Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Lời tán dương sự thành công của truyền thông Liên Phật Hội trên kênh TV / News đã chia sẻ và chuyển bánh xe Pháp đến mọi giới trong thời đại mới !

09/03/202108:25(Xem: 15711)
Lời tán dương sự thành công của truyền thông Liên Phật Hội trên kênh TV / News đã chia sẻ và chuyển bánh xe Pháp đến mọi giới trong thời đại mới !




Lời tán dương sự thành công của truyền thông Liên Phật Hội trên kênh TV / News đã chia sẻ và chuyển bánh xe  Pháp đến mọi giới trong thời đại mới ! 

( qua buổi thỉnh vấn Liên Châu cuối tuần được tổ chức lần thứ ba với sự tham dự của TT Thích Nguyên Tạng và Cư sĩ Nguyên Toàn Trần Việt Long) 

Dù  thông báo trên đây được phổ biến chưa được một tuần trên các trang mạng Phật Giáo Úc Châu và Mỹ quốc, và đó là lời đầu tiên mà TT Thích Nguyên Tạng đã góp ý ngay khi chương trình bắt đầu trực tuyến ....."nên dự trù lập trình khoảng 3 tuần để tiện việc quý vị tham dự có thời gian sắp xếp ". 

Thông báo như sau :

" Buổi Thỉnh Vấn- Trò chuyện Liên Châu với Thượng toạ Thích Nguyên Tạng, Trú trì Tu Viện Quảng Đức, Úc Châu và Cư Sĩ Trần Việt Long, San Jose, Califoria vào lúc 2:30pm Chủ nhật (Giờ California), ngày 07/03/2021 tại FB này và tại website TKNews.TV, giờ Úc Đại Lợi 9:00 am ngày 8/3/2021 

Điều hợp chương trình: Thị Nghĩa Trần Trung Đạo và Quảng Hải Phan Trung Kiên " 

Và   tự nhiên tôi rất  nóng lòng chờ đợi cũng như tôi hơi lo cho Thầy ( TT Thích Nguyên Tạng Trú trì Tu Viện Quảng Đức Úc Châu ) không biết  trong buổi thỉnh vấn trò chuyện này có  thể có vài vấn đề về liên quan đến thực trạng sinh hoạt của GHPGVNTN hiện nay và tại hải ngoại rất là phức tạp ...trong khi đó sự hiểu biết của Cư Sĩ  Nguyên Toàn Trần Việt Long và điều hợp viên Cư Sĩ Thị Nghĩa Trần Trung Đạo là những vị có tuổi đời hơn Thầy rất nhiều và có vẻ rất thâm hiểu các sự kiện xảy ra trước 1975 hơn chăng?

Cũng xin thưa từ ngày về đầu quân cộng tác với trangnhaquangduc websites, lại hơn 10 tháng được nghe liên tiếp hầu như mỗi ngày trên 210 bài pháp thoại của Thầy  do đại dịch phong tỏa nên tôi cũng hiểu được chút ít về chí hướng, lòng yêu nước và sự thành kính của Thầy đối với Chư Tôn Đức Giáo phẩm của GHPGVNTN .

Nhưng khi xem lại các bài viết của hai vị trên mục " Đức Đệ Ngũ Tăng Thống Thích Quảng Độ " trên trangnhaquangduc từ khi Ngài viên tịch 20/12/2020 thì tôi thở phào nhẹ nhõm vì Thầy tôi cũng như hai vị ấy lúc nào cũng bộc lộ hoài bảo hướng về một nền tự do, dân chủ và nhân quyền của dân tộc VN (đó là lý do tôi rất ngưỡng phục và kính trọng Thầy) và hôm nay lại khao khát muốn tiếp tục nghe thêm để  biết rõ hơn những gì mà TT Thích Nguyên Tạng sẽ tiếp tục trong chiều hướng hoằng pháp tương lai với vai trò Tổng Thư Ký của GHPGVNTN tại hải ngoại Úc Châu và Tân Tây Lan, 

Để dẫn chứng điều tôi trình bày kính xin mời quý bạn đọc sau buổi thỉnh vấn này đọc lại bài viết "HT Tuệ Sỹ phụng thừa ủy thác của Đức Đệ Ngữ Tăng Thống lãnh đạo Giáo Hội Phật Giáo VN "với sự phân tích rõ ràng và chính xác ....và chắc chắn các bạn sẽ  cùng đồng ý với tôi sau đó. 



Riêng điều phối hợp viên Trần Trung Đạo thì tôi lại nhớ mãi lời văn trong bài Chiều Đông ( được viết khi hay tin Đức Đệ Ngũ Tăng Thống HT Thích Quảng Độ viên tịch ) với những lời thâm thuý khi dâng lời tiễn biệt đến Ngài rất cung kính và thương tiếc như sau : 

"Chúng ta sống trên đất tự do dễ dàng nói với nhau về yêu nước, yêu đạo hoặc về hy sinh, về đại nguyện ? Nhưng nếu chỉ sống một đêm thôi trong đau thương trăn trở giữa ngục tối Hàm Tân hay trại tù Phần Đăng Lưu thì chắc chắn chúng ta sẽ hiểu rằng : BỒ TÁT GIỐNG TẤT CẢ CHÚNG TA  nhưng CHÚNG TA KHÔNG DỄ DÀNG LÀ BỒ TÁT " do đó chắc chắn sẽ có những câu hỏi đặt ra rất mạnh mẽ để chuyển tải ảnh hưởng của Ông trên giới trẻ muốn tu học theo Chánh Pháp trong thế kỷ 21 này . 

Và quả đúng như  tôi nghĩ qua buổi thỉnh vấn dài hơn hai tiếng 15 phút, những điều tôi suy đoán đều nằm trong những câu tham vấn đã chuẩn bị từ trước của điều hợp viên Quang Hải Phan Trung Kiên và cư sĩ Thị Nghĩa Trần Trung Đạo với những lời lẽ vô cùng hùng hồn nhưng rất sâu sắc biểu lộ đường hướng dấu tranh và lo lắng cho một thế hệ trẻ ngày sau nơi hải ngoại và còn muốn tìm hiểu thêm " Có một phương pháp nào để hướng dẫn cho giới trẻ đi thẳng vào Chánh Pháp"  mà không vướng kẹt bên này bên kia chăng ? 

Nhưng trước hết phải tán dương sự lưu tâm thật sự của những người đầy tâm huyết như Cư sĩ Thị Nghĩa Trần Trung Đạo và Cư sĩ Nguyên Toàn Trần Việt Long đã nuôi dưỡng từ những ngày còn tại quê nhà và sau này nơi quê hương thứ hai ...

Với bộ nhớ thật hoàn hảo TT Thích Nguyên Tạng đã kể lại những kỷ niệm khó quên khi được hội ngộ lần đầu tiên vào năm 2006  với điều hợp viên Thị Nghĩa Trần Trung Đạo tại chùa Phước Long cùng  TT Thích Minh Đức và huynh trưởng Đặng Đình Khiết .

Và ngày đó thành phố Connecticut không nước uống và lạnh như Houston năm nay ( 2021  )

Nhưng hành trạng của Cư Sĩ Trần Trung Đạo thì phải chờ đến những  phút gần cuối chương trình chúng ta sẽ nghe chính tác giả kể lại khi TT nhắc đến Vị Thiền Sư Minh Hải Pháp Bảo của Tông Lâm Tế truyền vào VN và ngôi Tổ đình gần sát chùa Viên Giác trong những ngày Cư Sĩ làm đệ tử với Hoà Thượng Như Vạn ( Tứ trụ đất Quảng Nam ) 

Cũng nhờ lời giới thiệu của TT Thích Nguyên Tạng mà chúng ta được biết thêm sau hậu trường vẫn có người set-up chương trình đó là chủ biên trang Rộng Mở Tâm Hồn website, đó là Cư Sĩ Nguyên Minh Nguyễn Minh Tiến đã làm việc chặt chẽ với điều hợp viên Quảng Hải Phan  Trung Kiên trong Liên Phật Hội truyền thông, kênh TV/ News qua hai lần trước rồi với HT Thích Như Điển và HT Thích Từ Lực .

Và buổi thỉnh vấn thật sự bắt đầu với TT Thích Nguyên Tạng, thật tình tôi không ngờ mọi Phật Sự của Thầy trong khoảng thời gian làm trưởng tử Như Lai đã được khắp nơi trên thế giới ghi lại hành trạng nhất là hơn 30 tác phẩm đã xuất bản và sẽ tiếp tục sau này cùng với hơn 210 bài pháp thoại đã giảng trong mùa đại dịch ( theo sự hiểu biết của tôi con số này không ai có thể vượt qua Thầy được và điều này càng chứng tỏ Thầy  đã tiềm ẩn một trí tuệ thông biện và viên dung giữa Thiền, Tịnh, Mật và Nam Tông, Bắc Tông) 



Điều hợp viên Quảng Hải đã hỏi về ba tác phẩm rất nổi tiếng của Thầy trong đó có 2 tác phẩm song ngữ Anh Việt như CHẾT VÀ TÁI SINH và TRONG CÂY CÓ HOA, TRONG ĐÁ CÓ LỬA  và tác phẩm BÁT CƠM HƯƠNG TÍCH đã được đưa lên Amazon từ Thư viện Phật Việt ( do Dr Bạch Xuân Phẻ Tâm Thường Định ) 

Dù các quyển sách này tôi đã đọc được nhiều lần nhưng có lẽ không gì thích thú bằng được tác giả giải thích cặn kẻ ý nghĩa thâm sâu và nguyên nhân từ đâu mà tác giả đã thai nghén đứa con tinh thần tuyệt vời này đến quần chúng, nhất là câu chuyện về nguồn gốc hội bảo tồn Phật giáo Đại  Thừa do Lạt Ma Yeshe thành lập từ năm 1995 tại thành phố Kathmandu ( The Foundation for the Preservation of the Mahayana Tradition) và hiện nay có đến 100 chi nhánh trên thế giới nhờ sự dâng tặng tài sản của công chúa Nga Zena ( hoàng gia nước Nga từ 1910 ) 

Câu chuyện thật ly kỳ và liên quan đến thần chú Kim Cang Tát Đoả 100 âm đã biến đổi công chúa từ 3 tháng có thể sống đến 3 năm sau mới rời thân xác và đi tái sinh dưới dạng nam giới tại Pháp Quốc . ( chỉ nhờ xuất gia và kiên trì tu tập) 

Rồ đến nguyên nhân có tác phẩm " Trong cây có hoa, trong đá có lửa" đã được online trên các trang mạng Phật Giáo . Theo đó nhờ đi hoằng pháp nhiều lần chung với HT Phương Trượng chùa Viên Giác Thích Như Điển mà Thầy đã nghe được Thiền ngữ của Ngài  Đạo Nguyên, ( người có công phát triển Thiền tại Nhật Bản ) và từ đó tác phẩm này được viết nhằm tán dương công đức hoằng pháp của một vị chân tu đã cống hiến đời mình cho đạo pháp dân tộc .



Sau đó là đến Bát Cơm Hương Tích được hình thành qua những lần an cư kiết hạ mà những từ vựng thường được nhắc đến như " Ăn cơm Hương Tích, Uống Trà Tào Khê, Ngồi thuyền Bát Nhã " và cũng nhân đây Thầy kể lại câu chuyện trong kinh Duy Ma Cật và  Cơm Hương Tích  chỉ với một bát có thể cung ứng đủ cho toàn thành phố Tỳ Xá Ly vì được lấy từ cõi   Phật Hương Tích và Hương này là Hương Đức Hạnh luôn bay ngược gió khắp muôn hương . 



Vì không có giải lao phút nào nên tới đây tôi tự ngưng lại một chút với những vần thơ cảm tác tri ân buổi thỉnh vấn này vì qua đây tôi mới biết thêm vài chi tiết mà dù đọc sách cũng không mấy lưu tâm đến những mẫu chuyện thật tuyệt vời . 



Đừng nghĩ rằng thế hệ ta đang vào Mạt Pháp ! 

Vẫn còn đây những Trưởng Tử Như Lai

Vào nhà, mặc áo, ngồi Toà bấy lâu nay

Được hộ trì nhờ Tả Phù, Hữu Bật, 

Dù Đời bận rộn nhưng tâm luôn nhớ Phật ! 

Thời gian còn lại cần tinh nhuệ, hành chuyên

Lưu tâm nhớ nghĩ đến Oanh Vũ, Vành Khuyên 

Làm thế nào hướng dẫn vào thẳng ngay Chánh Pháp! 

 ( thơ Huệ Hương )

kính tán thán công đức buổi thỉnh vấn hôm nay 



Nào mời tiếp tục phần hai về đường hướng cho giới trẻ khi Cư Sĩ Trần Việt Long được tham vấn về quan tâm lớn nhất cho giới cư sĩ sanh ra tại hải ngoại và có một phương pháp nào để hướng dẫn giới trẻ tìm về Đạo  theo đúng Chánh Pháp .



Bác Nguyên Toàn Trần Việt Long đã nêu ra 3 điểm : 

1- Duy trì được nề nếp Tín Tâm 

2- Chư Tôn Đức hiện nay đã duy trì được tinh thần văn hoá dân tộc và Phật Giáo ( Bác cũng tán thán di sản truyền thống Làng Mai đã giúp cho tiểu bang California tại Mỹ  có số tu sĩ người Mỹ và Mễ ở mức độ khá cao ) 

( TT Nguyên Tạng đã góp thêm vài chi tiết về Hoà Thượng Thiên Ân người sáng lập chùa Việt Nam và đã độ được một số tu sĩ Mỹ ) 



3- Nên phát triển thêm sinh hoạt Gia Đình Phật Tử từ cấp Oanh Vũ đi theo cấp thanh thiếu, đồng niên gia đình Phật Tử , tiêu biểu cố HT Thích Minh Châu từng xuất thân trong gia đình Phật Tử và TT Thích Nguyên Tạng và quý Hoà Thượng khác .



4- Hiện nay vì tiếng Việt được dạy cho giới thiếu niên trong tiêu chuẩn chưa thể hiểu thâm yếu của Phật Pháp nhất là kinh luật luận Đại thừa nên phần nhiều chỉ bắt đầy bằng những kinh tạng Pali rất ngắn như những câu Pháp Cú  trong kinh Lời vàng của Đức Phật .



5- Lưu ý sự phân biệt của TU HỌC và HỌC TU !

( học trong tinh thần Từ Bi và có chánh ngữ ) 



Chương trình được tiếp tục với điều  thứ ba mà tôi từ lâu tôi đã băn khoăn trong đầu vì chưa hiểu được cốt lõi lời nhắn gửi từ ba bức thư  của Đệ Lục Tăng Thống Thích Tuệ Sỹ ( Lá thư ngày Tết Tân Sửu, Lời  Tâm Sự đầu năm và Thông Bạch về lễ Tiểu Tường ) 



Bác Nguyên Toàn rất khéo khi chỉ thảo luận về hai lá thư đầu và chừa lại lá thư thứ ba cho Thầy Nguyên Tạng, nhưng câu trả lời về lá thư thứ nhất cũng có những vấn đề rất phức tạp với tình hình hiện thực tại quê nhà với những nguồn tin mà chúng ta không thể nào ngờ đến .



Kính mời xem một đoạn trong lá thư ngày Tết của HT Tuệ Sỹ : 

" Khi mà những người học Phật bị mê hoặc bởi các giá trị thế tục, diễn giải giáo nghĩa theo kiến thức nhặt lượm từ những thành tựu vụn vặt trong xã hội tiêu thụ, chánh kiến mờ nhạt dần, và Chánh pháp được thay thế bằng tượng pháp; vàng thật được thay thế bằng vàng giả, như Đức Phật đã giải thích cho Tôn giả Đại Ca-diếp: Khi vàng giả xuất hiện trong thị trường tiêu thụ, vàng thật biến mất. Đây là quy luật cần được hiểu theo ý nghĩa kinh tế học. Do bản thân vàng giả không hàm chứa giá trị nội tại, người tiêu thụ dễ dàng phung phí. Từ đó, tạo ra ảo tưởng về một xã hội phồn vinh, mà nhất định nó sẽ dẫn đến sự sụp đổ. Cũng vậy, những giá trị phù phiếm của tượng pháp vẽ ra ấn tượng hư cấu về một thời kỳ hưng thịnh của Chánh pháp, đồng thời cũng hàm chứa tín hiệu cho sự suy tàn tất yếu." 



Và  trong Tâm Sự đầu năm nhấn mạnh về lý thuyết Thế Hệ , cư sĩ Nguyên Toàn đã lưu ý đến thế hệ mà Ngài Tuệ Sỹ muốn nhắn nhủ phải hiểu theo nghĩa Co-or chứ không phải Skinship  hay thất thế đồng khởi mà theo đó ( kính xin trích đoạn lử phía dưới bài 



Cuối thư Ngài Tăng Thống chỉ cầu nguyện cho 4 chúng đệ tử có đầy đủ nghị lực tinh tấn khắc phục mọi chướng ngại cùng hoà hợp đồng tu trong chánh pháp vì sự tăng ích và an lạc cho chính mình và cho nhiều người khác !!!



Dù Bác Nguyên Toàn có giải thích thêm nhưng tôi nghe có chút bi ai và chua xót trong hoàn cảnh này nhưng vẫn lắng lòng nghe tiếp lời giải thích của TT Nguyên Tạng về Thông bạch tổ chức lễ Tiểu Tường .



Ngạc nhiên thay Thầy đã đọc lại thông bạch và giải thích thêm một cách vắn tắt rằng theo Thông bạch về lễ Tiểu Tường sẽ được tổ chức đơn giản vì tình hình dịch đang hoành hành và tán dương sự khéo léo của Đức  Ngài bằng cách chỉ rõ Niềm tri ân và báo ơn đến Đức Đệ ngũ Tăng Thống như sau :



" Trưởng lão Hòa Thượng Ân Sư viên tịch, khép lại một trang sử Phật giáo Việt Nam trong thời cận đại đầy biến động với những hy sinh vô úy bất khả tư nghị của bốn chúng đệ tử. Bi nguyện sâu dày của Lịch đại Tổ sư, qua nghìn năm nô lệ phương Bắc, cùng chung với đại khối dân tộc, đã thắp ngọn đuốc soi tỏ lối đi của dân tộc tiến tới một đất nước độc lập và tự chủ. Bi nguyện sâu dày ấy được kế thừa bởi các bậc Sư trưởng cho đến thời cận đại và hiện đại. Đức Đệ Ngũ Tăng Thống, Trưởng lão Hòa thượng Thích Quảng Độ, trong những năm tháng đen tối của Đạo pháp và của một thế hệ mới trưởng thành bỗng chốc mất hướng tương lai, đã trở thành biểu tượng bất khuất cho truyền thống nghìn năm của Phật giáo Việt Nam, không khom mình khuất tất trước sự đe dọa của bạo lực để làm công cụ cho những thế lực tham ô, cuồng vọng quyền lực; và cũng nêu cao ý chí kiên cường của dân tộc trong các cộng đồng thế giới văn minh tôn trọng phẩm giá của con người.

Trong ý nghĩa đó, nhân lễ Tưởng niệm Tiểu Tường của Đức Đệ Ngũ Tăng Thống GHPGVNTN, hàng đệ tử kế thừa, cùng bốn chúng đệ tử, tùy phương tiện và hoàn cảnh, trong chúng hội hay trong tâm niệm cá nhân, khẩn thiết ghi nhận ân đức và di sản vô giá của các bậc Sư trưởng, không vì bạo lực đe dọa mà thoái thất Đạo tâm, không vì những quyền lợi thế gian hoặc bởi những danh vị hảo huyền mà quyền lực thế gian ban cho, kiên trì giữ vững phẩm hạnh của những đệ tử Phật, nêu cao ngọn đuốc Chánh pháp trong một thế giới nhiễu nhương, trá ngụy, phi pháp nói là pháp, phi luật nói là luật, mê hoặc quần chúng vì những hư danh và lợi dưỡng thế tục." 

Thật không ngờ  tuy còn trẻ so với hai bác Cư Sĩ rất lão luyện  trong chính trị thế mà TT Thích Nguyên Tạng đã dùng những lời từ những bậc Cao  Tăng thạc Đức để kết luận về giáo chỉ số 9 đã làm các giáo hội PGVNTN là nạn nhân và ngày nay với tư cách thành viên TT Thích Nguyên Tạng chỉ biết khâm thừa theo sự chỉ đạo với tinh thần bao dung, tha thứ , từ bi hỷ xã và nguyện cầu Chư Tôn Đức khắp nơi sẽ ngồi lại , nhìn xa hơn vì nếu giáo chỉ số 9 này không giá trị thì tự nó sẽ vô hiệu hoá, chứ đừng vì nó mà dậm chân tại chỗ ....

Thầy Nguyên Tạng hẳn cũng vì lòng yêu tổ quốc, vì đạo pháp nên đã mượn lời hai bậc đại trưởng lão để kết thúc Thông bạch lễ Tiểu Tường  như sau :

Cố Đại Lão Hoà Thượng Thích Tâm Châu " Giáo chỉ số 9 này đã làm sụp đổ GHVNTN "

Riêng Tăng Giáo Trưởng Đại Trưởng Lão HT Thích Huyền Tôn đã than  rằng : " Giáo chỉ này như cây kiếm đã chặt hết những bàn tay đang xây chiếc thuyền thống nhất" .

Tôi nghẹn ngào và rưng rưng lệ không còn muốn nghe lời tuyên bố chấm dứt của điều hợp viên Trần Trung Đạo vì vấn đề này có thảo luận hằng chục giờ đồng  hồ nữa cũng không  có giải pháp tối thượng vì Phật hoá hữu duyên nhơn và thời cơ sẽ đến một ngày nào đó ...



Tuy vậy tôi cũng ước mong những buổi thỉnh vấn liên châu sẽ rotate như lời điều hợp viên Trần Trung Đạo và sẽ vào nghe và viết những bài tường thuật đúng với những điều mới lạ mà mình chưa từng được nghe bao giờ ...

Kính trân trọng tán dương công đức quý vị trong ban tổ chức đã cống hiến cho Phật tử hải ngoại phương xa những lời giải thích vô giá và hữu ích trên đường tu tập và phụng hiến xã hội, đạo pháp .



Huệ Hương 

Melbourne 8/3/2021 



Thinh van TT Nguyen Tang


Nam Mô A Di Đà Phật

Kính bạch Sư Phụ

Bạch Sư Phụ, hôm nay đại chúng khắp năm châu cùng hân hoan được dự thính cùng lúc qua mạng lưới trực tuyến, rất biểu trưng kỷ niệm thời Covid, về bài nói pháp của Sư Phụ và cư sĩ Việt Long, do ban tổ chức: Cư Sĩ Thị Nghĩa Trần Trung Đạo & Cư Sĩ Quảng Hải Phan Trung Kiên, điều hợp chương trình.

Bắt đầu chương trình, Sư Phụ giới thiệu những tác phẩm của Sư Phụ có liên quan đến Phật pháp: Chết và tái sanh, Sức mạnh của lòng từ, Bát Cơm Hương Tích...

Sư Phụ có viết một bài với tựa đề “trong cây có hoa, trong đá có lửa” thiền ngữ của thiền sư Đạo Nguyên người Nhật, là một trong những bài pháp được dịch ra bằng tiếng anh trong trang amazon, để tán dương công đức của Hoà Thượng Như Điển hay dùng thiền ngữ này trong các bài hoằng pháp ở Mỹ, một người đã cống hiến hết sức mình cho đạo pháp và dân tộc. Sư phụ nhấn mạnh rằng Thiền sư Đạo Nguyên muốn gởi gấm thông điệp lạc quan giúp cho hành giả vững tin trên đường tu tập vạn dặm khó khăn là "Phật luôn có trong mỗi chúng sanh" cũng giống như hình ảnh "lửa có trong đá, hoa có trong cây". Con rất xúc động khi nghe thiền ngữ quá độc đáo này.

Tác phẩm “Bát Cơm Hương Tích “, Sư Phụ viết trong mùa an cư tại Úc Châu.

Trong bài phục nguyện của quý Hoà Thượng trong các thời Kinh có câu:

"Tay ta nâng bát cơm mùi Hương Tích
Cạn với nhau một tách nước Tào Khê
Dẫn quần sanh Bảo Thành sớm quay về
Thuyền Bát Nhã dong buồm lên bến Giác..."

Và quý Phật tử thắc mắc về những từ ngữ "cơm Hương Tích", " trà Tào Khê", "thuyền Bát Nhã", "trăng Lăng Già" là gì, cho nên Sư phụ đã ngồi xuống viết những bài này:

Ăn cơm Hương Tích
Uống trà Tào Khê
Ngồi thuyền Bát Nhã
Ngắm trăng Lăng Già.
(Mời xem bài này)

Cơm Hương Tích là cơm lưu phạn ở cõi Phật Hương Tích có mùi thơm tỏa khắp không gian, cõi Phật này cách thế giới Ta Bà đến 40 ức hằng hà sa cõi nước.

Về sự, Sư phụ kể, nhân việc ngài Xá Lợi Phất đến thăm bệnh cư sĩ Duy Ma Cật. Tới giờ ngọ trai, chưa thấy ngài Duy Ma Cật cúng dường. Ngài Duy Ma Cật đọc được tư tưởng này của ngài Xá Lợi Phất, ngài liền phân thân đến cõi Hương Tích xin cơm đem về cúng dường cho ngài Xá Lợi Phất và chúng tăng.

Về lý, bát cơm Hương Tích là nói lên ý nghĩa sâu mầu rằng: Hương là hương thơm của giới thể, Tích là tích tụ công đức của hành giả.


Tác phẩm “Chết và tái sanh “là tác phẩm đầu tiên của Sư Phụ dịch từ bài giảng của Lạt Ma Yeshe là vị Lạt Ma đã tu chứng, có công năng thẩm định con đường tái sanh. Ngài có lập hội bảo tồn Phật giáo đại thừa FPMT từ năm 1975 ở Los Angeles và hơn 100 chi nhánh khắp thế giới, cả những nước hồi giáo. Ngài cùng năm sanh với Đức Đạt Lại Lạt Ma, 1935.

Lạt Ma Yeshe có tinh thần cách tân, để gìn giữ truyền thống Phật giáo Tây tạng ngài học tiếng anh để truyền bá đạo pháp.

Tu viện Phật giáo Tây tạng rất lớn được xây dựng trên ngọn đồi ở Kathmandu do một công chúa Zina còn sót lại của hoàng gia nước Nga cúng dường.

Một nhân duyên, cô công chúa gặp Lạt Ma Yeshe, ngài cho cô công chúa biết là cô chỉ còn sống ba tháng nữa thôi, cô cũng tự biết vì cô có bịnh nan y. Cô xin xuất gia, ngài Yeshe dạy cô vào hang núi ở Kathmandu nhập định và trì chú 100 ngàn biến để được tái sanh, nhưng sau ba tháng, cô vẫn còn sống được thêm ba năm nữa, cô phát tâm tạo mãi khu đất trên ngọn đồi ở Kathmandu để xây dựng tu viện Kopan ngày nay. Năm 2018 sư phụ có hướng dẫn phái đoàn hành hương Tu Viện Quảng Đức đến thăm Tu Viện Kopan này trên đường đến Bhutan.

Sau ba năm, Sư Cô Zina (công chúa nước Nga) tái sanh ở Pháp và trong thân người nam. Bạch Sư phụ, con cảm ơn Sư phụ kể câu chuyện tu tập, ủng hộ Phật Pháp và tái sinh của cô Zina.

Chương trình kế tiếp do Cư Sĩ Nguyên Toàn trình bày chiều hướng sinh hoạt ở các tự viện đối với Phật tử trẻ ở hải ngoại, duy trì tinh thần văn hoá Phật giáo truyền đạt vào cộng đồng bản xứ.

Sư Phụ góp ý, Sư ông Làng Mai, Hoà Thượng Thiên Ân, Hoà Thượng Mãn Giác... đã độ được một số người pháp, người Mỹ xuất gia.

Gia đình Phật tử đào tạo giới trẻ từ oanh vũ đến thiếu niên xây dựng nền tảng cho thế hệ Phật tử tương lai.

Hiện tại ở quê nhà, tình trạng Phật giáo bị phân tán, nhưng còn cơ duyên có được những bậc tôn túc lớn gìn giữ con thuyền Phật giáo được tồn tại như ngài Trí Quang, ngài Quảng Độ và ngài Tuệ Sĩ.

Sư Phụ kết thúc buổi thỉnh vấn với bài thông bạch của ngài Tuệ Sĩ nhân ngày lễ tiểu tường của Hoà Thượng Thích Quảng Độ ở chùa Từ Hiếu, với tinh thần lạc quan, bốn giáo hội ở hải ngoại, Úc Canada Mỹ Châu Âu, rằng không ai có thể vô hiệu hoá giáo chỉ số 9, mà tự động nó biến mất trên thế gian theo trình tự "thành, trụ, hoại, không" cùng với tấm lòng từ bi hỷ xả, bao dung tha thứ của chư Tôn Đức Trưởng Lão trong 4 Giáo Hội, tất cả chỉ về con thuyền Bát Nhã của GH mà bỏ qua hết mọi lầm lỗi của một số nhân vật trong GH trước đây để các Giáo Hội hải ngoại sớm phục hoạt lại PGVN trở lại.


Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Cung kính tri ơn Sư Phụ và ban điều hành chương trình thỉnh vấn cuối tuần.

Đệ tử Quảng Tịnh Tâm

(Montreal, Canada)




***


 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
17/06/2013(Xem: 5646)
Ngày xưa, có vợ chồng nhà phú hộ nọ sinh được năm người con gái. Nhà giàu nhưng lại không con trai, nên bao nhiêu tình thương họ đều dồn vào những cô con gái. Lần lượt năm cô lớn lên, ai nấy đều lập gia đình và đi ở riêng. Vì các cô lấy chồng xa, nên hai ông bà phú hộ cảm thấy nhớ con quá.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]