô A Di Đà Phật

Kính bạch Sư Phụ

Bạch Sư Phụ, hôm nay chúng con được học về Thiền Sư Viên Ngộ Khắc Cần Phật Quả (1036-1135). Ngài thuộc đời thứ 15 sau Lục Tổ Huệ Năng và cũng là Tổ thứ 11 của Thiền Phái Lâm Tế.

Ngài quê ở Bình Thành, tỉnh Giang Tô, xuất thân trong gia đình nho giáo, từ nhỏ ngài có túc duyên đến với Phật pháp.
Ngài đến chùa Diệu Tịch thấy kinh sách, tôn tượng Phật, ngài nhớ tiền kiếp của mình từng là một sa môn, ngài xin cha mẹ xuất gia với Thầy Tự Tỉnh, rồi theo học kinh luật với HT Văn Chiếu Thông, học Kinh Lăng Nghiêm với HT Mẫn Hạnh. Sau đó ngài lâm bệnh nặng và tự than rằng " Con đường Niết-bàn của chư Phật không có trong văn cú". Nên sau khi lành bệnh, ngài lên đường du phương cầu pháp. Ban đầu ngài đến học với Thiền sư Thắng ở Chùa Chân Giác. TS Thắng chích máu nơi cánh tay chỉ dạy Ngài: "Đây là một giọt nước nguồn Tào Khê". Ngài kinh hãi trong giây lâu và nói: "Đạo là như thế ư ?"

Ngài không chấp nhận và bỏ đi.

Tiếp đó, Ngài đi bộ đến đất Thục để lần lược theo học Pháp với Thiền sư Hạo ở Ngọc Tuyền, Thiền sư Tín ở Kim Loan, Thiền sư Triết ở Đại Qui, Thiền sư Tổ Thiền sư Độ Liễm ở Đông Lâm, Thiền sư Tổ Tâm ở Hoàng Long, trong đó TS Tổ Tâm có lời dự tri về cuộc đời của ngài rằng: "Ngày sau một tông Lâm Tế sẽ thuộc về con vậy".

Sau cùng, Ngài đến yết kiến thiền sư Pháp Diễn ở Ngũ Tổ trình hết những hiểu biết của mình đã tu học lâu nay, nhưng TS Pháp Diễn không chấp nhận mà chỉ dùng những lời nói thô tục không theo kinh điển, nên ngài tức giận bỏ đi.  Thiền sư Pháp Diễn cảnh báo ngài "Đợi khi ông mắc bệnh nặng rồi mới nghĩ đến ta".


Ngài Khắc Cần Phật Quả tới Kim Sơn, bị bệnh thương hàn nặng thì nhớ tới lời của thiền sư Pháp Diễn. Khi hết bệnh, ngài trở lại thiền sư Pháp Diễn và được cho làm thị giả để có cơ hội học pháp.

Nữa tháng sau, có Quan Ngự Sử Đề Hình hưu trí trở về đất Thục, ghé vào thăm TS Pháp Diễn và hỏi đạo. Ngài Khắc Cần ngộ đạo nhờ cuộc đối đáp giữa Sư Phụ Pháp Diễn và vị quan Ngự Sử này.

Thiền sư Pháp Diễn hỏi: "Đề Hình thuở thiếu niên có từng đọc Tiểu Diểm thi chăng? " Trong đó có hai câu thơ gần nhau:

"Tần hô Tiểu Ngọc nguyên vô sự
Chỉ yếu Đàn Lang nhận đắc thanh"

Dịch nghĩa:

“vừa kêu Tiểu Ngọc nguyên không việc,
Chỉ cốt đàn lang nhận được thanh”.

Sư phụ giải thích: 2 câu thơ này TS Pháp Diễn đọc lại từ trong câu chuyện xưa để trắc nghiệm tánh thấy của ông Đề Hình. Chuyện là ngày xưa có đôi vợ chồng mới cưới, nhưng vì lễ giáo phong kiến ràng buộc, nên dù là vợ chồng mà không được ở bên nhau để tâm sự. Chàng thì mãi miết ở thư phòng để ‘sôi kinh nấu sử’, chờ ngày ứng thí; nàng thì phải hầu hạ mẹ chồng, làm phận sự con dâu. Chàng nhớ nàng đến trước phòng hoa chúc mà ngại ngùng không dám gõ cửa. Nàng ở trong phòng dù rất muốn được gặp chồng mà cũng dám mời vào. Trong tình cảnh ấy, nàng chợt nghĩ ra một cách, gọi cô hầu Tiểu Ngọc làm việc này việc kia, rằng “Tiểu Ngọc! Lấy giúp ly nước, lấy cái trâm cài"..… Việc sai Tiểu Ngọc làm việc chỉ là cái cớ để cho chàng ở ngoài cửa kia biết rằng mình đang ở trong phòng. Cho nên, tất cả những tiếng gọi Tiểu Ngọc ơi, Tiểu Ngọc hỡi chỉ là muốn nói “Chàng ơi! Thiếp đang ở trong phòng đây nè!”. Câu chuyện ấy đã được viết thành bài thơ nổi tiếng có tựa đề là “Tiểu Diễm thi”:

"Tần hô Tiểu Ngọc nguyên vô sự
Chỉ yếu Đàn Lang nhận đắc thanh"

Dịch nghĩa:

“vừa kêu Tiểu Ngọc nguyên không việc,
Chỉ cốt đàn lang nhận được thanh”.



Ngài Pháp Diễn gọi “Đề Hình”.
Quan Đề Hình ứng đáp ngày: “Dạ dạ”
Sư Phụ giải thích, tiếng “Dạ” là tánh thấy hiện tiền, rõ biết ngay bây giờ và tại đây.

Câu chuyện đối đáp trên giúp ngài Khắc Cần Phật Quả đạt ngộ chút ít. Lúc ngài Khắc Cần đi ra khỏi tịnh thất của Sư phụ nhìn thấy con gà nhảy lên lan can vỗ cánh gáy vang, ngài tự hỏi: “Đây há không phải là tiếng?”, và ngài hốt nhiên triệt ngộ, bèn trở vào thất trình bài kệ nói lên sở đắc của mình:

"Kim áp hương tiêu cẩm tú vi
Sảnh ca tòng lý tuý phù quy
Thiếu niên nhất đoạn phong lưu sự
Chỉ hứa giai nhân độc tự tri"

Dịch nghĩa:


"Lò hương bên trướng khói vừa tan
Say khướt dìu về nhạc vấn vương
Một đoạn phong lưu thời trai trẻ
Chỉ có giai nhân mới hiểu chàng".

Thiền Sư Pháp Diễn nghe bài kệ và ấn chứng cho ngài rằng " Phật Tổ đại sự không phải căn nhỏ cơ hèn mà đến được".

Khoảng niên hiệu Chánh Hòa (1111-1118), Ngài Khắc Cần được Tể Tướng Trương Thương Anh (hiệu là Cư Sĩ Vô Tận) cung thỉnh về trụ trì Thiền viện Linh Tuyền ở Giáp Sơn và nơi đây, Ngài đã hoàn tất tập công án Bích nham lục, một tác phẩm vĩ đại và nổi tiếng của thiền công án, lưu truyền tới ngày nay.

bich nham luc


Sư phụ có đọc cho đại chúng nghe công án đầu tiên "Thánh Đế Đệ Nhất Nghĩa" (nói về Sơ Tổ Bồ Đạt Ma & Vua Lương Võ Đế) trong bộ sách này do HT Thanh Từ dịch và mong chúng đệ tử tìm hiểu thêm khi có thời gian. Xem bản online trên Trang Nhà Quảng Đức.

Niên hiệu Thiệu Hưng thứ năm (1135), đời vua Tống Cao Tông, ngày mùng 5 tháng 8, Sư có chút bệnh, viết kệ để lại cho chúng đệ tử:

Đã triệt không công
Bất tất lưu kệ
Hãy để ứng duyên
Trân trọng! Trân trọng!


Viết xong, Sư ném bút và ngồi kiết già an nhiên thị tịch, thọ thế 73 tuổi.


Khi làm lễ trà-tỳ, lưỡi và răng của ngài không cháy hết. Tháp được tôn thờ trong khuôn viên chùa Chiêu Giác. Vua ban thụy là Chơn Giác Thiền sư, tháp hiệu là Tịch Chiếu.

Cuối buổi giảng Sư phụ có diễn ngâm bài thơ tán thán công hạnh của Thiền Sư Viên Ngộ Khắc Cần Phật Quả (1036-1135) của Hòa Thượng Hư Vân, do HT Minh Cảnh dịch Việt:

"Cơ giáo hợp nhau, trí tuệ sau

Thuốc thang tùy bệnh giúp người đau
Ngộ tâm người mỉm trao chân pháp
Đầu gật vô ngôn tỏ lý mầu
Rõ tiếng thông âm, từng tỉnh mộng
Thấy bay nghe gáy rõ tâm đầu
Trời nghiêng biển động Tu Di ngã
Đại địa sơn hà sụp đổ nhào".


Kinh bạch Sư Phụ, hôm nay chúng con được Sư Phụ ban cho bài pháp về sự chứng đắc của thiền sư Viên Ngộ Khắc Cần Phật Quả rất đặc thù và nhẹ nhàng qua sự Ngài được nghe câu chuyện cổ tích của sư phụ Pháp Diễn kể cho quan ngự sử Đề Hình, hai tiếng: “Dạ dạ” của quan ngự sử đánh thức Phật tâm của ngài Viên Ngộ Khắc Cần nhận ra sự trao truyền chân pháp của Sư Phụ Pháp Diễn là rõ biết hiện tiền ngay bây giờ và tại đây.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Cung kính và tri ơn Sư Phụ,

Đệ tử Quảng Tịnh Tâm
(Montréal, Canada).



218_TT Thich Nguyen Tang_Thien Su Khac Can

Túc duyên  học nhiều  kinh luận ...

nhưng giác ngộ không nằm trong văn tự ! 


Kính dâng Thầy bài thơ trình pháp về Thiền Sư Phật Quả Khắc Cần
với muôn ngàn sự tri ân về Vô Sư Trí của Thầy .
Chắc hẳn Thầy đã có túc duyên như Thiền Sư Viên Ngộ nên đã nhớ hết muôn vạn lời
trong các công án nan thấu và liễu triệt . Kính đảnh lễ Thầy
và kính đa tạ Thầy với bài pháp thoại trên tất cả tuyệt vời ....Kính chúc sức khỏe Thầy, HH




Phật Quả Khắc Cần, Viên Ngộ đạo hiệu ban tặng ! 
Thiền Tông  Lâm Tế, Tổ thứ mười một truyền trao . 
Phật pháp đầy thái hư ...ngôn ngữ  cầu được sao? 


Túc duyên  học nhiều kinh luận ...
... nhưng giác ngộ không nằm trong văn tự !


Thiện tri thức, thiền Sư Thắng nhắn nhủ : 
“Giọt nước nguồn Tào “ khi trích máu ở tay . 
“ Đạo vẫn thế ư?" dù có túc duyên ...chưa mở khai 
Tìm về Sư Phụ ..sau lần bỏ đi ...thất bại trình sở học ! 


Triệt ngộ....thanh âm tiếng gọi người hầu của Tiểu Ngọc ***
Chỉ  một âm thôi  ..  Đại Pháp Nhãn Tạng cao vời,  
Được ấn khả ...thủ tọa, khắp nơi triệu mời .
Tâm, Phật, Chúng sinh ..pháp giới ... cùng một thứ !


Bích Nham Lục , công án tối trọng trong thiền ngữ ****
Được hoàn tất nhờ lưu trú Linh Tuyền Giáp Sơn 
Bài kệ Bảo Phong Khắc Văn chỉ rõ nguồn cơn***
Liễu nghĩa  Hoa Nghiêm ....Cư sĩ Vô Tận sụp lạy ! 


Đa tạ Giảng Sư ...đã mượn lời văn hào truyền dạy *****
Về cách  cấu tạo 100 công án  để hoàn thành ##
Tất cả tiinh hoa chủ yếu đủ bảy phần#
Thế nhưng  tại sao đồ đệ Đại Huệ lại đốt sạch ? ###


Kính tri ân....lời Sư  thượng đường ...thông mạch 
Từ Ba Tâm "bất khả đắc " của kinh Kim Cang, 
Tánh giác ...thể tánh tịnh minh khó vượt ngang 
Công án " Con trâu qua cửa " thật nan thấu !!!!


Khi thị tịch, trà tỳ "lưỡi và răng không cháy " ! 
"Kệ lưu mà không  lưu "...thâm thuý vô thường, tuỳ duyên, 
Mời đọc chiêm nghiệm thật quá uyên nguyên ...
 "Đã triệt không công
Bất tất lưu kệ
Hãy để ứng duyên" 
Trân trọng! Trân trọng!!!!! 


Nam Mô Viên Ngộ Khắc Cần, Phật Quả Thiền Sư tác đại chứng minh.


Huệ Hương 
Melbourne 30/3/2021 





**
Lò hương bên trướng khói vừa tan
Say khướt dìu về nhạc vấn vương
Một đoạn phong lưu thời trai trẻ
Chỉ có giai nhân mới hiểu chàng.


** *Thiền Sư Chơn Tịnh 
Sự sự vô ngại
Như ý tự tại
Tay cầm đầu heo
Miệng tụng tịnh giới
Đẩy ra phòng dâm
Tiền rượu chưa trả 
Ở ngã tư đường 
Cởi mở túi vải 


****Văn hào nổi danh của Đức Hermann Hesse viết như sau về Bích nham lục sau khi đọc bản dịch của giáo sư W. Gundert, xuất bản năm 1960:
Tác phẩm vĩ đại này là một món quà thượng thặng với những nội dung huyền diệu mà tôi không thể nào thưởng thức trọn vẹn trong đoạn đời còn lại. Mà ngay cả một cuộc đời trinh nguyên cũng không đủ để thực hiện điều này. Những tâm hồn cao cả nhất, sùng đạo nhất của Trung Quốc và Nhật Bản đã uống nước nơi nguồn này hơn 800 năm nay, nhưng vẫn không uống cạn, đã nghiên cứu quyển sách này đến tận cùng, nhai đi nhai lại những lời nói bí ẩn trong đây, nếm được vị ngọt ngào của nó, họ chỉ biết âm thầm tôn kính mức độ thâm sâu và đáp lại những nét hóm hỉnh của nó với một nụ cười am tường mãn nguyện.


## Nhìn chung, cấu trúc của mỗi công án trong Bích nham lục có thể được nêu như sau:
  1. Thuỳ thị (zh. 垂示, ja. suiji), lời dẫn của Thiền sư Viên Ngộ nhằm giúp thiền sinh hướng tâm về nội dung chính của bản công án;
  2. Bản tắc (zh. 本則, ja. soku), bản công án chính của Thiền sư Tuyết Đậu, thỉnh thoảng cũng được kèm theo lời bình;
  3. Trước ngữ (zh. 著語, ja. jakugo), những câu bình của Viên Ngộ xen vào công án của Tuyết Đậu;
  4. Bình xướng (zh. 評唱, ja. hyōshō), lời bình giải của Viên Ngộ, nêu rõ chi tiết, thời điểm, nguyên do công án này được hình thành...;
  5. Tụng (zh. 頌, ja. ru), chỉ bài tụng của Tuyết Đậu về công án;
  6. Trước ngữ của sư Viên Ngộ về bài tụng của Tuyết Đậu;
  7. Bình xướng của Viên Ngộ về bài tụng của Tuyết Đậu.
Vì cấu trúc của bản văn có nhiều tầng lớp nên Bích nham lục cũng nổi danh là một quyển sách cực kì phức tạp trong tất cả các loại thiền ngữ. 
###Chỉ  vì muốn dạy cho đệ tử đừng dựa vào đấy mà chấp trước 
Vì một khi người  tầm thường xem đó, 
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
17/05/2021(Xem: 10712)
Sám Khánh Đản do HT. Thích Minh Tâm trì tụng
16/05/2021(Xem: 16709)
Thiền Sư Huyễn Hữu Chánh Truyền (1549-1614) Tổ thứ 66 (tính từ Sơ Tổ Ca Diếp), Đời thứ 33 sau Lục Tổ Huệ Năng và cũng là Tổ thứ 29 của Thiền Phái Lâm Tế. Thời Pháp Thoại thứ 234 của TT Nguyên Tạng từ chùa Pháp Hoa, Adelaide, Nam Úc từ 6.45am, Thứ Ba, 15/05/2021 (04/04/Tân Sửu) 🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ Chánh Truyền Huyễn Hữu xem đèn hoa Tiếng vỡ dòn tan chợt tỏ ra Liễu ngộ Tiếu Nham trình sở chứng Nghi tình dứt đoạn ngữ ngôn xa Toàn thân bừng sáng chân tâm hiện Một niệm chẳng sanh vạn mối hòa Chảy ngược Hoàng Hà rồng tưới nước Tươi nhuần ngũ cốc đất bao la. (Bài thơ tán thán công hạnh của Thiền Sư Huyễn Hữu Chánh Truyền (1549-1614) của Hòa Thượng Hư Vân, do HT Minh Cảnh dịch V
13/05/2021(Xem: 16833)
Thiền Sư Tiếu Nham Đức Bảo (1512-1581) Tổ thứ 65 (tính từ Sơ Tổ Ca Diếp), Đời thứ 32 sau Lục Tổ Huệ Năng và cũng là Tổ thứ 28 của Thiền Phái Lâm Tế. Thời Pháp Thoại thứ 233 của TT Nguyên Tạng từ 6.45am, Thứ Năm, 13/05/2021 (02/04/Tân Sửu) 🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ Người quyết công phu phải tập thiền Rửa rau, vo gạo vẫn điềm nhiên Cột tâm một chỗ tâm càng sáng Tán niệm muôn nơi, chuốc lụy phiền Sưởi ấm mới tường chân thật nghĩa Uống nước hay rằng lạnh xung thiên Như Lai chẳng đến không đi lại Lũ chột rờ voi chấp triền miên. (Bài thơ tán thán công hạnh của Thiền Sư Tiếu Nham Đức Bảo (1512-1581) của Hòa Thượng Hư Vân, do HT Minh Cảnh dịch Việt)💐🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌼🌺🍀💐🌼 Múi giờ : pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 12:45pm (giờ Cali, USA) - 03:45pm (giờ Montreal, Canada) - 09:45pm (giờ Paris, France) - 02:45
11/05/2021(Xem: 18538)
Thiền Sư Vô Văn Minh Thông (1480-1543) Tổ thứ 64 (tính từ Sơ Tổ Ca Diếp), Đời thứ 31 sau Lục Tổ Huệ Năng và cũng là Tổ thứ 27 của Thiền Phái Lâm Tế. Thời Pháp Thoại thứ 232 của TT Nguyên Tạng từ 6.45am, Thứ Ba, 11/05/2021 (27/03/Tân Sửu) 🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ Cảm thọ khổ vui vốn bởi tâm Cớ sao vọng chấp hướng xa tầm Vô minh chướng ngại gương tròn sáng Hữu lậu đọa sa bọt sóng ngàn Mê ngộ thị phi đều chấp ngã Niết bàn sanh tử bởi sai lầm Thạch hương miếu dụ chân diện mục Tánh giác muôn đời vẫn thậm thâm. (Bài thơ tán thán công hạnh của Thiền Sư Vô Văn Minh Thông (1850-1543) của Hòa Thượng Hư Vân, do HT Minh Cảnh dịch Việt) 💐🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌼🌺🍀💐🌼 Múi giờ : pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 12:45pm (giờ Cali, USA) - 03:45pm (giờ Montreal, Canada) - 09:45pm (giờ Paris, France) - 02:45am (giờ Sa
08/05/2021(Xem: 16511)
Chủ đề: Thiền Sư Thiên Kỳ Bản Thụy, Tổ thứ 63 (tính từ Sơ Tổ Ca Diếp), Đời thứ 30 sau Lục Tổ Huệ Năng và cũng là Tổ thứ 26 của Thiền Phái Lâm Tế. Thời Pháp Thoại thứ 231 của TT Nguyên Tạng từ 6.45am, Thứ Bảy, 08/05/2021 (27/03/Tân Sửu) 🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ Bản Thụy gầm vang với Bảo Phong Khởi tranh có có lại không không Đối đầu gậy hét Phật chưa tỏ Thẳng cẳng đá tung chốn thất ông Việc làm quân tử từ nay hết Anh hùng nghiệp cả sớm thành công Từ xưa tông chỉ chưa từng biết Xứ diệt, tâm không tiếng sắt đồng. (Bài thơ tán thán công hạnh của Thiền Sư Thiên Kỳ Bản Thụy của Hòa Thượng Hư Vân, do HT Minh Cảnh dịch Việt)💐🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌼🌺🍀💐🌼 Múi giờ : pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 12:45pm (giờ Cali, USA) - 03:45pm (giờ Montreal, Canada) - 09:45pm (giờ Paris, France) - 02:45am (giờ Saigon, Vi
06/05/2021(Xem: 17728)
Thiền Sư Bảo Phong Minh Tuyên (?-1472) Tổ thứ 62 (tính từ Sơ Tổ Ca Diếp), Đời thứ 29 sau Lục Tổ Huệ Năng và cũng là Tổ thứ 25 của Thiền Phái Lâm Tế. Thời Pháp Thoại thứ 230 của TT Nguyên Tạng từ 6.45am, Thứ Năm, 06/05/2021 (25/03/Tân Sửu)
04/05/2021(Xem: 15031)
Thiền Sư Hải Chu Phổ Từ (1355-1450) Tổ thứ 61 (tính từ Sơ Tổ Ca Diếp), Đời Đời thứ 27 sau Lục Tổ Huệ Năng và cũng là Tổ thứ 24 của Thiền Phái Lâm Tế. Thời Pháp Thoại thứ 229 của TT Nguyên Tạng Lúc: 6.45am, Thứ Ba 04/05/2021 (23/03/Tân Sửu) 🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ Tô Hàng, vùng đất mãi sum vinh Long tượng nơi này vẫn xuất sinh Đối mặt hỏi liền dường khó đáp Xoay lưng lò vỡ, dứt vô minh Trăng treo lơ lửng soi nghìn dặm Sao sáng khắp nơi chiếu vạn hình Thay thế Đông Minh hoằng tổ nghiệp Như dòng tế thủy giữ tông kinh. (Bài thơ tán thán công hạnh của Thiền Sư Hải Chu Phổ Từ (1355-1450) của Hòa Thượng Hư Vân, do HT Minh Cảnh dịch Việt)💐🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌼🌺🍀💐🌼 Múi giờ : pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 12:45pm (giờ Cali, USA) - 03:45pm (giờ Montreal, Canada) - 09:45pm (giờ Paris, France) - 02:45am (giờ
29/04/2021(Xem: 19337)
Thiền Sư Thiền Sư Bảo Tạng Phổ Trì, Đời thứ 26 sau Lục Tổ Huệ Năng và cũng là Tổ thứ 22 của Thiền Phái Lâm Tế. Thời Pháp Thoại thứ 227 của TT Nguyên Tạng từ 6.45am, Thứ Năm, 29/04/2021 (18/03/Tân Sửu) 🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ Gia phong đánh hét thật khô khan Văn tự ngữ ngôn, khéo luận bàn tay đấm Đại Ngu bày thật tướng Chân phi Hoằng Bá, rõ tương quan Vạn Phong môn hạ toàn sư tử Chót đỉnh Linh Sơn, rợp đại bàng Tàn cuộc tử sanh bừng tỉnh mộng Lối về tự tại thật an nhàn. (Bài thơ tán thán công hạnh của Thiền Sư Bảo Tạng Phổ Trì của Hòa Thượng Hư Vân, do HT Minh Cảnh dịch Việt)💐🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌼🌺🍀💐🌼 Múi giờ : pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 12:45pm (giờ Cali, USA) - 03:45pm (giờ Montreal, Canada) - 09:45pm (giờ Paris, France) - 02:45am (giờ Saigon, Vietnam) 💐🌹🥀🌷🍀💐🌼🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃
27/04/2021(Xem: 18129)
Thiền Sư Vạn Phong Thời Ủy (1303-1381) Đời thứ 25 sau Lục Tổ Huệ Năng và cũng là Tổ thứ 21 của Thiền Phái Lâm Tế. Thời Pháp Thoại thứ 226 của TT Nguyên Tạng từ 6.45am, Thứ Ba, 27/04/2021 (16/03/Tân Sửu) 🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ Bỗng dưng tham tỏ thấu chăng nào Niệm Phật là ai, nói nói mau Nhướng mắt giơ tay hàm nhất nghĩa Gật đầu cúi xuống tột trần lao Ra uy hét lớn rền trời đất Sư tử hống vang, tợ sóng trào Ly tướng bặt tăm nào chỗ trụ Bồ Đề mỗi lúc một thêm cao. (Bài thơ tán thán công hạnh của Thiền Sư Vạn Phong Thời Ủy (1303-1381) Hòa Thượng Hư Vân, do HT Minh Cảnh dịch Việt)💐🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌼🌺🍀💐🌼 Múi giờ : pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 12:45pm (giờ Cali, USA) - 03:45pm (giờ Montreal, Canada) - 09:45pm (giờ Paris, France) - 02:45am (giờ Saigon, Vietnam) 💐🌹🥀🌷🍀💐🌼🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]