Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

59. Thiền Sư Tịnh Lực (1112 - 1175) Đời thứ 10, Thiền Phái Vô Ngôn Thông (Vào thời Vua Lý Anh Tông)

26/10/202109:29(Xem: 15736)
59. Thiền Sư Tịnh Lực (1112 - 1175) Đời thứ 10, Thiền Phái Vô Ngôn Thông (Vào thời Vua Lý Anh Tông)
302_TT Thich Nguyen Tang_Thien Su Tinh Luc


Thiền Sư Tịnh Lực (1112 - 1175)

Đời thứ 10, Thiền Phái Vô Ngôn Thông
(Vào thời Vua Lý Anh Tông)
🙏🙏🙏🌹🥀🌷🍀🌷🌸🏵️🌻🌼🍁🌺🍀🌹🥀🌷🌸🏵️

Thuyết giảng: TT Thích Nguyên Tạng
Bài trình pháp: Cư Sĩ Quảng Tịnh Tâm & Cư Sĩ Huệ Hương
Diễn đọc: Cư Sĩ Diệu Danh ; Lồng nhạc: Cư Sĩ Quảng Phước



Nam Mô A Di Đà Phật

 

Kính bạch Sư Phụ, hôm nay Thứ Ba, 26/10/2021 (21/09/Tân Sửu)chúng con được học về Thiền sư Tịnh Lực (1112 - 1175) đời thứ 10, Thiền Phái Vô Ngôn Thông. Sư phụ dựa theo tài liệu gốc Thiền Sư Việt Nam do HT Thích Thanh Từ biên soạn và ấn hành tại VN vào năm 1972. Pháp thoại hôm nay là bài giảng thứ 302 của Sư Phụ bắt đầu từ mùa cách ly do bệnh đại dịch covid 19 (đầu tháng 5-2020).

 

 

Sư họ Ngô tên Trạm, quê ở Cát Lăng, Vũ Bình. Thuở nhỏ, Sư rất thông minh, lớn lên càng giỏi về văn chương, nghệ thuật và chữ viết. Sư gặp Thiền sư Đạo Huệ thầy trò tương ưng như cây kim hạt cải. Tâm dừng nơi cảnh Phật, mặc cỏ ăn cây, phước tuệ song tu. 

 

Sư Phụ giải thích:

- Thiền Sư Tịnh Lực là một trong sáu đệ tử của Thiền Sư Đạo Huệ: thiền sư Tịnh Không, thiền sư Đại Xả, thiền sư Tín Học, thiền sư Trí Bảo, thiền sư  Trường Nguyên.

- Sư quê ở Vũ Bình, là tỉnh Thái Bình hiện nay, cách Hà Nội hai giờ lái xe.

- Sư gặp thiền sư Đạo Huệ thầy trò tương ưng như cây kim hạt cải. Cây kim để gần hạt cải sẽ hút dính hạt cải như nam châm, biểu trưng cho sự tâm đầu ý hiệp giữa 2 thầy trò của ngài.

- Tâm dừng nơi cảnh Phật, Sư Phụ giải thích cảnh Phật là tâm Phật.

- Mặc cỏ, ăn cây là ngài kết cỏ khô làm áo và chỉ lá cây, trái cây chứ không ăn cơm.

- Phước tuệ song tu là pháp tu rốt ráo để thành Phật, vì địa vị được tạo lập từ nền tảng phước đức và trí tuệ, Kinh có nói “ Phước tuệ lưỡng toàn, phương tác Phật”, có nghĩa là “Phước tuệ đầy đủ mới có thể thành Phật được” đó là điều kiện tiên quyết. Tu Phước lấy từ bi làm cội gốc như bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn.…hiển lộ ra bên ngoài. Kinh Bồ-tát niệm Phật Tam Muội có dạy: “từ tâm quán chúng sanh, như mẫu niệm nhứt tử. Vu thù bất truy ác, cánh sanh lân mẫn tâm”, nghĩa là : “dùng tâm từ quán sát chúng sanh như người mẹ nghĩ nhớ đến con, đối với kẻ thù không sanh khởi tâm ác, ngược lại phải sanh tâm thương xót họ”. Còn tu tuệ ẩn bên trong, đó là đào luyện nội tâm ngang qua pháp môn thiền định, niệm Phật, trì Chú để đạt đến trí tuệ ba la mật, giác ngộ và giải thoát




Kính mời xem tiếp:
https://quangduc.com/a72058/thien-su-tinh-luc-1112-1175-doi-thu-10-thien-phai-vo-ngon-thong
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/04/2013(Xem: 27517)
Audio: Bồ Tát Chuẩn Đề, bài giảng của TT Nguyên Tạng tại Chùa Phước Long, Connecticut, Hoa Kỳ, do HT Thích Minh Đức trụ trì
09/04/2013(Xem: 17429)
Hoằng Pháp tại Hoa Kỳ Nguyễn Phú Bolsa Radio (Santa Ana, California, Hoa Kỳ) phỏng vấn HT Như Điển và TT Nguyên Tạng
09/04/2013(Xem: 17174)
Pháp Thoại: Chánh Kiến Chủ giảng: TT Thích Nguyên Tạng
09/04/2013(Xem: 14140)
Audio: Phật Tổ & Phật Ngọc Thầy Nguyên Tạng giảng tại Chùa Phật Tổ, Long Beach, California, USA
09/04/2013(Xem: 12848)
Chủ đề: Lục Hòa, Bài giảng của TT Nguyên Tạng
09/04/2013(Xem: 15255)
Chủ đề: Mắt Thương Nhìn Đời Bài giảng của TT Thích Nguyên Tạng
09/04/2013(Xem: 21313)
Năm 1921, khoảng bẩy trăm tăng ni cư sĩ tụ họp tại am thất Chuzang gần Lhasa để nghe pháp tu Lam-rim do bậc thầy Kyabie Pabongka Rinpoche giảng. Suốt ba tuần lễ kế tiếp họ được hấp thụ những thời pháp nổi tiếng nhất đã từng được giảng ở Tây Tạng.
08/04/2013(Xem: 17984)
Bài giảng của TT Thích Nguyên Tạng: Ăn Chay là một Pháp tu An Cư Kiết Đông kỳ 15 (2014) Bồ Tát Chuẩn Đề Bố Thí & Cúng Dường (giảng chung với ĐĐ Viên Tịnh) Cam Lồ (chương trình phát thanh) Chánh Kiến Chánh Ngữ Chùa Phật Tổ Chùa Từ Bi Công Đức Lễ Phật Cuộc đời của Đức Phật Đại Trí - Đại Hạnh Đại Hội Khoáng Đại kỳ 5 (trả lời phỏng vấn đài VOA) Đạo Tràng Liên Trì Bồ Tát Chuẩn Đề Chánh Kiến Chánh Ngữ Chùa Phật Tổ Chùa Từ Bi Chú Lăng Nghiêm (phỏng vấn HT Huyền Tôn) Công Đức Lễ Phật Cuộc đời của Đức Phật Đại Trí - Đại Hạnh Đạo Tràng Liên Trì Giới thiệu Lương Hoàng Sám Hành Trạng Bồ Tát Quán Thế Âm Hôn Nhân Dị Giáo (giảng chung với HT Như Điển) Khai mạc khóa tu Kinh Phước Đức Kinh Địa Tạng Kinh Na Tiên Tỳ Kheo (giảng chung với HT Bảo Lạc) Kinh Chân Hạnh Phúc Luân Hồi & Tái Sinh Lục Độ Lục hòa Lục Độ Ba La Mật (giảng chung với TT Phổ Hương) Mắt Thương Nhìn Đời Mười hạnh tu của Bồ Tát Phổ Hiền Mừng Xuân Ất Dậu 2005 Nhân quả và nghiệp
05/04/2013(Xem: 7287)
Hòa Thượng Thích Thanh Kiểm du học ở Nhật Bản vào đầu thập niên 50, năm 1962 ngài về nước, năm 1963 ngài cho xuất bản Lịch Sử Phật Giáo Ấn Độ và Lịch Sử Phật Giáo Trung Quốc, hai quyển sách rất có giá trị về Giáo lý và lịch sử truyền bá đạo Phật.Hoà Thượng là Phó Đại Diện Miền Vĩnh Nghiêm Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất kiêm trú trì Tổ Đình Vĩnh Nghiêm Sàigòn, ngài là bậc chân tu, uyên thâm giáo điển, tài cao, đức trọng.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]